Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày...

Tài liệu Luận văn không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ tày

.PDF
103
115
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MÔNG THỊ BẠCH VÂN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MÔNG THỊ BẠCH VÂN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học, Khoa Ngữ văn, các thầy, các cô trong tổ Văn học Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Đức Ngôn – người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn các bạn, những người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Mông thị Bạch Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................... 6 3.1. Mục đích .................................................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát ............................................... 8 5.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8 5.2. Tư liệu khảo sát ......................................................................................... 9 6. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn. ......................................................................................... 9 B. PHẦN NỘI DUNG10 Chƣơng 1: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY .............................. 10 1.1. Khái niệm về không gian và thời gian nghệ thuật .................................... 11 1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ........................................................... 11 1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật ............................................................... 12 1.2. Phân loại không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày .......... 15 1.2.1. Phân loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày ........................... 15 1.2.2. Phân loại thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày .............................. 17 1.3. Đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày... 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.1. Đặc điểm của không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày .................... 18 1.3.2. Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày .............................. 23 Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY....................................................................................... 29 2.1. Các hình ảnh về không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày ................... 29 2.1.1. Không gian sinh hoạt .............................................................................. 29 2.1.2. Không gian thiên nhiên ........................................................................... 36 2.1.3. Không gian siêu hình .............................................................................. 41 2.1.4. Nhận xét chung về các loại không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày ..................................................................................................................... 46 2.2. Các thủ pháp biện pháp thể hiện không gian nghệ thuật ........................... 47 2.2.1. Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ .................................................................... 48 2.2.2. Sử dụng cách lặp từ và dùng các từ láy .................................................. 52 2.2.3 Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ .................................................................. 54 2.2.4. Sử dụng những cặp từ đối lập ................................................................. 56 2.3. Các công thức thể hiện không gian nghệ thuật .......................................... 59 2.3.1. Sáng tạo từ công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống .......... 59 Chƣơng 3: SỰ THỂ HIỆN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY ............................................................................... 61 3.1. Các hình ảnh về thời gian nghệ thuật ......................................................... 62 3.1.1. Thời gian thực ......................................................................................... 62 3.1.2. Thời gian thiên nhiên .............................................................................. 66 3.1.3. Thời gian siêu hình .................................................................................. 75 3.1.4. Nhận xét chung về gian nghệ thuật ......................................................... 77 3.2. Các thủ pháp thể hiện thời gian nghệ thuật ................................................ 79 3.2.1. Sử dụng các biểu tượng mang tính thời gian .......................................... 79 3.2.2. Sử dụng các phạm trù đối lập về thời gian trong cùng câu thơ hoặc giữa các câu thơ với nhau ................................................................................. 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.3. Sử dụng các câu hỏi tu từ về thời gian.................................................... 82 3.2.4. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và sự liên tưởng về thời gian ........................ 83 3.2.5. Biện pháp ước lệ thời gian ...................................................................... 86 3.3. Các công thức thể hiện thời gian nghệ thuật .............................................. 90 3.3.1. Mẫu đề “ ngày đêm và đêm ngày” .......................................................... 90 3.3.2. Các mẫu đề thời gian “sớm chiều” (sáng chiều)”, “ sớm hôm”, “sớm tối”, “trưa chiều” ............................................................................................... 91 3.3.3 Các mẫu đề “ngày trước”, “ngày xưa”, “bây giờ”, “hôm nay”, “ngày nay”, “hôm sau”, “ngày mai” ........................................................................... 92 C. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với nền văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, truyện thơ là một thể loại đặc sắc, được các nhà nghiên cứu đánh giá “Là thể loại phát triển cuối cùng và cũng là đỉnh cao của dân ca Tày”. Vì sớm có chữ viết nên việc ghi chép các tác phẩm truyện nôm Tày được các nho sĩ bản tộc và các thầy đồ miền xuôi, gia công chau chuốt, tạo nên thể loại truyện thơ có giá trị cho tới ngày nay. Bản thân tác giả luận văn là người con của dân tộc Tày nên việc tìm hiểu về văn học dân tộc mình là điều cần thiết để góp phần giới thiệu, tôn vinh bản sắc văn hóa tộc người. Như đã biết, trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Truyện thơ khá phong phú về số lượng, trên thực tế, mặc dù đã có nhiều công trình sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu thành công về thi pháp truyện thơ Tày nhưng chưa có một công trình nghiên cứu về thi pháp không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài luận văn “Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày”. 2. Lịch sử vấn đề Dựa trên các tài liệu hiện có, chúng tôi đã tham khảo và tiếp cận những nhận định, những ý kiến của các nhà sưu tầm, biên soạn, dịch thuật và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn cao học của mình. Về việc sưu tầm, biên soạn, xuất bản truyện thơ Tày, đến nay đã có 17 đơn vị tác phẩm dịch và giới thiệu bằng chữ phổ thông, đó là các tác phẩm: Tam Mậu Ngọ; Nam Kim-Thị Đan; Chim Sáo; Đính Quân; Quảng Tân – Ngọc Lương; Vượt Biển (Khảm Hải); Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán); Kim Quế (Nàng Kim); Trần Châu (Nàng Quyển); Nàng Ngọc Long; Nàng Ngọc Dong; Nhân Lăng; Lương Quân - Bjóoc Lả; Chiêu Đức; Lý Thế Khanh; Nho Hương; Tử Thư – Văn Thậy). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Về việc nghiên cứu tác phẩm, đã có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về truyện thơ Tày. Trước hết phải nói tới nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn. Trong bài viết “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày Nùng” (trong sách Truyện thơ Tày Nùng, tập1, Nxb VH, HN 1964) dùng để giới thiệu chung cho hai tập thơ truyện thơ Tày – Nùng (gồm 8 truyện), Nông Quốc Chấn đã đưa ra nhận xét về cách kết cấu cốt truyện của truyện thơ: “Truyện nào cũng được sắp xếp thành từng chương, từng tiết, từng đoạn”; “Cách kể không cầu kì, phức tạp mà nôm na dễ hiểu”. Ngoài ra khi nhận xét về các truyện thơ Tày Nùng, ông còn đưa ra những nhược điểm của thể loại truyện thơ “Đọc các truyện thơ Tày Nùng, ta thấy có nhiều chất hiện thực, chất kịch, nhưng nhìn chung, hầu hết các tác phẩm thường ít có những đoạn những câu mang chất suy nghĩ sâu sắc, ít những hình ảnh độc đáo, ít chất trữ tình mà chỉ nặng về kể lể nhiều lời. Có những truyện tưởng đã dùng quá nhiều từ Hán, Việt và rất ít sử dụng hình ảnh ca dao, tục ngữ, dân tộc… ”[10]. Về vấn đề này cần được các nhà nghiên cứu lý giải cặn kẽ hơn. Tác giả Hà Thị Bình trong “Dịch và giới thiệu truyện thơ “Tử thư – Văn Thậy vùng Ngân Sơn, Bắc Cạn trong hệ thống truyện thơ Tày” (luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2002) đã kế thừa kết quả nghiên cứu về cấu trúc cốt truyện của tác giả Lê Trường Phát, và bổ sung thêm một thành phần kết cấu: “Theo quan niệm truyền thống về kết cấu, truyện thơ Nôm được xây dựng theo mô hình ổn định của hệ thống cốt truyện với ba sự kiện cơ bản: Gặp gỡ Tai biến – Đoàn tụ”[9]. Mô hình này là sự tiếp nối mảng cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên, trong nhiều truyện cổ và truyện thơ, ngoài ba sự kiện cơ bản trên, còn có một thành phần khá quan trọng đứng trước sự kiện “Gặp gỡ”: Giới thiệu nhân vật. Như vậy, kết cấu truyện thơ có thể khái quát theo mô hình bốn chặng: Giới thiệu-Gặp gỡ-Tai biến–Đoàn tụ. Trong quan niệm về sự khác biệt thời gian giữa cõi trần và cõi tiên, tác giả nhận xét: “Người Tày cho rằng có ba tầng thế giới, mỗi tầng có người đứng đầu, kẻ hậu thuẫn. Trật tự xã hội của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 ba tầng thế giới như vậy, là giống nhau. Nhưng giữa cõi trần và cõi tiên, thời gian khác xa nhau. Một ngày ở cõi tiên có thể bằng cả năm hạ giới”[9:109]. Hà Thị Bích Hiền trong “Truyện thơ nôm Tày - Điểm nối giữa văn học dân gian và văn học Tày” (luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội 2000) đã khảo sát truyện nôm Tày trên các phương diện chữ viết, phong tục tập quán, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ…Tác giả luận văn có nêu ý kiến về quan niệm về vũ trụ của người Tày: “Với truyện thơ nôm Tày, ba thế giới (mường trời, dương gian, diêm cung) gần giống nhau: có đủ bộ máy cai quản, có trật tự, có quan, có dân, có binh tướng….”[18]. Đây là một nhận xét quan trọng để người viết vận dụng vào việc nghiên cứu của mình về vấn đề không gian nghệ thuật. Năm 1992 tác giả Kiều Thu hoạch trong cuốn “Truyện Nôm - nguồn gốc 39và bản chất thể loại” đã tìm ra mối quan hệ giữa truyện nôm Việt với truyện thơ nôm Tày. Biểu hiện sự tương đồng ở câu mở đầu, câu kết thúc truyện, ở phong cách ngôn ngữ thơ “…Pha tạp không thuần nhất, không đồng đều, khi thì Hán, khi thì Nôm, khi bình dân, khi thì trang trọng… ”. Tác giả đưa ra ý kiến về thi pháp truyện Nôm nói chung: “Về thi pháp, truyện Nôm đã hình thành một phong cách thể loại và một khuôn mẫu cấu trúc thể loại khá ổn định. Đó là những kết cấu câu mở đầu và kết thúc truyện giống nhau. Đó là mô hình kết cấu Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ và kết thúc có hậu giống nhau…”[19]. Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong bài viết “Những biểu hiện của tôn giáo tín ngưỡng trong truyện thơ nôm Tày Nùng” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, 1997) đưa ra nhận xét hoàn toàn có cơ sở về “Không gian nghệ thuật trong truyện thơ nôm Tày Nùng, cũng có ba cõi như vũ trụ quan của người Tày trong cuộc sống. Tuy nhiên trong truyện thơ nôm Tày, tên gọi của ba cõi đó phong phú hơn. Chẳng hạn cõi trời được gọi bằng các tên như bồng lai, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 mường trời, thượng giới…Đó là nơi ở của Ngọc Hoàng, Vương Mẫu, Bụt Cả,…Cõi đất được gọi bằng các tên như trần gian, dương gian, thế gian,..là nơi sinh sống của loài người, cỏ cây, muôn loài. Cõi âm còn có tên gọi là Long phủ, Diêm la, Địa phủ,..là nơi cư ngụ của Diêm vương, hà bá, quỷ sứ, thuồng luồng… Người trần gian muốn lên thượng giới đều phải qua chùa Lôi Âm, muốn xuống âm giới phải qua chợ Hoài Dương. Có thể nói trong truyện thơ nôm Tày, Nùng, chùa Lôi Âm, chợ Hoài Dương là trạm chuyển tiếp của ba tầng vũ trụ…”[26: 72]. Vào năm 1972 tác giả Lục Văn Pảo đưa ra danh mục truyện nôm Tày, chủ yếu từ nguồn gốc bản tộc là chính, thứ đến từ các truyện nôm Kinh, từ kho truyện dân gian Trung Quốc. Tất cả được sưu tầm trong một thời gian dài với con số (tác giả thống kê) lên tới 47 danh mục truyện. Đây là số lượng tác phẩm khá phong phú về thể loại này, cho đến nay con số cuối cùng vẫn chưa dừng lại ở đó mà vẫn đang được các nhà nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật bổ sung. Lục Văn Pảo đã chỉ ra: “Về kết cấu truyện thơ, thường khá hoàn chỉnh…Mở đầu truyện, thường xác định câu chuyện ở thời điểm nào…” “Cách kể ở đây theo từng chương. Các chương thường không có câu đề mà chỉ chuyển đoạn bằng những câu, như “Lại ca đoạn…” ”[32: 23]. Đây là một nhận xét khá tinh tế thú vị về kết cấu truyện, tuy nhiên cần được giải thích một cách cụ thể hơn nữa. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số ” (luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội, năm 1997) của Lê Trường Phát. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu truyện thơ của dân tộc thiểu số trên các phương diện kết cấu cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và đặt truyện thơ dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh truyện thơ các nước Đông Nam Á. Về mô hình, cấu trúc cốt truyện, tác giả nhận định “Mô hình kết cấu cốt truyện kết thúc có hậu với ba chặng: [Gặp gỡ, Tai biến, Đoàn tụ] không phổ biến, không tiêu biểu cho kiểu kết cấu cốt truyện của thể loại truyện thơ các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 dân tộc thiểu số”; và mô hình “Kết thúc bi kịch” mới là phổ biến và tiêu biểu, chiếm tỉ lệ lấn át kiểu “kết thúc có hậu”, có trường hợp chiếm 100% (dân tộc Mường, Chăm) [34: 127]. Riêng ở nhóm truyện thơ Tày- Nùng tình hình ngược lại: “Kết thúc có hậu chiếm tỉ lệ lấn át” [34: 128]. Tác giả lý giải, sở dĩ có sự kết thúc khác nhau giữa nhóm truyện thơ Tày – Nùng so với truyện thơ Mường, Chăm chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên, họ mang theo ảnh hưởng của truyện nôm Việt vào truyện thơ Tày – Nùng. Gần đây nhất, tác giả luận văn Triệu Thị Phượng với luận văn thạc sĩ ngữ văn “Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái” đã so sánh truyện thơ Tày với truyện thơ Thái và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề, tư tưởng - tình cảm - thái độ của nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái. Công trình đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Thái. Đặc biệt, một công trình có tầm khái quát cao, công trình đầu tiên ở Việt Nam trình bày có hệ thống về thi pháp thể loại truyện thơ Tày, đó là công trình “Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại ” của PGS. TS Vũ Anh Tuấn. Tác giả đã nghiên cứu từ nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển, đến thi pháp thể loại truyện thơ Tày (kết cấu cốt truyện, thi pháp nhân vật và lời văn nghệ thuật). Công trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về thể loại truyện thơ trong nền văn học dân gian nói chung, và trong nền văn học Tày nói riêng. Mặt khác, tác giả tìm hiểu đặc điểm, cấu trúc cốt truyện của truyện thơ qua việc sử dụng một số môtíp, của truyện kể dân gian trong truyện thơ Tày. Công trình đã chỉ ra năm bước phân tích và tổng hợp để tìm hiểu cấu trúc cốt truyện.[42] Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ ngữ văn “Tìm hiểu truyện thơ Tày – Nhân Lăng về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật” Đỗ Thị Hùng Thúy đã nêu một luận điểm đáng chú ý: “...Qua việc tìm hiểu thi pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 kết cấu cốt truyện thơ Nhân Lăng chúng tôi nhận thấy: Truyện Thơ Nhân Lăng là sự lựa chọn, lắp ghép các môtíp khác nhau từ những truyện cổ khác nhau về người mồ côi của dân tộc Tày để tạo nên một kết cấu cốt truyện mới…”[41]. Các công trình nghiên cứu, của các tác giả trên đây là cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tiếp về thi pháp truyện thơ Tày. Hiện nay truyện thơ Tày đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu nêu trên, chưa có công trình nào chuyên biệt viết về không gian và thời gian nghệ thuật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích: Làm rõ các đặc điểm thi pháp truyện thơ nôm Tày về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật. 3.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu phân loại không gian và thời gian nghệ thuật. - Nghiên cứu đặc điểm của từng loại không gian và thời gian nghệ thuật. - Nghiên cứu các phương tiện và công thức thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật. - Nghiên cứu vai trò và khả năng biểu cảm của không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Truyện thơ nôm của dân tộc Tày Trên cơ sở kế thừa sự nghiên cứu của người đi trước và bổ sung thêm một truyện thơ vào bảng thống kê. Dưới đây chúng tôi giới thiệu số lượng các truyện thơ nôm Tày (kèm theo số dòng thơ và nơi sưu tầm) đã được người đọc biết đến. Cụ thể là những truyện sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY STT Tên truyện thơ Tên gọi khác Số dòng thơ Nơi sưu tầm truyện 1 Tam Mậu Ngọ 1251 Thái Nguyên, Bắc Kạn 2 Nam Kim – Thị 575 Bảo Lạc, Cao Bằng Đan 3 Chim Sáo 373 Bảo Lạc, Cao Bằng 4 Đính Quân 2075 Chợ Rã, Chợ Đồn( Bắc Kạn ) 5 Quảng Tân – Ngọc 1299 Lương Bạch Thông, Chợ Rã ( Bắc Kạn ); Cao Lộc ( Lạng Sơn ) 6 Vượt Biển Khảm Hải 249 → ( bản Hoàng Hạc) 651 → ( bản Vi Hồng ) Cao Bằng, Lạng Sơn 7 Lưu Đài – Hán Nàng Hán 3437 Chợ Rã( Bắc Kạn ) 1883 Chợ Đồn, Chợ Rã, Bạch Xuân 8 Kim Quế Nàng Kim Thông( Bắc Kạn ) Định Hóa ( Thái Nguyên ) 9 Trần Châu 10 Nàng Quyển 2946 Chợ Rã, Cao Bằng Nàng Ngọc Long 2237 Cao Bằng 11 Nàng Ngọc Dong 1055 Cao Bằng 12 Nhân Lăng 1739 Chợ Rã, Bắc Kạn 13 Bjóc Lả 755 Chợ Đồn - Bắc Kạn, Vị Xuyên ( Hà Giang ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 14 Chiêu Đức 2655 Cao Bằng 15 Lý Thế Khanh 2209 Cao Bằng 16 Nho Hương 1754 Cao Bằng 17 Tử Thư – Văn Tử Thư; Tứ ( Bản gốc Ngân Sơn, Bạch Thông, Thậy Thư – Văn Nôm đã bị Ba Bể ( Bắc Kạn ), Bảo Thụy; mất phần Lạc ( Cao Bằng ) Sôi Văn Thậy đầu và phần cuối, số câu còn lại ) 1451 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật trong một số tác phẩm tiêu biểu: Lưu Đài – Hán Xuân (Nàng Hán), Nam Kim-Thị Đan, Nhân Lăng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu khảo sát. 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả: Với phương pháp này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc mô tả các yếu tố nghệ thuật liên quan đến không gian và thời gian trong các tác phẩm truyện thơ nôm Tày. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để phân tích, đối chiếu một cách cụ thể với một số truyện thơ của dân tộc khác nhằm tìm ra đặc điểm riêng biệt cho thi pháp truyện thơ Tày về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật. Phương pháp khảo sát văn bản: Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích các yếu tố ngôn từ biểu thị không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 5.2. Tƣ liệu khảo sát Ba truyện thơ nêu trên được in trong Truyện thơ nôm Tày (Hoàng Quyết-Triều Ân, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994); Ba áng thơ nôm Tày và thể loại (Triều Ân, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học); Chữ nôm Tày và truyện thơ (Triều Ân chủ biên, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học). Chủ yếu các truyện thơ nêu trên (Nhân Lăng; Nam Kim – Thị Đan; Lưu Đài – Hán Xuân) nằm trong hệ thống truyện thơ của dân tộc Tày. Cả ba tác phẩm trên đều là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, đều bắt nguồn từ ý thức tư tưởng, quan niệm đạo đức, khát vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ của người Tày. Nó xuất phát từ nguồn gốc nhân sinh quan và vũ trụ quan của tác giả dân gian. 6. Đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn này có thể được coi là góp phần nghiên cứu đầu tiên về không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ nôm Tày. Về măt thực tiễn: Tìm hiểu thi pháp truyện thơ nôm Tày giúp cho chúng ta hiểu về văn học dân tộc Tày và bản sắc văn hóa dân tộc Tày một cách sâu sắc, đầy đủ hơn, đồng thời cũng giúp cho việc giảng dạy phần văn học dân gian có liên quan đến dân tộc Tày ở trường đại học và cao đẳng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong ba chương: Chương 1: Phân loại và đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Chƣơng 1 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN THƠ TÀY Việc nghiên cứu thi pháp có ảnh hưởng rất lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX. Đặc biệt nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, một phạm vi của thi pháp học, có những nét đặc sắc, độc đáo riêng. Chúng ta cần “phải xác lập các phạm trù thi pháp, dùng chúng làm điểm quy chiếu những phát hiện riêng lẻ về từng yếu tố rời rạc của tác phẩm cần châu tuần vào những điểm quy chiếu ấy, từ đó mới khái quát thành những điểm độc đáo của tác phẩm” và phải “ đặt thi pháp của tác phẩm trong mối quan hệ với thi pháp thể loại…” [41: 9]. Tìm hiểu không gian và thời gian truyện thơ Tày, thực chất chính là nghiên cứu thi pháp thể loại truyện thơ. Điều đáng nói là với một đối tượng khoa học, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, cho nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Cần tiếp cận nó ở góc độ phônclo học và đặt nó không chỉ trong các văn bản tĩnh tại, mà trong môi trường vận động phônclo thì mới thấy được hết những giá trị nghệ thuật. Việc nghiên cứu thi pháp về không gian và thời gian nghệ thuật trong luận văn này được chúng tôi nhìn nhận trên nhiều bình diện khác nhau, nhất là sự phân loại các đặc điểm của không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 1.1. Khái niệm về không gian và thời gian nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật Ngoài các yếu tố tạo nên hình thức nghệ thuật, trong văn bản tác phẩm cụ thể, bao giờ cũng có yếu tố của không gian. Không gian chính là môi trường sống, hay nói cách khác đó là môi trường hoạt động của nhân vật. Có không gian, nhân vật mới bộc lộ rõ mọi hành động của mình, giữa không gian và nhân vật bao giờ cũng tỉ lệ thuận với nhau, hành động của nhân vật càng nhiều thì môi trường không gian càng lớn. Có bấy nhiêu không gian thì bộc lộ bấy nhiêu phương diện của con người về sự hiểu biết thế giới. Từ điển Thuật ngữ văn học khẳng định “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó ”[15]. Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” GS. Trần Đình Sử có nói tới không gian nghệ thuật: “Không gian trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật ”. Nói như vậy để thấy rằng không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào có thể tồn tại ngoài không gian. Mỗi không gian nghệ thuật đều có sự khác biệt, sở dĩ có điều này là do sự phản ánh thế giới nghệ thuật mang tính chủ quan của tác giả. Nghiên cứu hình tượng không gian nghệ thuật chính là việc tìm hiểu khám phá quan niệm nghệ thuật về thế giới, về con người. Không những thế, “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về như là sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất”[40: 87]. Điều đó có nghĩa là không gian nghệ thuật thể hiện con người và cả những quan niệm trong cuộc sống thường ngày, hoặc những gì đã diễn ra. Không thể xem xét không gian nghệ thuật một cách phiến diện, tách rời với con người và cuộc sống. Trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 thực tế, khi tiếp xúc với các văn bản, thấy được những hình ảnh nói về không gian như ngôi nhà, con đường, dòng sông...,các hình ảnh này chỉ trở thành biểu tượng của không gian nghệ thuật khi chúng mang một quan niệm nghệ thuật về thế giới của tác giả. Cũng theo GS. Trần Đình Sử, “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian ”, và không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín. Đối với tác giả thì việc xây dựng một không gian nghệ thuật cho riêng mình là điều phải làm và nó cũng quyết định sự thành công của tác phẩm. Mỗi tác giả đều hình dung tưởng tượng một không gian riêng, phù hợp với việc hình thành ý tưởng của mình trong tác phẩm. Vậy nó biểu hiện bằng ngôn ngữ, mang tính cá thể là điều dễ hiểu. Không gian do tác giả sáng tạo ra và người đọc là người cảm nhận chia sẻ. Tóm lại không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới được diễn tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện quan niệm về thế giới và quan niệm về con người qua lăng kính chủ quan của tác giả. 1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai phạm trù tồn tại song song với nhau, gần như không thể tách rời. Nếu không gian nghệ thuật là môi trường để nhân vật hoạt động thì thời gian nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình diễn ra các sự kiện, hành động của nhân vật trong tác phẩm. Khi tác giả dừng lại miêu tả cặn kẽ các sự việc, sự vật, dường như thời gian trôi chậm lại hoặc thời gian như ngừng trôi và ngược lại khi tác giả miêu tả lướt qua các sự kiện, thì thời gian trôi đi rất nhanh, và điều này khi tiếp xúc văn bản tác phẩm, người đọc sẽ cảm thấy rất rõ. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc về thi pháp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Như đã nói ở trên, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về văn học, nó đã có từ rất lâu và trải qua sự biến đổi để phù hợp với từng bước đi của lịch sử, và hiện nay nó mang trong mình những nội dung mới, hàm chứa những quan niệm mới. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang tính đặc thù, có đặc tính riêng biệt và nó cũng không thể đồng nhất với thời gian thực tại. Đối với mỗi tác phẩm truyện thơ Tày, cũng phải đòi hỏi “Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đã xử lí yếu tố này như một phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm”[14: 184]. Hiện nay về lĩnh vực thi pháp học, GS. Trần Đình Sử là người đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng thành công vào các văn bản tác phẩm. Giáo sư cho rằng thời gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Theo dẫn luận thi pháp học, giáo sư đã chỉ ra rằng “ thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại với tính liên tục và độ dài của nó, có hướng, với nhịp độ nhanh hay chậm với chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai ”[40: 61]. Triết học cổ xưa, có một số quan niệm khác về thời gian, xem nó là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Mọi vật chất trên thế giới này đều tồn tại với thời gian, tất nhiên không thể nằm ngoài thời gian được. Nhận biết được điều này, con người đã biết cách tính bằng đơn vị thời gian theo quy ước chung ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây...Khi thời gian đi vào tác phẩm và trở thành hình tượng nghệ thuật, sẽ thể hiện những quan niệm khác nhau của mỗi nhà văn về cuộc đời, về con người. Thời gian nghệ thuật được tập hợp từ nhiều thời gian cá biệt, cùng vận động trên cả ba chiều thời gian tồn tại như đã nói ở trên. Tất nhiên trong các tác phẩm, nhà văn có thể đảo ngược các chiều thời gian, chứ không nhất thiết phải theo trình tự, từ quá khứ, hiện tại, cho tới tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Trong tác phẩm, thời gian nghệ thuật có thể kéo dài hay rút ngắn, tùy thuộc vào cảm quan của tác giả khi chiếm lĩnh và thể hiện thời gian. Có thể từ một điểm nhìn mà thời gian kéo dài hoặc dồn lại trong mười năm, hai mươi năm, hay cả một cuộc đời hoặc chỉ trong một khoảng khắc. Có rất nhiều loại thời gian khác nhau như: thời gian lịch sử, thời gian vật lý, thời gian sinh vật, thời gian tâm lý, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt... Với thời gian của thiên nhiên vũ trụ, trải qua từng giai đoạn lịch sử, đã có sự thay đổi trong quan niệm của con người. Trước đây do luôn quan niệm thời gian là tự nhiên, tuần hoàn, nên con người sống rất ung dung tự tại, lạc quan yêu đời. Đến nay quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều. Vì thời gian của thế giới vô tận một đi không trở lại nên quan niệm của con người về cuộc sống cũng thay đổi khác xa so với trước đây: thời gian trôi đi, con người phải sống vội vã hơn, gấp gáp hơn nhưng làm sao cho có ý nghĩa hơn. Đến với thời gian nghệ thuật, chúng ta có thể làm sống lại thời gian đã trôi đi bằng cách để con người trở về quá khứ. Ngược lại, có thể hướng con người đến cuộc sống tương lai...Để làm được việc này, cần có sự sáng tạo của nghệ sĩ để thời gian nghệ thuật trở nên đa dạng, có nhiều điểm nhìn, tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm. Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan, nó thường gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể thay đổi trong khoảng thời gian vượt xa mức thực tế, cũng có khi kéo dài hoặc rút ngắn khoảng cách thời gian cho phù hợp với mọi hoạt động diễn ra của từng nhân vật. Người đọc là người cảm nhận sâu sắc nhất về thời gian nghệ thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là một biểu tượng cho quan niệm về con người và cuộc đời thì cuộc sống lại muôn màu muôn vẻ, có ngàn lý do, cũng có ngàn quan niệm, tạo nên sự phong phú, đa dạng về thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan