Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện hải hậu tỉnh na...

Tài liệu Luận văn kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện hải hậu tỉnh nam định từ năm 1986 đến 2012

.PDF
111
166
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN DIỆU HIỀN KINH TẾ NGƯ NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN DIỆU HIỀN KINH TẾ NGƯ NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY Thái Nguyên - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố. Người thực hiện Nguyễn Diệu Hiền i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Thị Thu Thủy, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đóng góp cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn này. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, huyện uỷ, ủỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu, Phòng giáo dục, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm y tế, ủy ban nhân dân sáu xã ven biển cùng các hộ gia đình, các chủ trang trại, cơ sở sản xuất, các cán bộ quản lý đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn các đồng nghiệp, bạn bè và toàn thể những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn. Hải Hậu, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Diệu Hiền ii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan..................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. iv Danh mục các bảng........................................................................................... v Danh mục biểu đồ............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................... 6 5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 8 6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HẬU VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA TRƯỚC 1986 ................................................................................................. 11 1.1. Khái quát về huyện Hải Hậu ..................................................................... 11 1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 11 1.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 11 1.2.3. Lịch sử hình thành ................................................................................. 16 1.2. Kinh tế - văn hóa huyện Hải Hậu trước 1986 ............................................ 19 1.2.1. Về kinh tế .............................................................................................. 19 1.2.2. Về văn hóa ............................................................................................. 29 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33 Chương 2. KINH TẾ NGƯ NGHIỆP CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012.................................. 34 2.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 34 iii 2.3. Hoạt động phát triển kinh tế ngư nghiệp ở các xã ven biển ....................... 38 2.3.1 Khai thác thủy sản................................................................................... 39 2.3.2 Nuôi trồng thủy sản................................................................................ 49 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 59 Chương 3. VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 ................................................................... 62 3.1. Văn hóa và công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. ....................... 62 3.1.1. Khái niệm văn hóa. ................................................................................ 62 3.1.2. Nếp sống văn hóa................................................................................... 63 3.2. Về tôn giáo ............................................................................................... 73 3.3. Những thành tựu trong giáo dục................................................................ 77 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 91 PHỤ LỤC ........................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CNXH Chủ nghĩa xã hội UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã SX - KD Sản xuất - kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NTTS Nuôi trồng thủy sản MTTQ Mặt trận Tổ quốc CNH- HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CM/ LL Chuyên môn - Lí luận TH Tiểu học TC Trung cấp ĐH Đại học CĐ Cao đẳng HĐND Hội đồng nhân dân VHTT Văn hóa thông tin TN Thanh niên NTM Nông thôn mới BS Bác sĩ ĐD Điều dưỡng NHS Nữ hộ sinh iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 1996 ..... 41 Bảng 2.2: Sản lượng khai thác cá biển phân theo địa phương(1997 - 2000)..... 43 Bảng 2.3: Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 2006 .... 45 Bảng 2.4: Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 2012........ 48 Bảng 2.5: Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu ........... 52 Bảng 2.6: Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu ........... 53 Bảng 2.7: Giá trị NTTS của các xã ven biển năm 2006 ................................... 55 Bảng 2.8: Giá trị NTTS của các xã ven biển năm 2012 ................................... 55 Bảng 2.9: Thu nhập bình quân của ngư dân ven biển Hải Hậu (2001 - 2012) .. 57 Bảng 3.1: Số vốn giành cho phong trào khuyến học xã Hải Lý(1997 - 2012) .. 80 Bảng 3.2: Tình trạng trường học ở các cấp học khu vực ven biển huyện Hải Hậu... 81 Bảng 3.3 Thời gian hoàn thành phổ cập của ngư dân ven biển ........................ 82 Bảng 3.4: Số lượng học sinh đỗ vào trường THPT ở Hải Hậu ......................... 83 Bảng 3.5: Số học sinh đỗ vào chuyên nghiệp qua các năm .............................. 84 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Sản lượng khai thác thủy sản phân theo địa phương từ 1997 2000 (đơn vị : tấn) ....................................................................... 43 Biểu đồ 2.2. Sản lượng khai thác thủy sản của 2 thời kì 1996 và 2006 (tấn) .... 46 Biểu đồ 2.3. Sự gia tăng sản lượng khai thác thủy sản ở các xã ven biển năm 2006 và năm 2012 (tấn) ............................................................... 48 Biểu đồ 2.4. Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu qua các năm (1999 - 2012)................................................................. 53 Biểu đồ 2.5. Giá trị nuôi trồng thủy sản của các xã ven biển huyện Hải Hậu ... 56 vi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, các nước trên thế giới và trong khu vực đang hướng mạnh sự phát triển kinh tế ra biển. Người ta cho rằng khi các nguồn tài nguyên trong đất liền ngày càng có xu hướng cạn kiệt, thì nguồn tài nguyên trên biển lại được quan tâm chú ý hơn bao giờ hết. Các nhà khoa học đã nhận định rằng: Thế kỉ XXI sẽ là “thế kỉ của biển và đại dương”. Bối cảnh thế giới tác động đòi hỏi Việt Nam không thể không có một chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển mang tính cách mạng, tập trung mọi nguồn lực phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế đất nước với vai trò chủ yếu thuộc về các lĩnh vực kinh tế biển. Mặt khác, việc phát triển kinh tế biển còn giúp chúng ta hội nhập và mở cửa một cách sâu rộng, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trên thế giới. Phát triển mạnh, bền vững kinh tế biển và vùng ven biển còn là động lực thúc đẩy các vùng khác của đất nước cùng phát triển. Yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế biển đã được Bộ Chính trị xác định từ năm 1993 với việc khẳng định: “Vị trí và đặc điểm của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong khu vực vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh kinh tế biển đi đôi với việc tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành nước mạnh về kinh tế biển” [96, tr. 456] Nam Định là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng vốn từ xưa đã nổi tiếng là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đất văn hiến với truyền thống hiếu học nơi sản sinh ra nhiều danh nhân kiệt xuất, nhiều tướng tài giúp ích cho đất nước. Mảnh đất Nam Định vốn là quê hương của nhà Trần- một vương triều có lịch sử tồn tại lâu đời và có nhiều cống hiến lớn cho đất nước. Nằm trong vùng văn hóa Bắc Bộ, với tổng số 72 km bờ biển trải dài trên địa bàn 18 xã, thị trấn, thuộc 3 huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu, địa phận biên giới biển của tỉnh có 2 tôn giáo lớn là đạo Phật và đạo Thiên chúa, trong đó đồng bào theo đạo Thiên chúa chiếm 41,3% dân số. Do vậy, cùng với công tác quốc 1 phòng ven biển, các địa phương và các đơn vị Bộ đội Biên phòng đóng ở khu vực ven biển đã thường xuyên quan tâm, thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng vùng giáo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển của tỉnh, tạo thuận lợi cho kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển theo định hướng của NQTW 4 khóa X “chiến lược biển Việt Nam đến 2020”. Là huyện ven biển phía Nam tỉnh Nam Định, với chiều dài 32 km bờ biển, Hải Hậu có thể phát huy thế mạnh của kinh tế biển - một trong những nguồn lợi của kinh tế địa phương mà không phải nơi nào cũng có được. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nói chung, cư dân ven biển đã biết phát huy thế mạnh của kinh tế ngư nghiệp góp phần xây dựng kinh tế địa phương thêm giàu mạnh, đồng thời vẫn giữ vững truyền thống “Tứ tính - Cửu tộc” của quê hương Hải Hậu, vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết sáng tạo trong lao động sản xuất. Với những cố gắng đó, huyện đã 3 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng. Từ năm 1978 đến nay, huyện liên tục là điển hình Văn hóa Thông tin cấp huyện của cả nước. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, văn hóa của huyện đã và đang có rất nhiều sự khởi sắc. Là người con của quê hương Hải Hậu, lại rất yêu biển và con người vùng biển, tác giả cảm thấy rất tự hào và nhận thấy rằng việc hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của quê hương Hải Hậu nói chung và văn hóa của cư dân ven biển nói riêng là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012” để làm luận văn Thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các nghiên cứu chung Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa phương nói riêng không chỉ được các nhà lãnh đạo mà được cả các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội quan tâm. 2 Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2010), vấn đề kinh tế, xã hội đã được nêu lên thành đường lối chung mang tính định hướng cho sự phát triển. Đặc biệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua 2 văn kiện quan trọng là “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005’’ và “Chiến lược ổn định sự phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010’’. Cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1998 của tác giả Ngô Đình Giao đề cập đến việc chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN và thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế đất nước. Cuốn “Khoa học về biển và kinh tế biển” của đại tướng Võ Nguyên Giáp, NXB chính trị quốc gia 2014, tác giả đã trình bày những nguồn tài nguyên quý từ biển và thế mạnh của kinh tế vùng biển nói chung. Lê Duẩn (1968), Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh của Lê Duẩn (1968), Nxb Sư Thật Hà Nội,đã trình bày về mối quan hệ hữu cơ của kinh tế địa phương với nền kinh tế quốc doanh, vai trò của kinh tế địa phương với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2.2. Các nghiên cứu ở địa phương Tại địa phương, cuốn Hải Hậu, Mảnh đất - con người, truyền thống - đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia của tác giả Bùi Xuân Hạc (1994) nêu lên lịch sử hình thành mảnh đất Hải Hậu và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nói chung của mảnh đất và con người Hải Hậu trong suốt hơn 5 thế kỉ. Trong Tạp chí lịch sử Đảng, số 12 - 1996 tác giả Phan Văn Kiệm viết bài “Hải Hậu- 110 năm xây dựng và phát triển” nêu khái quát những thành tựu của nhân dân Hải Hậu đạt được từ khi thành lập huyện đến chặng đường 10 năm sau đổi mới đất nước (1996). 3 Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 10 - 1999,giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết “Hải Hậu trong bối cảnh nền văn hoá khai hoang ven biển Bắc bộ”, trong đó nêu lên những nét nổi bật về văn hóa vùng ven biển Hải Hậu từ buổi đầu khai hoang lấn biển. Năm 2010, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Hậu trình bày một cách đầy đủ về quá trình ra đời và lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ huyện Hải Hậu cũng như của sáu xã ven biển. Ban Chấp hành Đảng bộ - Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu (2010) xuất bản cuốn Địa chí Hải Hậu, Nxb Hải quân, trong đó nêu lên những nét chính về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa nói chung của nhân dân Hải Hậu từ khi mở đất cho đến năm 2000. Ở các xã nghiên cứu xuất bản lịch sử Đảng bộ của xã như: Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Chính (từ mở đất đến năm 2000) Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Đông (từ mở đất đến 2005) Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Lý từ mở đất đến 2005 Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Triều từ mở đất đến 2005 Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Hoà từ mở đất đến 2005 Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Thịnh Long(từ mở đất đến 2000) Những cuốn sách này trình bày một cách rõ nét về tình hình kinh tế , văn hóa các xã từ mở đất đến năm 2000 hoặc 2005. Ngoài ra, các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trình bày trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các xã, Huyện và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Hà Nam Ninh (1975), tỉnh Nam Định (1991 - 2010 ), Phòng thống kê huyện Hải Hậu và tư liệu lưu trữ của sáu xã, thị trấn giúp tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh tế ngư nghiệp, văn hóa xã hội hàng năm, nhất là thời kỳ Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước. 4 2.3. Các luận văn, luận án và công trình NCKH... Năm 2003, Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tiến hành dự án phòng ngừa thảm họa thiên tai ở các xã ven biển Hải Hậu đã có những điều tra, đánh giá khá rõ nét về việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng này, đây cũng là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo. Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ viết về đề tài kinh tế, văn hóa - xã hội nói chung của huyện Hải Hậu và 6 xã ven biển. : Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thu Lan : “Lễ hội văn hóa truyền thống cách mạng trên quê hương Hải Hậu từ đổi mới 1986 đến 2010” đề cập đến những nét đẹp văn hóa truyền thống trên quê hương Hải Hậu vào dịp Quốc khánh 2/9 hành năm. Luận văn của thạc sĩ Trần Thị Tân: “Chuyển biến kinh tế - xã hội sáu xã ven biển của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2010” đề cập đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu từ 1986 đến năm 2010. Nhìn chung, những công trình trên đây ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập đến kinh tế văn hóa - xã hội của nhân dân Hải Hậu và sáu xã ven biển của huyện Hải Hậu. Song, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về sự chuyển biến trong kinh tế ngư nghiệp và nền văn hóa riêng của cư dân các xã ven biển. Do vậy, là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Hải Hậu, tác giả quyết định chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp thêm tư liệu về sự phát triển kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của 6 xã ven biển trên quê hương Hải Hậu. 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về kinh tế ngư nghiệp, văn hóa của ngư dân ven biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012. 3.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về kinh tế ngư nghiệp ở vùng ven biển huyện Hải Hậu trước và sau thời kì đổi mới, nhằm làm nổi bật thế mạnh và vai trò của nền kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế vùng ven biển. 5 Nghiên cứu về văn hóa của cư dân vùng ven biển để thấy được những nét chung và những nét đặc thù về văn hóa của vùng ven biển, từ đó kiến nghị đề xuất giải pháp phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp và khắc phục những hạn chế của cư dân vùng biển để tăng cường giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở thực tiễn về kinh tế ngư nghiệp và văn hóa ở 6 xã ven biển, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế ngư nghiệp và văn hóa - xã hội trước khi đổi mới ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Làm rõ sự phát triển của kinh tế ngư nghiệp, văn hóa của các xã ven biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế ngư nghiệp và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ở các xã ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 3.4. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại sáu xã, thị trấn ven biển của huyện Hải Hậu bao gồm các xã: Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa và thị trấn Thịnh Long. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012. Tuy nhiên, để làm rõ nội dung theo yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập tình hình kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của 6 xã ven biển những năm trước đó. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: Tài liệu thành văn Các công trình nghiên cứu, tạp chí, luận văn của của các nhà khoa học. Các chỉ thị, nghị quyết TƯ Đảng, tỉnh ủy Nam Định, huyện ủy Hải Hậu các số liệu thống kê, báo cáo, đề án…. 6 Một số văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Nam Định, Đảng bộ huyện Hải Hậu từ năm 1975 đến nay Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định, Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Hậu, Lịch sử Đảng bộ các xã Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, thị trấn Thịnh Long và các bài viết đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của sáu xã ven biển huyện Hải Hậu nói riêng. Đặc biệt tác giả dựa vào các báo cáo tình hình phát triển kinh tế ngư nghiệp - văn hóa xã hội của các xã Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, thị trấn Thịnh Long từ 1986 đến 2012. Nguồn thống kê của các sở, ban ngành liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục thống kê tỉnh Nam Định, Phòng Thống kê huyện Hải Hậu, Ban Tuyên giáo huyện Hải Hậu… Tài liệu điạ phương Các tài liệu về dân cư địa phương, sách của dòng họ,các báo cáo của các chi bộ thôn xã, những cá nhân là thành viên trong các thôn xã. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để có thể tái hiện quá trình chuyển biến kinh tế ngư nghiệp và văn hóa ở 6 xã ven biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành.Trong đó có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng: Phương pháp kinh tế học lịch sử: Thấy được tốc độ phát triển, tăng, giảm của kinh tế ngư nghiệp qua thời gian trước và sau thời kì 1986, qua các giai đoạn phát triển của lịch sử để thấy được sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Phương pháp dân tộc học lịch sử: Tìm hiểu nghiên cứu sâu về lịch sử của các xã, thị trấn vùng ven biển, về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt... 7 Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành bản luận văn, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như:: phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp thống kê,phân tích, tổng hợp,phỏng vấn, so sánh....để chọn lọc, bổ sung tư liệu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần tìm hiểu về lịch sử địa phương huyện Hải Hậu, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp trong truyền thống xây dựng phát triển kinh tế- văn hóa của vùng đất và con người huyện Hải Hậu. Góp thêm tư liệu khoa học để các nhà quản lí có những chủ trương chính sách cụ thể trong lĩnh vực quản lí kinh tế, văn hóa, góp thêm tư liệu cho việc giảng dạy lịch sử địa phương. Nêu lên những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế, văn hóa của ngư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012 và đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, gìn giữ chủ quyền biển đảo và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của ngư dân ven biển trên quê hương Hải Hậu. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Hải Hậu và kinh tế, văn hóa trước 1986. Chương 2: Kinh tế ngư nghiệp của cư dân ven biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012. Chương 3: Văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012. 8 9 (Nguồn: Địa chí Nam Định) 10 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HẬU VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA TRƯỚC 1986 1.1. Khái quát về huyện Hải Hậu 1.1.1. Vị trí địa lý Nằm cách thành phố Nam Định 36 km, cách thủ đô Hà Nội 130 km, Hải Hậu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, có toạ độ địa lý khoảng 2007’ vĩ độ Bắc và 1060 15’ kinh độ Đông. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Định; phía bắc, phía đông giáp huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ. Từ đông bắc xuống tây nam là sông Ninh Cơ, phía nam là biển Đông với 32 km bờ biển. Là một miền đất biển bồi, có lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển, con người nơi đây đã trải qua quá trình lấn biển với bao vất vả, nhọc nhằn để cải biến bãi hoang vu thành vùng đất ngày càng trù phú, phồn vinh. Hải Hậu nối liền với tỉnh lỵ Nam Định bằng Quốc lộ 21. Dọc Quốc lộ 21 từ huyện lỵ Hải Hậu tới tỉnh lỵ Nam Định dài 36 km. Trên địa phận Hải Hậu, Quốc lộ 21 xuyên qua 3 thị trấn là Yên Định, Cồn, Thịnh Long, vấn đề giao thông tương đối thuận lợi. Là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh Nam Định, Hải Hậu có cảng Thịnh Long, có cửa biển Văn Lý, sông Ninh Cơ là những tuyến đường thủy quan trọng thuận lợi cho việc neo đậu tàu, thuyền và giao thương buôn bán trong và ngoài huyện Hải Hậu có 6 xã ven biển là Hải Hòa, Hải Chính, Hải Triều, Hải Lý, Hải Đông, Hải Thịnh (nay là thị trấn Thịnh Long). Sáu xã này nằm kề nhau thành một dải bám lấy đê biển. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Dân số Với diện tích 226 km2 , dân số là 294.216 người , phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Trong đó chiếm tới 80 % dân số đã qua trường lớp đào tạo. Mật độ dân số trung bình 1. 301 người / km2. Trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan