Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cp xây dự...

Tài liệu Luận văn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cp xây dựng số 5 tổng công ty cp xnk việt nam vinaconex

.DOC
90
57
78

Mô tả:

GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo hương công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách, lối sống của dân tộc đồng thời có ý nghĩa quan trọng về văn hoá - xã hội. Trong bối cảnh nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong thực tế đang là một đòi hỏi hết sức cấp thiết ở khắp mọi nơi nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Điều đó không chỉ có ý nghĩa khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản tăng lên mà song song với nó là số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng gia tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu…) thời gian kéo dài. Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vốn đã là một phần hành cơ bản của công tác kế toán lại càng có ý nghĩa đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng và xã hội nói chung. Với các doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm năng mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Với Nhà nước, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế. Để góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp nói riêng em Báo cáo chuyên đề 1 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng số 5_Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam -VINACONEX “ Sau giai đoan thực tập tổng hợp và thực tập chuyên đề, được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô kế toán trưởng Lê Thị Thể cùng các anh chị phòng kế toán và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS. TS Phạm Thị Gái, em đã hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán của một công ty. Đồng thời nắm được công tác tổ chức kế toán của những phần hành chính trong kế toán của Công ty nói chung và kế toán xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Em xin trình bày những hiểu biết qua đợt thực tập trong báo cáo này. Báo cáo của em gồm bao ba phần: Phần I : Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 5_Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam -VINACONEX . Phần II : Thực trạng công tác hạch toán toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây dựng số 5_Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam -VINACONEX . Phần III : Hoàn thiện công tác hạch toán toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây dựng số 5_Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam -VINACONEX . Báo cáo chuyên đề 2 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 _TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM -VINACONEX GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5. Công ty CP xây dựng số 5, tên giao dịch THE VIETNAM CONSTRUCTION JIONT STOCK COMPANY – NO 5 (VINACONEX No 5- JSC). Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2603000225 ngày 05/11/2004 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp. Lĩnh vực kinh doanh: xây lắp. Ngành nghề kinh doanh bao gồm: + Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và thủy lợi; + Đầu tư và kinh doanh nhà ở, khu đô thị; + Đầu tư khai thác và kinh doanh nước sạch; + Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; + Kinh doanh vận tải đường bộ và thiết bị xây dựng; + Kinh doanh dịch vụ lao động và thương mại; + Sửa chữa, bảo trì: Thiết bị cơ, điện, nước và khí. + Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gỗ công nghiệp cho xây dựng và gia dụng; Chế biến gỗ và lâm sản cho xây dựng; + Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị và sản phẩm xây dựng Địa chỉ của công ty: só 203, đường Trần Phú, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tel: (84-0373) 824 876 Fax (084-0373) 824 211 Công ty có một văn phòng đại diện tại Hà Nội, địa chỉ: Tần 2 tòa nhà Vimeco, lô E9 đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Báo cáo chuyên đề 3 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5. Từ năm 1973 đến1976: Trên cơ sở hợp nhất Công ty kiến trúc Ninh Bình và Công ty kiến trúc Nam Hà, ngày 29/09/1973, Công ty được thành lập theo Quyết định số 1500-BXD ngày 29/9/1973 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Công ty xây dựng số 5 trực thuộc Bộ Xây dựng với tên gọi ban đầu là Công ty Xây dựng số 5 với nhiệm vụ chính là xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước, cụ thể là xây dựng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, khu liên hợp dệt Nam Định và tham gia xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 1976 đến 1989: Công ty được giao nhiệm vụ xây dựng Nhà máy xi măng và khu công nghiệp vật liệu xây dựng Bỉm Sơn - Thanh Hoá và cử 500 cán bộ công nhân kỹ thuật chi viện cho các công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An và nhiệt điện Phả Lại.Việc hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên đã đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Công ty, khẳng định năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ điều kiện để xây dựng những công trình mới với yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Từ năm 1989 đến 2004: Công ty chủ động tiếp cận thi công được nhiều công trình mới như xi măng Văn Xá - Huế, xi măng Áng Sơn - Quảng Bình, xi măng Hà Bắc,…và nhiều công trình dân dụng khác. Thời kỳ này Công ty còn vươn ra tiếp cận với thị trường Xây dựng tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với hai Công trình Chợ Sáng và Nhà Quốc Hội nước bạn Lào đã được Chính phủ Lào đánh giá cao về uy tín và chất lượng. Từ 2004 đến nay: Thực hiện Nghị định 64 của Thủ tướng Chính phủ, công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần theo Quyết định số 1552/QĐ-BXD ngày 04/10/2004 của Bộ Xây dựng chuyển đổi Công ty xây dựng số 5 thành Công ty cổ phần xây dựng số 5. Công đã và đang tiếp tục được giao tham gia Xây dựng các công trình: Trung tâm Hội nghị 650 chỗ tỉnh Thanh Hoá, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị Quốc gia… Báo cáo chuyên đề 4 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân Công ty đã khẳng định việc đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ các công trình. Công ty cổ phần xây dựng số 5 được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 07/QĐ-TTGDHN ngày 08/01/2008 của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 16/01/2008. Biểu số 1. Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 5 năm 2006-2007-2008. Đơn vị: 1000 Đồng. Chỉ tiêu 1.Tổng doanh thu Năm 2006 322.750.187 Năm 2007 344.682.026 Năm 2008 492.864.609 2.Tổng lãi trước thuế 7.719.249 15.719.467 18.055.196 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.161.390 4.401.451 2.527.728 4.Tổng lãi sau thuế 5.557.859 11.318.016 15.527.468 5.Tổng tài sản 331.153.661 433.932.062 551.213.769 6.Tổng NV CSH 30.478.214 79.116.581 83.608.961 7.Thu nhập bình quân đầu người 2.125 2.523 3.152 (Nguồn số liệu BC tài chính Công ty CP xây dựng số 5 năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên ta thấy, công ty đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các chỉ tiêu. Doanh thu của công ty mấy năm gần đây đều tăng so với năm trước đó, năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006 tương ứng với 6.8% nhưng năm 2008 đã tăng xấp xỉ 43% so với 2007.Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng mạnh vào năm 2007 ứng với mức tăng 103.6%, năm 2008 tăng 37.2% so với 2007, đây là thành tích đáng kể của công ty trong điều kiên nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới năm 2008 suy thoái mạnh. Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, năm 2007 tăng 31% so với 2006 và 2008 tăng 27% so với 2007, trong khi đó nguồn vốn CSH của doanh nghiệp tăng khá mạnh, đặc biệt là năm 2007 tăng gấp 2,6 lần so với 2006. Điều đó cho thấy tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Do đặc thù kinh doanh xây lắp, công ty luôn phải sử dụng một lượng vốn rất lớn, do Báo cáo chuyên đề 5 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân đó vốn CSH chiếm tỉ trọng không lớn lắm trong tổng nguốn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty đang dần nâng cao tỉ trọng này từ 10% lên 16% đến 18%, nhằm nâng cao tính tự chủ về tài chính của mình. Ban lãnh đạo công ty đã rất nỗ lực trong mở rộng kinh doanh, tăng cường công tác quản lý trên mọi lĩnh vực, không ngừng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 với mức vốn ban đầu là 21 tỷ đồng. Qua hơn 4 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, Vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 60 tỷ đồng. Theo kế hoạch Công ty đã đặt ra, dự kiến mức vốn này sẽ còn tiếp tục tăng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5. 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP xây dựng số 5. Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông - Phòng tổ chức hành chính - Ban kiểm soát - Phòng tài chính kế toán - Hội đồng quản trị - Phòng kinh tế, kế hoạch, đầu tư - Giám đốc - Phòng đấu thầu và quản lí dự án - Ba Phó giám đốc - Phòng kinh doanh quản lí vật tư thiết bị - 17 đội xây dựng trực thuộc và các đội, xưởng, ban quản lí khác. Được tổ chức theo mô hình trực tuyến và có thề khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP XD số 5. Báo cáo chuyên đề 6 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các cổ đông đang có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn : + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. + Bầu, miễn nhiệm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. + Xem xét xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông. + Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty. Dưới Đại hội đồng cổ đông là Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị: - Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lí của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có các quyền và nhiệm vụ sau đây: + Quyết định chiến lược phát triển công ty. Báo cáo chuyên đề 7 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. + Quyết định phương án đầu tư. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty . + Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty. - Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ : + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. + Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động với Hội đồng quản trị, kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty . - Ban giám đốc bao gồm: một giám đốc và ba phó giám đốc. + Giám đốc công ty : Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực về công tác tổ chức và quản lý kinh tế, đối ngoại, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, Chịu trách nhiệm công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật sau khi có quyết định thông qua báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị. Dưới giám đốc là Phó giám đốc kĩ thuật, Phó giám đốc hành chính và Phó giám đốc kinh doanh. +Phó giám đốc kĩ thuật: phụ trách về kế hoạch xây dựng công trình, công tác kĩ thuật thi công công trình, công tác an toàn lao động, chất lượng công trình, công tác đấu thầu, điều hành thi công, tổ chức nghiệm thu kĩ thuật, lập hồ sơ thanh quyết toán công trình… +Phó giám đốc hành chính: là người quản lí hành chính và công tác nội chính, công tác hoạch định các chương trình kinh tế, các vấn đề về nhân lực. Báo cáo chuyên đề 8 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân +Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về các hoạt động kinh doanh, đối ngoại của công ty, chỉ đạo các hoạt động kinh tế tài chính. - Chức năng của các phòng ban trong Công ty - Tại các phòng ban có cấp trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên. *Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu quản lý và triển khai thực hiện công tác tổ chức lao động tiền lương công tác hành chính quản trị, Nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và chiến lược phát triển của công ty. Đồng thời, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề tổ chức hành chính, điều hành công việc về văn phòng và quản lý cán bộ. * Phòng tài chính kế toán :có chức năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý tài chính kế toán, tham mưu về định hướng đầu tư, định hướng thị trường tài chính…thực hiện công tác tài chính, kế toán trong Công ty (thu thập, xử lí, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lưu trữ chứng từ, quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty; lập và thực hiện các kế hoạch tài chính; hạch toán kế toán; thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm sản xuất kinh doanh của Công ty an toàn, đạt hiệu quả cao.) * Phòng kinh tế, kế hoạch, đầu tư: quản lý về kinh tế nội bộ, công tác lập và thực hiện các kế hoạch; tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch, về việc sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực quản lý. * Phòng đấu thầu và quản lí dự án: quản lí các vấn đề liên quan đến việc đánh giá, khảo sát, tham gia đấu thầu các công trình. Đồng thời quản lí công tác dự án như việc lập, thực hiện và thẩm định các dự án, giám sát quá trình sản xuất thi công và kiểm tra, nghiệm thu chất lượng của tất cả các sản phẩm trong công ty cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa được mua về đều đảm bảo chất lượng, đáp ứng cho sản xuất. Báo cáo chuyên đề 9 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân * Phòng kinh doanh quản lí vật tư thiết bị: Quản lí đầu vào của vật tư, thiết bị từ nhà cung cấp, chất lượng đến hình thức... Tổ chức giám sát, bảo quản vật tư, tu bổ thường xuyên và sửa chữa kịp thời máy móc, thiết bị của công ty vì đây là những nhân tố rất quan trọng trong quá trình thi công. * Các đội xây dựng: trực tiếp thi công các công trình theo thiết kế, tuân thủ các yêu cầu về kĩ thuật cũng như tiến độ thi công. Công ty còn tổ chức riêng một số đội chuyên trách như đội mộc xây dựng, đội sắt xây dựng, đội XLĐN, đội xây lắp ĐN, xưởng GCKCT nhằm chuyên môn hóa công việc của các đội này, hỗ trợ đắc lực cho công tác thi công xây dựng. - Bên cạnh đó còn có BQL của đội chuyên giám sát, kiểm tra công việc của các đội cũng như vấn đề nhân công, sử dụng vật liệu…Xi măng là nguyên vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng, và tại nơi đặt công ty XM Bỉm Sơn là loại xi măng có chất lượng tốt, thuận tiện cho việc vận chuyển, công ty đã tổ chức BQL XM Bỉm Sơn nhằm quản lí tốt việc nhập cũng như sử dụng hiệu quả loại vật liệu này. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp của công ty CP XD số 5. Đặc trưng về sản phẩm Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây lắp, Công ty xây dựng số 5 đã tham gia xây dựng rất nhiều công trình trọng điểm của đất nước. Sản phẩm của công ty mang những đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác và có ảnh hưởng tới tổ chức kế toán.  Đặc điểm thứ nhất: Sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài…nên đòi hỏi việc tổ chức quản lí, hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán. Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.  Đặc điểm thứ hai: Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ vì sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư. Báo cáo chuyên đề 10 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân  Đặc điểm thứ ba: Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm…do đó công tác quản lí sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp . Quy trình đấu thầu  B1: Thu thập thông tin, khảo sát đánh giá về đặc điểm chung của công trình, về vị trí địa lí, đặc thù khu vực xây dựng công trình, các điều kiện xã hội, chính trị, kinh tế của địa bàn xây dựng tại nơi sản xuất thi công. Mua hồ sơ thầu.  B2: Hoàn chỉnh hồ sơ thầu: nghiên cứu chuẩn bị hồ sơ thầu, bóc tách khối lượng, lên dự án…  B3: Tham dự mời thầu. Nếu trúng thầu thì kí hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào yêu cầu nội dung công việc, đặc điểm kĩ thuật công nghệ...của hợp đồng để giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy công trình lựa chọn nhà thầu phụ.  B4: Xác định tiến độ, biện pháp thi công công trình, lập dự toán thi công.  B5: Lập hợp đồng giao nhận khoán trên cơ sở dự toán thi công đã lập.  B6: Lập kế hoạch và triển khai nhân lực, máy móc thiết bị trên cơ sở bản vẽ và tiến độ thi công chi tiết đã được duyệt.  B7: Triển khai thi công.  B8: Kiểm tra, nghiệm thu.  B9: Lập bảng thanh toán khối lượng công viêc hoàn thành.  B10: Nghiệm thu, bàn giao công trình.  B11: Quyết toán và bảo hành công trình.  B12: Thanh lí hợp đồng, kết thúc dự án, lưu hồ sơ. Quy trình xây lắp: Quy trình xây lắp của công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Báo cáo chuyên đề 11 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ, quy phạm định mức kinh tế kĩ thuật từng công trình. Sử dụng vật tư, nhân công, máy thi công, chi phí sản xuất chung khác tiến hành thi công xây dựng Sản phẩm xây lắp: công trình, hạng mục công trình Kiểm tra. bàn giao đưa vào sử dụng 1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TAI CÔNG TY: 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phân cấp quản lý, đồng thời để sử dụng tốt nhất năng lực của đội ngũ kế toán và đảm bảo thông tin nhanh gọn, chính xác, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, theo kiểu trực tuyến, hoạt động theo phương thức trực tiếp, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên phần hành. Các đội xây dựng tiến hành thu thập chứng từ và hạch toán chi tiết sau đó chuyển toàn bộ chứng từ lên phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán của công ty bao gồm một kế toán trưởng, một phó phòng và 11 kế toán viên được chuyên môn hóa công việc để phù hợp với yêu cầu công tác quản lí. Phòng có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép phản ánh tất cả các Báo cáo chuyên đề 12 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty đồng thời phân loại tổng hợp thông tin để lên sổ sách, báo cáo. Sơ đồ 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần xây dựng số 5. KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG KT thanh toán với khách KT thanh toán với nhà cung cấp KT tài sản cố định KT cpsx và tính giá thành KT hàng tồn kho KTtiền mặt, TGNH và thanh toán với nhà nước KT tiền lương và các khoản trích theo lương thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng tài chính - kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về thông tin tài chính kế toán cung cấp. Tổ chức điều hành và kiểm tra công tác hạch toán kế toán. Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh về công tác quản lý tài chính kế toán. Đồng thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách quy định tài chính của Nhà nước. - Phó phòng : lập báo cáo quyết toán quý năm, kiểm tra sổ sách, tổng hợp quỹ lương, chủ trì công tác kiểm kê, kí duyệt tiền lương…thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt. - Kế toán thanh toán với khách hàng: theo dõi chi tiết từng khách hàng về số lượng, giá trị, thời gian thanh toán, công nợ của từng khách hàng. Kiểm tra các chứng từ, hợp đồng mua bán về tính hợp lí của chứng từ và hợp đồng. Báo cáo chuyên đề 13 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân -Kế toán thanh toán với nhà cung cấp: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, mở các sổ kế toán có liên quan đến toàn bộ quá trình mua hàng cả về số lượng, chất lượng, giá cả và tình hình thanh toán nhà cung cấp. -Kế toán TSCĐ: phản ánh chính xác giá trị hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như bộ phận sử dụng. Tính toán và phân bổ mức khấu hao TSCĐ vào CPSX trong kì theo mức độ hao mòn và theo quy định của chế độ kế toán. Lập kế hoạch sửa chữa và tính toán chi phí sửa chữa , tập hợp phân bổ chi phí sửa chữa vào chi phí kinh doanh. - Kế toán vật tư : ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế NVL nhập và tồn kho. Lập báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư. Đồng thời đối chiếu với kho và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp. -Kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, mở sổ chi tiết theo đối tượng, tập hợp tính toán và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Đối chiếu giá thành thực tế với giá dự toán, nếu chênh lệch tìm hiểu nguyên nhân và báo cáo với kế toán trưởng. -Kế toán tiền mặt, TGNH và thanh toán với nhà nước: kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, phiếu chi. Đối chiếu số dư tồn qũy sổ sách với thực tế. Thực hiện các giao dịch với ngân hàng, đối chiếu sổ sách với các thông báo của ngân hàng…lập các bảng kê về thuế theo quy định của nhà nước. -Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lương theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Hướng dẫn các đội xây dựng, các phòng ban thực hiện đầy đủ chứng từ về lương. Lập các báo cáo về lương phục vụ công tác quản lí. - Thủ quỹ : là một nhân viên độc lập Kiểm tra chứng từ tiền, thực hiện việc thu chi tiền mặt dựa trên chứng từ liên quan, phản ánh vào sổ quỹ, chịu trách nhiệm đảm bảo quỹ tiền mặt tại Công ty, đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn Báo cáo chuyên đề 14 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân của Công ty, thường xuyên tiến hành kiểm kê và đối chiếu lượng tiền mặt hiện có với kế toán thanh toán. 1.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán: Dựa trên quy mô, đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý, Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật ký chung để ghi chép, sử dụng , bảo quản, lưu trữ sổ sách kế toán. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật kí chung theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký chung, + Sổ Cái; + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết + Sổ Nhật ký đặc biệt; Sơ đồ 4 : Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức NKC của Công ty (1) (1) Chứng từ gốc (1) Nhật ký đặc biệt (2) (2) Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung (4) Sổ Cái (3) Bảng tổng hợp chi tiết 622, 623, 627, 154 (5) TTYTTKTK6 tính giá thanh 2 621, 622, Bảng cân đối phát sinh ‘ (6) Báo cáo tài chính Báo cáo chuyên đề 15 623, 627 (6) SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân : Ghi hằng ngày : Ghi định kỳ hoặc cuối kỳ : Đối chiếu (1) Từ chứng từ kế toán hàng ngày vào NKC, Nhật ký đặc biệt, Sổ chi tiết. (2) Từ Nhật kí chung, Nhật kí đặc biệt hàng ngày hoặc định kỳ vào sổ cái. (3) Từ sổ chi tiết, cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết theo tài khoản tổng hợp. (4) Đối chiếu so sánh với tài khoản tổng hợp trên sổ cái (5) Từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu (6) Từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo kế toán. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Chứng từ gốc SỔ KẾ TOÁN -Sổ Cái -Sổ chi tiết - PHẦN MỀM KẾ TOÁN (1) -Báo cáo tài chính -Báo cáo kế toán quản trị Chứng từ ghi sổ Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu kiểm tra (1) Căn cứ vào chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ sau đó kí duyệt. (2) Từ chứng từ ghi sổ vào NKC trên máy vi tính. (3) Máy tính tự tổng hợp lên sổ Cái và sổ chi tiết các tài khoản, tiểu khoản. (4) Phần mền kế toán tự kết xuất ra các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. 1.3.3. Đặc điểm kế toán tài chính khác: Báo cáo chuyên đề 16 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân  Hình thức sở hữu vốn: công ty cổ phần.  Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm dương lịch.  Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND).  Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.  Công ty sử dụng phần mềm kế toán ANA.  Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá tài sản là theo nguyên giá và giá trị còn lại.  Phương pháp khấu hao áp dụng : phương pháp khấu hao đường thẳng.  Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho là theo giá gốc.  Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ.  Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.  Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm 9 loại tài khoản trong bảng cân đối kế toán và 6 TK ngoài bảng. Công ty không sử dụng TK 113: tiền đang chuyển.  Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo Công ty lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21. Công ty tiến hành lập các báo cáo tài chính vào thời điểm cuối năm để cung cấp cho Ban giám đốc và hội đồng quản trị, cho khách Báo cáo chuyên đề 17 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân hàng, nhà cung cấp và các đối tượng liên quan giúp các đối tượng nắm được tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý. Hệ thống báo cáo của công ty gồm các báo cáo bắt buộc như : - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN - Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B 02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN Ngoài ra, Công ty còn lập các báo cáo nội bộ như : - Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn - Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định - Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết Báo cáo chuyên đề 18 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5_VINACONEX 2.1.ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5_VINACONEX. Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng là sản xuất sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài, phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kĩ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau…do đó công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty CP xây dựng số 5 có những đặc điểm sau: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty CP XD số 5: là từng công trình, hạng mục công trình, từng giai đoạn công việc hoàn thành theo quy ước. Các chi phí phát sinh liên quan tới công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp vào công trình đó, đối với các chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí thì cuối kỳ hạch toán sẽ được phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo những tiêu thức thích hợp. Cơ cấu chi phí: Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được mở sổ chi tiết riêng để theo dõi và tập hợp chi phí từ khi phát sinh chi phí đến khi hoàn thành theo từng khoản mục: Báo cáo chuyên đề 19 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Trường ĐH kinh tế Quốc Dân + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sử dụng máy thi công + Chi phí sản xuất chung Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh nhập dữ liệu vào máy theo từng mã số của công trình đã được cài đặt để theo dõi chi phí sản xuất riêng cho từng công trình. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trực tiếp theo sản phẩm xây lắp. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: Các công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước cần được tính giá thành. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành được xác định là quý hay khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Ngoài ra khi khối lượng xây lắp đạt điểm dừng kĩ thuật hợp lí theo thiết kế kĩ thuật ghi trong hợp đồng giao thầu thì công ty sẽ tính giá thành thực tế cho khối lượng hoàn thành bàn giao. Phương pháp tính giá thành: công ty áp dụng phương pháp tính giá trực tiếp Hình thức tổ chức kế toán chi phí giá thành sản xuất của công ty : Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là quá trình thi công thường diễn ra ở những địa điểm cách xa đơn vị trong khi khối lượng vật tư thiết bị lại rất lớn nên rất dễ xảy ra hao hụt mất mát. Vì vậy, Công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các các đội thi công: Công ty giao khoán cho các đội xây lắp quản lý các chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí sản xuất chung tại các đội xây lắp (gồm toàn bộ các chi phí sản xuất để làm ra sản phẩm) căn cứ vào dự toán khoán quản lý chi phí được duyệt. Các đội xây dựng nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động. Khi công trình hoàn thành sẽ được nghiệm thu bàn giao và được thanh toán toàn bộ theo quyết toán và phải nộp một khoản 6% doanh thu cho Công ty. Báo cáo chuyên đề 20 SV: Đỗ Thị Vân – Kế toán 47C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan