Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn múa dân gian đương đại, vấn đề bản sắc trong xã hội việt nam thời kỳ hộ...

Tài liệu Luận văn múa dân gian đương đại, vấn đề bản sắc trong xã hội việt nam thời kỳ hội nhập

.PDF
159
492
140

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU HẰNG MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI: VẤN ĐỀ BẢN SẮC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cầm TS. Đoàn Thị Tuyến HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu nêu trong luận án là trung thực. Những nội dung nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................................ 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 14 1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC ................................................................................................. 39 2.1. Bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau đổi mới ........... 39 2.2. Vấn đề bản sắc văn hoá sau đổi mới ....................................................................... 53 Tiểu kết .......................................................................................................................... 64 CHƢƠNG 3: BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI TIÊU BIỂU .............................................................. 65 3.1. Múa dân gian đương đại: lịch sử hình thành và phát triển..................................... 65 3.2. Yếu tố bản sắc và hiện đại trong các tác phẩm múa tiêu biểu ............................... 69 Tiểu kết ........................................................................................................................ 112 CHƢƠNG 4: MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI: TẠO DỰNG BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP .................................................................... 114 4.1. Bản sắc có chọn lọc trong các tác phẩm .............................................................. 114 4.2. Các yếu tố hiện đại được biên đạo lựa chọn trong các tác phẩm ......................... 126 4.3. Múa dân gian đương đại và sự kiến tạo/tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập ............................................................................................................... 133 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 143 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành Trung ương TW Trung ương NQ Nghị quyết HLHVHNT Hội liên hiệp văn học nghệ thuật NXB Nhà xuất bản Tr Trang VH/CT Văn hoá/chỉ thị VHQC Văn hoá quần chúng XHCN Xã hội chủ nghĩa TCCS Tạp chí cộng sản TP Thành phố NSND Nghệ sỹ nhân dân NCS Nghiên cứu sinh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986 Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập với tất cả các nước trên thế giới về mọi mặt. Việc hội nhập nhanh và mạnh không chỉ diễn ra ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong đời sống văn hoá và xã hội, tạo ra những băn khoăn, lo ngại, trăn trở trong nhiều tầng lớp xã hội. Những lo lắng, trăn trở tập trung vào vấn đề: Làm thế nào trong xu thế hội nhập như hiện nay, Việt Nam vừa có thể hội nhập, bắt kịp sự tiên tiến của thời đại, vừa có thể tạo ra được, khẳng định được một Việt Nam với những nét bản sắc nhất để không bị hoà lẫn, pha trộn vào các quốc gia khác? Vấn đề này thể hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng, trong thực tiễn quản lý và thực hành văn hoá, nghệ thuật, trong các thảo luận trên truyền thông, trong các hội nghị khoa học, vv... Những nỗ lực để có một nền văn hoá Việt Nam "tiên tiến", "hiện đại" nhưng “đậm đà bản sắc dân tộc" đã được thể hiện ở nhiều chính sách, chương trình và hoạt động ở các cấp trung ương và địa phương, thể hiện ở các hoạt động của cơ quan đoàn thể lẫn cá nhân những người hoạt động quản lý văn hoá và nghệ thuật. Về chính sách, Hội nghị BCHTW4 khóa VII (tháng 1/1993) nhấn mạnh vấn đề gìn giữ và xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, tộc người đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa của Việt Nam. Theo đó, “mọi sự phát triển xã hội phải gắn liền với việc kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác” (Phạm Đình Hạc 1996:46). Tinh thần “hội nhập” nhưng không “hòa tan”; “tiên tiến” nhưng phải “đậm đà bản sắc” của Nghị 1 quyết BCH TW4 khóa VII, có thể nói, trở thành "kim chỉ nam" cho các hoạt động nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, múa, vv... cũng như các các hoạt động và quản lý văn hoá khác. Tinh thần cốt lõi của Nghị Quyết này vẫn được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện trong các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI và XII. Trong bối cảnh của hội nhập mạnh mẽ và trước sự đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa đất nước mà Đảng đã đề ra, nhiều cơ quan đoàn thể và bản thân cá nhân các nhà hoạt động xác định nghệ thuật là một thành tố quan trọng của văn hóa nên họ đã và đang nỗ lực tìm tòi con đường phát triển sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của tinh thần Nghị quyết TW 4 là vừa đảm bảo được tính hiện đại trong các tác phẩm vừa bảo vệ được bản sắc của truyền thống văn hoá quốc gia, tộc người. Với nghệ thuật múa dân gian Việt Nam, những người làm nghề cũng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng khi phải đứng trước những đòi hỏi của thời đại. Giới nghệ sỹ, biên đạo múa lo ngại về sự mất bản sắc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại, sự sính ngoại hay sự vắng bóng của ngôn ngữ múa dân gian truyền thống Việt Nam trong các sáng tác múa mới thời kỳ đương đại. Sau chính sách mở cửa hội nhập văn hóa, nghệ thuật các nước tràn vào Việt Nam, tạo ra môt làn sóng vô cùng lạ lẫm và mới mẻ với nghệ thuật nước nhà. Nghệ sỹ Việt Nam, nhất là thế hệ nghệ sỹ trẻ rất nhạy cảm đã nhanh chóng học tập, du nhập làn sóng nghệ thuật mới, biểu diễn và sáng tác trên mọi sân khấu không chuyên và chuyên nghiệp. Các hình thức, thể loại nghệ thuật mới này đã nhanh chóng phát triển rất mạnh mẽ, tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả, chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh… Nghệ thuật các nước tràn vào Việt Nam cũng tạo cơ hội cho nghệ sỹ, khán giả Việt Nam mở rộng hiểu biết về các thể loại nghệ thuật trên thế giới, trau dồi và làm mới nghệ thuật truyền thống Việt Nam, để hội nhập dễ dàng hơn, khoảng cách địa lí, văn hóa giữa Việt Nam và các nước được rút ngắn hơn nhờ nghệ thuật và để hình ảnh về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam 2 được quảng bá sâu rộng trên thế giới thông qua nghệ thuật… Tuy nhiên, sự hội nhập mạnh cũng tạo ra nguy cơ làm "mất bản sắc" của các tác phẩm, không đáp ứng tinh thần của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn hoá nói chung. Đó là việc đảm bảo cho ra đời những tác phẩm múa dân gian vừa mang tính chất “tiên tiến” của thời đại vừa mang đậm yếu tố “bản sắc dân tộc”. Bối cảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập cho thấy có sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội đến vấn đề nhận diện đâu là bản sắc văn hoá Việt Nam và phải gìn giữ bản sắc đó như thế nào? Những nỗ lực đã được minh chứng và thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Song, với luận án này, NCS chọn đối tượng nghiên cứu là thể loại múa dân gian đương đại để xem xét xem trong bối cảnh hội nhập những người nghệ sỹ, biên đạo múa đã thể hiện/tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc như thế nào để đáp ứng nhu cầu của nhà nước và xã hội trong quá trình xây dựng một nền văn hoá Việt Nam mới trong bối cảnh mới. Đề tài luận án mong muốn cung cấp thêm một nghiên cứu trường hợp cụ thể về quá trình tạo dựng bản sắc văn hoá quốc gia/dân tộc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài là: “Múa dân gian đương đại: Vấn đề bản sắc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập”. Thông qua đề tài, luận án hướng tới trả lời các câu hỏi như: Trong bối cảnh hội nhập 1) Múa dân gian đương đại đã được sử dụng để tham gia vào quá trình tạo dựng bản sắc văn hóa Việt Nam như thế nào? 2) Những người nghệ sỹ múa đã và đang làm như thế nào để các tác phẩm của mình có thể vừa “gìn giữ bản sắc” vừa thể hiện sự “hội nhập” với xã hội đương đại? 3) Những thành tố văn hoá nào được sử dụng để thể hiện tính “bản sắc” của dân tộc? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích: 3 Thông qua nghiên cứu về vấn đề bản sắc trong múa dân gian đương đại nói chung và các tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu, luận án góp phần làm rõ thêm sự kiến tạo văn hoá quốc gia, dân tộc trong trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án có 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính là: 1) Trình bày và phân tích nội dung, hình thức thể hiện, vv… các tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu được đánh giá là có sự kết hợp giữa tính “dân tộc”, “đậm bản sắc” và yếu tố hiện đại. 2) Tìm hiểu và chỉ ra các quan điểm, đánh giá, nhận xét của các nghệ sỹ, nhà phê bình, lý luận về một số tác phẩm múa dân gian đương đại, đặc biệt là các quan điểm liên quan đến “bản sắc văn hoá” được thể hiện trong các tác phẩm đó. 3) Xem xét và mô tả các thành tố văn hoá, kỹ thuật được sử dụng để thể hiện tính “bản sắc” dân tộc và tính “hiện đại” trong các tác phẩm múa dân gian đương đại. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm múa dân gian đương đại Việt Nam và những vấn đề liên quan như bối cảnh ra đời, quan điểm sáng tác, kỹ thuật thể hiện và các diễn ngôn về bản sắc văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá trong các tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam sau đổi mới nói riêng. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là một số tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu. NCS lựa chọn một số tác phẩm ra đời trong bối cảnh hội nhập, tạm tính từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986 đến nay. NCS không lựa chọn tác phẩm theo các mốc thời gian cụ thể mà trên tiêu chí xác định tác phẩm có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu chính của đề tài hay không. Vì vậy, công trình luận án này sẽ phân tích các tác phẩm 4 tiêu biểu ở thể loại múa dân gian đương đại. Các tác phẩm đó bao gồm: Thân phận; Sương sớm; Sóng lụa ven đô; Nhinh sao; Nhịp điệu Tang Sành; Sắc màu non cao; Séc bùa hồn Chiêng; Huyền ảo vĩnh hằng; Tiếng trống Paranul; Múa quạt; 11 Keo Moni Mekhala. Khi lựa chọn, NCS chú ý đến nguồn gốc tác phẩm cụ thể là: Tác phẩm của ai, là thể loại múa dân gian của vùng miền nào, chủ đề phản ánh hay hình tượng nghệ thuật là gì… NCS quan tâm tới việc tác phẩm được xây dựng như thế nào, ý tưởng/thông điệp của các biên đạo và nghệ sỹ ở đây là gì, có những tranh luận nào liên quan tới xây dựng bản sắc trong tác phẩm… 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp luận Về vấn đề bản sắc văn hoá Trong giới học thuật vẫn tồn tại hai quan điểm đối nghịch nhau về bản sắc văn hoá đó là, quan điểm bản thể luận và quan điểm kiến tạo luận: Theo quan điểm bản thể luận thì bản sắc văn hoá được nhìn nhận là một thực thể tĩnh tại, cố định và không thay đổi. Bản sắc là cái có sẵn, là “cái tôn/căn tính” (Barker (2011,Tr: 299). Hay như nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Dĩ nhiên văn hóa là một hệ thống những quan hệ, không phải là những sự vật. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến trong các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức con người Việt Nam. Các nhu cầu này cơ bản là như nhau ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không liên quan đến tài sản, học vấn và khá ổn định, mặc dầu một tầng lớp người có thể chiếm ưu thế hơn một tầng lớp người khác”. Tuy nhiên, để tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam được thể hiện như thế nào thông qua các tác phẩm múa dân gian được lựa chọn trong đề tài luận 5 án này, tác giả luận án sử dụng quan điểm kiến tạo luận khi xem xét, nghiên cứu về vấn đề bản sắc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại. Bản sắc theo quan điểm kiến tạo luận được hiểu như sau: Ngược lại với hướng bản thể luận, theo các nhà kiến tạo luận cho rằng: mọi bản sắc luôn luôn biến đổi khi chịu tác động của bối cảnh. Mỗi một bối cảnh khác nhau sẽ làm cơ sở để tạo dựng ra bản sắc mới nhằm phục vụ các mục đích mới. Bản sắc dân tộc hay bản sắc văn hoá không phải chỉ là những cái truyền thống - cái cũ mà bao gồm cả những cái mới - cái đang diễn ra, không phải là những cái cao xa mà chính là những cái đời thường, hàng ngày. Bản sắc dân tộc không chỉ là cái bất biến mà luôn có sự vận động, tương thích với sự thay đổi của bối cảnh. Bởi vậy, bên cạnh các giá trị truyền thống, giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa luôn được sáng tạo, bổ sung những giá trị mới những cái phù hợp với xã hội hiện đại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Bản sắc văn hóa “không phải là một vật cụ thể mà chỉ là một mô tả trong ngôn ngữ (diễn ngôn)”. Nó là “những cách kết cấu diễn ngôn và có thể thay đổi ý nghĩa theo thời gian, không gian và sự sử dụng” (Barker 2001, Tr:300). Tác giả Đoàn Thị Tuyến, (2014, Tr:22). “Bản sắc văn hóa - từ góc độ lý thuyết”. Tác giả nêu: “Theo quan điểm của kiến tạo luận, bản sắc văn hóa được xem như là một quá trình và ở đó các yếu tố cấu thành luôn luôn vận động. Bản sắc văn hóa được cấu thành thông qua trải nghiệm cá nhân/nhóm trước môi trường xã hội, lịch sử và với các nhóm/cá nhân khác bên ngoài. Không có bản sắc văn hóa tự thân hoặc bản sắc sẵn có. Ngược lại, bản sắc văn hóa là tạo dựng và mang tính xã hội rõ rệt. Sự cấu thành của bản sắc văn hóa giống như là diễn ngôn, luôn thông qua sự thể hiện và ở đó chúng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của quyền lực nói chung”. Tác giả Đỗ Huy - Trường Lưu (1990), “Bản sắc dân tộc của văn hoá”. Hai tác giả cho biết: “Bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hóa không tách rời các giá trị truyền thống nhưng căn bản mang tính hiện đại. Các giá trị truyền 6 thống tham gia tạo dựng bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Còn bản sắc văn hóa dân tộc hiện đại đại diện cho diện mạo văn hóa dân tộc hiện đại” (Tr:15). Hai tác giả còn đề cập đến sự phát triển và biến hóa của bản sắc dân tộc: “Nói bản sắc dân tộc nghiêng về diện mạo có hồn của văn hóa mỗi dân tộc. Nó thể hiện ở mọi nơi, mọi chỗ theo kiểu cách riêng của mỗi dân tộc. Nó được phát triển và biến hóa bởi sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhiều thế hệ trong lịch sử dân tộc.” (Tr:15-16). Đại diện cho quan điểm kiến tạo luận trong nghiên cứu về bản sắc văn hóa ở Việt Nam không thể không kể đến tác giả Nguyễn Văn Chính. Qua bài viết “Tôn thờ tổ tiên, bản sắc văn hóa và chủ nghĩa dân tộc trong nhân học Việt Nam đương đại”, in trong Tạp chí Văn hóa Dân gian, tác giả đặt ra các vấn đề quan trọng của bản sắc như: bản sắc văn hóa Việt Nam là gì, và bản sắc ấy có vai trò, ý nghĩa thế nào trong quá trình toàn cầu hóa? Theo tác giả, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế các nhà nghiên cứu văn hóa băn khoăn, lo lắng về việc tìm ra đâu, cái gì… là bản sắc văn hóa Việt Nam để khẳng định và phân biệt trong ngôi nhà văn hóa chung toàn cầu. Chính từ bối cảnh này mà vấn đề thờ cúng tổ tiên được tạo dựng, được nhìn nhận như một “quốc đạo” và là một biểu tượng mới cho văn hóa Việt Nam. “Cách tiếp cận Việt Nam như một thực thể thống nhất (unified entity) với những biểu tượng văn hóa chung giờ đây không còn ý nghĩa nữa, đơn giản bởi vì là trong khi cố gắng bao gồm các nhóm tộc người, các xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục vào một khuôn mẫu chung, người ta không thể nhìn thấy hết sự đa dạng và khác biệt. Cái gọi là bản sắc văn hóa được phát hiện trên cơ sở của cách tiếp cận này rõ ràng chỉ là một dạng bản sắc được cấu trúc có tính nhân tạo (artificially constructed identity)”. Để lý giải cho điều này tác giả đã đưa ra minh chứng qua quan sát cách thờ cúng tổ tiên của người Việt (Kinh) và một số dân tộc. Người Kinh thường chọn nơi trang trọng nhất trong gia đình để thờ cúng tổ tiên, (gian giữa nhà, nơi đảm bảo tất cả mọi người có thể dễ dàng 7 nhìn thấy), còn một số nhóm dân tộc thường thờ cúng ở góc khuất khó có thể nhìn thấy như góc nhà hay trên gác bếp. Cách tưởng nhớ người đã khuất cũng rất đa dạng, người Việt (Kinh) thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, đặc biệt có ngày giỗ, người Thái chỉ thờ linh hồn người cha đã khuất, người Bana cắt đứt mối liên hệ giữa người sống với người chết từ sau lễ bỏ mả… Như vậy, có thể thấy việc thờ cúng tổ tiên của các tộc người ở Việt Nam rất đa dạng và không có cơ sở để nói đó là một mẫu số chung. Các cách thờ cúng tổ tiên khác nhau đó cũng có thể giao thoa với nhau và tác động lẫn nhau như một quá trình tiếp biến văn hóa để tạo dựng bản sắc. Chính vì thế, bản sắc không thể được nhìn nhận như một thực thể tĩnh mà sẽ luôn vận động và biến đổi. Tác giả đã chỉ rõ khái niệm bản sắc văn hóa chỉ là một dạng bản sắc được cấu trúc có tính nhân tạo (artificially constructed identity) tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của nhà nghiên cứu cũng như tác động trong từng bối cảnh cụ thể. Trong cuốn “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận”, tác giả Nguyễn Văn Xuân thông qua bài viết mang tên “Bản sắc dân tộc ứng dựng vào đổi mới” đã bàn về vấn đề y phục của Việt Nam trải qua từng giai đoạn. Từ khi ông cha ta đóng khố, bận váy, đến thời người Trung Quốc đời nhà Minh thay đổi thành quần có thắt lưng. Đến thời Pháp y phục lại thay đổi sang kiểu Âu hóa quần Tây, áo sơmi. “chúng ta thay đổi bản sắc dân tộc có từ thế kỷ 17 để chuyển sang một bản sắc mới đang hình thành do phong khí mới của phong trào mới gọi là Âu hóa cũng là điều tự nhiên”. Có thể thấy rõ ràng một bản sắc mới được hình thành để phù hợp với bối cảnh xã hội mới. “Bản sắc dân tộc không chỉ duy trì sâu sắc cho cái cũ có giá trị mà chính nó tạo nên tập tục cho giá trị mới trở thành truyền thống mới để phát triển.” (Tr:335). Về việc lựa chọn các tác phẩm múa Để tìm hiểu về bản sắc văn hóa đã và đang được các nhà biên đạo sáng tác như thế nào, NCS đã lựa chọn 12 tác phẩm múa dân gian đương đại thuộc 10 vùng miền, tộc người khác nhau trên cả nước như: Kinh, Thái, Mường, 8 Cao Lan, Dao, Chăm, Khmer. Các tác phẩm NCS lựa chọn đó là: Sóng lụa ven đô; Sương sớm; Thân phận; Nhinh sao, Nhịp điệu Tang Sành; Sắc màu non cao; Séc bùa hồn chiêng; Trống Paranul; Huyền ảo vĩnh hằng; Múa quạt; Nấm báo mưa; 11 Robam Keo Moni Mekhala. NCS đã gặp gỡ và trò chuyện với từng biên đạo của các tác phẩm nói trên, tổ chức tọa đàm, thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu với mục đích tìm hiểu những quan điểm, nhận xét của các đối tượng hay nhóm đối tượng khác nhau về các tác phẩm được lựa chọn phân tích trong luận án và về cách các nhà biên đạo lựa chọn các thành tố thể hiện yếu tố bản sắc trong mỗi tác phẩm. Các tác phẩm múa dân gian đương đại được NCS lựa chọn để phân tích trong luận án được gọi là tiêu biểu bởi những lý do sau: (1), Đây đều là các tác phẩm được biên đạo lựa chọn trong rất nhiều các sáng tác về bản sắc dân tộc; (2), Các tác phẩm đều được cộng đồng nơi tác phẩm phản ánh công nhận và lựa chọn là tác phẩm tiêu biểu; (3), Đa số các tác phẩm đều đạt giải cao trong các cuộc thi do các đơn vị chuyên môn uy tín tổ chức như Hội nghệ sỹ múa Hà Nội, Hội nghệ sỹ múa Việt Nam, liên hoan nghệ thuật các cấp của tỉnh, thành phố… Thông qua phân tích các tác phẩm múa được lựa chọn, ở phần viết này sẽ tập trung trả lời câu hỏi: Những thành tố đã được các biên đạo lựa chọn để tạo dựng bản sắc trong tác phẩm là gì và tại sao các biên đạo lại lựa chọn những thành tố đó? Đối với mỗi một tác phẩm múa dân gian đương đại, các yếu tố như: chủ đề tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm, âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, ngôn ngữ động tác, cách tạo hình, tuyến múa…đều được phân tích, mô tả cụ thể, chi tiết theo tư liệu cung cấp của biên đạo, kết quả thảo luận nhóm và thông qua các đánh giá của các đối tượng người xem. - Phương pháp nghiên cứu 9 Để triển khai đề tài luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu. Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, NCS đã thực hiện nhiều đợt khảo sát thực tế, tiến hành quan sát tham dự, kết hợp với phỏng vấn sâu. Để có thể thu thập thông tin một cách khách quan và chính xác nhất, NCS đã có mặt ở nhiều buổi biểu diễn, các chương trình giao lưu nghệ thuật. Bên cạnh quan sát, khi có cơ hội, NCS còn tiến hành phỏng vấn/trò chuyện với các chuyên gia, biên đạo, diễn viên, nhà phê bình lí luận múa và cả khán giả những người đã có mặt ở các chương trình biểu diễn. Ngoài ra, NCS còn tổ chức các buổi semina theo nhóm đối tượng ở nhiều vùng miền khác nhau nơi các tác phẩm phản ánh tới. Các cuộc thảo luận nhóm ở Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… đối tượng tham gia chủ yếu là những khán giả đã được xem tác phẩm, diễn viên của các phẩm, biên đạo, nghệ nhân và các nhóm khán giả chưa được xem tác phẩm trước đó. Trong quá trình phỏng vấn hay thảo luận nhóm, NCS thường ưu tiên sử dụng các câu hỏi mở đối với các đối tượng tham gia, đặt trọng tâm câu hỏi vào tìm hiểu suy nghĩ/quan điểm của họ về các vấn đề như: những thành tố nào trong tác phẩm thể hiện được bản sắc?; Ngoài những thành tố được biên đạo lựa chọn, còn những thành tố nào khác không?; Những yếu tố bản sắc được thể hiện như thế nào thông qua nội dung, hình tượng nghệ thuật, trang phục, đạo cụ mà biên đạo đã sử dụng trong tác phẩm?; Những nguyên nhân chủ quan/khách quan nào đưa đến sự lựa chọn của biên đạo về các yếu tố bản sắc trong mỗi tác phẩm?... Phương pháp quan sát tham dự kết hợp phỏng vấn sâu cho phép NCS hiểu sâu hơn về suy nghĩ/quan điểm của các nhà biên đạo về bản sắc văn hóa/bản sắc dân tộc, lý do họ lựa chọn hình tượng nghệ thuật/động tác/trang phục/âm nhạc cho tác phẩm hoặc cảm nhận của các khán giả về tác phẩm...vv. Việc thực hiện các quan sát và trò truyện trực tiếp còn giúp NCS hiểu sâu hơn 10 về sự khác nhau trong các quan điểm/cách thức lựa chọn/thể hiện bản sắc ở mỗi vùng miền/địa phương … Trong quá trình thu thập tư liệu cho đề tài luận án, NCS đã phỏng vấn các nhóm đối tượng sau: + Nhóm biên đạo, nghệ sỹ đã về hưu: Đây là những người đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc, đại diện cho lớp thế hệ nghệ sỹ tiên phong sưu tầm, chỉnh lý hệ thống động tác múa dân gian truyền thống trong các lễ hội để trở thành hệ thống múa đào tạo trong các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Sự nghiệp của họ gắn liền với các sáng tác múa dân gian truyền thống. + Nhóm biên đạo, nghệ sỹ thế hệ 7x và 8x: Họ thuộc thế hệ sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn ra khỏi chiến tranh và trên đà hội nhập sâu rộng về kinh tế, văn hóa, chính trị…, đại diện cho thế hệ vừa muốn gìn giữ, bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc vừa muốn cách tân để theo kịp xu hướng của thời đại. + Nhóm những nhà quản lý văn hóa nghệ thuật: Đây là những người có vai trò hoạch định chính sách, đường lối phát triển văn hóa nghệ thuật cho đất nước, đại diện các quan điểm chính thống của Nhà nước về vấn đề giữ gìn bản sắc trong nghệ thuật múa hiện nay. + Nhóm khán giả hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật múa: Họ là những nghệ sĩ, biên đạo chuyên nghiệp, có thể đưa ra các nhận định chuyên môn sâu đối với tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại và với cách thức lựa chọn các thành tố thể hiện bản sắc trong tác phẩm múa được phân tích trong luận án. + Nhóm khán giả ngoài ngành: Họ bao gồm tất cả quần chúng nhân dân không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay nghề nghiệp, là những người đã từng xem múa dân gian đương đại hoặc được NCS lựa chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin cho đề tài luận án. Nhóm đối tượng này có thể giúp NCS nhận 11 diện/phân biệt được các thành tố của bản sắc dân tộc/tộc người nào được thừa nhận trong các tác phẩm múa. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án NCS đã gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn sâu 12 biên đạo của 12 tác phẩm được lựa chọn phân tích trong luận án. Tổ chức hơn 10 cuộc thảo luận nhóm với mỗi nhóm khoảng từ 7 đến 10 khách mời, họ là biên đạo, là nhà báo, là nhà quản lý văn hoá, là khán giả, diễn viên, nghệ nhân… - Về phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: NCS đã tiến hành tổng thuật và phân tích nhiều tài liệu đã xuất bản/công bố, cụ thể là các bài báo, phát biểu tại các cuộc hội thảo chuyên ngành múa và bài tạp chí của Hội nghệ sỹ múa Hà Nội, Hội nghệ sỹ múa Việt Nam. Khi thực hiện tổng thuật, NCS ưu tiên tìm hiểu các quan điểm, bàn luận xoay quanh thể loại múa dân gian đương đại thể hiện trong các bài viết về sự nghiệp phát triển múa nước nhà trong bối cảnh hội nhập. NCS cũng quan tâm tới các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan chẳng hạn về vấn đề bản sắc, bản sắc dân tộc hay các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc trong xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoài ra, không chỉ các bài viết, nghiên cứu, phê bình, lý luận về múa dân gian đương đai mà cả những bài viết, cuốn sách về nghệ thuật nói chung bao gồm điện ảnh, âm nhạc, sáng tác ca khúc và các thể loại nghệ thuật khác cũng thuộc phạm vi quan tâm của đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về nghệ thuật, cụ thể là múa dân gian đương đại, chú trọng khía cạnh văn hoá, xã hội và chính trị của các tác phẩm nghệ thuật. Múa dân gian đương đại, ở cả bình diện nội dung lẫn bình diện nghệ thuật (chất liệu, ngôn ngữ, âm nhạc, vv...), theo cách tiếp cận nghiên cứu này, có mối liên hệ khăng khít với bối cảnh và nền tảng văn hoá- xã hội nơi nó được sinh ra và tồn tại. 12 - Đề tài luận án là một nghiên cứu trường hợp đầu tiên về múa dân gian đương đại dưới góc nhìn kiến tạo luận bản sắc, giúp người đọc hiểu sâu hơn về quá trình tạo dựng bản sắc quốc gia/dân tộc trước những đòi hỏi của xã hội thời kỳ hội nhập và việc thực hiện chính sách phát triển văn hoá “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc” của Việt Nam. Thông qua việc phân tích múa dân gian đương đại, luận án cung cấp những hiểu biết mới và sâu hơn về quá trình tạo dựng bản sắc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Thông qua nghiên cứu về quá trình kiến tạo “bản sắc” văn hoá quốc gia, dân tộc thể hiện qua việc xây dựng/thể hiện các tác phẩm múa dân gian đương đại, đề tài luận án góp phần cung cấp thêm một hiểu biết chuyên ngành về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người trong bối cảnh Việt Nam đương đại. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về bản sắc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng trước đòi hỏi của xã hội và thời đại, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người theo đúng tinh thần, chủ trương, chính sách “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận. Đề tài luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Xã hội Việt Nam sau đổi mới và vấn đề bản sắc văn hoá quốc gia, tộc người Chương 3: Bản sắc văn hoá quốc gia, tộc người trong một số tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu Chương 4: Múa dân gian đương đại: Tạo dựng bản sắc quốc gia, tộc người trong bối cảnh hội nhập 13 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về múa và múa dân gian đương đại Việt Nam Múa dân gian và múa dân gian đương đại thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của không chỉ giới chuyên môn mà còn là đề tài dành được sự quan tâm chú ý của ngành nghiên cứu văn hoá là bởi vì: Từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập, nghệ thuật thế giới du nhập vào Việt Nam với tốc độ “không kiểm soát” được, giới trẻ bao gồm cả những người theo học chuyên nghiệp, biên đạo, diễn viên đến những cá nhân, nhóm hoạt động tự do…có thêm nhiều cơ hội được quan sát, học hỏi qua nhiều kênh khác nhau về các thể loại nhảy múa trên toàn thế giới. Sự thâm nhập của các thể loại nghệ thuật nhảy múa mới mẻ này đã nhanh chóng trở nên chiếm ưu thế trên thị trường thưởng thức nghệ thuật trong nước. Thể loại nghệ thuật dân gian truyền thống bị vắng bóng trên các sân khấu và những người trong giới bắt đầu lo ngại về sự mất đi của thể loại múa đã ra đời và ăn sâu trong đời sống văn hoá cộng đồng mỗi dân tộc Việt Nam. Điều này cũng nằm trong sự lo ngại chung của toàn dân tộc về sự “cào bằng” văn hoá hay “mất bản sắc” dân tộc. Tâm lý sợ đánh mất mình, sợ bị hoà tan trong thế giới toàn cầu hoá của Việt Nam hậu thuộc địa - một đất nước vừa thoát khỏi sự đô hộ của thực dân, luôn muốn khẳng định mình, xây dựng một quốc gia độc lập, có bản sắc riêng và không thể bị nhầm/trộn lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác, đã trở thành nỗi ám ảnh và là nhiệm vụ của toàn ngành văn hoá trong đó có nghệ thuật. Vì lý do ấy, các nhà nghiên cứu, sưu tầm bắt đầu nhìn nhận múa và cụ thể là múa dân gian Việt Nam như một kho tàng văn hoá gắn với bản sắc dân tộc và cần được nhìn nhận lại giá trị của nó trong bối cảnh đương đại. Các công trình nghiên cứu lần lượt ra đời, các cuộc hội thảo lớn nhỏ của ngành múa đã được tổ chức. Trong rất nhiều các nghiên cứu về múa đã cho thấy múa là một thành 14 tố văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc cần được gìn giữ và phát triển. Trong phần tổng thuật này NCS sẽ tập trung vào các công trình tiêu biểu nhất, có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu chính của đề tài luận án: Viết về lịch sử nghệ thuật múa, Lê Ngọc Canh là một trong những nhà nghiên cứu được nhiều người biết tới. Năm 2009, ông đã xuất bản cuốn sách Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam. Đây có thể coi là một công trình nổi bật nhất của ông về chủ đề này; ở đây ông đã tổng kết lại lịch sử nghệ thuật múa dân gian Việt Nam gắn liền với tiến trình phát triển dân tộc. Ngoài ra, viết riêng về chủ đề múa dân gian của các dân tộc thiểu số, tác giả Lê Ngọc Canh còn có nhiều ấn phẩn khác như: Nghệ thuật múa người Mạ (2005); Nghệ thuật múa tộc người Châu Ro (2005) và Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam (1998). Các ấn phẩm trên là kết quả sưu tầm nghiên cứu của tác giả về kho tàng múa dân gian của các dân tộc thiểu số, nhằm bổ sung, hoàn thiện vào kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự đóng góp đầy tâm huyết của ông đối với công tác bảo tồn và gìn giữ nền nghệ thuật múa của Việt Nam thời kỳ hội nhập. Đặc biệt tác phẩm Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam phản ánh cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật múa dân gian đặt trong mối quan hệ với thực hành văn hoá tín ngưỡng. Múa ở đây được coi là một thành tố văn hóa, và vì vậy mọi động tác, ngôn ngữ múa đều mang một ý nghĩa biểu tượng nào đó của văn hóa tộc người trong các bối cảnh cụ thể. Bên cạnh các nghiên cứu đã được công bố của Lê Ngọc Canh, các tác phẩm: Tìm hiểu về nghệ thuật múa Việt Nam (2001) và Nghệ thuật múa dân tộc Việt (1979) của Lâm Tô Lộc hay Múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam của Ứng Duy Thịnh (2006) cũng là những tác phẩm có đóng góp quan trọng, giúp hoàn thiện hơn nữa những khảo cứu mang tính thực tiễn về kho tàng múa dân gian của dân tộc và ý nghĩa của nghệ thuật múa trong đời sống đương đại. Các tác phẩm này phản ánh kết quả bước đầu và quan trọng về nghiên cứu sự phát triển của múa dân gian dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập đã 15 có sự tham gia mạnh mẽ của các thể loại múa mới, đặc biệt là múa ballet - cổ điển châu Âu. Đây cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm được sáng tác theo phong cách mới - dân gian kết hợp với hiện đại. Nhìn chung các tác phẩm đã công bố ở trên tập trung tìm hiểu về thể loại múa của dân tộc và kho tàng nghệ thuật múa của dân tộc đó với các đặc trưng về ngôn ngữ động tác, văn hóa nghệ thuật vùng miền, tuyến múa và phong cách thể hiện. Các tác phẩm này, trên thực tế, đã được sử dụng làm cơ sở cho việc biên soạn và chỉnh lý giáo trình múa dân gian dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo diễn viên, biên đạo múa. Chúng đồng thời cũng gợi mở cho các nghiên cứu về múa sau này có cơ sở lý luận nền tảng về hệ thống múa dân gian các dân tộc và là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Ở một khía cạnh nào đó, những nỗ lực, tìm tòi của các nhà nghiên cứu múa thời kỳ này cũng chính là quá trình đi tìm những biểu hiện đặc trưng mang tính bản sắc của ngôn ngữ múa dân gian ở từng tộc người cụ thể, điều đó cho phép biên đạo nhận diện các thành tố ngôn ngữ múa thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người và đưa vào trong các tác phẩm múa dân gian đương đại. Múa và vấn đề tính dân tộc, hiện đại trong tác phẩm Nghệ thuật múa nói chung và múa dân gian dân tộc Việt Nam nói riêng hiện nay đang được rất nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa quan tâm. Sự phát triển của nghệ thuật múa đặt trong bối cảnh của sự phát triển văn hóa có sự giao lưu hội nhập với nghệ thuật thế giới, đặt trong những chính sách để gìn giữ và phát huy bản sắc. Dòng chảy của nghệ thuật đương đại các nước du nhập vào Việt Nam và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, giới nghệ sỹ múa cũng đã thể hiện tiếng nói, suy nghĩ của mình về sự phát triển của nghệ thuật múa dân gian Việt Nam bằng các bài viết, bài tham luận, bài báo và bài phát biểu tại các hội thảo chuyên ngành. Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin và Viện Âm nhạc và Múa đã xuất bản cuốn Những vấn đề dân tộc hiện đại trong nghệ thuật múa, tập trung 26 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan