Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nô...

Tài liệu Luận văn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5​

.PDF
88
106
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN TRUNG BẮC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN TRUNG BẮC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN HẢI QUANG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 31 tháng 03 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT 1 2 3 4 5 Họ và tên Nguyễn Đình Luận Võ Tấn Phong Nguyễn Thế Khải Lê Thị Mận Nguyễn Ngọc Dương Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: TRẦN TRUNG BẮC Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 29/03/1985 Nơi sinh: Đà Nẵng Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1541820010 I- Tên đề tài: Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh của NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5. II- Nhiệm vụ và nội dung:  Hệ thống cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu  Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 nhằm rút ra điểm yếu cần khắc phục và điểm mạnh cần phát huy  Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 đến năm 2020, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 01 tháng 09 năm 2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 31 tháng 03 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN HẢI QUANG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN HẢI QUANG KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh của NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm của sự nghiên cứu, kế thừa, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Học viên thực hiện luận văn Trần Trung Bắc ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy TS. Nguyễn Hải Quang, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới 20 chuyên gia đã cho ý kiến đánh giá, cùng Ban Lãnh Đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Agribank Chi nhánh Quận 5 đã tham gia nhận xét đánh giá để em có thể hoàn thành Luận văn này. Mong rằng, kết quả của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích để giúp cho Agribank Chi nhánh Quận 5 trong hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Học viên Trần Trung Bắc iii TÓM TẮT Có thể nói rằng, Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập hiệp định thế hệ mới chất lượng cao như WTO, TPP, FTA…. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp vào diện các ngành chủ chốt chính vì vậy các Ngân Hàng Thương Mại luôn phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao để không phải thua thiệt trên sân nhà cũng như vươn ra thế giới là câu hỏi đã được bàn đến rất nhiều trong thời gian qua. Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau: Hệ thống cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 nhằm rút ra điểm yếu cần khắc phục và điểm mạnh cần phát huy. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 đến năm 2020, đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước. Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, dự báo, mô tả, diễn giải, quy nạp, mô hình hóa trên nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn. Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống kê, Agribank Chi nhánh Quận 5 và các cơ quan khác. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, lấy ý kiến chuyên gia. Sau đó sử dụng phương pháp so sánh, mô tả và phân tích. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 iv ABSTRACT It can be said that the bank is one of the very sensitive areas and to open almost completely under the accession commitments to the World Trade Organization. Commercial banking system, Vietnam was classified as key sectors so the Commercial Bank has always faced the challenge of how, taking advantage of that country, and turn challenges into opportunities How to not lose out on the floor as well as reaching out to the world. This thesis is based on the following objectives: Systems theoretical basis for the competitiveness of enterprises as a theoretical basis for research questions. Analyze and evaluate the state of competitiveness of District 5 Agribank branches to draw to overcome weaknesses and strengths to promote. Offering solutions to improve the competitiveness of Agribank branches in District 5 to 2020, and propose recommendations to the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam and State Bank Thesis using statistical methods, forecasting, description, interpretation, inductive, modeled on the principles of practical reason with. Thesis mainly use qualitative methods, secondary data were collected from the literature of previous studies, documents and reports of the General Statistics Office, District 5 Agribank branch and other agencies. Primary data was collected through surveys, expert opinions. Then use the comparative method, described and analyzed. Project structure includes 3 chapters: Chapter 1: Rationale About Competitiveness of the Commercial Bank Chapter 2: Perform update Agribank's Competitiveness Branch District 5 Chapter 3: Solution Enhancing Competitiveness Branch Agribank's District 5 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ x LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 1 2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Kết cấu đề tài .................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM ............. 6 1.1 Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.......................................... 6 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh ............................ 6 1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh ......................................................... 9 1.2 Khái quát về cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng và năng lực cạnh tranh của NHTM ................................................................................................. 11 1.2.1 Khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng............................ 11 1.2.2 Những đặc điểm của cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ........... 11 1.2.3 Những yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM................. 13 1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ..... 22 1.3 Kinh nghiệp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng........................... 24 1.3.1 Kinh nghiệp của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế .......... 24 1.3.2 Quá trình hội nhập quốc tế của các NHTM Việt Nam: .................. 26 1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM............... 27 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 29 vi CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH QUẬN 5........................................................................................... 30 2.1 Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Quận 5 ................................................ 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 30 2.1.2 Bộ máy hoạt động ........................................................................... 31 2.2 Tình hình hoạt động của Agribank Quận 5 trong những năm gần đây (2014-2016) ...................................................................................................... 33 2.2.1 Mục tiêu và định hướng phát triển.................................................. 33 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây................... 33 2.3 Đánh giá tiềm lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5 ................ 43 2.3.1 Năng lực về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực .......... 43 2.3.2 Năng lực tài chính ........................................................................... 44 2.3.3 Năng lực quản trị điều hành ............................................................ 44 2.3.4 Năng lực về sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ .............................. 45 2.3.5 Năng lực về giá cả .......................................................................... 45 2.3.6 Năng lực về mạng lưới hoạt động................................................... 46 2.3.7 Năng lực về uy tín và giá trị thương hiệu ....................................... 46 2.3.8 Năng lực về công nghệ ................................................................... 47 2.4 Khảo sát đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố thể hiện NLCT của NHTM........................................................................................................ 48 2.4.1 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát về các yếu tố thể hiện NLCT ..... 48 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN 5 .................................................................................................. 55 3.1. Mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực tài chính của Agribank Quận 5 đến năm 2020 ............................................................................... 55 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 55 3.1.2. Mục tiêu cụ thể nhằm định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5 đến năm 2020 ....................................................... 55 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5 ....... 56 vii 3.2.1. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......... 56 3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành ............................... 57 3.2.3 Nâng cao năng lực tài chính ............................................................... 58 3.2.4 Nâng cao và phát triển sản phẩm dịch vụ ........................................... 60 3.2.5 Nâng cao năng lực về giá cả ............................................................... 61 3.2.6 Nâng cao mạng lưới hoạt động ........................................................... 62 3.2.7 Nâng cao uy tín và thương hiệu .......................................................... 62 3.2.8 Nâng cao năng lực công nghệ ............................................................. 63 3.3. Một số kiến nghị ....................................................................................... 65 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .............................................................. 65 3.3.2 Kiến nghị với NHNN.......................................................................... 67 3.3.3. Kiến nghị với Agribank ..................................................................... 67 KẾT LUẬN............................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 71 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGRIBANK : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ATM : Máy rút tiền tự động NHNNg : Ngân hàng nước ngoài ROA : Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROE : Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu CAR : Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu EDC/POS : Thiết bị thanh toán chấp nhận bằng thẻ ngân hàng L/C : Thư tín dụng NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại NLCT : Năng lực cạnh tranh NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TCTD : Tổ chức tín dụng TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh UBND : Uỷ Ban Nhân Dân FTA : Hiệp định Thương mại tự do TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO : Tổ chức Thương mại thế giới SXKD : Sản xuất kinh doanh VAMC : Công ty quản lý tài sản CBCNV : Cán bộ công nhân viên XLRR : Xử lý rủi ro KTXH : Kinh tế xã hội ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mức vốn pháp định của NHTM: ............................................................ 16 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Agribank Quận 5 từ 2014-2016...................... 34 Bảng 2.2: Tình hình cơ cấu dư nợ của Agribank Quận 5 từ 2014-2016 ................ 36 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Agribank Quận 5 từ 2014-2016 ............................................................................................................... 38 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Quận 5 từ 2014 - 2016 41 Bảng 2.5: Tình hình nguồn nhân lực và “chất lượng” nguồn nhân lực của Agribank Quận 5 từ năm 2014 - 2016 ................................................................................... 43 Bảng 2.6 Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát................................................. 49 Bảng 2.7: Điểm đánh giá của các chuyên gia cho từng nhân tố ............................. 50 Bảng 2.8: Hệ số nhất trí chung của các chuyên gia cho từng nhân tố .................... 51 x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Những yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM.......................... 14 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức NHTM theo thông lệ quốc tế ........................................... 18 Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức điều hành của cả hệ thống ngân hàng Agribank.............. 19 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy hoạt động của Agribank Chi nhánh Quận 5 .................... 32 Hình 2.2: Tình hình huy động vốn Agribank Quận 5 từ 2014-2016 ...................... 35 Hình 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh Agribank Quận 5 từ 2014-2016 ......... 42 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Đánh dấu bằng việc tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA (tháng 07/1995), gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (tháng 11/2007), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 05/10/2015, … Có thể nói, việc chính thức là thành viên của các tổ chức trên đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. Hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế. Muốn thành công chúng ta phải thấy được những thách thức, tận dụng và biến chúng thành cơ hội. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt mạnh mẽ hơn. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần được tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Là một thành viên của Agribank nói chung và là nhân viên của Agrbank Chi nhánh Quận 5, với mong muốn ngân hàng mình phát triển bền vững trong xu thế cạnh tranh hội nhập, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm đóng góp một phần nào đó vào công cuộc phát triển của cơ quan. Nghiên cứu về lĩnh vực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới. Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu, tài liệu đề cập về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu sau: Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Đình Hạc (năm 2005) về “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều 2 kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; đề tài rút ra những đặc trưng cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập và đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập như: thiết lập chiến lược cạnh tranh dài hạn, nâng cao yếu tố tiềm năng cho cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh, … Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Tấn Mến (năm 2008) về “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”, đề tài đã đưa ra một số đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng đến năm 2010 và dựa vào mô hình SWOT để đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế; những khuyến nghị này chỉ mang tính chất định hướng chung và chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại, … Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Duy Nhơn (năm 2011) về “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, đề tài đã tổng quan lại lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; đánh giá thực trạng của NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) bằng mô hình SWOT nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị giúp định hướng năng cao Năng lực cạnh tranh của chính Agribank. Trong đó đề tài đã chỉ ra nhiều “ý tưởng mới” để hoàn thiện cơ chế của điều hành, quảng bá hình ảnh Agribank đến với công chúng. Mong rằng đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Quận 5” sẽ giúp Chi nhánh duy trì lợi thế vốn có của mình và tiếp tục phát huy trong những năm tiếp theo cụ thể là giai đoạn từ nay đến hết 2020. 2. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói rằng, ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp vào diện 3 các ngành chủ chốt chính vì vậy các NHTM luôn phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và biến thách thức thành cơ hội như thế nào để không phải thua thiệt trên sân nhà cũng như vươn ra thế giới? Agribank được coi là “anh cả” trong hệ thống các NHTM Việt Nam, nằm trong danh sách các ngân hàng lớn, thương hiệu uy tín như: Xếp hạng 446/1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới (The Banker); Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch giữ nguyên xếp hạng của Agribank mức “B+” với triển vọng tương lai phát triển ổn định; Top 10 Doanh nghiệp mạnh Đông Nam Á, Top 10 Thương hiệu danh tiếng Đông Nam Á (Theo thời báo Tài chính Việt Nam ). Chỉ riêng trong năm 2016, Agribank đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế như: Tỷ lệ điện thanh toán đạt chuẩn cao, Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc, Ngân hàng có dịch vụ tài chính vi mô tốt nhất Việt Nam, Sao Khuê 2016, Ngân hàng tốt nhất Đông Nam Á đầu tư phát triển nông thôn, Ngân hàng có mạng lưới ATM và dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2016 (Global Banking and Finance Review)… Trong nhiều năm liền, Agribank luôn là ngân hàng thương mại có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với quá trình phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Hiện nay, Agribank là ngân hàng duy nhất do Nhà nước sở hữu 100%, có ưu thế gần như tuyệt đối trong những năm trước đây. Sau khi các NHTM Nhà nước khác thực hiện cổ phần hóa thì Agribank lại bị tụt lại phía sau. Vì thế, duy trì ưu thế kinh doanh trong điều kiện khó khăn hiện nay là bài toán khó đối với Ban lãnh đạo cũng như toàn hệ thống Agribank. Là một thành viên non trẻ của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Agribank Chi nhánh Quận 5 thật sự có rất nhiều “áp lực” nhưng không vì thế mà bị đánh giá thấp. Từ ngày thành lập (01/04/2008) đến nay, Agribank Chi nhánh Quận 5 liên tục được nằm trong top các Chi nhánh có kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà còn của cả hệ thống Agribank trên toàn quốc . Có được những thành công như vậy là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ Lãnh đạo cũng như toàn thể anh chị em nhân viên trong Chi nhánh nhằm hoàn thiện năng lực kinh doanh, hoàn thiện con người và luôn đổi mới các sản phẩm dịch vụ đem lại cho khách hàng. Việc duy trì và phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế 4 còn tồn tại luôn là mong mỏi của toàn bộ cán bộ nhân viên Agribank Chi nhánh Quận 5. Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5” làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM. Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Agribank Chi nhánh Quận 5 từ đó có cách nhìn tổng quan để đưa ra các giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5, đề ra các kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) và ngân hàng Nhà nước (NHNN). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Quận 5. Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong không gian là tại Agribank Chi nhánh Quận 5 trong thời gian từ 2014 đến cuối năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng dựa trên các số liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây, các tài liệu về năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu về hoạt động của Agribank Chi nhánh Quận 5….qua các tài liệu báo cáo của Chi nhánh kết hợp với các tài liệu thu thập từ sách báo, tạp chí, internet…Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua quan sát, thảo luận và tham khảo ý kiếm các chuyên gia trong ngành Ngân hàng. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ tổng hợp, phân tích qua các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa….để thực hiện các nhiệm vụ cho nghiên cứu đề tài. 5 6. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh Chương 2: Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank Chi Nhánh Quận 5 Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Agribank Chi Nhánh Quận 5 6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM 1.1 Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ ganh đua xảy ra giữa hai chủ thể cùng (nhóm người bán), cũng như chủ thể cầu (nhóm người mua), cả hai nhóm này tiến tới cạnh tranh với nhau và được liên kết với nhau bằng giá cả thị trường. Theo Samuelson: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng. Theo Kac-Marx: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đẻe thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo kinh tế Amô thì một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có rất nhiều người mua, người bán để cho không có một người mua hoặc một người bán duy nhất nào có ảnh hưởng, có ý nghĩa đối với giá cả. Theo cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” thì cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, đó là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao lợi thế của mình trên thị trường để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu. Qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Trong cạnh tranh, các doanh nghieưẹp yếu kém bị đào thải, doanh nghiệp mới xuất hiện. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, nhờ đó nguồn lực xã hội được sử dụng hợp lý, là cơ sở, tiền đề cho sự thành công trong việc tăng trưởng nền kinh tế ở mỗi quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan