Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn khai thác di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi phục vụ phát tri...

Tài liệu Luận văn khai thác di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi phục vụ phát triển du lịch bình định

.PDF
135
205
64

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ du lịch“Khai thác di sản văn hoá phi vật thể hát bội, bài chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và không sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2017 Người thực hiện luận văn Huỳnh Thị Kim Bình ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ Du lịch với đề tài “Khai thác di sản văn hoá phi vật thể hát bội, bài chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.Nguyễn Quyết Thắng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Công nghệ TP.HCM, khoa Du lịch– Nhà hàng – Khách sa ̣n đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. TÁC GIẢ Huỳnh Thị Kim Bình iii TÓM TẮT Mu ̣c tiêu của nghiên cứu này là đánh giá việc khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” nhằm phục vụ phát triển du lịch Bình Định. Thông qua luận văn này tác giả muốn có những giải pháp cụ thể hơn, thực tế hơn để đưa nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định phục vụ du lịch hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Căn cứ vào các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước có liên quan. Cùng với các số liệu từ các sở ban ngành, nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh giá việc khai thác Di sản văn hóa phi vật thể “Hát bộ”, “Bài chòi” ở Bình Định. Nghiên cứu sử du ̣ng các phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp tham chiếu và suy diễn qui nạp, phương pháp so sánh. Bên cạnh việc phân tích, đánh giá thực trạng khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi”, bài nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp trong việc khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định gồm các giải pháp: (1) Chính sách về quản lý nhà nước trong khai thác hát bội, bài chòi, (2) Giải pháp về công tác nghiên cứu tiềm năng, (3) Giải pháp vềcông tác khai thác khách, (4) Nhóm giải pháp về tổ chức đào tạo, (5) Giải pháp về tăng cường quảng bá cho hát bội, bài chòi. iv ABSTRACT The objective of this study is to evaluate the exploitation of intangible cultural heritage “Hat boi”, “Bai choi”to development Binh Dinh Tourism. Through this paper the author wants to have solutions more specific, more practical to put art “Hat boi”, “Bai choi”of Binh Dinh tourism more effectively, contributing positively to economic development socio - society of the province. Based on relevant international as well as domestic studies. Together with data from government departments, research analysis and evaluation of the mining heritage of the intangible cultural “Hat boi”, “Bai choi” in Binh Dinh. Research uses methods: statistical analysis methods, expert methods,inductive and inferential inference methods, comparative methods. Besides analyzing and assessing the situation to exploit cultural heritage intangible “Hat boi”, “Bai choi”, study also offer a number of solutions in the exploitation of the cultural heritage of the intangible “Hat boi”, “Bai choi”of Binh Dinh include some solutions: (1) policy on state management in “Hat boi”, “Bai choi” (2) solutions to research potential, (3 ) solution for operators, (4) solutions related to training organizations, (5) solutions to increase advertising for “Hat boi”, “Bai choi”. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….ii TÓM TẮT…………………………………………………………………………..iii MỤC LỤC…………………………………………………………………………...v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................xi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xiii PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 2.1.Mục tiêu tổng quát .............................................................................................3 2.2.Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 3.1.Đối tương nghiên cứu ........................................................................................3 3.2.Đối tương khảo sát .............................................................................................3 3.3.Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 4.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4 4.1.Nguồn số liệu sử dụng .......................................................................................4 4.2.Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4 5.Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................5 5.1.Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................................5 5.2.Nghiên cứu trong nước ......................................................................................6 6.Điểm mới của đề tài .................................................................................................8 6.1.Về lý luận ...........................................................................................................8 6.2.Thực tiễn ............................................................................................................8 7.Kết cấu của luận văn ................................................................................................8 vi CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ DÂN CA, TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LICH ̣ .............................................................10 1.1. Một số khái niệm cơ bản về di sản văn hóa phi vật thể và du lịch dựa vào di sản..........................................................................................................................10 1.1.1. Di sản văn hoá.......................................................................................10 1.1.2. Di sản văn hoá phi vật thể .....................................................................10 1.1.3. Khái niệm du lịch dựa vào di sản .........................................................12 1.2. Di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” ........................................14 1.2.1. Di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội” ....................................................14 1.2.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................14 1.2.1.2. Đặc trưng của “Hát bội” ........................................................................17 1.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể “Bài chòi”...................................................19 1.2.2.1. Lịch sử hình thành .................................................................................19 1.2.2.2. Đặc trưng của “Bài chòi” ......................................................................21 1.3. Vai trò của việc khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch .......................................................................................................23 1.3.1. Vai trò về mặt kinh tế ...........................................................................23 1.3.2. Vai trò về mặt xã hội.............................................................................24 1.3.3. Vai trò về mặt văn hóa ..........................................................................25 1.4. Các nhân tốt ảnh hưởng đến khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch ....................................................................27 1.4.1. Nhân tố thuộc về tài nguyên .................................................................27 1.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ...............................27 1.4.3. Nhân tố về nguồn nhân lực ...................................................................28 1.4.4. Chính sách quy hoạch của địa phương .................................................28 1.5. Một số vấn đề về khai thác di sản văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ du lịch .......................................................................................................29 1.5.1. Chính sách quy hoạch ...........................................................................30 vii 1.5.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác di sản văn hoá trong hoạt động du lịch .......................................................................................30 1.5.1.2. Đánh giá tài nguyên di sản văn hoá trong hoạt động du lịch ................30 1.5.1.3. Bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá ..........................................................30 1.5.1.4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác di sản văn hoá trong hoạt động du lịch .......................................................................................31 1.5.2. Công tác nghiên cứu tiềm năng ............................................................32 1.5.3. Công tác tổ chức khai thác ....................................................................32 1.5.3.1. Nhà nước ...............................................................................................32 1.5.3.2. Doanh nghiệp ........................................................................................32 1.5.3.3. Địa phương ............................................................................................33 1.5.4. Công tác đào tạo ...................................................................................33 1.5.5. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất ................................................34 1.5.6. Marketing ..............................................................................................34 1.5.6.1. Du lịch ...................................................................................................34 1.5.6.2. Văn hóa..................................................................................................35 1.6. Kinh nghiệm khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam. .....................................................................................35 1.6.1. Kinh nghiệm khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch trên thế giới ..................................................................................................35 1.6.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ...................................................................35 1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...............................................................37 1.6.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia ...................................................................38 1.6.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác di sản văn hóa phi vật thể của các tỉnh ở Việt Nam ............................................................................................................40 1.6.2.1. Kinh nghiệm khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại Mai Châu-Hòa Bình……………………………………………………………………………40 1.6.2.2. Kinh nghiệm phát huy di sản thế giới không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ........................................................................................................43 viii 1.6.3. Bài học kinh nghiệm đối với du lịch di sản văn hóa “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định ..................................................................................................44 1.7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................44 1.7.1. Phương pháp thu thập ...........................................................................44 1.7.1.1. Số liệu thứ cấp .......................................................................................44 1.7.1.2. Số liệu sơ cấp.........................................................................................44 1.7.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................45 1.7.3. Phương pháp phân tích .........................................................................45 1.7.3.1. Phương pháp thống kê mô tả .................................................................45 1.7.3.2. Phương pháp so sánh .............................................................................46 1.7.3.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................46 1.7.3.4. Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp ......................................47 1.7.3.5. Phương pháp điều tra khảo sát ..............................................................47 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ KHAI THÁC DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ “HÁT BỘI”, “BÀI CHÒI” PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH……………………………………………………………………………….49 2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Định ......................................................................49 2.1.1. Về đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................50 2.1.1.1. Dân số ....................................................................................................50 2.1.1.2. Diện tích ................................................................................................50 2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế....................................................................................50 2.1.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Bình Định ........................51 2.1.2.1. Giao thông vận tải .................................................................................51 2.1.2.2. Hệ thống điện nước ...............................................................................51 2.1.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc ....................................................................52 2.1.2.4. Hệ thống cơ sở lưu trú ...........................................................................52 2.1.3. Điều kiện về tài nguyên du lịch ............................................................52 2.1.3.1. Tài nguyên xã hội nhân văn ..................................................................52 ix 2.1.3.2. Tài nguyên thiên nhiên ..........................................................................54 2.1.3.3. Các lễ hội ...............................................................................................56 2.2. Giới thiệu về tiềm năngvăn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” tại Bình Định 59 2.2.1. Tiềm năng “Hát Bội” ............................................................................59 2.2.1.1. Lịch sử của hát bội Bịnh Định...............................................................59 2.2.1.2. Đặc trưng của hát bội Bình Định...........................................................60 2.2.1.3. Tiềm năng khai thác ..............................................................................61 2.2.2. Tiềm năng “Bài chòi” ...........................................................................62 2.2.2.1. Lịch sử bài chòi Bình Định ...................................................................62 2.2.2.2. Đặc trưng của bài chòi Bình Định .........................................................64 2.2.2.3. Tiềm năng khai thác ..............................................................................66 2.3. Đánh giá thực trạng khai thác hát bội, bài chòi ......................................... 666 2.3.1. Đánh giá về chính sách .......................................................................666 2.3.2. Đánh giá về công tác nghiên cứu tiềm năng .........................................68 2.3.3. Công tác tổ chức khai thác khách .........................................................69 2.3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý về khai thác Di sản văn hóa ...........................69 2.3.3.2. Tổ chức khai thác khách ........................................................................71 2.3.4. Đánh giá về tổ chức đào tạo..................................................................79 2.3.5. Đánh giá về đầu tư ................................................................................86 2.3.5.1. Đầu tư cho du lịch .................................................................................86 2.3.5.2. Đầu tư cho hát bội, bài chòi Bình Định .................................................87 2.3.6. Marketing ..............................................................................................88 2.4. Đánh giá chung về thực trạng khai thác Di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi ở Bình Định ..............................................................................................91 2.4.1. Những thành công trong viê ̣c khai thác di sản văn hoá phi vâ ̣t thể hát bô ̣i, bài chòi ở Bình Đinh. ̣ ..................................................................................91 2.4.2. Những vấn đề còn ha ̣n chế ....................................................................93 x CHƯƠNG III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ “HÁT BỘI”, “BÀI CHÒI” PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH .........................................................................................96 3.1. Định hướng, mục tiêu khai thác hoạt động di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội, Bài chòi” phục vụ du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 ..............................96 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................96 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................96 3.1.2.1. Mục tiêu về kinh tế ................................................................................96 3.1.2.2. Mục tiêu về văn hóa xã hội ...................................................................97 3.1.2.3. Mục tiêu về môi trường .........................................................................97 3.1.2.4. Mục tiêu về quốc phòng, an ninh ..........................................................97 3.1.2.5. Mục tiêu khai thác Di sản văn hóa phi vật thể hát bội, bài chòi ...........97 3.1.4. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ...................................................................................98 3.2. Kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác hoạt động di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”,“Bài chòi” phục vụ du lịch tỉnh Bình Định .........100 3.2.1. Kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước về khai thác di sản văn hóa hát bội, bài chòi ......................................................................................................100 3.2.1.2. Đối với trung ương ..............................................................................100 3.2.1.2. Đối với địa phương..............................................................................100 3.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác hoạt động di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”,“Bài chòi” phục vụ du lịch tỉnh Bình Định ....................101 3.2.2.1. Nhóm giải pháp chính .........................................................................101 3.2.2.2. Nhóm giải pháp phụ ............................................................................109 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................113 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………116 PHỤ LỤC A. PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH ....................................................116 PHỤ LỤC B. PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ KHAI THÁC DI SẢN...................120 PHỤ LỤC C. DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN ............122 xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADO: Asian Development Outlook (Triể n vo ̣ng phát triể n Châu Á) APB: Asia-Pacific Bank (Ngân hàng Châu Á – Thái Biǹ h Dương) DLVH: Du lịch văn hóa FDI: Foreign Direct Investment (Đầ u tư trực tiế p nước ngoài) HDV: Hướng dẫn viên KT-XH: Kinh tế-Xã hội NGTK: Niên giám thống kê NSND: Nghệ sĩ Nhân dân NXB: Nhà xuất bản QLNN: Quản lý nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân UN: United Nations (Liên Hiê ̣p Quố c) UNESCO: United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization (Tổ chức Giáo du ̣c, Khoa ho ̣c và Văn hoá Liên Hiê ̣p Quố c) UNWTO: World Tourism Organization (Tổ chức Du lich ̣ thế giới) VHTT&DL: Văn hóa,Thể thao và Du lịch VH-TT&TT: Văn hóa, Thông tin & Truyền thông WTO: Word Trade Organization (Tổ chức Thương ma ̣i thế giới) xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Các giai đoa ̣n phát triể n của “hát bô ̣i” ..... ...............................................15 Bảng 1. 2. Quá trình hình thành khung chiń h sách về bảo vê ̣ di sản ........................36 Bảng 1. 3. Mô ̣t số nguyên tắ c tro ̣ng tâm trong phát triể n du lich ̣ ............................40 Bảng 1. 4. Dung lươ ̣ng mẫu điề u tra .........................................................................45 Bảng 2. 1. Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Bình Định ..........................53 Bảng 2. 2. Một số cảnh quang thiên nhiên tiêu biểu của Bình Định ........................54 Bảng 2. 3. Các lễ hội tiêu biểu ở Bình Định .............................................................56 Bảng 2. 4. Các lễ hội tiêu biểu ở Bình Định .............................................................58 Bảng 2. 5. Danh sách các đoàn truyền thống ở Bình định ........................................61 Bảng 2. 6. Sự phân bố các đoàn hát bội ở Bình Định ...............................................62 Bảng 2. 7. Đánh giá của các quản lý du lịch về công tác qui hoạch hát bội, bài chòi ...................................................................................................................................70 Bảng 2. 8. Số lượt khách đến Bình Định giai đoạn năm 2013 - 2016 ......................71 Bảng 2. 9. Doanh thu về du lịch của Bình Định giai đoạn năm 2014 - 2016 ...........72 Bảng 2. 10. Số lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 – 2016 ...........................................................................................................................74 Bảng 2. 11. Thống kê mô tả mẫu ..............................................................................75 Bảng 2. 12. Đánh giá nhu cầu khách du lịch đối với bài chòi Bình Định.................76 Bảng 2. 13. Đánh giá nhu cầu khách du lịch đối với hát bội Bình Định ..................77 Bảng 2. 14. Đánh giá nhu cầu tham gia các hoạt động khác của du khách khi đến Bình định ...................................................................................................................78 Bảng 2. 15. Thống kê số lượng và trình độ nguồn nhân lực du lịch Bình Định giai đoạn 2013 - 2016 .......................................................................................................80 Bảng 2. 16. Đánh giá của các chuyên gia về công tác đào tạo .................................82 Bảng 2. 17. Nhân lực CLB bài chòi ở Bình Định .....................................................82 Bảng 2. 18. Nhân lực Tuồng không chuyên ở Bình Định .........................................84 Bảng 2. 19. Nhân lực hát tuồng Bình Định ...............................................................84 Bảng 2. 20. Kinh phí cho hát bội, bài chòi chuyên nghiệp .......................................87 Bảng 2. 21. Kinh phí thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản phi vật thể hát bội, bài chòi tỉnh Bình định đến năm 2020 ...........................................877 Bảng 3. 1. Một số chỉ tiêu dự báo du lịch Bình Định đến năm 2030 ......................988 Bảng 3. 2. Một số chỉ tiêu dự báo khai thác hát bội, bài chòi Bình Định đến năm 2030 ...........................................................................................................................99 Bảng 3. 3. Chương trình các Tour du lịch có hát bội, bài chòi ...............................104 Bảng 3. 4. Bảng đề xuất các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên du lịch ..............................................................................................................107 xiii DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Bản đồ địa lý hành chính Bình Định ........................................................49 Hình 2. 2. Sơ đồ bố trí hệ thống các chòi trong hội đánh bài chòi dân gian ở Bình Định ...........................................................................................................................65 Hình 2. 3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai thác di sản văn hóa..69 Hình 2. 4. Lượt khách du lịch đến Bình Định giai đoạn năm 2013 – 2016 ..............72 Hình 2. 5. Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 – 2016 ...........73 Hình 2. 6. Số lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 – 2016 ...........................................................................................................................74 Hình 2. 7. Số lượng và trình độ nguồn nhân lực du lịch Bình Định giai đoạn 2013 2016 ...........................................................................................................................80 Hình 2. 8. Kênh thông tin đến với du khách .............................................................90 Hình 2. 9. Công tác truyền thông từ hướng dẫn viên ................................................91 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Theo thống kê của tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2015 ngành du lịch Việt Nam thu hút hơn 8 triệu lượt khách quốc tế và hơn 35 triệu lượt khách du lịch trong nước. Trong năm 2020, con số này có thể lên đến 11-12 triệu cho khách quốc tế và 45-48 triệu khách trong nước. Điều đó dẫn đến ước doanh thu du lịch đạt 18-19 tỷ USD (Tổng cục Du lịch, 2016). Việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn được các cấp chính quyền địa phương trong cả nước quan tâm, đặc biệt là các vùng trọng điểm có nhiều tài nguyên du lịch. Bình Định là một tỉnh địa đầu của vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là miền đất giàu đẹp về thiên nhiên, phong phú về lịch sử văn hoá. Nơi đây hội tụ đầy đủ tài nguyên, tiềm năng du lịch cơ bản và những lợi thế so sánh với các tỉnh lân cận để có thể tổ chức hầu hết các loại hình du lịch với quy mô lớn và hình thành hạt nhân phát triển và đóng vai trò là động lực của khu vực. Có lẽ hiếm có vùng quê nào như Bình Định khi cùng lúc sở hữu nhiều loại hình văn hóa truyền thống đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tại Bình Định, hát bội, võ cổ truyền đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Riêng bài chòi Bình Định, từ năm 2015 đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) lựa chọn đại diện cho Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên …được xây dựng hồ sơ điền giã để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Bộ VHTT&DL, 2014). Nhận thức rõ được những lợi thế này, Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ (2010-2015) và (2016-2020) xác định:“Phát triển du lịch Bình Định thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương”(Sở VHTT&DL, 2015) và trong những năm qua Du lịch Bình Định đã đạt được những kết quả bước đầu. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch được tăng cường, nhiều khu, 2 điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới ra đời, hoạt động kinh doanh du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh việc khai thác các sản phẩm du lịch thuần túy, việc khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể như: hát bội, võ cổ truyền, bài chòi,...cũng được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Ngoài việc mang đến sự đa dạng trong sản phẩm du lịch cho du khách, việc giới thiệu nét văn hoá truyền thống đặc trưng quốc gia, vùng miền, địa phương cũng góp phần truyền bá văn hóa địa phương đến cho các du khách. Đầu năm 2017, UBND tỉnh Bình định đã phê duyệt Quyết định số 4850/QĐUBND về Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát bội và Bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 (UBND tỉnh Bình Định, 2017). Trong đó gồm 7 nhiệm vụ, giải pháp đặt ra là: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn những giá trị tiêu biểu của Hát bộ, Bài chòi; Truyền dạy nghệ thuật Hát bội, Bài chòi trong cộng đồng và trong trường học; Phục hồi, bảo tồn các vở tuồng cổ về Hát bội, xây dựng các trích đoạn tuồng, bảo tồn, phát huy hội đánh bài chòi dân gian, các vở Bài chòi dân gian; Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến bao tồn và phát huy giá trị di sản Hát bội, Bài chòi; Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản Hát bội, Bài chòi; Đầu tư, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất thiết chế khai thác sử dụng, phát huy giá trị di sản tuồng, bài chòi; Gắn kết Nghệ thuật Hát bội, Bài chòi với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản. Tuy nhiên, việc khai thác chưa lột tả được hết giá trị của các sản phẩm du lịch văn hóa này. Các chương trình hỗ trợ duy trì và phát triển cũng như khai thác để phục vụ du lịch chưa đồng bộ, chưa khai thác hết tiềm năng của sản phẩm. Đặc biệt là cho đến thời điểm hiện nay còn rất ít nghiên cứu có liên quan đến đánh giá việc khai thác sản phẩm văn hóa phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định. Vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài“Khai thác di sản văn hoá phi vật thể hát bội, bài chòi phục vụ phát triển du lịch Bình Định” thông qua 3 luận văn này tác giả mong muốn có những giải pháp cụ thể hơn, thực tế hơn để đưa nghệ thuật “Hát bội”, “Bài chòi” Bình Định phục vụ du lịch hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Khai thác các di sản văn hóa phi vật thể hát bội và bài chòi vào phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định. (2) Đánh giá tiềm năng và thực trạng việc khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định. (3) Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tươ ̣ng nghiên cứu Luận văn tập trung đi vào giải pháp thực trạng khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội” và“Bài chòi” Bình Định phục vụ phát triển du lịch. 3.2. Đối tươ ̣ng khảo sát Các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch…và các du khách. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian Phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn là các di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội” và “Bài chòi” trên địa bàn Tỉnh Bình Định Về thời gian Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2013 đến 2016. Số liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 2 đến tháng 5/2017. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Nguồn số liệu sử dụng Số liệu thứ cấp:Bao gồm các tài liệu, sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, niên giám thống kê… đã được công bố. Nguồn dữ liệu, số liệu của Tổ ng cu ̣c thống kê; Bộ VH - TT - DL; Hiệp hội Du lịch Việt Nam; UBND Tỉnh Bình Định; Sở VH - TT- DL Tỉnh Bình Định, các sở ban ngành liên quan và các nguồn khác... Số liệu sơ cấp:Số liệu sơ cấp thu được thông qua việc tiến hành điều tra, phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch…và các du khách về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu với nội dung là những tiêu chí đã được lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, UBND Tỉnh Bình Định; Sở VH-TT-DL Tỉnh Bình Định, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, các doanh nghiệp chuyên về văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các số liệu chính thức được công bố của các tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Bình Định, …. Từ các nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch Tỉnh Bình Định. Phương pháp chuyên gia Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ quản lý văn hóa, du lịch, một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch để phỏng vấn, điều tra, có thêm 5 dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học đã được công bố, những mô hình, cách làm hiệu quả trong khai thác di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch, tác giả áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận cũng như thực tiễn khai thác di sản văn hoá phi vật thể “Hát bội”, “Bài chòi” phục vụ phát triển du lịch. Phương pháp so sánh Thông qua các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến việc đánh giá khai thác các sản phẩm phi vật thể nhằm định giá sản phẩm du lịch, đánh giá giá trị khai thác sản phẩm du lịch nhằm định hướng phát triển du lịch cũng như phát triển du lịch bền vững tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu của Rodzi và các cộng sự (2013) về “Du lịch và di sản văn hoá phi vật thể” (Between Tourism and Intangible Cultural Heritage), việc khai thác di sản văn hóa Melaka có thể có mặt tiêu cực và tích cực. Mục tiêu của bài nghiên cứu là giới thiệu các nghiên cứu trước đây về du lịch trong mối quan hệ với di sản văn hoá phi vật thể và xem xét các quan điểm tích cực và tiêu cực về tầm quan trọng của du lịch và di sản văn hoá. Kết quả của bài nghiên cứu không chỉ định hướng khai thác về du lịch và di sản văn hoá phi vật thể ở Malacca mà còn phát triển một bản đồ văn hoá trong những nỗ lực ban đầu để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Nghiên cứu “Tăng trưởng du lịch tài nguyên thiên nhiên của thành phố Lazarevac” của Malinic và công sự (2015). Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc bình ổn giá du lịch ở Lazarevac thông qua tiến hành khảo sát du khách các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của du khách như: Khía cạnh du 6 lịch và khía cạnh quản lý. Đối với khía cạnh du lịch, các tác giả tiến hành đo lường các yếu tố như: sự hấp dẫn của thị trường, các yếu tố quan trọng khi thiết kế sản phẩm du lịch. Khía cạnh quản lý, các yếu tố được đo lường là: Tầm quan trọng của văn hóa, sự bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Du lịch, văn hoá và mối quan hệ lẫn nhau ngày càng trở nên quan trọng hơn khi lập kế hoạch phát triển bền vững. Để cải thiện đô thị du lịch Lazarevac và để sử dụng tốt hơn các nguồn lực du lịch điều cần thiết là phải đầu tư lớn hơn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng công cộng và du lịch; Các đơn vị lưu trú nhỏ và các dịch vụ phụ trợ. Nghiên cứu “Lễ hội và hội chợ của người La Mã - Các yếu tố chính trong việc thúc đẩy di sản văn hoá phi vật thể” của Georgiana và cộng sự (2016). Hội chợ và lễ hội trong việc quảng bá sản phẩm văn hóa phi vật thể của Rumani ảnh hưởng lớn lao đối với nền kinh tế của đất nước. Nghiên cứu đã được tiến hành để hiểu được hành vi của khách du lịch ở Rumani liên quan đến việc tham dự và ý định của họ để đi du lịch tại một địa điểm chỉ để tham dự hội chợ hoặc các lễ hội. Bài nghiên cứu này dựa trên những phát hiện của cuộc điều tra định lượng được thực hiện vào năm 2016. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định xem người Rumani có quan tâm đến việc tham dự các hội chợ và lễ hội và liệu họ sẵn sàng đi du lịch cho mục đích này. Những phát hiện của nghiên cứu phản ánh rằng những người trả lời là có quan tâm đến việc tham dự các sự kiện chiếm phần lớn (84%), có nghĩa là người dân Rumani vẫn quan tâm đến việc tìm kiếm nhiều điều về truyền thống, giá trị văn hóa khi lựa chọn điểm đến du lịch của họ. 5.2. Nghiên cứu trong nước Lê Thị Minh Huế (2009) với đề tài:“Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch”.Nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề của di sản văn hóa Quan họ, bao gồm: khái niệm, lịch sử hình thành phát triển, phân bố các làng Quan họ, hình thức tổ chức, diễn xướng, làn điệu, ca từ Quan họ, không gian Quan họ tồn tại, phát triển. Phân tích vai trò ý nghĩa của di sản văn hóa Quan họ với hoạt động du lịch, và đánh giá vai trò của di sản văn hóa Quan họ trong phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Nghiên cứu 7 công tác tổ chức, quản lý khai thác di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh phục vụ du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác Quan họ trong hoạt động du lịch hiện nay của Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế cần giải quyết. Đưa ra một số định hướng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về tổ chức, quản lý; nguồn nhân lực; đầu tư cho khách du lịch Quan họ; thị trường khách du lịch; xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến du lịch Quan họ. Trần Thị Huyền (2012) với đề tài: “Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”. Nghiên cứu trình bày những vấn đề cơ bản về ca trù, lịch sử phát triển của nghệ thuật ca trù, nghệ thuật ca trù tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù. Nghiên cứu thực trạng khai thác các giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù vào hoạt động kinh doanh du lịch hiện nay ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch của nghệ thuật ca trù. Phan Văn Ngoạn (2015), nghiên cứu “Khai thác nghệ thuật cải lương ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển du lịch”.Khi nói đến miền Nam là nói Đờn ca Tài tử - một thể loại âm nhạc kết hợp hòa quyện hai tính chất bác học và dân gian, hay sân khấu Cải lương năng động, luôn thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Cùng với các thành tố văn hóa khác, nghệ thuật dân tộc - truyền thống ở các vùng miền đã tạo thành diện mạo văn hóa Việt Nam, khẳng định được bản sắc dân tộc trong quá trình giữ nước và dựng nước. Nghiên cứu trình bày những vấn đề về Cải lương, lịch sử hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian đậm chất Nam bộ, đồng thời cũng phân tích thực trạng khai thác để đưa ra các giải pháp nhằm khai thác nghệ thuật Cải lương phục vụ phát triển du lịch hiệu quả. Nghiên cứu “Tiếp thị di sản văn hoá để thúc đẩy tăng trưởng du lịch ở các vùng ngoại vi của Việt Nam để phát triển kinh tế bền vững” của Nguyễn Quỳnh Hoa (2016). Để thu hút khách du lịch đến từ các thị trường quốc tế khác có thu nhập cao, nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần phải hiểu được hành vi của khách hàng, ý định mua, thái độ và các yếu tố ảnh hưởng khác để nhà tiếp thị du lịch có thể làm nổi bật và tăng cường hình ảnh du lịch Việt Nam trong nhận thức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan