Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn kinh tế quản lý nhà nước về chi ngân sách tại huyện phước sơn, tỉnh quả...

Tài liệu Luận văn kinh tế quản lý nhà nước về chi ngân sách tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

.PDF
26
38
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC LỄ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHI NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ hơn 120 km. Diện tích tự nhiên là 115.334 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 65% diện tích của huyện. Địa hình đồi núi cao, bị chia cắt. Toàn huyện có 11 xã và 01 thị trấn, với 66 thôn, khối. Dân số toàn huyện hơn 25.190 người, gồm 16 thành phần dân tộc sinh sống; trong đó chủ yếu là người Bhnong chiếm 62,2%, dân tộc kinh chiếm 31,5%, còn lại các dân tộc khác. Là vùng đất giàu tài nguyên, Phước Sơn hội đủ điều kiện thuận lợi để trở thành địa phương có nền kinh tế năng động của cả tỉnh [17]. Để thực hiện đạt được mục tiêu này yêu cầu huyện phải có những giải pháp tích cực, đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể, công khai, minh bạch, gắn kết giữa chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên… để đưa công tác quản lý NSNN huyện theo hướng đổi mới, tiết kiệm, hiệu quả. Hiện tại, công tác quản lý NSNN tại huyện Phước Sơn vẫn còn một số hạn chế như: dự toán chi NSNN chưa sát với yêu cầu dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện; một số khoản chi chưa đáp ứng tiêu chí ưu tiên, thậm chí chi NSNN còn lãng phí do đầu tư vào các công trình không phát huy tác dụng thực tế; một số định mức phân bổ NS cho CTX chưa bám sát tình hình; điều hành chi NSNN còn chưa tạo phạm vi chủ động cần thiết cho đơn vị thụ hưởng NS; hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát sử dụng NSNN chưa cao... Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chi ngân sách tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ nhằm đánh giá rõ thực trạng, từ đó tìm thấy giải pháp để tăng cường công tác quản lý chi NSNN ngân sách trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách nhà nước hiện nay, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng chi ngân sách nhà nước và công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2017, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong thời gian tới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong 05 năm gần đây (2013-2017) - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chi ngân sách trên địa bàn huyện Phước Sơn? - Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về chi ngân sách trên địa bàn huyện Phước Sơn? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngân sách nhà nước cấp huyện và việc quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 - Nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý chi NSNN cấp huyện. - Không gian: Các nội dung liên quan đến chi NSNN trong phạm vi huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: Công tác quản lý chi NSNN từ năm 2013 – 2017 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Luận văn đưa ra các giải pháp có ý nghĩa trong thời gian đến 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính sử dụng các phương pháp mô tả, so sánh và suy luận logic lập luận giải thích vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu thống kê để mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý chi NSNN huyện. Phương pháp thống kê. Phương pháp so sánh. Phương pháp dãy số theo thời. Phương pháp xử lý, tổng hợp, đánh giá số liệu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Cung cấp một số luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp chủ yếu để huyện Phước Sơn hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với chi ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách của huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thu, chi ngân sách của một số địa phương để rút ra bài học cho huyện Phước Sơn; phân tích một số hạn chế trong quản lý nhà nước đối với chi ngân sách của huyện Phước Sơn, chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế đó; đồng thời đề 4 xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với chi ngân sách ở địa phương này. 7. Sơ lƣợc các tài liệu nghiên cứu chính 8. Tổng quan nghiên cứu 9. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, viết tắt, … luận văn gồm có 03 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp huyện Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1.1. Một số khái niệm a. Ngân sách nhà nước NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước [33]. b. Chi NSNN “Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng”. [24] c. Quản lý chi NSNN Quản lý chi ngân sách nhà nước chính là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả để thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Trong quá trình quản lý chi NSNN, chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ NSNN, còn vấn đề hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì chúng ta phải thông qua các biện pháp quản lý. Vậy, quản lý chi NSNN sẽ quyết định hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách. 6 1.1.2. Vai trò của quản lý chi NSNN 1.1.3. Nguyên tắc quản lý chi NSNN 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN Thứ nhất: Việc chấp hành các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội, dự toán NSNN hằng năm… Thứ hai: Sự phù hợp với tiêu chí, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến chi ngân sách và điều kiện phân bổ NSNN. Thứ ba: Tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm tra và phê duyệt dự toán chi NSNN. Thứ tư: Tính kịp thời trong phân bổ ngân sách; trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đã phê duyệt trong bảng dự toán. Thứ năm: Sự phù hợp với dự toán được duyệt trong phân bổ ngân sách. Thứ sáu: Sự phù hợp với hệ thống mẫu biểu được quy định; thời gian trong lập báo cáo; tính đầy đủ của các hồ sơ, mẫu biểu quyết toán theo quy định. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.2.1. Lập dự toán chi NSNN cấp huyện a. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện - Hàng năm trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở đó Phòng TCKH huyện triển khai đến các địa phương, đơn vị cấp huyện XD dự toán năm gửi Phòng TCKH. - Việc quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp huyện 7 do UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thực hiện. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan được quy định cụ thể. b. Mục đích, yêu cầu của lập dự toán chi ngân sách nhà nước - Mục đích của việc lập dự toán chi ngân sách là nhằm bảo đảm tính đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chi tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch. - Yêu cầu trong quá trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo: + Kế hoạch ngân sách nhà nước phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Kế hoạch chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương. c. Căn cứ lập dự toán chi NSNN d. Phương pháp lập dự toán chi NSNN cấp huyện - Phương pháp phân bổ từ trên xuống. - Phương pháp tổng hợp từ dưới lên. 1.2.2. Chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện “Chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. a. Nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện b. Mục tiêu của chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện 1.2.3. Quyết toán chi NSNN cấp huyện a. Quyết toán chi ngân sách nhà nước Quyết toán NSNN là phản ánh cuối cùng về tình hình thực hiện chi theo dự toán hàng năm, cũng là sự phản ánh tập trung về tài chính 8 kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và xã hội. b. Nội dung quyết toán chi ngân sách nhà nước Quyết toán NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự toán, cơ quan Tài chính, Thuế các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán NS theo quy định của pháp luật về kế toán. c. Yêu cầu quyết toán chi ngân sách nhà nước 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cấp huyện a. Khái niệm thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình chi NSNN. b. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra công tác chi ngân sách nhà nước: Tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. c. Quy trình thanh tra, kiểm tra công tác chi ngân sách nhà nước d. Xử lý vi phạm trong công tác chi ngân sách nhà nước Qua công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất về công tác chi ngân sách trên địa bàn, nếu phát hiện sai phạm Đoàn thanh tra sẽ ban hành Kết luận thanh tra kiến nghị 9 UBND xử lý theo từng mức độ sai phạm: - Xử lý hành chính. - Xử lý về kinh tế. - Xử lý trách nhiệm hình sự. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.3. Các qui định của trung ƣơng Các qui định của Trung ương như Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước của Trung ương như: Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành… 1.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện - Tổ chức bộ máy - Năng lực quản lý của người lãnh đạo - Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham mưu - Phẩm chất đạo đức KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ CHI NSNN HUYỆN PHƢỚC SƠN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm về xã hội 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế a. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010) năm 2017 đạt 2.383 tỷ đồng. Trong đó, ngành Nông lâm thủy sản 155 tỷ đồng, ngành Công nghiệp - Xây dựng 1.692 tỷ đồng, ngành Dịch vụ 599 tỷ đồng. Đây là một trong các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có giá trị sản xuất cao. Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu Tính theo giá hiện hành, từ năm 2013 đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất huyện Phước Sơn giảm liên tục. Trong đó, ngành có tốc độ giảm lớn nhất là Công nghiệp – Xây dựng do từ năm 2015 nhà máy khai thác vàng Bông Miêu ngừng hoạt động, không còn đóng góp cho NSNN. Tuy nhiên, đến năm 2017 giá trị sản xuất của tất cả các ngành đều tăng trưởng. Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện bắt đầu khả quan hơn trước. b. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong giai đoạn 2013- 2017, Cơ cấu kinh tế đến 2017 (tính theo giá hiện hành): Công nghiệp - Xây dựng chiếm 67,36%; Thương mại – Dịch vụ 25,57%; Nông – Lâm nghiệp 7,08%. 11 Bảng 2.3. Cơ cấu GTSX huyện Phước Sơn giai đoạn 2013 – 2017 Đơn vị tính: phần trăm (%) Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Theo giá hiện hành 100 100 100 100 100 1.1. Nông lâm thủy sản 3,9 4,8 7,64 7,74 7,08 Nội dung Stt 1. 1.2. Công nghiệp – Xây dựng 1.3. Dịch vụ 79,8 75,5 67,09 65,92 67,36 16,3 19,7 25,26 26,34 25,57 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phước Sơn c. Tình hình thu ngân sách huyện Phước Sơn Bảng 2.4 Tình hình tổng thu ngân sách địa phương huyện Phước Sơn giai đoạn 2013 – 2017 Từ bảng 2.4 có thể nhận thấy Tổng thu NSĐP huyện Phước Sơn giai đoạn năm 2013 – 2014 giảm do nhà máy khai thác vàng Bồng Miêu ngừng hoạt động, nguồn thu đóng góp cho ngân sách giảm; nhưng từ năm 2015 đến 2017 tăng cao qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng trên 100 tỉ đồng. Tổng thu NSĐP năm 2013 là 705,49 tỷ đồng đến năm 2017 thì tăng lên 1.087,732 tỷ đồng. Tổng thu từ cân đối NSĐP và thu cân đối bổ sung dự toán từ cấp trên trong giai đoạn 2015-2017 cũng tăng cao. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN tại huyện Phƣớc Sơn 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng lập dự toán và phân bổ chi NSNN huyện Phƣớc Sơn a. Công tác lập dự toán chi NSNN huyện Phước Sơn: 12 Quy trình thực hiện công tác lập dự toán NSNN tại huyên Phước Sơn được thực hiện như sau: Bảng 2.5 Quy trình thực hiện công tác lập dự toán NSNN cấp huyện TT 1 2 3 Cơ quan Phòng Tài chính – Công việc cụ thể Ban hành thông Kế hoạch Thông báo lập dự toán Các đơn vị thực hiện Lập dự toán Lập dự toán đơn dự toán Phòng Tài chính – báo lập dự toán vị Tiếp nhận và xử lý dự toán Kế hoạch Phòng Tài chính – 4 Quy trình thực hiện Tổng hợp dự toán từ các đơn vị Bảo vệ dự toán Kế hoạch và các đơn Bảo vệ dự toán vị thực hiện dự toán Tham mưu Phòng Tài chính – 5 Kế hoạch, UBND huyện Tổng hợp, phê duyệt và thông báo UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt dự toán Nguồn: Phòng TCKH huyện Phước Sơn 13 Bảng 2.6. Dự toán chi NSNN huyện Phước Sơn giai đoạn 2013 – 2017 Đơn vị tính:tỷ đồng Chỉ tiêu STT Năm 2013 2014 2015 2016 2017 A Chi cân đối ngân sách 374,978 357,791 270,566 275,176 350,092 1 Chi đầu tư phát triển 2 Chi thường xuyên 3 95,020 90,340 86,900 82,200 129,971 159,529 198,727 178,066 188,660 214,694 Chi dự phòng ngân 5,724 5,600 4,316 4,651 4 Chi cải cách tiền lương 111,705 63,000 0 0 776 2,500 2,000 4,100 42,632 49,775 51,162 49,275 61,465 B C 8,724 sách Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NS Chi chuyển giao các cấp TỔNG DỰ TOÁN CHI 33,000 5,000 450,610 412,566 324,228 326,451 415,657 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phước Sơn Số liệu bảng 2.6. cho thấy tổng dự toán chi cấn đối ngân sách nhà nước huyện Phước Sơn đã tăng liên tục từ 2013 đến 2017 (loại trừ nguồn cải cách tiền lương của năm 2013, 2014). Năm 2013 tổng dự toán là 263,273 tỷ đồng, đến năm 2017 tổng dự toán chi cân đối ngân sách là 350,092 tỷ đồng. b. Công tác phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện Phước Sơn Tại huyện Phước Sơn, công tác phân bổ, giao dự toán được thực hiện như sau: - Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán và các xã, phường trên địa bàn. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chỉ tiêu cho 14 các đơn vị trực thuộc ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý. 2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán chi NSNN huyện Phƣớc Sơn a. Phân cấp và cơ cấu chi NSNN huyện Trên cơ sở nguồn thu, việc phân bổ ngân sách được căn cứ vào các mục tiêu phát triển KT-XH của từng lĩnh vực. Chi ngân sách từng bước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bao cấp trong sử dụng ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật NSNN. Bảng 2.7 Tổng hợp chi ngân sách huyện Phước Sơn giai đoạn 2013 – 2017 Thông qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.7 ta thấy tổng chi NSĐP giai đoạn 2013 – 2017 tăng bình quân khoản 12% mỗi năm, tổng chi NSĐP đã tăng từ 499,211 tỷ đồng năm 2013 lên 736,741 tỷ đổng năm 2017. Việc tăng trưởng chi NSĐP qua các năm đã góp phần giúp giá trị sản xuất của huyện tăng trưởng trong giai đoạn này. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương cũng tăng 12% từ 388,610 tỷ đồng năm 2013 lên đến 601,646 tỷ đồng năm 2017. b. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản Để giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó khăn. Không phê duyệt các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư tránh nợ, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư XDCB. Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Bảng 2.8. Tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN huyện Phước Sơn giai đoạn 2013-2017 Thông qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.8 ta thấy chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại huyện Phước Sơn giai đoạn 2014- 15 2017 đạt tỷ lệ tăng bình quân 8%. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn cân đối NS địa phương tăng 16%, từ nguồn thu được để lại cho đơn vị quản lý qua NSNN tăng 7%. Tuy nhiên, tổng chi XDCB năm 2013 cao nhất giai đoạn 2013-2017 do nguồn thu để lại từ hoạt động khai thác khoáng sản, thu phí tài nguyên, thu đóng góp từ các nhà máy thủy điện ... Sau đó tăng dần từ năm 2014 đến 2017, riêng năm 2016, 2017 tăng cao do nguồn thu để lại tăng và nguồn ngân sách cấp để thực hiện các CTMT quốc gia tăng cao. Nhìn chung, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn cân đối địa phương tăng từ 118,162 tỷ đồng năm 2013 lên 146,698 tỷ đồng năm 2017 là một bước tăng trưởng đáng kể, góp phần thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do, trong những năm gần đây có bổ sung ngân sách từ cấp trên cho một số chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng làng thanh niên lập nghiệp .... c. Chấp hành dự toán chi thường xuyên Đối với công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên, tình hình chấp hành dự toán cho thường xuyên tại huyện Phước Sơn giai đoạn 2013-2017 được thể hiện ở Bảng 2.9 như sau: Bảng 2.9. Tổng hợp chi thường xuyên NSNN huyện Phước Sơn giai đoạn 2013-2017 Thông qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.9 ta thấy tổng chi thường xuyên tại huyện Phước Sơn giai đoạn 2013-2017 tăng bình quân 6%, từ 207,141 tỷ đồng năm 2013 lên 257,505 tỷ đồng năm 2017. Trong đó, chi cho sự nghiệp AN-QP tăng 4% (từ 5,702 tỷ đồng năm 2013 lên 6,366 tỷ đồng năm 2017), sự nghiệp giáo dục – Đào tạo tăng 7% (từ 76,263 tỷ đồng năm 2013 lên 99,801 tỷ đồng năm 2017), sự nghiệp y tế, dân số tăng 70% (từ 0.587 tỷ đồng năm 2013 lên 0,601 16 tỷ đồng năm 2017). Có những năm chi sự nghiệp y tế, dân số tăng không ổn định do năm nào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số thì năm đó nguồn chi tăng cao, còn lại vẫn ổn định và tăng nhẹ qua các năm; chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ lại giảm nhẹ (-3%). Bên cạnh đó, qua số liệu tại Bảng 2.9 ta thấy ngoài chi Quản lý hành chính có tổng mức cao nhất (77,566 tỷ đồng năm 2013 và 86,200 tỷ đồng năm 2017) thì chi sự nghiệp y tế, dân số có tổng mức chi cao thứ nhì, cho thấy sự nghiệp y tế đã và đang được quan tâm đáng kể nhằm tăng cường, thu hút Bác sĩ về tuyến Trạm y tế vùng sâu, vùng xa, chi đủ chế độ cho cán bộ y tế thôn bản .... và mua sắm trang thiết bị, nhưng ngược lại sự nghiệp khoa học công nghệ lại chưa được chú trọng.. d. Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSĐP trên địa bàn huyện Phước Sơn được thể hiện như sau: Bảng 2.10. Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối NSĐP huyện Phước Sơn giai đoạn 2013-2017 Xét về cơ cấu, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước năm 2013 chiếm 30,4% và chi thường xuyên chiếm 53% tổng chi ngân sách địa phương. Đến năm 2017 chi đầu tư phát triển 31% và chi thường xuyên 43% tổng chi NSĐP. Cơ cấu chi NSNN có chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng chi thường xuyên năm 2017 là 43% (thấp hơn năm 2013 là 53%), tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2017 là 31% (cao hơn năm 2013 là 30,42%) bảo đảm mục tiêu cơ cấu chi đầu tư - chi thường xuyên theo nghị quyết hàng năm của Quốc hội. Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa thật mạnh mẽ. Tỷ lệ chi 17 thường xuyên chưa giảm mạnh, đòi hỏi phải có những tính toán căn cơ, phải tiết kiệm chi thường xuyên triệt để mới bảo đảm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại chi NSNN. d. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN cấp huyện Để thực hiện tốt việc kiểm soát, thanh toán Kho bạc nhà nước huyện chủ động phối hợp với chủ đầu tư theo dõi tiến độ triển khai dự án để đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán. 2.2.3. Thực trạng quyết toán chi NSNN huyện Phƣớc Sơn a. Đối với quyết toán chi thường xuyên Định kỳ hàng quý, các đơn vị sử dụng ngân sách phải lập báo cáo quyết toán gửi cho Phòng TCKH huyện. Khi kết thúc năm ngân sách, các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán năm gửi Phòng TCKH huyện để thẩm tra theo đúng mẫu biểu quy định, sau đó Phòng TCKH ra báo cáo thẩm tra quyết toán. Tuy nhiên, trong thực tế việc quyết toán chi thường xuyên chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt tiến độ thời gian, cũng như chất lượng, tính hợp lý của các báo cáo quyết toán; công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán còn chưa chặt chẽ, kịp thời còn mang tính vị nễ, hình thức. b. Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản Bảng 2.11: Tổng hợp thực hiện so với dự toán chi NSNN tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Qua bảng 2.11. Tổng hợp quyết toán so với dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2013 - 2017 có thể thấy các nội dung quyết toán chi đều vượt so với dự toán đầu năm (Trừ các khoản chi từ nguồn thu để lại do giải ngân chậm). Cụ thể tổng chi vượt thấp nhất vào năm 2013 là 117,21% và cao nhất vào năm 2017 là 177,25%. Việc thực hiện chi thực tế vượt dự toán được giao là do công tác lập 18 dự toán chi ở một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa đánh giá được hết các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách huyện, ngoài ra giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với dự toán làm cho tình trạng bổ sung dự toán ngân sách cho các đơn vị còn xảy ra nhiều. Vì vậy phải bổ sung dự toán gây bị động, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Ngoài ra, thông qua công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2017 tại huyện Phước Sơn cho thấy: Về chi đầu tư XDCB từ nguồn thu để lại giải ngân hàng năm đạt khoảng 47%-90% KH vốn giao trong năm, tiến độ giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành chậm, phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau để thanh toán kéo dài KH vốn lớn, do đó hiệu quả sử dụng vốn ngân sách được bố trí hằng năm không cao. 2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN huyện Phƣớc Sơn - Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý quỹ NSNN đã được UBND huyện Phước Sơn đặc biệt quan tâm chú trọng. Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán qua Kho bạc nhà nước và an toàn kho quỹ. - UBND huyện chỉ đạo và thường xuyên tổ chức kiểm tra định kì việc quản lý sử dụng ngân sách cấp huyện, đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng dự toán được giao. - Công tác thanh tra trong quản lý chi NSNN tại huyện Phước Sơn được thực hiện theo quy trình như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan