Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn kế toán cp và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhà nuớc 1 thành...

Tài liệu Luận văn kế toán cp và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhà nuớc 1 thành viên kim loại màu nghệ tĩnh

.DOC
66
124
149

Mô tả:

MỞ BÀI Nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nếu doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường mà không có chiến lược kinh doanh thì sẽ bị tẩy chay. Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí mua các yếu tố đầu vào đó là yếu tố tư liệu lao động, yếu tố đối tượng lao động, và yếu tố con người. Mà mục đích kinh doanh của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh cho riêng mình. Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác qua thực tiễn em cũng thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty em chọn đề tài chuyên đề thực tập là “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh”. Trong quá trình thực tạp và viết chuyên đề em đã có nhiều cố gắng như không thể tránh được thiếu sót, mong các thầy cô giáo và quý Công ty góp ý, giúp đỡ em hoàn thện hơn chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu, kết luận bao gồm: CHƯƠNG I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. CHƯƠNG II: Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH 1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty THHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh trước đây là Xí Nghiệp Liên Hiệp thiếc Nghệ Tĩnh được thành lập theo Nghị định số 97/HĐBT ngày 14/07/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Sau đó, Xí Nghiệp đổi tên là Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Khoáng Sản Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 336-QĐ/TCNSĐT ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng (nay là Bộ Công Nghiệp). Sự ra đời của xí nghiệp Liên Hiệp Thiếc Nghệ Tĩnh (nay là Công ty TNHHNN một thành viên Lim Loại Màu Nghệ Tĩnh) gắn liền với quá trình đầu tư xây dựng trước đây và đi vào sản xuất của Công ty. Công trình Liên Hiệp Thiếc trước đây là công trình trọng điểm của Nhà nước, công trình của sự hợp tác Việt-Xô do Liên Xô thiếc kế cung cấp vật tư, thiết bị trên cơ sở hiệp định hợp tác được ký kết giữa hai Chính Phủ năm 1975. Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 thàng 9 năm 2001 về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty THHHNN một thành viên. Quyết định số 315/2004/QĐ-TCLĐ ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam về việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành cônog ty trách nhiệm HHNN một thành viên. Quyết định số 613/2004/QĐ-HĐQT ngày 22 tháng 6 năm 2004 của Hội đồng quản trị của 2 Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam về việc chuyển đổi Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh thành công ty TNHHNN một thành viên 100% vốn Nhà nước. Quyết định số 65/2004/QĐ-BCN ngày 28 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh thành Công ty TNHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. Công ty THHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh có trụ sở chính tại: Thị trấn Quỳ Hợp - Huyện Quỳ Hợp – Tĩnh Nghệ An. Tên giao dịch quốc tế: NGHE TINH NON-FEROUS METAL COMPANY-MENETCO. Mã số thuế 29000324.603, Tài khoản 3621.01.7301.000 tai Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quỳ Hợp. Đại diện chủ sở hữu: Hội đồng quản trị Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHHNN một thành viên lần đầu số 2704000007 ngày 15 tháng 10 năm 2004 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Sở kế hoạch và đầu tư tĩnh Nghệ An với ngành nghề kinh doanh: - Thăm dò, khảo sát, khai thác tuyển luyện, kinh doanh thiếc vá các khoáng sản khác. Xuất nhập khẩu khoáng sản, vật tư thiết bị; - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, dịch vụ vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng; - Tư vấn giám sát, thiết kế khai thác mỏ, tuyển khoáng, luyện kim, xây dựng và giao thông vận tải; - Kinh doanh thương mại, đại lý cung ứng xăng dầu, vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cho thuê kho hàng bến bãi; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Trước ngày 01 tháng 11 năm 2004 Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, từ ngày 01 tháng 11 đến nay Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và luật doanh nghiệp Nhà nước sữa đổi bổ sung ngày 01 tháng 7 năm 2004, Công ty TNHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi Nhà nước nắm giữ 100% vốn, là thành viên của Tổng Công ty 3 Khoáng sản Việt Nam. (Tổng nguồn vốn của Công ty tại thời đểm ngày 31/12/2005 là 39.345.979.963đồng). Thực hiện Thực Chỉ tiêu năm 2001 hiện Thực năm 2002 hiện Thực năm 2003 hiện Thực năm 2004 năm 200 1.Sản phẩm chủ yếu - Thiêc thỏi 99,75% sản xuất (tấn) 401,053 378,4996 335,929 475,000 594,2 - Thiếc thỏi 99,75% tiêu thụ (tấn) 321,4565 372,3302 402,676 524,500 602,8 2.Tổng DT và thu nhập khác (tr.d) 23.230,12 32.206,59 50.228,95 88.431,92 88.344 4.Kế quả kinh doanh (tr. đ) 2.241,25 28,5 996,03 2.407,31 1.763 5.Các khoản nộp NSNN (tr. đ) 1.045,32 1.107,05 1.893,77 4.780,27 4.381 204,84 421,73 685,12 1.313,30 1.174 0 0 135,55 674,04 493 495.262 692.183,5 1.142.747 1.861.433 1.723. 3.Tổng chi phí (triệu đồng) Trong đó: VAT TNDN 6.Thu nhâp bq người/tháng (đ) Trong quá trình phát triển của Công ty, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên không có biến động nhiều. Công ty luôn kinh doanh đúng theo pháp luật quy định, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động (Tổng số lao động tại thời điểm 30/12/2006 là 432 người, trong đó nhân viên quản lý là 36 người). Hàng năm công ty nộp cho nhà nước hàng tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. 4 Một số chỉ tiêu chính của Công ty TNHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh – Biểu 01. (Theo số liệu báo cáo của đơn vị) 5 Chủ tịch Công ty Chủ tịch Công ty Phòng TCHC XN Khai thác TT Phòng TCKT XN Tuyển tinh LT Chủ tịch Công ty Phòng K.Thuật Phòng KHĐT XN C.giới thi công XN vật liệu XD&DV Xưởng sữa chữa GCCK Ban C.bị SX Bản Cô Xưởng SX thiếc S.Bắc Ban thu mua Bệnh viện công ty SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU NGHỆ TĨNH – Sơ đồ 01 ᄃ 6 1.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh và phương pháp quản lý kinh doanh Nhiệm vụ kinh doanh là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, cuối mỗi năm Công ty dự vào kết quả của năm đó và từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh cho năm tới. Nhiệm vụ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và hiệu quả hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ chung hàng năm là: - Bảo toàn và phát triển được vốn - Bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, phấn đấu mức tăng trưởng chung từ 10% đến 20%. - Sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn tối thiểu 10%. - Nâng cao thu nhập cho người lao động, mức tăng trưởng thu nhập từ 12% đến 15% so với thu nhập thực tế của năm trước trong (điều kiện mức lương tối thiểu không thay đổi). - Đảm bảo các nghĩa vụ trích nộp ngân sách và thực hiện các nghĩa vụ với địa phương. - Đảm bảo an toàn lao động, không để xẩy ra tai nạn lao động nặng. - Các đơn vị trong Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch, dảm boả hiệu quả kinh tế có lãi. - Xây dựng Công ty vững mạnh toàn diện. Mỗi năm ngoài những nhiệm vụ chung Công ty còn xác định nhiệm vụ riêng, năm 2007 Công ty đề ra một số nhiệm vụ như: - Chỉ tiêu về giá trị: + Giá trị tổng sản lượng : 51.300 triệu đồng + Doanh thu : 117.761 triệu đồng. Trong đó: Doanh thu sản suất khoáng sản Thu nhập sản suất kinh doanh khác 7 : 80.985,9 triệu đồng : 36.675,1 triệu đồng + Nộp ngân sách : 5.783,17 triệu đồng + Thu nhập bình quân đầu người : 2,5 triệu đồng/tháng + Lợi nhuận : 4.500 triệu đồng - Chỉ tiêu về hiện vật: + Thiếc thỏi 99,75% : 600 tấn + Bột đá trắng : 10.000 tấn + Bốc xúc vận chuyển đất đá quặng Đồng SQ : 600.000 m3 + Thực hiện đầu tư XDCB, thăm dò địa chất : 32.869 triệu đồng - Hoàn thành cổ phần hoá Công ty vào 6 tháng cuối năm 2007. Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên cần tập trung vào một số biện pháp lớn sau: - Tiếp tục đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động. Bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ kết hợp chặt chẽ kỹ luật lao động, khuyến khích lợi ích vật chất để tăng năng suất lao động. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức sản xuất, bố trí lại cán bộ, luân chuyển cán bộ tạo ra sự đổi mới về tổ chức cán bộ. Đầu tư thêm thiết bị tuyển khoáng, bổ sung thiết bị bốc xúc, san gạt, vận chuyển. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong doanh nghiệp để tạo ra sự đồng tâm trong lãnh đạo và người lao động trong Công ty, phát huy khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của moị thành viên trong Công ty. Rà soát, bổ sung các quy trình vi phạm kỹ thuật, quy tắc an toàn, bằng mọi biện pháp tuyên truyền giáo dục và áp dụng các biện pháp hành chinh để người lao động tự giác thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, củng cố lại hệ thống cán bộ làm công tác an toàn, đầu tư trang bị phòng hộ lao động phù hợp với tính chất từng công việc có chất lượng, tăng cường giám sát, kiểm tra để ngăn ngừa hiệu quả tai nạn lao động… 8 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và phương pháp kế toán Bộ máy kế toán của công ty TNHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, tại các đơn vị trực thuộc thực hiện tập hạch toán tồng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển về phòng kế toán Công ty để tổng hợp và lập báo cáo chung toàn công ty. Tại Công ty có phòng Kế toán tài chính gồm 06 cán bộ công nhân viên, trong đó 01 tưởng phòng, một phó phòng và 04 kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán Nhà nước, tại các Xí nghiệp có bộ phận kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất và lập bảng cân đối kế toán tại các Xí nghiệp. - Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán cùng với sự giúp việc của một phó phòng, bốn nhân viên kế toán và các nhân viên kinh tế tại các Xí nghiệp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác hạch toán trong toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật về quá trình ghi chép, hạch toán và cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Phân tích các hoạt động kinh tế trong công ty để từ đó tham mưu cho Giám đốc, Chủ tịch công ty giúp Giám đốc và Chủ tịch công ty có những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn. - Phó phòng (kế toán tổng hợp và kế toán thanh toán công nợ): Tham mưu cho kế toán trưởng trong công tác kế toán hạch toán tại công ty, theo dõi công nợ, tính lương, làm kế toán tổng hợp, tính giá thành sản phẩm sản xuất của công ty. Lập các báo cáo tài chính sau mỗi quý, mỗi kỳ kế toán. - Kế toán thanh toán: Theo dõi thường xuyên các hoạt động thu chi quỹ tiền mặt, tiến hành các thủ tục thu chi như viết phiếu chi, phiếu thu sau khi có các chứng từ hợp lệ từ đó giám sát được số dư tiền tại quỹ từng ngày; lưu trữ chứng từ đầy đủ và thường xuyên đối chiếu các sổ chi tiết. - Kế toán thuế: tính các loại thuế dựa trên các hoá đơn thuế, sau đó chuyển sang cho phó phòng để tổng hợp. Lập các báo cáo thuế và thực hiện quyết toán thuế vớicơ quan thuế. 9 - Kế toán theo dõi TSCĐ và Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Hàng tháng tính khấu hao tài sản để phân bổ cho các đối tượng sử dụng, theo dõi sự tăng giảm của tài sản, lập các bảng phân bổ khấu hao… - Thủ quỹ: có chức năng chi, thu tiền theo lý, hợp lệ và theo lệnh của cấp trên có thẩm quyền, có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, vay tiền, gửi tiền khi có lệnh của cấp trên có thẩm quyền bằng giấy tờ. - Kế toán kinh tế: có nhiệm vụ thu thập, sắp xếp và phân loại chứng từ đưa lên phòng tài chính kế toán để hạch toán. Kế toán trưởng (trưởng phòng TCKT) Kế toán thanh toán Kế toán thuế Kế toán TSCĐ, NVL, CCDC Kế toán tổng hợp (Phó phòng TCKT) Thủ quỹ Nhân viên kinh tế tại các xưởng. XN Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh- Sơ đồ 02. Công ty thực hiện chế độ chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn giá trị gia tăng) của Công ty được Tổng cục thuế chấp nhận phát hành theo Công văn số 1092TCT/AC ngày 26/02/1999. 10 Một số chứng từ như: Phiếu nhập, phiếu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Phiếu thu, Phiếu chi tiền mặt; Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng; Hợp đồng vay … Điều đặc biệt là chứng từ Hoá đơn GTGT do Công ty tự in theo mẫu quy định sau đó gữi cơ quan thuế xác nhận và mang về sử dụng. Trước ngày 01/01/2007 hệ thống tài khoản của Công ty thực hiện theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bắt đầu từ ngày 01/01/2007 Công ty thực hiện theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/20006 của Bộ Tài chính. Công ty không sử dụng tài khoản gì đặc biệt so với quy định, Công ty không mở thêm tài khoản nào ngoài nhũng tài khoản theo quy định. Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, được thực hiện trên máy tính, bao gồm các loại sổ chi tiết và sổ tổng hợp của các tài khoản (Cụ thể ở các phần hành kế toán được trình bày sau). Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là phù hợp với trình độ kế toán và đặc thù kinh doanh của Công ty, không mở sổ nhật ký đặc biệt. 11 Chứng từ gốc . Sổ quỹ NKC Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kể toán Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung– Sơ đồ 03. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng kỳ Ghi đối chiếu Niên độ kế toán của Công ty TNHHNN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Công ty sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị tiền tệ để hoạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính. Hệ thống Báo cáo tài chinh, trước ngày 01/01/2007 Công ty thực hiện lập Báo cáo tài chính theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư số 89/2002/TT_BTC ngày 09/10/2002, Thông tư số 12 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 và thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực này hướng dẫn những sữa đổi chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 1141/2001/QĐ/TC-CĐKĐ ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Bắt đẩu Quý I năm 2007 Báo cáo tài chính được lập theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, và cá thông tư hướng dẫn thực hiện. Các Báo cáo tài chính được lập theo nguyên tắc giá gốc. Ngoài 04 Báo cáo (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo luân chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chinh) Công ty lập để nộp cấp trên và cơ quan thuế thì nội bộ Công ty còn sử dụng một số loại Báo cáo như: Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố; Báo cáo giá thành sản xuất thiếc thỏi 99,75%; Báo cáo chi tiết doanh thu tài chính và khác; Báo cáo chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền; Báo cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ luỹ kế; Báo cáo thiếc bán nội địa; Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp; Báo cáo khoản nợ phải thu và nợ phải trả; và một số báo cáo khác phục vụ nội bộ doanh nghiệp. Một số chính sách kế toán. - Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. (Hàng tồn kho chủ yếu phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng gữi bán). Giá xuất hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền tháng. Hàng năm khi kết thúc năm tài chính Công ty tiến hành kiểm kê, phân loại và giá trị của hàng tồn kho kém, mất phẩm chất để tiến hành trích lập dự phòng, sử dụng và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định tại thông tư số 107/TT-BTC ngày 31/12/2001. - Khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chinh. Thông tư số 32/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 hướng dẫn một số 13 điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. - Hạch toán chi phí sản xuất: Tính giá theo phương pháp tập hợp chi phí, phân bổ cho từng loại sản phẩm. 1.1.4. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh quản lý đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng). Thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn - dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá. Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về tính chất, nội dung, công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình kinh doanh, để thuận tiện cho quản lý, xuất phát từ mục đích yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, xuất phát từ loại hình hoạt động kinh doanh đó là khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác và chế biến quặng, kết hợp với sự quản lý kinh doanh của Công ty tạo nên một cách tính chi phí đặc trưng riêng của Công ty. Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp chi phí và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán trên cơ sở kiểm tra tình hình thực hiện định mức và dự toán chi phí của Công ty. Và củng từ đó mà Công ty đã lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thành riêng. Ngành nghề kinh doanh của Công ty đa dạng nhưng trong giới hạn chuyên đề thực tập em chỉ nghiên cứu về quá trình sản xuất sản phẩm thiếc. Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Đây là phương pháp phù hợp với loại hình khai thác quặng, chế biến thiếc. Công ty khai thác quặng bắng phương pháp lộ thiên và hầm lò nhưng trong cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm đều giống nhau. Do các đơn vị khai thác của CÔng ty đều ở trên địa bàn miền núi, việc khia thác sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ban lãnh đạo Công ty đã có một số biện pháp 14 khắc phục phần nào sự tổn thất do thời tiết mang lại như: Trong mùa mưa phải tích trữ nước để mùa khô vẫn có thể tiến hành sản xuất tránh được phần nào thiệt hại ngừng sản xuất trong mùa khô. 1.2. Thực trạng hạch toán chi phí tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh 1.2.1. Đặc diểm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ dể thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh nói riêng khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều đặt mục tiêu là làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí dưới hình thức hiện vật hoặc dưới hình thái giá trị đó là điều kiện vật chất bắt buộc để doanh nghiệp có được thu nhập. Để tồn tại và phát triển thì doanh gnhiệp phải luôn tìm cách để giảm tới mức tối thiểu chi phí của mình bỏ ra, muốn vậy doanh nghiệp phải hiểu rõ bản chất chi phí sản xuất. Để đạt lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp luôn tìm cách hạ giá thành sản phẩm, để hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải tối thiểu hoá những hao phí, vì những hao phí hay chi phí cấu nên giá thành. Để quản lý và kiểm tra việc thực hiện các định mức hao phí, tính toán được hiệu quả, tiết kiệm được chi phí các bộ phận sản xuất và toán Công ty cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại củng nhằm xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách phù hợp. Hơn nữa khái niệm chi phí phức tạp mà người quản lý lại yêu cầu thông tin ở nhiều góc độ khác nhau với những yêu cầu thực tế khác nhau. Trong thực tế chi phí bao gồm nhiều loại khác nhau về nội dung kinh tế, về tính chất kinh tế củng như về mục đích, công dụng, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm, về đặc điểm phát sinh chi phí, để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp. Có nhiều cách phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tại Công ty đã phân loại 15 chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, bao gồm các khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp (TK621): Phản ánh toán bộ chi phí nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm thiếc thỏi. Ở mỗi công đoạn sản xuất chi phí nguyên vật liệu khác nhau. Đối với hoạt động khai thác và tuyển thô quặng thiếc các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan như: kíp nổ, mìn nổ, xăng dầu, điện…được tập hợp theo định mức và chi phí thực tế phát sinh cho từng đối tượng. Đối với hoạt động chế biến khoáng sản, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chinh như: quặng các loại tuỳ thuộc vào hàm lượng kim loại có trong quặng, được xác định trên cơ sở giá thanh toán trong từng thời điểm và các chi phí khác, vật liệu phụ như: dung dịch diện phân, điện…được hạch toán theo chi phí thực tế phát sinh. - Chi phí nhân công trực tiếp (TK622): Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Trên cơ sở đơn giá tiền lương do Công ty lập và gửi Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam để báo cáo khi xây dựng kế hoạch năm tài chính. Tiền lương được ghi nhận trên cơ sở sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Các chi phí tiền lương này được phân bổ cho các đối tượng sản phẩm sản xuất (chủ yếu là sản phẩm thiếc và quặng thiếc). - Chi phí sản xuất chung (TK627): Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí vật liệu sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Các khoản mục chi phí chung được tập hợp theo thực tế phát sinh phân bổ cho các sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo định mức trên cơ sở sản lượng sản xuất trong kỳ. 16 1.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh vừa hoạt động sản xuất thiếc, vừa có các hoạt động về XDCB và một số hoạt động sản xuất kinh doanh khác như kinh doanh khách sạn, kinh doanh xăng dầu, sữa chữa…nhưng sản phẩm cáinh có doanh thu chủ yếu cũng như mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty là sản phẩm thiếc thỏi 99,75%. Các hoạt động khác chỉ nhằm tận dụng năng lực của máy mớc thiết bị và tìm kiếm việc làm cho người lao động. Vì vậy trong phạm vi của chuyên đề em chỉ trình bày quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thiếc 99,75%, còn các hoạt động sản xuất khác không đề cập đến. Để sản xuất ra thiếc thỏi 99,75% phải trải qua nhiều bước công nghệ. Các chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng nào (công đoạn nào) được nhân viên kinh tế ở phẩn xưởng đó tập hợp và đem lên phòng kế toán tài chính của Công ty để hạch toán. Mà xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chinh là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Do đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các đơn vị, các phân xưởng thuộc Công ty. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng sau đó được phân loại, tổng hợp để phân chi phí thành các loại như đã nêu trên để tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khi phát sinh chi phí, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí ( yếu tố chi phí nguyên vật liệu, yếu tố chi phí nhiên liệu động lưc, yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định, yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài) rồi mới được biểu hiện thành các khoản giá thành sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học, thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách có chính xác, kịp thời được. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp 17 được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. 1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được… Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh qua hai giai đoạn: giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.  Giai đoạn một gồm các bước: - Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất (phân xưởng). Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621,622,627, 154… - Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán. - Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toánvào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành.  Giai đoạn hai gồm các bước: - Các chi phí phát sinh ở các đơn vị, phân xưởng, các nhân viên kinh tế ở các đơn vị, phân xưởng đó phân loại, tập hợp rồi mang lên phòng kế toán của Công ty để hạch toán. - Kế toán tính toán và phân bổ lao vụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. - Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Bước cuối cùng là xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. 18 Cách hạch toán chi phí sản xuất của Công ty có thể cụ thể hoá như sau - Số liệu lấy của Q4/2006 a, Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm. TK621 được chi tiết theo từng phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Sản xuất sản phẩm thiếc trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, từ khai thác quặng thô, tuyển rửa đến chế biến nên sản phẩm của giai đoạn này là đầu vào của giai đoạn khác nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ hạch toán trên tài khoản 621 (không chi tiết là nguyên vật liệu chính hay phụ). Ở mỗi giai đoạn sản xuất có các loại nguyên vật liệu khác nhau, ở giai đoạn khai thác và tuyển thô quặng thiếc các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến hoạt động khai thác như: kíp nổ, mìn nổ, xăng dầu, điện…; Đối với hoạt động chế biến khoáng sản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm quặng thiếc các loại tuỳ theo hàm lượng kim loại trong quặng (là sản phẩm của giai đoạn 1), điện, nhiên liệu, than, thép chọc lò…. Kết cấu của tài khoản 621 như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu xuất dùng không hết Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. Hạch toán nguyên vật liệu được tiến hành cụ thể như sau:  Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. 19 Nợ TK 621 (chi tiết từng phân xưởng) - Tập hợp chi phí vật liệu Có Tk 152 – Giá thực tế xuất dùng theo từng loại Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu này chủ yếu là do xí nghiệp vật tư đời sống thu mua và cung ứng theo nhu cầu và kế hoạch sản xuất của Công ty giao. Để tránh biến động về giá trong quá trình giao khoán tại các đơn vị là giá hoá đơn còn các chi phí thu mua, vận chuyển tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí thu mua thì đươch hạch toán theo giá đích danh, còn chi phí vận chuyển được hạch toán theo giá khoán Km vận chuyển. Hàng ngày nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất sử dụng Phiếu xuất kho (Mẫu số:02-VT), cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ những chứng từ xuất kho vật liệu xuất dùng ghi trên phiếu xuất kho để tập hợp hạch toán. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu là phải ghi chép đầy đủ chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất và theo dõi tình hình định mức sử dụng, tình hình bảo quản kho vật tư phục vụ cho yêu cầu quản lý vốn và khắc phục các trường hợp hao hụt, mất mát vật tư. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan