Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụ...

Tài liệu Luận văn hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo pháp luật việt nam hiện nay

.PDF
91
93
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐẮC NGHĨA HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐẮC NGHĨA HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ GIANG NAM Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020 Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn với đề tài “Hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, việc vận dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sỹ Đỗ Giang Nam người đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này. Thầy đã giúp đỡ, cung cấp cho tôi những kiến thức sâu rộng để tôi có nền tảng nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tôi gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô trong Khoa Luật - Học viện Khoa học xã hội đã hết sức giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi những tồn tại. Vì vậy tôi rất mong muốn và chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG ......................................................................................................................... 7 1.1. Khái quát chung về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng ............................................................................................. 7 1.2. Khái quát chung về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng .................................................................................. 17 1.3. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng .................................................. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM ......................................................................................................................... 42 2.1. Thực trạng các quy định pháp luật .............................................................. 42 2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng ...... 60 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG ................................................................................................................. 72 3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng ...... 72 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng ...... 72 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VIAC: Vietnam International Arbitration Centre Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam OECD: Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế EU: European Union Liên minh Châu Âu ASEAN: Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đồng Nam Á G7: Group of Seven Nhóm các nước Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới WTO: World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới GATT: General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GATS: General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ TPP: Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương FTAs: Free Trade Agreements Hiệp định thương mại tự do INCOTERMS: International commercial terms Các điều khoản thương mại quốc tế UCP: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ UCC: Unified Communications Chứng nhận truyền thông hợp nhất UNIDROIT: Principles of International Commercial Contracts Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế USD: United States dollar Đô la Mỹ CISG 1980: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CIF: Cost Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước vận tải DAF: Diliver At Frontier: Giao hàng tại biên giới FOB: Free On Board: Giao hàng lên mạn tàu CNF: Cost And Freight: Tiền hàng và cước vận chuyển MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã và đang hội nhập khá sâu với nền kinh tế thế giới nên các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng được mở rộng. Đó không chỉ là mối quan hệ hợp tác giao lưu đối ngoại mà còn là các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiều thành tựu đáng khích lệ, trong đó có hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng hiện nay đã trở thành nhu cầu thường xuyên của các doanh nghiệp. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có ý nghĩa trên nhiều phương diện, vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng mục tiêu sản xuất và đạt được hiệu quả đầu tư. Trong một số trường hợp, để duy trì hoạt động của dây chuyền sản xuất, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng còn là giải pháp duy nhất với lý do nhà sản xuất, chế tạo thiết bị ban đầu không còn sản xuất mới máy móc, thiết bị cùng chủng loại, phù hợp với dây chuyền sản xuất đã lắp đặt và vận hành. Gần đây, do tác động của các xung đột chính trị, chính sách thương mại và thu hút đầu tư của mỗi quốc gia, tranh chấp thương mại giữa các cường quốc, việc nhà đầu tư có kế hoạch chuyển dịch hoạt động sản xuất sang Việt Nam ngày càng nhiều, theo đó nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng cũng tăng lên. Vì vậy, việc thiết lập hợp đồng nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là vô cùng quan trọng. Đây chính là một trong những cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng nhập khẩu. Hiện nay, nhằm bảo đảm việc kiểm soát không để công nghệ lạc hậu được nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất thông qua một cơ chế 1 phù hợp là một vấn đề đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng. Nhằm tạo hành lang pháp lý thông thuận cho các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng nhập khẩu về chủ thể, điều kiện, trình tự, thủ tục và hậu quả, giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Đặc biệt, vừa qua, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đã được ký ban hành ngày 19/4/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2019 đã có những quy định chi tiết rõ hơn, cụ thể hơn so với các quy định trước đó để các bên xem xét, đối chiếu điều kiện khi thiết lập hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhằm hạn chế việc phát sinh tranh chấp hoặc nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng không đảm bảo quy định. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu, nghiên cứu và áp dụng các quy định này trong quá trình thiết lập hợp đồng nhập khẩu, dẫn đến việc vi phạm và phát sinh những tranh chấp hoặc phải gánh chịu những rủi ro không đáng có. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” nhằm giúp các doanh nghiệp nắm rõ các quy định về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, hạn chế việc doanh nghiệp vi phạm quy định khi thiết lập hợp đồng và hạn chế việc phát sinh tranh chấp do vi phạm hợp đồng, giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề liên quan về hợp đồng nhập khẩu thời gian qua đã được nhiều học giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: 2 - Nguyễn Văn Luyện (2005) Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh; Nhóm luận văn, luận án: Bùi Thị Thu ( 2011) Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thoa (2009) Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng Tòa án, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Xuân Dũng (2018) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng và hòa giải tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật - Huế; Nguyễn Thị Dung (2011), Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy thác máy móc thiết bị từ thị trường Nga của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương Mại. Bành Quốc Tuấn (2013) “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế thông quá các điều khoản đặc biệt của hợp đồng”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 9, tr.10-15; Lê Hồng Hạnh (2015) “Tổng quan về thương lượng, hòa giải (ADR) tại Việt Nam”, Hội thảo quốc tế Biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án (ADR) do Bộ Tư pháp và JPP tổ chức; Lưu Hương Ly (2015) “Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam”. Tuy nhiên, đối với vấn đề về hợp đồng nhập khẩu khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thì hiện nay chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trên thật sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và có giá trị lớn đối với luận văn của bản thân tác giả, đối với các học giả, các doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đạt được các mục đích cơ bản sau đây: 3 - Giúp các doanh nghiệp nắm rõ quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. - Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. - Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong giao kết hợp đồng hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, và góp phần hạn chế việc doanh nghiệp vi phạm quy định khi thiết lập hợp đồng nhập khẩu và hạn chế việc phát sinh tranh chấp do vi phạm hợp đồng, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp do nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không đảm bảo quy định. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hợp đồng, hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng - Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng và thực tiễn áp dụng. Phân tích những khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng để tìm ra nguyên nhân. - Đề xuất được các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà 4 không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Thực tiễn áp dụng và những khó khăn, vướng mắc. - Phạm vi nghiên cứu: Là những vấn đề về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong lĩnh vực kinh tế. - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp bình luận, diễn giải; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh luật học; phương pháp đánh giá; phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: góp phần làm rõ cơ sở lý luận và các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. - Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu có giá trị tham khảo đối với các bạn học viên nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời cũng là tài liệu có giá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp, thi hành pháp luật và đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng ở Việt Nam Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG 1.1. Khái quát chung về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng 1.1.1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu Hiện nay, trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các quốc gia không thể cô lập tự tồn tại một mình mà phải có sự giao thương, hợp tác với nhau. Đặc biệt là khi đời sống người dân ngày càng nâng cao thì sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ và nếu nền kinh tế quốc gia không thể đáp ứng đầy đủ được tất cả các nhu cầu đó thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia ngoài biên giới là sự tất yếu sẽ xảy ra. Vậy, nhập khẩu là gì? Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về nhập khẩu, nhưng về cơ bản, nhập khẩu được hiểu là mua hàng hóa và dịch vụ kể cả hàng đầu tư từ nước ngoài. Hiểu một cách đơn giản, thì nhập khẩu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Đây là cách định nghĩa nhập khẩu thông thường của hầu hết mọi người. Tuy nhiên trong từ điển mở Wikipedia và Luật thương mại thì khái niệm nhập khẩu được định nghĩa chi tiết và cụ thể hơn. Theo Wikipedia, “Nhập khẩu” được hiểu là các giao dịch liên quan về hàng hóa, dịch vụ từ một nguồn bên ngoài thông qua đường biên giới quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải dạng bán buôn riêng lẻ mà được điều hành dưới một hệ thống, bao gồm cả các tổ chức bên trong lẫn bên ngoài quốc gia nhập khẩu. Sự trao đổi hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ này sẽ dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá mà tiền tệ được dùng làm môi giới. Luật Thương mại 2005 có định nghĩa: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” [24] 7 Như vậy, nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương, là hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Đó là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài, thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Các quốc gia, doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu nhằm mục tiêu có được hiệu quả cao từ việc nhập khẩu vật tư hàng hoá để phục vụ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và nâng cao đời sống trong nước. Đồng thời, đảm bảo sự phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác thế mạnh của quốc gia, kết hợp hài hoà có hiệu quả nhập khẩu và cán cân thanh toán. Vậy, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nói cách khác, đó là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng. Từ các khái niệm trên, có thể thấy đặc trưng cơ bản của nhập khẩu chính là: - Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới. Hoạt động buôn bán phát triển theo những tập quán thông lệ quốc tế, giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau. - Nhập khẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ như: Chính sách thuế, hạn ngạch, phụ thu và các văn bản pháp luật, các quy định danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu. Một quốc gia phải có hoạt động xuất nhập khẩu thì mới có một nền kinh tế bền vững. Trong đó, hoạt động nhập khẩu với vai trò quan trọng hàng 8 đầu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp, tránh tình trạng khan hiếm bất ổn. Việc nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài sẽ đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững. Hàng hóa nhập khẩu kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng và phong phú, cung cấp cho người tiêu dùng rất nhiều sự chọn lựa từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng góp phần nâng tầm khả năng tiêu dùng và mức sống của người dân. Mặt khác, việc nhập khẩu hàng hóa sẽ đưa nhiều thương hiệu hàng hóa đến từ các quốc gia, tình trạng độc quyền sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng vươn lên, doanh nghiệp sẽ phải không ngừng tìm tòi, phát triển, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm cạnh tranh với hàng ngoại nhập để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế quốc gia với một thị trường năng động sẽ góp phần tác động tích cực đến việc hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế của mỗi một quốc gia, dân tộc. Đặc biệt với quá trình chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động nhập khẩu sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện, tạo nên mức cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, đồng thời giúp các nước kém phát triển, đang phát triển có thể kế thừa nhanh chóng mà không phải mất quá nhiều chi phí và thời gian. Với hình thức xuất nhập khẩu đối lưu, thì nhập khẩu cũng trở thành xuất khẩu. Nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia. Tóm lại, hoạt động nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định; góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân; thúc 9 đẩy hoạt động xuất khẩu; tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, làm đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, quy cách, cho phép thoả mãn hơn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu có lợi vì nó tạo điều kiện cho người tiêu dùng hưởng thụ những ích lợi do chuyên môn hóa và thương mại quốc tế mang lại, tức là người tiêu dùng mua được hàng hóa và dịch vụ với giá thấp hơn trường hợp nó tự họ sản xuất hoặc chỉ mua hàng hóa được sản xuất trong nước. Nhưng mặt khác, nó cũng là một trở ngại vì làm giảm sản lượng và thu nhập trong nước. Vì vậy, quan trọng là phải duy trì được sự cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. Hiện nay, nhập khẩu được thực hiện thông qua một số hình thức cơ bản sau: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu tái xuất, nhập khẩu đổi hàng, nhập khẩu tự doanh, nhập khẩu liên doanh và một số hình thức khác. Trong đó: - Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức mà bên mua hàng và bên bán hàng trực tiếp giao dịch với nhau, việc mua và việc bán không ràng buộc nhau. Bên mua có thể chỉ mua mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua. Hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hoá, vật tư ở thị trường nước ngoài đem về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bị trên thị trường nội địa, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiện giao dịch với bên xuất khẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý quốc gia cũng như thông lệ quốc tế [15]. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế. Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động 10 và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ. Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu, khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức [15]. Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài, còn hợp đồng tiêu thụ hàng hoá trong nước thì sau khi hàng hóa về sẽ lập. Nhập khẩu trực tiếp là một hình thức nhập khẩu được tiến hành một cách đơn giản. Bên nhập khẩu phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện theo đúng hợp đồng, phải tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí giao dịch, nghiên cứu, giao nhận,…cùng các chi phí có liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, thuế nhập khẩu… - Nhập khẩu ủy thác: là một hoạt động dịch vụ dưới hình thức nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được làm trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế [3]. Đây là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, kinh nghiệm xuất, nhập khẩu, về đối tác kinh doanh, hoặc chỉ đơn giản chỉ là do bài toán chi phí - lợi nhuận… nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác. 11 Trong hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu (nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thường với nước ngoài khi có tổn thất. - Nhập khẩu tái xuất: Tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây được nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Có nghĩa là tiến hành nhập khẩu không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Đối với hình thức này, doanh nghiệp tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí nhập hàng và xuất hàng sao cho thu hút được lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra; phải tiến hành đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu nhưng không phải nộp thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp tái xuất được tính kim ngạch trên cả hàng tái xuất và hàng nhập, doanh số tính trên giá trị hàng hoá tái xuất do đó vẫn chịu thuế. Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do người tái xuất trả cho người nhập khẩu và thu từ người nhập khẩu [15]. - Nhập khẩu hàng đổi hàng: Là nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Hoạt động này được thanh toán không phải bằng tiền mà chính là hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị tương đương nhau. - Nhập khẩu gia công: Là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía 12 người xuất khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. - Nhập khẩu liên doanh: Đây là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi nếu lỗ thì cùng phải chịu. So với tự doanh thì các doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh ít chịu rủi ro bởi mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên cũng tăng theo số vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác. Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số đó [15]. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài, một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác. Mỗi hình thức nhập khẩu hàng hóa đều có những đặc thù riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức nào phù hợp với tình trạng và nhu cầu của doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được hiểu là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp 13 và vận hành hoạt động. Như vậy, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có các đặc điểm cơ bản sau: - Đó là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động. - Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được những tiêu chí và tính năng nhất định. - Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ tuy đã qua sử dụng nhưng vẫn có những sự tác động tích cực và tiêu cực đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống, đến sự phát triển của một quốc gia. 1.1.3. Tác động của việc nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc gia, môi trường, xã hội và các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ. Sự tác động đó vừa mang tính tích cực, vừa có tính tiêu cực, thể hiện cụ thể như sau: - Tác động tích cực: Xét trên toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất. Từ đó, tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô. Việc nhập khẩu và sử dụng các máy móc thiết bị đã qua sử dụng đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho những nhà đầu tư vừa và nhỏ trong nước với những hạn chế về nguồn vốn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Trong những năm gần đây, với sự cởi mở đối với môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan