Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động ki...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh tại nhà máy quy chế từ sơn

.DOC
87
141
83

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN...........ᄃ 3 1.1. Đặc điểm tổ chức kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Quy chế Từ Sơn........................................................ ᄃ 3 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.....................................ᄃ 3 1.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy..................ᄃ 5 1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy...........................ᄃ 9 1.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm, thị trường và tiềm năng phát triển của Nhà máy. .ᄃ 9 1.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm........................................ ᄃ 11 1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy..........12 ᄃ 1.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn.................14 ᄃ 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán..................................................................14 ᄃ 1.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Nhà máy....................................16 ᄃ 1.2.2.1. Tổ chức vận dụng các chính sách kế toán nói chung.......................16 ᄃ 1.2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.............................................17 ᄃ 1.2.2.3. Tổ chức vận dụng chứng từ và sổ sách kế toán..............................19 ᄃ 1.2.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán...............................................20 ᄃ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN............................................21 ᄃ 2.1. Những vấn đề kinh tế tại Nhà máy có ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh..........................................................................................21 ᄃ 2.1.1. Đặc điểm thành phẩm và công tác quản lý thành phẩm tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn.......................................................................................................21 ᄃ 2.1.1.1. Đặc điểm và phân loại thành phẩm..............................................21 ᄃ 2.1.1.2. Công tác quản lý thành phẩm.....................................................22 ᄃ 2.1.2. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh 26 ᄃ 2.1.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................................26 ᄃ 2.2. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn.............30 ᄃ 2.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm..............................................30 ᄃ 2.2.1.1. Tài khoản sử dụng....................................................................30 ᄃ 2.2.1.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ.....................30 ᄃ 2.2.1.3. Trình tự hạch toán....................................................................33 ᄃ 2.2.2. Kế toán các khoản phải thu khách hàng..............................................40 ᄃ 2.2.2.1. Tài khoản sử dụng....................................................................40 ᄃ 2.2.2.2. Trình tự hạch toán....................................................................40 ᄃ 2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán................................................................44 ᄃ 2.2.3.1. Tài khoản sử dụng....................................................................44 ᄃ 2.2.3.2. Trình tự hạch toán....................................................................44 ᄃ 2.2.4. Kế toán GTGT...............................................................................48 ᄃ 2.2.4.1. Phương pháp tính thuế..............................................................48 ᄃ 2.2.4.2. Tài khoản sử dụng....................................................................48 ᄃ 2.2.4.3. Trình tự hạch toán....................................................................48 ᄃ 2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.......................................................58 ᄃ 2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng.................................................................58 ᄃ Đặng Thị Thanh Nhàn 1 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.3.1.1. Tài khoản sử dụng....................................................................58 ᄃ 2.3.1.2. Trình tự hạch toán....................................................................58 ᄃ 2.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp................................................59 ᄃ 2.3.2.1. Tài khoản sử dụng....................................................................59 ᄃ 2.3.2.2. Trình tự hạch toán....................................................................60 ᄃ 2.2.3. Kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính..................................61 ᄃ 2.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.................................................62 ᄃ 2.2.4.1. Tài khoản sử dụng....................................................................62 ᄃ 2.2.4.2. Trình tự xác định kết quả kinh doanh...........................................62 ᄃ CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN67 ᄃ 3.1. Nhận xét chung về tình hình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả HĐKD tại Nhà máy..........................................................................................................68 ᄃ 3.1.1. Ưu điểm.......................................................................................68 ᄃ 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại...............................................................70 ᄃ 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn................................................................................................72 ᄃ 3.2.1. Định hướng phát triển Nhà máy........................................................72 ᄃ 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm...................................................72 ᄃ 3.2.1.2. Giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra...........................................73 ᄃ 3.2.1.3. Mở rộng thị trường...................................................................73 ᄃ 3.2.1.4. Tổ chức tốt công tác marketing...................................................73 ᄃ 3.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả của Nhà máy ............................................................................................................74 ᄃ 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Nhà máy ................................................................................................................74 ᄃ 3.3.1. Phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện............................................74 ᄃ 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện.......................................................................75 ᄃ KẾT LUẬN………………………………………………………………..78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................79 ᄃ Đặng Thị Thanh Nhàn 2 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1-1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Quy Chế Từ Sơn................5 ᄃ Sơ đồ 1-2 ᄃ. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của ᄃ Nhà máy Quy chế Từ Sơn.......................................................................................................11 ᄃ Bảng 1-3 ᄃ. Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của Nhà máy...........12 ᄃ Sơ đồ 1.4 ᄃ.Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy Quy chế Từ Sơn......13 ᄃ Sơ đồ 1.5 ᄃ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ᄃ tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn....................................................................ᄃ 19 Sơ đồ 2.1. Quy trình xuất kho hàng hoá...................................................ᄃ 24 Biểu 2.2. Một số mã và mặt hàng của Nhà máy Quy chế Từ Sơn............25 ᄃ Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay....................................................................................................32 ᄃ Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ bán hàng trả chậm..........................................................................................................32 ᄃ Biểu 2.5. Mẫu Hoá đơn GTGT.................................................................33 ᄃ Biểu 2.6. Nhật ký bán hàng.......................................................................35 ᄃ Biểu 2.7. Sổ chi tiết bán hàng..................................................................36 ᄃ Biểu 2.8. Sổ Cái tài khoản 511.................................................................37 ᄃ Biểu 2.9. Sổ chi tiết tài khoản 5112 – Hàng mộc......................................ᄃ 38 Biểu 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 131 – Cty CP MEINFA.........................40 ᄃ Biểu 2.11. Sổ Cái Tài khoản 131..............................................................41 ᄃ Biểu 2.12. Bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng............................42 ᄃ Biểu 2.13. Mẫu phiếu xuất kho................................................................44 ᄃ Biểu 2.14. Sổ Cái Tài khoản 632..............................................................45 ᄃ Biểu 2.15. Sổ chi tiết tài khoản 6322 – Hàng mộc...................................46 ᄃ Biểu 2.16. Sổ Cái tài khoản 3331............................................................ᄃ 48 Biểu 2.17. Sổ Cái tài khoản 133...............................................................ᄃ 49 Biểu 2.18. Tờ khai thuế GTGT................................................................51 ᄃ Biểu 2.19. Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra..............................52 ᄃ Biểu 2.20. Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào...........................54 ᄃ Biểu 2.21. Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT.........................................55 ᄃ Biểu số 2.22. Sổ Cái Tài khoản 641..........................................................ᄃ 58 Biểu 2.23. Sổ chi tiết tài khoản 641 – CPBH trả bằng tiền mặt................ᄃ 59 Biểu 2.24. Sổ Cái Tài khoản 642..............................................................60 ᄃ Biểu 2.25. Sổ chi tiết tài khoản 642 – Chi phí khấu hao TSCĐ...............61 ᄃ Biểu 2.26. Sổ Cái Tài khoản 635..............................................................62 ᄃ Biểu 2.27. Sổ Cái tài khoản 911................................................................64 ᄃ Biểu 2.28. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....................................65 ᄃ Biểu 2.29. Sổ Nhật ký chung....................................................................ᄃ 66 Đặng Thị Thanh Nhàn 3 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SXKD Sản xuất kinh doanh KQKD Kết quả kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định BHXH Bảo hiểm xã hội NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ TNDN Thu nhập doanh nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn GTSP Giá thành sản phẩm CP Chi phí GTGT Giá trị gia tăng PX Phân xưởng HĐ Hoá đơn BGĐ Ban giám đốc BL Bu lông Đ/ốc Đai ốc XK Xuất kho KH Khách hàng KT Kế toán Cty CP Công ty cổ phần Cty, CT Công ty TM Thương mại TK Tài khoản TKĐƯ Tài khoản đối ứng SX Sản xuất PB Phân bổ CN Công nghiệp VAT Thuế giá trị gia tăng HHDV Hàng hoá dịch vụ KC Kết chuyển CCDV Cung cấp dịch vụ TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TV Thành viên Đặng Thị Thanh Nhàn 4 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. hàng hoá thực hiện giá trị và quay trở về dưới hình thái tiền tệ. Vì vậy, tiêu thụ không những đánh giá hiệu quả của các giai đoạn trước đó như giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất mà còn phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặt khác, khi đất nước đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh lại diễn ra ngày càng gay gắt. Sản xuất phải gắn với thị trường và hướng vào nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, trong thời kỳ nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thì thành phẩm sản xuất ra với chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý cần nắm bắt, phân tích và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin về tình hình tiêu thụ, đặc biệt là thông tin kế toán cung cấp, nên trong thời gian thực tập tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Nhà máy, đặc biệt là các anh chị Phòng kế toán, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Phạm Thành Long, em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài:” Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh Kết cấu chuyên đề của em gồm 3 chương: (CHƯƠNG 1: Tổng quan về Nhà máy Quy chế Từ Sơn (CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn (CHƯƠNG 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn em –TS Phạm Thành Long đã tận tình bảo ban và chỉnh sửa những thiết sót để em hoàn thành chuyên đề. Đặng Thị Thanh Nhàn 5 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Em xin gửi tới Ban lãnh đạo Nhà máy Quy chế Từ Sơn cùng toàn thể cô chú, anh chị trong Nhà máy lời cảm ơn chân thành nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập. Em xin cảm ơn anh chị trong Phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc cung cấp và giải thích số liệu để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đặng Thị Thanh Nhàn CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY QUY CHẾ TỪ SƠN 1.1. Đặc điểm tổ chức kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Quy chế Từ Sơn 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Nhà máy Quy Chế Từ Sơn được Bộ Công nghiệp nặng ra quyết định thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1963. Đây là nhà máy Quy Chế đầu tiên của nước ta được đặt tại Đặng Thị Thanh Nhàn 6 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thị trấn Từ Sơn - Huyện Tiên Sơn - Tỉnh Hà Bắc (nay là Thị trấn Từ Sơn - Huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh). Khi mới thành lập, năng lực ban đầu của Nhà máy chỉ có: Diện tích nhà xưởng : 1.956 m2 Thiết bị máy móc : 42 chiếc Tổng cán bộ công nhân viên : 152 người Tổng nguồn vốn : 389.000 đồng Nhà máy được thành lập với nhiệm vụ tổ chức và thực hiện sản xuất sản phẩm theo kế hoạch của Nhà nước. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy trải qua hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến trước quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987, Nhà máy hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chỉ tiến hành hoạt động sản xuất với kế hoạch định sẵn của Nhà nước. Vì vậy, Nhà máy chưa phát huy hết tiềm lực của mình, không thực sự hạch toán kinh doanh độc lập. Tuy nhiên, Nhà máy luôn sản xuất tốt, hoàn thành mọi kế hoạch được giao. - Giai đoạn 2: Từ khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số 217/HĐBT về việc xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, các doanh nghiệp đã chuyển dần sang cơ chế thị trường, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trong giai đoạn này, Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn, việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên không được đảm bảo. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban Giám đốc, Nhà máy đã chủ động nắm bắt thị trường, cải tiến tổ chức sản xuất, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lao động, dần dần khắc phục những hậu quả do cơ chế cũ để lại. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy được duy trì ổn định, đời sống của công nhân viên ngày càng cải thiện. Thực hiện Nghị định số 388 – HĐBT ban hành ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp, Nhà máy Quy Chế Từ Sơn được quyết định thành lập lại. Địa chỉ: Thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. Vốn kinh doanh: 1.521 triệu đồng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất và kinh doanh chi tiết cơ khí bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm theo tiêu chuẩn và những sản phẩm phục vụ lắp ráp ôtô, xe máy, xe đạp… Số lượng công nhân viên: 576 người, trong đó trình độ Đại học là 53 người, Cao đẳng và trung cấp là 52 người. Ngày 25/8/2000, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ký quyết định số 2410/QĐTCCB về việc đổi tên Nhà máy Quy Chế Từ Sơn thành Công ty Quy Chế Từ Sơn trực thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp. Đặng Thị Thanh Nhàn 7 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ngày 19/3/2004, Công ty Quy Chế Từ Sơn được sáp nhập vào Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí và đổi tên Công ty Quy chế Từ Sơn thành Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Nhà máy Quy chế Từ Sơn Địa chỉ: Thị trấn Từ Sơn – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0241.831912 – 0241.743711. Fax: 0241.832467 Giám đốc Nhà máy: Ông Nguyễn Xuân Liên Mã số thuế: 0100100671-005 Số tài khoản tại Ngân hàng NN&PTNT Từ Sơn – Bắc Ninh: 421101000304. Nhà máy Quy Chế Từ Sơn thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí - Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp, tên giao dịch quốc tế là Tusonfastener Company, viết tắt là TUFACO. Nhà máy có trụ sở đặt tại Thị trấn Từ Sơn - Huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh, nằm kề quốc lộ 1A đường đi Hà Nội - Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội 18Km về phía Bắc. Đây là địa thế thuận lợi cho Nhà máy tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Với mỗi giai đoạn phát triển, Nhà máy lại được tổ chức theo một hình thức phù hợp. Hiện nay, bộ máy quản lý của Nhà máy được bố trí theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Đặng Thị Thanh Nhàn 8 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1-1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Quy Chế Từ Sơn GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phân xưởng dập nguội Phòng kỹ thuật Phó Giám đốc kinh tế Phòng sản xuất kinh doanh Phân xưởng dụng cụ - cơ điện Phân xưởng dập nóng Phòng tài chính kế toán Ban bảo vệ - tự vệ Phân xưởng mạ - lắp ráp ᄃ Nguồn: Nhà máy Quy chế Từ Sơn Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận được trình bày trong sơ đồ trên như sau: - Giám đốc Nhà máy: Là người đứng đầu Nhà máy, được Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp (nay là Bộ Công thương) bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của Nhà máy, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về kết quả sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy mọi tiềm năng của Nhà máy, bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước như: thuế, tiền lương, BHXH …Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của Nhà máy theo nguyên tắc gọn nhẹ, có hiệu quả và thực hiện theo đúng pháp luật. - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Do Giám đốc Nhà máy bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc chỉ định điều hành sản xuất khi Giám đốc đi công tác dài. Đặng Thị Thanh Nhàn 9 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Do Giám đốc của Nhà máy bổ nhiệm, là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm kinh doanh và được Giám đốc chỉ định điều hành kinh doanh khi Giám đốc đi vắng. - Khối phân xưởng: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy. Khối phân xưởng gồm 4 đơn vị sản xuất chính: phân xưởng dụng cụ - cơ điện, phân xưởng dập nóng, phân xưởng dập nguội, phân xưởng mạ - lắp ráp. Mỗi phân xưởng có: một quản đốc, một hoặc hai phó quản đốc, một nhân viên hạch toán phân xưởng, một kỹ thuật viên, một cán bộ kinh tế và các tổ sản xuất. + Phân xưởng dập nóng tổ chức sản xuất các loại đai ốc, bu lông bán tinh và thô với các bước công việc: cắt phôi, dập, đột tâm, tiện, cán ren và các loại bu lông đầu chỏm cầu, vít cấy, các loại bu lông bắt bánh ôtô, máy kéo, bu lông phục vụ ngành đường sắt. + Phân xưởng dập nguội tổ chức sản xuất: hàn nối, tẩy, ủ, rửa, phốtphát hóa, vuốt các loại thép để sản xuất bu lông, đai ốc tinh; cưa cắt thép phục vụ sản xuất dụng cụ khuôn cối; chế tạo các chi tiết phụ tùng cho sửa chữa máy móc thiết bị. + Phân xưởng mạ - lắp ráp thực hiện các bước công việc: mạ, điện phân, nhúng kẽm nóng, nhuộm đen, lắp bộ sản phẩm bu lông, đai ốc, vòng đệm. + Phân xưởng dụng cụ - cơ điện tổ chức gia công chế tạo các loại dụng cụ, khuôn cối, phục vụ các phân xưởng sản xuất sản phẩm với các bước công việc: tiện, phay, bào, nhiệt luyện, mài… và tổ chức sửa chữa, lắp đặt thiết bị máy móc của các phân xưởng theo kế hoạch của Nhà máy. - Các phòng ban: Có chức năng tham mưu về việc quản lý, điều hành các công việc trong nhiều lĩnh vực. + Phòng sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ làm công tác kinh tế, tham mưu cho Giám đốc trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị Đặng Thị Thanh Nhàn 10 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trường, cung cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ,điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy, tham mưu cho Giám đốc về vấn đề tổ chức nhân sự, đào tạo và chế độ chính sách đối với người lao động trong Nhà máy. + Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt động về tài chính kế toán của Nhà máy và tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước. Nhiệm vụ của phòng là lập kế hoạch chi tiêu và lập dự phòng để đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho việc sản xuất kinh doanh; giám sát, kiểm tra hợp đồng mua bán, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, mua bán thiết bị tài sản; thanh lý và quyết toán hợp đồng đối với các đơn vị, cá nhân có quan hệ mua bán với Nhà máy khi đã thực hiện xong hợp đồng. + Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, nghiên cứu, tổ chức lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ và môi trường của Nhà máy theo pháp chế công nghệ mới, môi trường và năng lượng; thiết kế, bố trí, sửa chữa, lắp đặt và bảo quản trang thiết bị của Nhà máy và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. + Ban bảo vệ - tự vệ: Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà máy, có trách nhiệm quản lý người ra vào Nhà máy, đồng thời quản lý giờ giấc lao động của cán bộ công nhân viên. 1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 1.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm, thị trường và tiềm năng phát triển của Nhà máy Trải qua quá trình hình thành và phát triển dài lâu cùng với một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức giàu kinh nghiệm, Nhà máy Quy chế Từ Sơn là một đơn vị có uy tín trong lĩnh vực sản xuất các chi tiết lắp xiết theo tiêu chuẩn: TCVN, ISO, JIS, DIN, ASTM, BS... như các loại sản phẩm bu lông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh từ M4 đến M48. Đặng Thị Thanh Nhàn 11 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng lớn. Sản phẩm của Nhà máy là sản phẩm phụ để phục vụ cho ngành công nghiệp nên khách hàng của Nhà máy là các tổ chức sử dụng sản phẩm phụ. Hiện nay, Nhà máy chủ yếu sản xuất các loại bulông, đai ốc phục vụ cho đường điện chiếm tới 70% số lượng sản phẩm. Nhà máy có thế mạnh ở sản phẩm bu lông đặc biệt vì các đối thủ cạnh tranh chưa có. Sản phẩm của Nhà máy đã phục vụ nhiều ngành công nghiệp, nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Công nghiệp mỏ; Công nghiệp đóng tàu; Công nghiệp sản xuất xi măng; Công nghiệp Chế tạo máy; Công trình đường điện 500Kv; Đường sắt Bắc Nam; Công trình Nhà Quốc hội... Trong quá trình cung cấp sản phẩm cho các bạn hàng, Nhà máy đã không ngừng hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. Do đó, sản phẩm bu lông, đai ốc của Nhà máy đã được Bộ Khoa học Công nghệ tặng Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn TCVN, ISO, JIS, DIN, ASTM, BS... áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Các sản phẩm chính như bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh... đều đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng với kích cỡ đa dạng từ M4 đến M80, được các bạn hàng đánh giá cao. Nhờ vậy, lượng sản phẩm của Nhà máy cung cấp cho ngành điện từ năm 1998 đến 2004 đều tăng, chiếm tỷ trọng từ 15-55% sản lượng sản xuất hàng năm của nhà máy, đỉnh cao là năm 2004. Công nghiệp cơ khí đang bước vào xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực với một vị thế vững vàng hơn song cũng nhiều thách thức hơn. Xác định được rằng, nền cơ khí nước ta vốn có nhiều thuận lợi về nguồn nhân lực, trí tuệ song không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt khi bước vào hội nhập, Ban lãnh đạo Nhà máy đã nhanh chóng chủ động tự mình khẳng định vị thế trên thương trường với nhiều chủ trương, chiến lược để tạo tiền đề cho sự phát triển lâu bền trong các giai đoạn tới. Bên cạnh việc phát huy ngành nghề truyền thống, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cơ sở vật chất, tinh thần cho tập thể cán bộ công nhân viên để từ đó yên tâm công tác, tin tưởng vào sự phát triển của Nhà máy, Ban lãnh đạo đã có những bước đột phá về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học tiên tiến. Trước hết là việc đồng bộ hoá thiết bị dập nguội, mở rộng gam sản phẩm; mở rộng dây chuyền chế tạo vòng đệm, lò xo; nhập thiết bị Đặng Thị Thanh Nhàn 12 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cán ren cỡ lớn của Đức PROFIROLL PR31.5.1 nhằm mở rộng công nghệ và năng lực sản xuất; nhập khuôn cối, vật tư để tạo sản phẩm, ổn định công nghệ nhiệt luyện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời, Ban lãnh đạo Nhà máy cũng tập trung kiện toàn, nâng cao hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất. Bằng những việc làm này, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã có thêm nhiều khởi sắc khi lần lượt có các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các công trình công nghiệp điện trên toàn quốc, tạo đủ việc làm ổn định lâu dài cho người lao động. Hơn thế nữa, các sản phẩm của Nhà máy đã xuất khẩu sang Lào, Yemen,... và được các bạn hàng nước ngoài đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Được sự chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước cùng với sự năng động của đội ngũ lãnh đạo, Nhà máy Quy chế Từ Sơn đang từng bước cải tiến hoạt động quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh để nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới trong nền kinh tế mở đầy biến động. Cụ thể, trong năm 2009 này, Nhà máy sẽ tiến hành cổ phần hóa để huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước và các nguồn vốn khác để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Để đạt được một số kết quả kể trên, Nhà máy đã không ngừng đổi mới công nghệ phù hợp với xu thế phát triển của ngành cơ khí. Sản phẩm của Nhà máy là các loại bu lông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm vênh từ M4 đến M48 được sản xuất trên dây chuyền dập nguội tự động và dập nóng khuôn kín đạt cấp bền từ 4.6 đến 12.9. Ren được chế tạo theo hệ mét, hệ Anh, hệ Mỹ trên các máy cán ren tự động của Đức, Nhật, Đài Loan v.v. Ngoài ra, một số sản phẩm đặc biệt như thanh ren suốt (M6 -M36 dài: 1000, 2000, 3000) ; gu giông, bu lông móng đến M80, các chi tiết phụ tùng ô tô, xe máy đều có chất lượng cao. Sản phẩm được bảo vệ bề mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, nhúng kẽm nóng chảy. Quy trình công nghệ này được thực hiện một cách liên tục, nhịp nhàng qua 4 phân xưởng: phân xưởng dập nóng, phân xưởng dập nguội, phân xưởng mạ - lắp ráp và phân xưởng dụng cụ - cơ điện. Phân xưởng dập nguội có công nghệ dập nguội, cắt gọt và ta rô. Phân xưởng dập nóng có công nghệ dập nóng. Phân xưởng dụng cụ - cơ điện mang tính chất phục vụ cho quy trình sản xuất chính. Phân xưởng mạ - lắp ráp là khâu cuối cùng của quá trình công nghệ. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng qua mạ mà do yêu cầu tiêu thụ từng mặt hàng của khách hàng. Mỗi nhóm sản phẩm được sản xuất theo từng quy trình công nghệ khác nhau. Cụ thể như sau: + Nhóm sản phẩm tinh (dập nguội): Đặng Thị Thanh Nhàn 13 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phôi thép dập nguội gia công mạ thành phẩm + Nhóm sản phẩm bán tinh (dập nóng): Phôi thép tiện cắt phôi cán ren (taro) nung phôi mạ dập nóng cắt bavia đột tâm thành phẩm. Sơ đồ 1-2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy Quy chế Từ Sơn. Thép Phân xưởng dụng cụ - cơ điện Chuẩn bị sản xuất Phân xưởng dập nguội Phân xưởng dập nóng Phân xưởng mạ - lắp ráp Kho thành phẩm Tiêu thụ Ghi chú : Đường đi phục vụ sản xuất Đường đi của phôi thép tạo ra sản phẩm Nguồn: Nhà máy Quy chế Từ Sơn. 1.1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là các loại đai ốc, bu lông, vít, vòng đệm… với kích thước và cấp bền khác nhau. Quá trình sản xuất được thực hiện theo các đơn đặt hàng và theo yêu cầu kế hoạch. Do đó, khối lượng các Đặng Thị Thanh Nhàn 14 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp loại nguyên vật liệu như sắt, thép, than củi…tương đối lớn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất, Nhà máy phải đi vay Ngân hàng, vay nội bộ hoặc Bộ khoa học công nghệ. Do đó, đặc trưng chủ yếu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Nhà máy Quy chế Từ Sơn là giá trị tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, do Nhà máy đi vay với giá trị lớn nên lãi vay là khoản chi phí tài chính chủ yếu của Nhà máy. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Bảng 1-3 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của Nhà máy Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Đơn vị Chỉ tiêu (Số cuối (Số cuối tính +/% năm) năm) Doanh thu Trđ 35.453 30.409 -5.044 -14.22 Tổng nguồn vốn Trđ 24.173 24.640 467 1,93 - Nợ phải trả 20.431 20.654 223 1,09 - Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản 3.742 24.173 3.986 244 24.640 467 6,52 1,93 17.699 18.119 420 2,37 Trđ - Tài sản ngắn hạn - Tài sản dài hạn 6.474 6.521 47 0,73 Giá vốn hàng bán Trđ 29.525 24.714 -4.811 -16.29 Lợi nhuận sau thuế Trđ 702 682 -20 -2.85 Số lượng lao động Người 358 302 -56 -15,64 TNBQ 1 LĐ/tháng 1000đ/ng 1.023 1.406 383 37,43 Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhà máy Quy chế Từ Sơn năm 2007, 2008. Qua bảng trên, ta thấy doanh thu của Nhà máy năm 2008 giảm 5.044 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ giảm 14.22%. Lợi nhuận năm 2008 cũng giảm 20 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ giảm 2.85%. Đây là dấu hiệu không tốt, phản ánh tình hình khủng hoảng kinh tế nói chung đang diễn ra ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Trong tình trạng kinh tế khó khăn, nhu cầu của khách hàng giảm mạnh. Do đó, doanh thu Đặng Thị Thanh Nhàn 15 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Nhà máy giảm đi một lượng đáng kể. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh khác, chúng ta lại thấy Nhà máy đã có những sự đổi mới để thích nghi với điều kiện khó khăn. Năm 2008, Nhà máy đã quản lý chặt chẽ hơn quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Một trong những chuyển biến đó mà chúng ta có thể thấy qua bảng số liệu kể trên là việc tinh giảm biên chế. Số lượng lao động năm 2008 giảm 56 người, tương ứng với tốc độ giảm 15.64%. Nhờ đó, lợi nhuận của Nhà máy giảm đi không nhiều. Đồng thời, có điều kiện để tăng thu nhập bình quân của 1 lao động, ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên. Như vậy, qua một số chỉ tiêu ở trên, chúng ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy năm 2008 có dấu hiệu đi xuống. Tuy nhiên, Nhà máy cũng có những biện pháp phù hợp, kịp thời để đứng vững được trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. 1.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy Quy chế Từ Sơn 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm bộ máy quản lý và quy trình sản xuất, bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung. Nhà máy chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán của mọi phần hành kế toán. Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy Quy chế Từ Sơn Kế toán trưởng kiêm kế toán thuế Kế toán thanh toán và tiền lương, BHXH, TSCĐ và nguồn vốn Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ Kế toán hàng tồn kho, CP và tính GTSP Kế toán tiêu thụ và xác định KQKD Nguồn: Nhà máy Quy chế Từ Sơn Đặng Thị Thanh Nhàn 16 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ máy kế toán gồm có 5 người, trong đó, có 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên có chức năng riêng. - Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các thông tin kế toán hiện đang áp dụng tại Nhà máy. Kế toán trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động kế toán của Nhà máy thuộc phạm vi và quyền hạn của mình, thu thập mọi thông tin liên quan đến các tài liệu công tác kế toán để lập các Báo cáo kế toán hàng quý, hàng năm. Đồng thời, kế toán trưởng kiêm nhiệm vụ kê khai các loại thuế như thuế GTGT đầu ra, đầu vào, thuế thu nhập doanh nghiệp; tính toán và lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng và các công việc liên quan đến thuế theo quy định của luật thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Kế toán hàng tồn kho (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm), chi phí và tính giá thành sản phẩm đánh giá, phân loại NVL, CCDC theo tính chất của từng loại, theo dõi tình hình nhập xuất NVL, CCDC, thành phẩm và giá trị thực tế của những lô hàng. Đồng thời, tập hợp và xác định đúng chi phí sản xuất, theo dõi chi tiết theo từng chi phí và phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho, sản phẩm tồn kho. - Kế toán thanh toán và tiền lương, BHXH,TSCĐ và nguồn vốn có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên; tính đúng đủ, kịp thời tiền lương, các khoản trích theo lương, khấu trừ lương; quản lý chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương; phản ánh các khoản phải thu, phải trả của Nhà máy. Đồng thời, có nhiệm vụ tính toán, theo dõi các khoản bảo hiểm phải trích, phải thu, phải nộp và các khoản lương của cán bộ công nhân viên được hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội quy định; theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ của Nhà máy và nguồn vốn, theo dõi tài sản về mặt giá trị và hiện vật, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay chưa. - Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ phản ánh đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình tăng giảm toàn bộ các loại vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi Đặng Thị Thanh Nhàn 17 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngân hàng. Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý số tiền có trong quỹ két của Nhà máy, phản ánh số hiện còn và tình hình tăng giảm của tiền mặt tại quỹ thông qua kiểm kê thường xuyên số tiền quỹ thực tế tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ kế toán. - Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình bán hàng, doanh thu, giá vốn cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối kỳ, nhân viên kế toán phụ trách phần hành này tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. 1.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Nhà máy 1.2.2.1. Tổ chức vận dụng các chính sách kế toán nói chung Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán, Nhà máy đã vận dụng một cách linh hoạt các chính sách kế toán. Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Nhà máy đã thực hiện các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung, kế toán trên máy vi tính. Năm tài chính của Nhà máy bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 dương lịch và chấm dứt vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Kỳ kế toán áp dụng tại Nhà máy là theo quý. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để hạch toán tại Nhà máy thống nhất là đồng Việt Nam. Nhà máy không phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản ký cược, ký quỹ. Nhà máy chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước quy định. Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí hợp lý mà Nhà máy đã bỏ ra để có được TSCĐ đó. Nhà máy trích khấu hao TSCĐ theo Đặng Thị Thanh Nhàn 18 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phương pháp đường thẳng dựa trên quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính. Đối với hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là theo giá trị thực. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho là theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Hiện tại, Nhà máy chưa có chế độ trích lập các khoản dự phòng. Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Nhà máy đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất theo từng loại hoạt động kinh doanh, theo từng loại mặt hàng kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định 28% thu nhập chịu thuế. Việc xác định thuế thu nhập của Nhà máy căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền. Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. 1.2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản tại Nhà máy được áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Bên cạnh đó, Nhà máy đã tiến hành chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình. Do tính đặc thù của quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm, thị trường, các tài khoản cấp một do Bộ Tài chính ban hành được mở rộng về phía phải một số chữ số, tạo thành các tài khoản cấp hai, cấp ba, gắn cho từng đối tượng hạch toán. Một số tài khoản được chi tiết như sau: - TK 112: Tiền gửi ngân hàng + TK 1121: Tiền gửi tại Ngân hàng NN&PTNT Từ Sơn + TK 1122: Tiền gửi tại Ngân hàng đầu tư & phát triển khu vực Từ Sơn - TK 1541: Chi phí SXKD dở dang các phân xưởng Tài khoản này gồm các tài khoản chi tiết theo dõi chi phí SXKD dở dang của các phân xưởng. Đặng Thị Thanh Nhàn 19 Kế toán 47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - TK 155: Thành phẩm + TK 1551: Thành phẩm - mộc + TK 1552: Thành phẩm - nhuộm đen + TK 1553: Thành phẩm - điện phân + TK 1554: Thành phẩm - nhúng kẽm + TK 1555: Thành phẩm – hàng chậm luân chuyển … Hệ thống tài khoản của Nhà máy được trình bày đầy đủ trong phần phụ lục 1. 1.2.2.3. Tổ chức vận dụng chứng từ và sổ sách kế toán Nhà máy áp dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ được phân loại rõ ràng và được bảo quản đồng thời tại các phòng ban dưới dạng giấy tờ và dữ liệu trong hệ thống máy tính của Nhà máy. Nhà máy áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt (Nhật ký bán hàng). Sau đó, dựa vào số liệu đã ghi trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Định kỳ (3, 5, 10,…ngày), kế toán lấy số liệu trên Sổ Nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ Cái liên quan. Đồng thời với việc ghi Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, các nghiệp vụ phát sinh cũng được ghi vào các Sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối quý, cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Đặng Thị Thanh Nhàn 20 Kế toán 47B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan