Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dự...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở việt nam

.PDF
291
165
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ĐÀO THÚY HẰNG “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM” LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ĐÀO THÚY HẰNG “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM” Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Phạm Thị Kim Vân 2. PGS, TS. Phạm Tiến Hưng HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận án có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác, đã được thể hiện dưới dạng trích dẫn, nguồn gốc trích dẫn được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận án Đào Thúy Hằng i LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin chân thành cám ơn Tập thể lãnh đạo, các Thầy cô giáo Trường Học viện Tài chính và tập thể cán bộ lãnh đạo Khoa sau đại học của Trường. Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học PGS, TS. Phạm Thị Kim Vân và PGS,TS. Phạm Tiến Hưng đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, chia sẽ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình thực hiện Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Đào Thúy Hằng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................................2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................19 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................20 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21 6. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án ......................................................................24 7. Những đóng góp của luận án ................................................................................24 8. Kết cấu luận án ......................................................................................................25 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ..................................26 1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí và giá thành......................................26 1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của Kế toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng .............................................................................................26 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại doanh nghiệp xây dựng ............................................................36 1.2. Đặc điểm hoạt động xây dựng thủy lợi ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành .....................................................................................43 1.3. Các phương pháp xác định chi phí .....................................................................44 1.3.1. Phương pháp chi phí mục tiêu (Phương pháp Target costing (TC) ................47 1.3.2. Phương pháp chi phí Kaizen (Phương pháp Kaizen costing (KC) .................49 1.3.3. Phương pháp chi phí tiêu chuẩn ......................................................................51 1.3.4. Đặc điểm của hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí .....................................................................................53 iii 1.4. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành..................56 1.4.1. Nhận diện và phân loại chi phí ........................................................................57 1.4.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí .....................................................74 1.4.3. Tập hợp, tính toán phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá .......................84 1.4.4. Kiểm soát chi phí và kế toán trách nhiệm .......................................................91 1.4.5. Phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định............97 1.4.6. Lập báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành ..........................107 1.5. Kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam .............................................................109 1.5.1. Kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới ....................................109 1.5.2. Bài học kinh nghiệm để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các công ty xây dựng thủy lợi ở Việt Nam.................................................................................115 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................118 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM ............................................................................................................119 2.1. Tổng quan về ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam ........................................119 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam...119 2.1.2. Khái quát về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi với tư cách là nhà thầu ....................................................121 2.1.3. Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi ...................................................126 2.1.4. Đặc điểm cơ chế tài chính ảnh hưởng tới công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành của ngành xây dựng thủy lợi ở Việt Nam ...................................135 2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ......................................................................140 2.2.1. Nhận diện chi phí, phân loại chi phí tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam .........................................................................................................140 2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong xây dựng thủy lợi ............146 iv 2.2.3. Thực trạng tập hợp, tính toán phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ................................................................153 2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí tại các công ty xây dựng thủy lợi .......162 2.2.5. Thực trạng phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ................................................................................................................170 2.2.6. Thực trạng báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành .............................187 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ...........................................................191 2.3.1. Những ưu điểm của công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ............................................191 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ......................................................192 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................205 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM ............................................................................................................206 3.1. Chiến lược phát triển ngành xây dựng thủy lợi và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam.......206 3.1.1. Chiến lược phát triển ngành xây dựng thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ..................................................................................................206 3.1.2. Môi trường kinh doanh và nhu cầu thông tin phục vụ quá trình ra quyết định .................................................................................................................................215 3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ...........................................................216 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ...........................................................218 3.2.1. Hoàn thiện nhận diện chi phí và phân loại chi phí tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ...............................................................................218 3.2.2 Hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ...............................................................................222 v 3.2.3. Hoàn thiện tập hợp, tính toán phân bổ chi phí cho các đối tượng tính giá tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ................................................................236 3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam ...............................................................................247 3.2.5. Hoàn thiện phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam .....................253 3.2.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị chi phí sản xuất và giá thành.............255 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp......................................................................260 3.3.1. Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng ................................................260 3.3.2. Đối với các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam .....................262 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................266 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................267 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................270 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................271 PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BTC Bộ tài chính BXD Bộ xây dựng HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho NĐ-CP Nghị định – Chính phủ QĐ Quyết định TT Thông tư KTQT Kế toán quản trị CT/HMCT Công trình/Hạng mục công trình TKKT Tài khoản kế toán DN Doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản KTQTCPGT Kế toán quản trị chi phí giá thành QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thủy lợi CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SD MTC Chi phí sử dụng máy thi công CP SXC Chi phí sản xuất chung BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BHXH, BHYT, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công KPCĐ, BHTN đoàn, bảo hiểm thất nghiệp KH Kế hoạch TT Thực hiện XD Xây dựng ……… ……… vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh chi phí nhà để dụng cụ của St.Olaf Fieldhouse và của Carleton College Recreation Ctr tại Hoa Kỳ .........................................................................110 Bảng 1.2: Tổng chi phí giảm xuống từ giải pháp kỹ thuật mới ..............................112 Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp quản lý KT công trình thuỷ lợi .................130 Bảng 2.2: Đối tượng KTCP SX và giá thành 1 số công trình .................................157 Bảng 2.3: Giá thành công trình Đập mương Nà Mu Nả Phja xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................162 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp vật tư và chênh lệch giá .................................................163 Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành các công trình hoàn thành ...............................................................................................................165 Bảng 2.6: Bảng xác định trách nhiệm từng bộ phận ...............................................169 Bảng 2.7: Phân tích các chỉ tiêu tài chính ...............................................................171 Bảng 2.8: Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành ............176 Bảng 2.9: Tổng hợp tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành TQ ..........177 Bảng 2.10: Thống kê hiện trạng công trình thủy lợi huyện Lạc Sơn_Hòa Bình ....182 Bảng 2.11: Tổng mức đầu tư của dự án ..................................................................184 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chi phí của dự án ..........................................................185 Bảng 2.13: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án .............................................185 Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động ...............................................219 Bảng 3.2: Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động với công trình Đập mương Nà Mu Nả Phja xã Đồng Phúc-H. Ba Bể của công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Kạn .................................................................................................................................221 Bảng 3.3: Định mức các khoản mục hao phí ..........................................................231 Bảng 3.4: Lập dự toán CT/HMCT theo mức độ hoạt động ....................................232 Bảng 3.5: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp .......................................................233 Bảng 3.6: Dự toán chi phí sử dụng Máy thi công ...................................................233 Bảng 3.7: Dự toán chi phí sản xuất chung ..............................................................234 Bảng 3.8: Dự toán chi phí .......................................................................................252 viii Bảng 3.9: Báo cáo chi phí của Đội thi công CT/HMCT .........................................252 Bảng 3.10: Bảng báo cáo phân tích biến động biến phí... .......................................254 Bảng 3.11: Bảng báo cáo chi phí (theo địa điểm thi công) .....................................256 Bảng 3.12: Bảng báo cáo chi phí ............................................................................257 Bảng 3.13: Bảng báo cáo giá thành CT/HMCT ......................................................258 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ TQ01: Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận của luận án ...............................18 Sơ đồ 1.1: Phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của SP .........................46 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ biểu diễn Target Costing và chu trình phát triển SP .....................47 Sơ đồ 1.3: Chu trình Kaizen ......................................................................................49 Sơ đồ 1.4: Quy trình hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức......................79 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ quá trình kiểm soát chi phí ............................................................93 Sơ đồ 1.6: Xác định chi phí mục tiêu được doanh nghiệp xây dựng làm theo .......113 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ đấu thầu .......................................................................................123 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ ..............................................................................124 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức hiện trường .....................................................................125 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức quản lý- sản xuất của các công trình ..............................126 Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi .....128 Sơ đồ 2.6: Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình ba cấp (Công ty - Xí Nghiệp - Đội thi công)....132 Sơ đồ 2.7: Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hai cấp (Công ty – Đội thi công) ..133 Sơ đồ 3.1: Mô hình chi phí mục tiêu đề xuất ứng dụng trong trường hợp 2 ..........245 ix MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, hoạt động xây dựng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn góp phần vào thành tựu đổi mới chung của đất nước. Ngành thuỷ lợi có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tưới tiêu, hệ thống thoát nước, thoát lũ…Đặc biệt là đối với các công trình đê điều. Nếu công trình đê điều không làm tốt, làm theo đúng kế hoạch được duyệt …thì khi có lũ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nói chung và ngành xây dựng thủy lợi nói riêng đó là sử dụng nguồn vốn đầu tư lớn, cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là: Điều kiện xây dựng các công trình thủy lợi thường khó khăn hơn (Nguyên vật liệu xây dựng dưới sông, dưới biển khó quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá….) thời gian thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn đã đặt ra vấn đề phải giải quyết là: "Làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp? Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì việc quản lý chi phí sản xuất là một trong những công cụ quản lý của KTQT. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải quản lý chi phí tốt sẽ chống thất thoát, lãng phí cho công trình. Đặc biệt cần phải tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với ngành thuỷ lợi. Vì vậy, việc quản lý chi phí và giá thành càng trở lên cấp thiết. Kế toán quản trị chi phí và giá thành có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản trị nhưng tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi thì công tác này vẫn chưa được chú trọng. Hệ thống kế toán quản trị đã có những biểu hiện nhất định, song tổ chức còn rời rạc, chưa đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả thông tin trong quá trình ra quyết định. Thông tin chi phí chưa mang tính phân tích dự báo tương lai, chưa thực sự hữu ích cho nhà quản trị ra quyết định quản lý. Việc áp dụng kế toán quản trị chi phí và vai trò của kế toán quản trị chi phí nhìn chung còn rất mờ nhạt, nhận thức về kế toán quản trị chi phí vẫn còn nhiều hạn chế đối với các nhân viên kế toán. 1 Bên cạnh đó, đối với các công ty xây dựng công trình thủy lợi để có được một công trình hoàn thiện phải trải qua khá nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại phát sinh nhiều khoản chi phí khác nhau nhưng kế toán không phải lúc nào cũng phản ánh được chính xác, đầy đủ thông tin về các khoản chi phí này, gây khó khăn cho việc kiểm soát chi phí. Đồng thời, tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi, công tác kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại như: Chi phí chưa được phân loại theo cách ứng xử nên khó có thể thực hiện phân tích và đánh giá tình hình biến động chi phí; việc phân tích thông tin chỉ tiến hành trên các báo cáo tài chính mà không được ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh ngắn hạn, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhu cầu thông tin của nhà quản trị và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, hơn nữa, nhà quản trị vẫn có tâm lý ra quyết định mà không cần đến thông tin của kế toán quản trị chi phí và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí cũng chưa thực hiện và phát huy được hết vai trò, chức năng của nó. Do vậy, công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi hiện tại chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước trong tình hình mới. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam” làm đề tài luận án. Kế toán quản trị chi phí và giá thành không phải là một đề tài mới và đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu đề tài KTQTCP và giá thành trong mối quan hệ với chức năng quản lý của nhà quản trị tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động xây dựng tại các công ty xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công trình nghiên cứu tổng quan về các xu hướng nghiên cứu trong KTQT nói chung, KTQT chi phí và giá thành nói riêng được các tác giả Lili-Anne Kihn và Salme Năsi tại trường đại học Tampere (Phần Lan) và Harris, Jason, and Durden, 2 Chris tại trường DH James Cook (Australia) nghiên cứu qua các luận án và bài báo được công bố liên quan đến KTQT chi phí và giá thành. Đề tài nghiên cứu được chia thành các nhóm sau: -Nhóm các đề tài nghiên cứu về KTQT chi phí tập trung vào các chủ đề: Sự khác biệt giữa kế toán chi phí và kiểm soát quản trị; hệ thống thông tin kế toán và quản trị chiến lược. Trong nhóm này có một số luận án nghiên cứu về phân bổ chi phí, phân tách chi phí, phân tích tác nhân chi phí, hạch toán chi phí theo hoạt động (ABC), quản lý chi phí theo hoạt động (ABCM), chi phí chênh lệch và việc sử dụng các thông tin chi phí để ra quyết định. -Nhóm thứ hai là các đề tài nghiên cứu về chi phí chiến lược gồm: Thuộc tính chi phí (attribute costing), chu kỳ chi phí, chi phí chất lượng, chi phí mục tiêu, chi phí chuỗi theo giá trị và kế toán chi phí ngược (backflush costing). -Nhóm thứ ba là các đề tài liên quan đến chiến lược định giá và giá chuyển giao được xác định dựa trên thông tin kế toán chi phí. -Nhóm thứ tư là các đề tài nghiên cứu về: Ngân sách hoạt động, dự toán vốn, kiểm soát, đo lường hiệu suất và đánh giá. [57] * Nhóm đề tài về nhận diện và phân loại chi phí Tác giả Michael w Maher (2000) trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy sự cần thiết của kế toán quản trị trong thời đại hiện nay. Kế toán quản trị định hướng cho việc kiểm soát chi phí trong tổ chức, Michael w Maher đă kết luận có 3 cách phân loại chi phí khác nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: (1) Chi phí chênh lệch; (2) chi phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm. Làm rõ quy trình phân tích thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý. Đây là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động trong từng bộ phận tại tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết mà chưa vận dụng vào thực tiễn các doanh nghiệp [61]. - Tác giả Hồ Văn Nhàn (2010) đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vận chuyển khách trong doanh nghiệp taxi. Nghiên cứu của tác giả đi vào xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành của dịch vụ vận tải, chỉ ra cách thức phân loại chi phí phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là 3 hoạt động vận chuyển của taxi khách, từ đó định hướng phương pháp tính giá thành cho hoạt động vận chuyển [18]. - Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam”. Luận án đã đi sâu vào phân tích KTQTCP trong lĩnh vực đặc thù là vận tải hàng hóa. Tác giả đã phân loại chi phí theo 2 cách: (1) theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động; (2) theo cách ứng xử chi phí. Theo đó căn cứ để xác định biến phí hay định phí là số km hoặc tấn/km vận chuyển. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến phương pháp ước tính chi phí nào là phù hợp đối với doanh nghiệp vận tải khi tách chi phí hỗn hợp mà tác giả giới thiệu các phương pháp: Phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán để doanh nghiệp vận tải tự lựa chọn.[15] - Tác giả Đinh Thị Kim Xuyến (2014) nghiên cứu “Công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQTCP và giá thành trong doanh nghiệp dịch vụ, từ việc làm rõ bản chất của KTQTCP và giá thành, nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp, đến nội dung của KTQTCP và giá thành trong các doanh nghiệp dịch vụ. Luận án trình bày khá rõ những ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh đến công tác KTQTCP và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam. Đặc biệt, căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra một số đánh giá khá xác đáng về thực trạng KTQTCP và giá thành trong các doanh nghiệp viễn thông di động. Tác giả đã nghiên cứu các cách nhận diện chi phí trong KTQT như phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí, phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính, phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động... Để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị DN, các chi phí kinh doanh của các DN viễn thông được phân loại thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi [34]. - Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã làm rõ cách phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, dựa trên các cơ sở nhận diện như theo hình thái tự nhiên, theo phạm vi, theo khả năng quy nạp, theo sự thay đổi của chi phí với 4 mức độ hoạt động, hoặc theo kỳ tính kết quả và theo mục đích kiểm soát, ra quyết định. Từ đó đưa ra cách phân loại chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp này là phân loại theo cấp bậc chi phí của các hoạt động luyện thép [10]. -Luận án "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8" của tác giả Nguyễn La Soa (năm 2016). Luận án đã nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 với các nội dung như: Nhận diện chi phí, kế toán quản trị chi phí phục vụ chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát, ra quyết định…Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8. Tuy nhiên, luận án này cũng chỉ đề cập đến sản phẩm xây lắp tại Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8. [33] -Luận án “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Bình (năm 2017). Luận án lựa chọn hướng nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu sẽ hệ thống hóa về mặt cơ sở lý luận của kế toán quản trị chi phí, sau đó tìm hiểu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp này, khảo sát mức độ thỏa mãn về thông tin chi phí hiện tại, nhu cầu về thông tin kế toán quản trị chi phí của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, từ đó đánh giá và nghiên cứu giải pháp để xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn Thanh Hóa. [5] * Nhóm đề tài, bài báo liên quan việc lập dự toán, định mức chi phí - Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) đã khảo sát các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, chỉ ra được vấn đề liên quan đến dự toán hiện nay chủ yếu tại các doanh nghiệp này là xây dựng dự toán chi phí thi công và dự toán bảng tổng hợp giá trị hợp đồng phục vụ cho công tác đấu thầu, mà chưa có doanh nghiệp xây dựng nào thiết lập được hệ thống dự toán hoàn chỉnh cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra khi thực hiện xây dựng, sử dụng và quản lý hệ thống định mức, dự toán thực tế của các doanh nghiệp này chủ yếu là do các bộ phận chức năng như: Bộ phận kế hoạch, bộ phận kỹ thuật thực hiện, mà chưa có sự tham gia của bộ phận kế 5 toán, nên hiệu quả và tính kinh tế chưa cao. Từ đó, tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp xây dựng hệ thống định mức bao gồm: Định mức hao phí vật liệu, định mức hao phí nhân công và định mức hao phí máy thi công. Và trong quá trình lập dự toán ngân sách dự án xây dựng, cần xem xét đến mối quan hệ giữa các bộ phận, bởi khi xây dựng các phương trình dự toán, các chi phí hỗn hợp và việc xây dựng hệ thống dự toán đòi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận chức năng trong doanh nghiệp [31]. - Như tác giả Nguyễn Quốc Thắng (2011) Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm tại các Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình, Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An và Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương. Tác giả đã nghiên cứu về công tác lập định mức và dự toán chi phí trong các doanh nghiệp này, từ thực trạng tìm hiểu cho thấy, các doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng đã xây dựng hệ thống định mức vật tư trong quá trình sản xuất, tuy nhiên chưa đầy đủ và đồng bộ, bởi hệ thống định mức mà các doanh nghiệp này xây dựng mới chỉ có định mức cho vật tư, mà các yếu tố chi phí khác chưa có định mức. Còn đối với vấn đề lập dự toán chi phí, qua nghiên cứu thực trạng, tác giả cũng chỉ rõ là các doanh nghiệp giống cây trồng Việt Nam chưa lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp thực hiện sản xuất kinh doanh theo kinh phí của Sở Nông nghiệp giao cho đơn vị). Dựa trên kết quả nghiên cứu được về thực trạng, tác giả đã đề xuất xây dựng hệ thống các dự toán chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp này [26]. -Nhóm tác giả Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan, Mohammed (2012) đã nhận định: Lập dự toán là một khâu của kế toán quản trị, chất lượng của dự toán không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập dự toán mà còn ảnh hưởng bởi hành vi của những người lập dự toán. Việc lập dự toán gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình lập dự toán thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận với những thông tin liên quan nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của từng bộ phận. Ngoài ra, theo nhóm tác giả, lập dự toán còn là kênh kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai lệch giữa thực tế và 6 dự toán để kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ để cập đến việc lập dự toán ở lĩnh vực dịch vụ công mà chưa đề cập đến các ngành sản xuất. Và trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả cũng chưa đề cập dự toán linh hoạt mà mới chỉ nhắc đến dự toán tĩnh [59]. - Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng và cần thiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt. Theo đó mô hình lập dự toán trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với các loại dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đường sắt hiện nay là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động đến như thế nào đến chi phí cũng như đánh giá được kết quả hoạt động [3]. - Tác giả Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể: (1) Đối với doanh nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với doanh nghiệp thép quy mô nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3) Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp dụng các mô hình dự toán: Mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dưới lên và mô hình kết hợp. Tuy nhiên tác giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết cho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp [9]. - Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho thấy công tác này đã được các doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa đầy đủ, chưa thực sự phát huy lợi 7 thế trong việc giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí cũng như điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, nên để khắc phục tình trạng đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty này [4]. * Nhóm đề tài liên quan đến kế toán chi phí hoạt động, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm: K.R.Subramanyam. John J Wild (2008) đã tìm ra chìa khóa để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, đó là doanh nghiệp cần phải có chiến lược cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, thông qua sự hiểu biết về cơ sở kế toán dưới các con số trên báo cáo tài chính nhằm phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để đánh giá trình độ quản lý của các cấp quản trị [56]. *Sorinel Capusneanu - Artiĩex, Bucuresti, Rumani (2008) đề cập đến những cơ hội thực hiện kế toán xanh cho các phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Làm rõ việc xác lập chi phí dựa trên hoạt động và sự khác biệt so với các phương pháp truyền thống, theo phương pháp ABC, trước tiên sẽ tập hợp toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí trong các hoạt động gián tiếp (như: Chạy máy, lắp ráp, kiểm tra chất lượng, ...), sau đó thực hiện phân bổ các chi phí này vào các đối tượng tạo ra hoạt động đó hay cho từng sản phẩm, dịch vụ, thông qua nguồn phát sinh chi phí. Nó cho thấy lý do tại sao doanh nghiệp nên chọn phương pháp chi phí dựa trên hoạt động và những việc cần phải được thực hiện theo cách này. Kế toán xanh quan sát các nguyên tắc cụ thể của phương pháp ABC, đồng thời đề cập đến vai trò của kế toán môi trường và việc vận dụng kế toán môi trường vào mỗi hoạt động cụ thể. Nó cũng đại diện cho các lợi thế và bất lợi của các kế toán xanh trong một doanh nghiệp vận dụng phương pháp ABC. Và phương pháp ABC cho phép kế toán xác định chính xác hơn chi phí sản xuất thực tế, thể hiện rõ sự ảnh hưởng của từng hoạt động đến môi trường tại Rumani [72]. - Anand Anand A, Sahay & Subhashishs (2004), “Cost Management Practices in India: An Empirical Study ” [38], nghiên cứu về việc vận dụng quản trị chi phí ở 8 Ấn Độ, nhằm hướng đến sự phát triển quản trị chi phí, quản lý ngân sách và chuẩn hóa chi phí trong các công ty Ấn Độ. Còn John Blaker, Pilar Soldevila & Philip Wraith (2008), “The Dimensions of factors giving rise to variations in national management accounting approaches” [53], trình bày có ba phương pháp xác định chi phí, đó là phương pháp kỹ thuật đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật nghiên cứu thời gian thao tác công việc để định lượng nguyên liệu và lao động hao phí cần thiết sản xuất sản phẩm với điều kiện hiện có của doanh nghiệp; phương pháp phân tích số liệu lịch sử là xem xét chi phí và giá thành của kỳ trước cùng với những thay đổi của kỳ này để xây dựng định mức chi phí cho tương lai; phương pháp điều chỉnh là nhằm thực hiện điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. - Sorial Capus - Artifex, Bucuresti, Rumani (2012), “Implementation Opportinities of Green Accounting for Activity - based Costing in Romani ” [56], trình bày việc xác lập chi phí hoạt động và sự khác biệt so với phương pháp truyền thống. Phương pháp ABC quy tập toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, sau đó phân bổ chi phí gián tiếp vào từng sản phẩm, dịch vụ hay vào từng loại đối tượng tạo ra các hoạt động thông qua nguồn phát sinh chi phí. - Sorial Capus - Artifex, Bucuresti, Rumani (2012), “Implementation Opportunities of Green Accounting for Activity - based Costing in Romani ” [73], trình bày việc xác lập chi phí hoạt động và sự khác biệt so với phương pháp truyền thống. Phương pháp ABC quy tập toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, sau đó phân bổ chi phí gián tiếp vào từng sản phẩm, dịch vụ hay vào từng loại đối tượng tạo ra các hoạt động thông qua nguồn phát sinh chi phí. - Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã nghiên cứu phương pháp ABC, tác giả cho rằng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp vận tải quản trị chi phí tốt hơn, thông tin chi phí chính xác hơn. Tác giả đã xác định các hoạt động, tỷ lệ phân bổ cho các hoạt động (chi phí tiếp nhận và xử lý đơn hàng phân bổ theo số lượng đơn hàng; chi phí dịch vụ khách hàng phân bổ theo số lượng khách hàng) khi 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan