Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của cô...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của công ty tnhh tm sx dv vc vinh c

.PDF
56
121
141

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT DÂY CỦA CÔNG TY TNHH TM SX DV VC VINH CƢỜNG Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Đình Thái. Sinh viên thực hiện : Huỳnh Gia Mỹ MSSV: 1211140648 Lớp: 12DQD04 TP. Hồ Chí Minh, 2016. ii iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp.HCM, ngày.....tháng.....năm 2016. Huỳnh Gia Mỹ iv LỜI CẢM ƠN Đề có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đình Thái đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn. Cảm ơn các anh chị trong phòng sản xuất dây của công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, cũng như hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành bài khóa luận, tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy và công ty. Tp.HCM, ngày…..tháng..…năm 2016. Huỳnh Gia Mỹ v CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : …………………………………………………… MSSV : …………………………………………………… Khoá : …………………………………………………… 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đơn vị thực tập vi CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : Huỳnh Gia Mỹ MSSV : 1211140648 Lớp : 12DQD04 Nhận xét: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Tp.HCM, ngày….. tháng….. năm 2016. Giảng viên hƣớng dẫn vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................. v NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ................................................. vi Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .......................................................................... x Danh sách các bảng sử dụng ................................................................................... xi Danh sách các sơ đồ sử dụng ..................................................................................xii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO ................................... 3 1.1 Tổng quan về hàng tồn kho ............................................................................ 3 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm .................................................................................... 3 1.1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 3 1.1.1.2 Đặc điểm ......................................................................................................... 3 1.1.2 Chức năng và vai trò ....................................................................................... 4 1.1.2.1 Chức năng ....................................................................................................... 4 1.1.2.2 Vai trò.............................................................................................................. 5 1.1.3 Phân loại hàng tồn kho .................................................................................... 5 1.1.4 Các loại chi phí tồn kho .................................................................................. 7 1.2 Các phương pháp hoạch định hàng tồn kho .................................................... 9 1.2.1 Các loại mô hình tồn kho ................................................................................ 9 1.2.1.1 Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Economic Order Quantity) . 9 1.2.1.2 Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) ............................................................................................................... 12 1.2.1.3 Mô hình khấu trừ theo sản lượng .................................................................. 14 viii 1.2.1.4 Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi (Mô hình tồn kho có dự trữ an toàn) ................................................................................................................ 15 1.2.1.5 Mô hình biên tế để xác định lượng dự trữ ..................................................... 16 1.2.2 Hệ thống tồn kho kịp thời JIT ....................................................................... 16 Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 18 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH TM SX DV VC VINH CƢỜNG. ............... 19 2.1 Khái quát về công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường .......................... 19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 19 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động ................................................................. 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 20 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm................. 21 2.2 Khái quát về NVL của công ty Vinh Cường ................................................ 23 2.2.1 Đặc điểm của NVL trong công ty ................................................................. 23 2.2.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ................................................................... 23 2.2.3 Quy trình sản xuất dây nhựa PE trong - dây nhựa PE màu .......................... 24 2.3 Thực trạng về công tác quản lý NVL tồn kho của công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường ................................................................................................ 26 2.3.1 Công tác xác định định mức NVL trong công ty .......................................... 26 2.3.2 Thực trạng về các loại chi phí ảnh hưởng đến tồn kho ................................. 28 2.3.3 Thực trạng về mô hình tồn kho hiện đang sử dụng của công ty .................. 30 2.3.4 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho ................... 31 2.4 Ưu và nhược điểm của công tác quản lý NVL tại công ty Vinh Cường ....... 33 2.4.1 Ưu điểm ......................................................................................................... 33 2.4.2 Nhược điểm ................................................................................................... 34 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 35 ix CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ ............................................................. 36 3.1 Giải pháp ....................................................................................................... 36 3.1.1 Giải pháp áp dụng mô hình tồn kho vào quản trị tồn kho của công ty ......... 36 3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp ....................................................................................... 36 3.1.1.2 Nội dung của giải pháp ................................................................................. 36 3.1.1.3 Kết quả dự kiến đạt được .............................................................................. 37 3.1.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty 38 3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp ....................................................................................... 38 3.1.2.2 Nội dung của giải pháp ................................................................................. 38 3.1.2.3 Kết quả dự kiến đạt được .............................................................................. 40 3.1.3 Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty40 3.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 41 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 42 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44 x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất DT Doanh thu DV Dịch vụ EOQ Mô hình sản lượng kinh tế cơ bản HDPE High Density Popyethylene HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh JIT Just in time KD Kinh doanh KT Kỹ thuật LDPE Low Density Popyethylene LLDPE Linear Low Density Popyethylene NVL Nguyên vật liệu PE Polyetylen/ Polyethylene ( nhựa nhiệt dẻo) SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TM Thương mại TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn VNĐ Việt Nam đồng xi DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1: Các loại chi phí tồn kho ................................................................................. 8 Bảng 2.1: Tình hình HĐSXKD của công ty ................................................................ 21 Bảng 2.2: Bảng định mức NVL trong tháng 3/2016 .................................................... 26 Bảng 2.3: Bảng dự trù vật tư ........................................................................................ 27 Bảng 2.4: Đơn giá trung bình của NVL - hạt nhựa ...................................................... 28 xii DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình EOQ ............................................................................................. 10 Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng ................................. 10 Sơ đồ 1.3: Mô hình POQ .............................................................................................. 13 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................... 21 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất dây nhựa ....................................................................... 25 Sơ đồ 2.3: Quy trình hàng tồn kho của công ty ........................................................... 31 Sơ đồ 3.1: Giải pháp quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty ............................... 39 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau nếu muốn tồn tại và phát triển. Để có đủ sức cạnh tranh trong môi trường đó, trước tiên mỗi doanh nghiệp cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý của mình, từ việc giám sát quá trình thu mua sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu, quá trình vận chuyển bảo quản dự trữ và sử dụng vật tư cho đến việc tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm tìm kiếm lợi nhuận để tích lũy vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất, công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu còn quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp vì nó là thước đo để đánh giá trình độ quản lý doanh nghiệp của cán bộ quản lý. Nếu công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu được tổ chức không tốt sẽ không chỉ gây ra sự trì trệ trong sản xuất mà còn tạo sự lãng phí rất lớn trong doanh nghiệp và xã hội. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của Công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cƣờng” để làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của công ty trong 3 năm, từ 2013-2015 để từ đó hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu của công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường. 2 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở đây là công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường. Phạm vi nghiên cứu của bài này là các vấn đề về công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty. Qua việc tìm hiểu những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý đó để tìm ra giải pháp khắc phục giúp hoàn thiện công tác quản lý hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, tổng hợp, số liệu do công ty cung cấp. Ngoài ra, còn phương pháp thực nghiệm được thực hiện trong quá trình thực tập tại công ty . 5. Kết cấu tổng quát bố cục: Bài báo cáo này gồm có ba chương: Chương 1: Lý luận chung về hàng tồn kho Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý NVL của công ty Vinh Cường. Chương 3: Giải pháp – Kiến nghị. 3 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO 1.1 Tổng quan về hàng tồn kho 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1 Khái niệm Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (gọi chung là vật tư) để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Theo chuẩn mực kế toán số 2 - Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán (hàng mua để nhập kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công)… - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán: sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm). - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường… - Chi phí dịch vụ dở dang… 1.1.1.2 Đặc điểm - Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ. 4 - Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hoá thành những tài sản ngắn hạn khác như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm,... - Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. Vì lẽ đó, dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn. - Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại hàng tồn kho rất khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, các loại linh kiện điện tử, đồ cổ, kim khí quý,... 1.1.2 Chức năng và vai trò 1.1.2.1 Chức năng - Chức năng liên kết: Được thực hiện qua liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng. Khi cung và cầu của một loại hàng tồn kho nào đó không đều đặn giữa các thời kỳ thì việc duy trì thường xuyên lượng hàng tồn kho nhằm tích lũy đủ lượng hàng vào thời kỳ cao điểm là vô cùng cần thiết. Thực hiện tốt chức năng này sẽ đảm bảo được việc sản xuất liên tục, tránh sự thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất. - Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát: Nếu DN biết trước được tình hình tăng giá NVL hay hàng hóa, họ sẽ dự trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí. Khi đó, tồn kho sẽ là một hoạt động đầu tư tốt. - Chức năng khấu trừ theo số lượng: Việc mua hàng với số lượng lớn có thể dẫn đến việc giảm phí tổn sản xuất do nhà cung cấp sẽ chiết khấu cho đơn hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến chi phí tồn trữ cao. Vì vậy cần phải xác định được lượng đặt hàng tối ưu để hưởng được giá khấu trừ mà chi phí tồn trữ không đáng kể. 5 1.1.2.2 Vai trò - Đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch dự kiến. - Đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra liên tục khi có biến cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến xảy ra. - Góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả KD và ổn định thị trường hàng hóa. - Việc quy định đúng đắn mức tồn kho hàng hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì nó cho phép bảo quản hàng hóa, giảm hao hụt mất mát, bảo đảm cho DN có đủ lượng vật tư hàng hóa để thực hiện nhiệm vụ SXKD. 1.1.3 Phân loại hàng tồn kho Hàng lưu kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt, tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo tiêu thức nhất định. Thứ nhất: Phân loại theo mục đích và công dụng của hàng tồn kho. + Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: toàn bộ là hàng được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như NVL, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. + Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của DN như hàng hóa thành phẩm. Thứ hai: Phân loại theo nguồn hình thành. + Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được DN mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức KD của DN. 6 + Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được DN mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng Công ty… + Hàng tồn kho tự gia công: là tòan bộ hàng tồn kho được DNSX, gia công tạo thành. + Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác:…. Thứ ba: Phân loại tồn kho theo nhu cầu sử dụng. + Hàng sử dụng cho SXKD. + Hàng chưa cần sử dụng. Thứ tư: Phân loại theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. + Hàng tồn trữ an toàn. + Hàng tồn trữ thực tế. Thứ năm: Phân loại theo phẩm chất. + Hàng chất lượng tốt. + Hàng kém phẩm chất. + Hàng mất phẩm chất. Thứ sáu: Phân loại theo địa điểm bảo quản. + Hàng bên trong doanh nghiệp. + Hàng bên ngoài doanh nghiệp. Thứ bảy: Theo chuẩn mực 02 – hàng tồn kho được phân thành: + Hàng hóa để mua bán. 7 + Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. + Sản phẩm dở dang và chi phí dich vụ chưa hoàn thành. + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.4 Các loại chi phí tồn kho Có 3 loại chi phí cần phải tính khi thực hiện tồn kho: - Chi phí mua hàng (Cmh) Chi phí mua hàng là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn hàng. Chi phí mua hàng thường không ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ theo sản lượng. Cmh = Khối lượng hàng x Đơn giá - Chi phí đặt hàng (Cđh) Chi phí đặt hàng gồm những phí tổn trong việc tìm kiếm các nguồn hàng, các nhà cung ứng, hình thức đặt hàng, thực hiện quy trình đặt hàng, hỗ trợ cho các hoạt động văn phòng,…Khi thực hiện một đơn hàng thì phí tổn đặt hàng vẫn còn tồn tại, lúc đó phí tổn đặt hàng được hiểu là phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng - là những chi phí cho việc chuẩn bị máy móc, công nghệ để thực hiện đơn hàng. Cđh = D S Q Trong đó: Cđh: chi phí đặt hàng trong năm. D: nhu cầu vật tư trong năm. Q: số lượng hàng của một đơn hàng. S: chi phí cho một lần đặt hàng. 8 - Chi phí tồn trữ (Ctt) Là những loại chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hay hoạt động thực hiện tồn kho. Chi phí tồn trữ được thống kê theo bảng sau: Nhóm chi phí Tỷ lệ với giá trị tồn kho 1. Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng: Chiếm từ 3-10%. - Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa. - Chi phí hoạt động vận chuyển hàng. - Thuế nhà đất. - Bảo hiểm nhà cửa, kho hàng. 2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện Chiếm từ 1-3,5%. - Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, dụng cụ. - Năng lượng. - Chi phí vận hành thiết bị. 3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động Chiếm từ 3-5%. giám sát quản lý. 4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn Chiếm từ 6-24%. kho: - Phí tổn hàng vay mượn. - Thuế đánh vào hàng tồn kho. - Bảo hiểm cho hàng tồn kho. 5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát Chiếm từ 2-5%. hư hỏng, không sử dụng được. Bảng 1.1 Các loại chi phí tồn kho.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan