Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ qua tác phẩm chinh phụ ngâm...

Tài liệu Luận văn hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ qua tác phẩm chinh phụ ngâm của đặng trần côn

.PDF
116
166
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– BÙI THỊ KIM CƯƠNG HIỆN TƯỢNG NHÀ THƠ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ QUA TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN VÀ MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NGUYỄN BÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– BÙI THỊ KIM CƯƠNG HIỆN TƯỢNG NHÀ THƠ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ QUA TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN VÀ MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NGUYỄN BÍNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NHO THÌN THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Ngày 20 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Thị Kim Cương i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS. TS. Trần Nho Thìn - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu với tất cả tấm lòng và trách nhiệm của người thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Khoa sau đại học; Ban chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Tôi xin ơn sâu sắc các bạn đồng nghiệp cùng người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Ngày 14 tháng 8 năm 2015 Tác giả Bùi Thị Kim Cương ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6 Chương 1. VĂN HÓA ỨNG XỬ GIỚI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆN TƯỢNG TÁC GIẢ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ ................ 6 1.1. Cơ sở thực tiễn: một số đặc điểm văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam . 6 1.1.1. Văn hóa truyền thống ................................................................................ 6 1.1.2. Văn hóa ứng xử giới nửa đầu thế kỷ 20 .................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ ................ 10 1.2.1 Diễn ngôn phụ nữ thời Chinh phụ ngâm ................................................. 10 1.2.2. Diễn ngôn nữ quyền thời Nguyễn Bính................................................... 14 1.2.3. Một số vấn đề lí thuyết về giọng nói và nhân vật trữ tình ....................... 16 Như vậy, nhân vật trữ tình nữ có thể do nhà thơ nam mượn giọng nhưng trong điểm nhìn vẫn ít nhiều ẩn chứa những trải nghiệm nam giới. ........................... 20 Tiểu kết 1 ........................................................................................................... 20 Chương 2. HIỆN TƯỢNG HƯ CẤU GIỌNG NỮ TRONG CHINH PHỤ NGÂM ............................................................................ 21 2.1. Sơ lược về tác giả và tác phẩm ................................................................... 21 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn ........................................................................... 21 2.1.2. Thể ngâm khúc. Tác phẩm Chinh phụ ngâm........................................... 21 2.2. Giọng nói nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm .......................................... 23 2.2.1. Giọng nói biểu hiện thân chinh phụ ........................................................ 23 2.2.2. Giọng nói biểu hiện tâm trạng ................................................................. 32 2.3. Các biện pháp nghệ thuật hư cấu giọng nữ ................................................ 43 2.4. Ý nghĩa của hiện tượng............................................................................... 48 2.4.1. Biểu hiện tư tưởng của nhà văn ............................................................... 48 2.4.2. Biểu hiện sự vận động trong quan niệm về người phụ nữ ...................... 50 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54 Chương 3. HIỆN TƯỢNG HƯ CẤU GIỌNG NỮ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ...................................................................... 56 3.1. Sơ lược về tác giả và tác phẩm ................................................................... 56 3.1.1. Tác giả Nguyễn Bính ............................................................................... 56 3.1.2. Các sáng tác hư cấu giọng nữ của Nguyễn Bính ..................................... 57 3.2. Giọng nói nữ trong thơ Nguyễn Bính ......................................................... 58 3.2.1. Giọng nói biểu hiện thân phụ nữ ............................................................. 58 3.2.2. Giọng nói biểu hiện tâm trạng ................................................................. 63 3.3. Các biện pháp nghệ thuật hư cấu giọng nữ ................................................ 79 3.4. Ý nghĩa của hiện tượng............................................................................... 89 3.4.1. Biểu hiện tư tưởng của tác giả ................................................................. 89 3.4.2. Biểu hiện sự vận động trong quan niệm về người phụ nữ ...................... 91 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 93 KẾT LUẬN....................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98 PHỤ LỤC iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện nay trong nghiên cứu thơ ca ở Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính tác giả và giới tính nhân vật. Thực tiễn sáng tác thơ ca trong cả văn học trung đại và văn học hiện đại, khá phổ biến hiện tượng tác giả nam hư cấu (giả giọng nói) nữ giới, hay nói cách khác, tác giả một tác phẩm thơ là nam giới mà nhân vật trữ tình lại là phụ nữ. Chinh phụ ngâm (văn học trung đại) và một số bài thơ của Nguyễn Bính (văn học hiện đại) là những ví dụ như thế. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của hiện tượng đó là gì? Đó là điều quan tâm của luận văn chúng tôi. 1.2. Tuy đều là thơ trữ tình nhưng Chinh phụ ngâm là tác phẩm thơ trung đại, còn thơ Nguyễn Bính thuộc về trào lưu thơ Mới. Vậy qua nghiên cứu hiện tượng hư cấu giọng nữ của hai loại sáng tác tiêu biểu đó, có thể nhận biết gì về sự tiếp nối truyền thống và sự đổi mới của hiện tượng thơ Mới Nguyễn Bính? Nói cách khác, có thể nghiên cứu so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thơ trung đại và thơ mới qua hiện tượng nam giới hư cấu giọng nữ như thế nào. Đó cũng là một lí do nữa để chúng tôi lựa chọn đề tài này. 1.3. Ẩn chứa sau tác phẩm hư cấu giọng nữ của Đặng Trần Côn hay Nguyễn Bính là quan niệm nghệ thuật về quyền sống của người phụ nữ, về con người nói chung. Qua những sáng tác thơ ca tiêu biểu của hai nhà thơ lớn của hai thời đại, chúng ta có thể nhận biết phần nào quan niệm nghệ thuật về quyền sống của người phụ nữ đã vận động, biến đổi ra sao theo thời gian. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là một thành tựu lớn thời văn học trung đại, các bài thơ của Nguyễn Bính cũng là những thi phẩm xuất sắc đầu thế kỉ 20, do đó có sức hút rất lớn với giới nghiên cứu phê bình và đông đảo bạn đọc. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu có giá trị được công bố về các tác phẩm này. 2.1. Về lịch sử nghiên cứu Chinh phụ ngâm Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ lịch sử văn học: Chinh phụ ngâm khúc giảng luận của Hà Như Chi, Văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1956; Giáo trình lịch sử Văn học 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Việt Nam thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX của nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976,1978, tái bản 1992; Lời dẫn của Nguyễn Thạch Giang trong Những khúc ngâm chọn lọc, Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang Nguyễn Lộc, Nxb Đại học và GDCN, Hà Nội, 1987; một số bài viết trong Đến với Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001… Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp: Giảng văn Chinh phụ ngâm, Đặng Thai Mai), Đại học sư phạm Hà Nội I, 1949; Giá trị nghệ thuật (Chinh phụ ngâm – Lại Ngọc Cang, nxb Văn học, 1964); Những khúc ngâm chọn lọc, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc – Nxb Đại học & GDCN, Hn,1987; Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc với nghệ thuật so sánh của Đặng Thai Mai, (tác giả)Tạp chí Trung học phổ thông, Khoa học xã hội, số 7, 1/1996; Ngâm khúc quá trình hình thành phát triển và đặc trưng thể loại, Ngô Văn Đức, Luận án, Đại học sư phạm Hà Nội, 1997; Trông bốn bề, Hoàng Thị Mai, Tạp chí Trung học phổ thông, Khoa học xã hội, số 31, 1/2000; một số bài viết trong Đến với Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001; Chinh phụ ngâm và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình, Đàm Thị Thu Hương – bài đăng tại hcmup.edu.vn, 2011; Thời gian nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm nhìn từ góc độ ngôn ngữ, Trầm Thanh Tuấn, bài đăng trên se.ctu.edu.vn, 2012… Thiên về cảm nhận, bình giá Chinh phụ ngâm khúc, tiêu biểu có các tác phẩm Chinh phụ ngâm (Tuyển tập Hoài Thanh – Hoài Thanh), Nxb Văn học 1982; một số bài viết trong Đến với Chinh phụ ngâm khúc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001… Đáng chú ý, gần đây một số nhà nghiên cứu có xu hướng tiếp cận Chinh phụ ngâm khúc dưới góc độ văn hóa học. Tiêu biểu có PGS.TS Trần Nho Thìn. Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục Việt Nam, Huế, 2012, ông đã dành 36 trang để viết về Chinh phụ ngâm, đặt trong môi trường văn hóa tác phẩm ra đời. Từ hướng đi ấy, PGS.TS Trần Nho Thìn đã hướng dẫn nhiều sinh viên, học viên tiếp tục tìm hiểu các tác phẩm bằng góc soi chiếu mới. Trong đó có luận văn cao học Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới, Tạ Thị Thanh Huyền, Đại học sư phạm Hà Nội, 2010; và Nhân vật người cung nữ và chinh phụ trong văn học trung đại Chinh phụ 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ngâm và Cung oán ngâm khúc, Vũ Thị Hoài, Luận văn, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2010. Bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học và Phê bình nữ quyền, các luận văn đã chỉ ra đặc trưng giới tính của kiểu nhân vật nữ trong hai khúc ngâm, các phương tiện và kỹ thuật biểu hiện tính nữ, đóng góp của hai tác giả. Người nghiên cứu ý phân tích nhân vật trữ tình từ quan điểm văn hóa giới; hiện tượng “mặt nạ” tác giả, ý nghĩa của vấn đề. Tuy nhiên hai luận văn đều chưa đặt ra vấn đề nhà thơ nam giới mượn giọng nữ nhân vật trữ tình, đi từ Chinh phụ ngâm khúc (thời trung đại) đến một số bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (thời hiện đại). 2.2. Về lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính Bình giá, cảm nhận về thơ Nguyễn Bính, người ta thường nhắc đến những bài viết tiêu biểu: phần viết về Nguyễn Bính trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, 1942, Nxb Văn học tái bản,1993. Một số bài viết trong cuốn Nguyễn Bính – về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003. Có thể kể đến: Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long, 1968, Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Bính, Tô Hoài, 1986; Lời bạt tuyển tập Nguyễn Bính, Chu Văn, 1986; Thơ Nguyễn Bính, Mã Giang Lân, 1986; Nguyễn Bính – Nhà thơ của tình yêu, Đỗ Đình Thọ, 1987; Nguyễn Bính – một vì sao, Hoàng Tấn, 1990; Nguyễn Bính - thi sĩ của thương yêu, Hoài Việt, 1990; Bướm trắng – tơ vàng, Ilia Phônhiacốp, 1991; Cánh bướm và đóa hướng dương, Vương Trí Nhàn, 1999….Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, độc giả yêu thích Nguyễn Bính phân tích, cảm nhận về nhiều bài thơ riêng lẻ của ông… Cũng trong cuốn Nguyễn Bính – về tác gia và tác phẩm, đa số các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến một đặc trưng cơ bản của thơ ông là chất dân gian: Thi sĩ của hồn quê, Vương Trí Nhàn, 1990; Nguyễn Bính – nhà thơ chân quê, Tôn Phương Lan, 1990; Đường về “chân quê” của Nguyễn Bính, Đỗ Lai Thúy, 1994; Thi Pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính, Nguyễn Quốc Túy, 1995; Nguyễn Bính – thơ của truyền thống, của thế hệ, Lê Đình Kỵ, 1996; “Bạn thơ của vốn dân gian” Nguyễn Bính, Nguyễn Xuân Sanh, 1996; Bản sắc độc đáo của thơ tình Nguyễn Bính, Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian, Đoàn Đức Phương, 1996; Nguyễn Bính – người đi chân đất vào tương lai, Ngô Thảo, 1997; Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê, Hà Minh Đức, 1998; Mã ngữ 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn nghĩa của vốn từ vựng hay văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Nhã Bản – Hồ Xuân Bình, 1999; Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê, Đoàn Hương, 2000; Một đặc điểm trong nghệ thuật thơ Nguyễn Bính, Hồng Diệu, 2001…. Bên cạnh đó, một số người viết nhấn mạnh về vị trí của Nguyễn Bính trong tiến trình thi ca dân tộc: Đóng góp của thơ Nguyễn Bính, Vũ Quần Phương, Báo Giáo viên nhân dân, số đặc biệt: Nhìn nhận lại một số hiện tượng văn học, 7/1989; Nguyễn Bính trong nền thơ Việt Nam, Vũ Quần Phương, báo Thể thao và văn hóa, 4/7/1992; “Sự có mặt của Nguyễn Bính”, rút từ cuốn Nguyễn Bính – thi sĩ của thương yêu, Lại Nguyên Ân, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1990; Thơ Mới và thơ Nguyễn Bính, trích trong cuốn Thơ Nguyễn Bính - Những lời bình, Việt Hùng, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1999…. Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về con người, cuộc đời Nguyễn Bính và thơ của ông: nội dung thơ, phong cách thơ, thể thơ, âm hưởng thơ, nhân vật trữ tình trong thơ…Nhiều bài viết có công phu, có giá trị khoa học, lí thú…nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến hiện tượng mượn giọng vượt rào giới tính trong thơ Nguyễn Bính. Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu riêng rẽ về Chinh phụ ngâm và thơ Nguyễn Bính từ các góc độ khác nhau, tuy vậy cho đến nay, chưa có công trình nào đặt ra vấn đề và tìm hiểu về hiện tượng nhà thơ nam hư cấu giọng nữ ở những tác phẩm này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và những bài thơ có hiện tượng hư cấu giọng nữ của Nguyễn Bính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát, nghiên cứu hiện tượng nhà thơ nam hư cấu giọng nữ qua các tác phẩm: - Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), bản dịch theo thể song thất lục bát, dài 412 câu, tương truyền của Đoàn Thị Điểm (?), cũng có ý kiến khác cho là của Phan Huy Ích. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Những bài thơ có hiện tượng hư cấu giọng nữ của Nguyễn Bính: Mưa xuân, Chờ nhau, Vô đề, Xa cách, Nhớ, Lỡ bước sang ngang, Lòng nào dám tưởng, Thời trước, Lòng mẹ, Bước đi bước nữa. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và ý nghĩa của hiện tượng. - Tìm hiểu hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong những sáng tác thơ ca của Nguyễn Bính và ý nghĩa của hiện tượng. - So sánh hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong các tác phẩm đã nêu, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. Sự tiếp nối và vận động, thay đổi của thơ ca qua việc các nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ. Ý nghĩa của vấn đề. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chung của chúng tôi trong luận văn là tiếp cận văn hóa học. Do mỗi tác phẩm văn học đều được sinh thành trong một môi trường văn hóa nhất định, nên việc gắn tác phẩm với thời đại văn hóa nó ra đời sẽ giúp ta tiệm cận gần hơn với chân lý nghệ thuật. PGS.TS Trần Nho Thìn đã chỉ ra một số bước tiếp cận theo phương pháp văn hóa học: + Tái hiện không gian văn hóa, những nhân tố thời đại tác động. + Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn hóa thời đại + Xác định cơ sở văn hóa xã hội đã hình thành nên tác phẩm: đề tài, chủ đề, hình thức nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác phẩm… - Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phương pháp bổ trợ: phân tích, thống kê, so sánh…. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần chính văn của luận văn gồm 03 chương, dài 86 trang. Cụ thể: Chương 1: Văn hóa ứng xử giới và cơ sở lý luận của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ. Chương 2: Hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ trong Chinh phụ ngâm. Chương 3: Hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ trong thơ Nguyễn Bính. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ GIỚI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆN TƯỢNG TÁC GIẢ NAM GIỚI HƯ CẤU GIỌNG NỮ 1.1. Cơ sở thực tiễn: một số đặc điểm văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam Phái tính (Sex) và Giới tính (Gender) là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng không hoàn toàn tách biệt nhau. Sex chỉ giới tính bẩm sinh, giới tính thuần túy về giải phẫu, sinh lý. Trong đó, căn cứ vào đặc điểm sinh học, con người được phân chia thành hai phái nam giới (mang cặp nhiễm sắc thể XY), và nữ giới (mang cặp nhiễm sắc thể XX) Gender chỉ giới tính mang ý nghĩa văn hóa xã hội. Simone de Bauvoir nói: Người ta trở thành phụ nữ chứ không phải sinh ra đã là phụ nữ. Ý nghĩa của câu này là nhấn mạnh quá trình hình thành nhân cách văn hóa của người phụ nữ thông qua giáo dục, văn hóa ở các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với nam giới tình hình cũng tương tự. Gender còn có thể dịch là văn hóa ứng xử giới. Cùng là giới tính nữ, nhưng nếu người con gái trưởng thành trong văn hóa Việt Nam thì sẽ có một phụ nữ Việt Nam khác với một người con gái trưởng thành trong văn hóa Pháp. Ngay cả trong một nước, sự khác biệt của môi trường văn hóa giữa các vùng miền cũng tác động đến sự hình thành văn hóa ứng xử giới. Trong đó, vai trò của giới là “những kiểu hành vi, quan điểm, thái độ mà xã hội trông đợi tạo nên mỗi giới tính. Những vai trò này bao gồm các quyền và trách nhiệm được chuẩn hóa đối với từng giới tính trong một xã hội cụ thể” [3]. Việc xác định giới và vai trò của giới trong những môi trường văn hóa khác nhau sẽ lí giải được bản chất của nhiều hiện tượng xã hội trong từng thời kì lịch sử. 1.1.1. Văn hóa truyền thống Xã hội truyền thống Việt Nam, xét về quan hệ nam nữ, có thể gọi là xã hội theo văn hóa nam quyền, trong đó nam giới thống trị phụ nữ. Trước đây người ta hay dùng khái niệm phụ quyền, song chữ “phụ” (cha) thu hẹp nghĩa nên nhiều nhà nghiên cứu dùng khái niệm nam quyền bao quát hơn. Thiết nghĩ, nam quyền là khái niệm 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thích hợp hơn vì nó nhấn mạnh khía cạnh giới trong nội hàm khái niệm mà phụ quyền không nói được. Chế độ nam quyền là một hệ thống xã hội trong đó nam giới giữ vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu đối với tổ chức xã hội, đồng thời là nơi mà người đàn ông có quyền lực với phụ nữ, trẻ em và tài sản. Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc. Địa vị thống trị của nam giới trước hết được bắt nguồn từ những ưu thế tự nhiên về sinh học (thể chất, khả năng tinh thần…). Sau đó, khoảng cách bất bình đẳng bị khoét sâu thêm bởi những quan điểm, định kiến xã hội mang nặng tính nam quyền. Nhà nước phong kiến phương Đông về cơ bản gắn bó rất chặt chẽ với hệ tư tưởng Nho giáo. Hệ tư tưởng này đề cao nam giới và xem nhẹ phụ nữ. Theo quan điểm Nho giáo, xã hội được thiết lập dựa trên ba mối quan hệ cơ bản (tam cương): vua – tôi, cha – con, chồng – vợ. Cụ thể quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương. Qua đó thấy được: từ phạm vi trong gia đình đến ngoài xã hội những người đàn ông đều làm bề trên cho người khác. Họ lãnh đạo và có quyền lực cao nhất. Phụ nữ nằm ở nhóm bậc dưới “tôi”, “con”, “vợ”, phải chịu sự giáo dục, thống trị của nam giới. Phục vụ vô điều kiện cho nam giới được xem là “thiên chức” của người phụ nữ. Đàn ông chủ việc bên ngoài, phụ nữ chủ việc trong gia đình nhưng đàn bà vẫn phải phục tùng đàn ông. Trong xã hội phong kiến theo quan điểm Nho gia, phụ nữ không được đi học, không được tham gia vào chế độ khoa cử, không được tham gia vào bộ máy chính quyền. Điều đó dẫn đến tình trạng người phụ nữ thời kì này về căn bản bị “mất tiếng nói” trong đời sống xã hội nói chung, đời sống văn chương nói riêng. Trong gia đình, tình hình cũng không nhiều khác biệt. Vai trò chủ gia đình của người chồng, người cha cũng khiến nữ giới nhìn chung buộc phải phục tùng, chấp nhận, nín lặng. Tiếng nói phụ nữ ít được xem trọng. Đời họ diễn ra sau cánh cửa gia đình, nơi toàn bộ cuộc sống vật chất và tinh thần của họ phụ thuộc vào người đàn ông. Uy quyền của nam giới được đề cao. Sự thống trị nam giới tạo nên sự bất công trên tất cả các phương diện quan hệ với phụ nữ. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Về kinh tế, trong xã hội truyền thống, nam giới là người nắm quyền sở hữu tài sản. Chỉ con trai mới được kế thừa tài sản của cha mẹ, con gái chỉ có một phần nhỏ của hồi môn trước khi về nhà chồng. Người ta quan niệm con trai là người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ; con gái là con nhà người khác (vì phải đi làm dâu). Từ đó có tư tưởng “nam tôn nữ ti”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Về đạo đức, nam giới áp đặt chuẩn mực “trinh tiết” cho phụ nữ nhưng chính nam giới lại không bị ràng buộc. Trinh tiết là sự trong trắng trong tâm hồn, ý chí kiên định trong việc tiết chế bản năng để giữ gìn thể xác thuần khiết trước hôn nhân. Người ta đồng nhất trinh tiết với phẩm giá, nhân cách của người phụ nữ. Theo đó, người con gái chưa chồng phải giữ gìn sự trinh nguyên. Trường hợp cô gái bị mất trinh là nỗi ô nhục lớn cho cô và gia đình. Khi đã thành gia thất, người vợ phải “thủ tiết” với chồng, nghĩa là chung thủy tuyệt đối kể cả khi chồng còn sống hay đã chết. Làm được như vậy được khen là tiết hạnh. Tuy nhiên, sự lượng giá (khen, chê) này lại chỉ áp dụng một chiều cho nữ giới mà không xuất hiện ở nam giới: Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng (Tục ngữ) Đã cho vào bậc bố kinh Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu (Truyện Kiều) Quan niệm trinh tiết nghiêm ngặt, khắt khe với nữ giới nhưng lại khoan dung, rộng lượng với nam giới chính là một minh chứng tiêu biểu cho sự bất bình đẳng giới trong xã hội nam quyền truyền thống. Về thẩm mỹ, hình thành quan niệm nữ tính là phải rụt rè, yếu đuối, nhạy cảm, vị tha…Trái ngược với quan niệm xã hội về nam tính: chủ động, quyết đoán, mạnh mẽ, cứng rắn, lí trí… Từ thực tiễn này, trong tình yêu và hôn nhân, quyền chủ động thuộc về nam giới, phụ nữ phải ở thế bị động mới tốt đẹp, đáng khen. Dấu ấn văn hóa đó được thể hiện trong tục ngữ: Trâu đi tìm cọc, đời nào cọc đi tìm trâu Trong ca dao: Lại đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không? 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Đó là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong đặc điểm diễn ngôn của hai giới: người phụ nữ thường im lặng trong việc bày tỏ tình cảm riêng tư, sâu kín, trong khi đó đàn ông có quyền được phát biểu công khai, tự do. Thực tế đó được phản ánh khá rõ nét trong các sáng tác văn chương thời kì này. 1.1.2. Văn hóa ứng xử giới nửa đầu thế kỷ 20 Thế kỉ 20 đánh dấu một giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ về tiếp xúc văn hóa của lịch sử văn hóa Việt Nam. Cùng với bước chân xâm lược của người Pháp, văn hóa phương Tây tràn vào nước ta. Nếu trước đây, căn bản chúng ta chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông thì nay cuộc tiếp biến với văn hóa phương Tây đã làm cho nhiều khuôn khổ cũ phải lung lay, rạn vỡ. Một số đặc trưng của văn hóa phương Tây như tính “duy lí”, đề cao quyền sống của con người cá nhân…đã chi phối không nhỏ đến nhãn quan của đông đảo dân chúng Việt thời kì này. Dưới tác động của các chương trình khai thác thuộc địa, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp; ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trên thế giới, trong đó có tư tưởng nữ quyền, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa… Nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nhận xét “sự gặp gỡ với phương Tây chính là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ” [28;15], tựa như một cơn gió mạnh từ xa thổi đến làm cả nền tảng xưa bị một phen chao đảo, lung lay. Xã hội thay đổi, quan niệm về nữ giới và quyền sống của người phụ nữ cũng thay đổi. Họ không đơn thuần an phận trong nếp nhà, sau lũy tre làng như trước kia nữa mà dần trở thành một thành phần lao động có mặt ở nhiều nơi. Họ thành công nhân trong các nhà máy, người giúp việc trong các gia đình, người làm nghề dịch vụ ở các thành phố…Chính sách giáo dục của người Pháp cho phép phụ nữ được đi học tạo nên một lực lượng phụ nữ trí thức (dù còn rất khiêm tốn với một vài trường nữ học). Họ tham gia công tác xã hội: giáo viên, nhà báo, thư kí…Nữ giới ngày càng được quan tâm hơn. Nữ quyền trở thành một vấn đề quan trọng được đặt ra trong thời kì này. Xuất hiện nhiều tiếng nói học giả nam giới bênh vực cho quyền sống của người phụ nữ: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Khôi…Những người phụ nữ cũng có cơ hội được nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình. Xuất hiện những tờ Nữ 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn giới chung, Phụ nữ tân văn dành riêng cho phụ nữ, tiếng nói của phụ nữ. Cô Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ) là một tác giả đắc lực viết cho Phụ nữ tân văn, bênh vực quyền của phụ nữ đồng thời cũng là người diễn thuyết ủng hộ thơ Mới. Xuất hiện một số tác giả nữ như Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương nữ sử, Mộng Tuyết bàn về người phụ nữ mới. Tuy nhiên, phải thấy đó là người phụ nữ trong môi trường văn học, văn hóa thành thị. Những nhà văn và sáng tác chịu ảnh hưởng của tư tưởng hiện đại đến từ phương Tây, phản ánh ước mơ, khao khát thay đổi chứ chưa phải là sản phẩm của sự đổi thay xã hội trên thực tiễn. Trên thực tiễn xã hội, do cơ sở nền tảng kinh tế nông nghiệp vẫn thống trị nên xã hội nam quyền vẫn tồn tại, thậm chí kéo dài mãi đến cuối thế kỷ 20: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) hay Bến không chồng (Dương Hướng) là những sáng tác phản ánh thực trạng nam quyền của văn hóa truyền thống vẫn còn ngự trị. So với đô thị, hiển nhiên nông thôn Việt Nam chính là địa bàn truyền thống của văn hóa nam quyền, nơi bảo lưu dai dẳng quyền thống trị của nam giới. Không phải ngẫu nhiên mà sáng tác Nguyễn Bính viết về nông thôn lại có một sắc thái riêng. Nhà thơ chú ý đến tâm tư của phụ nữ nông thôn nhìn từ góc nhìn của con người hiện đại, mang tư tưởng nữ quyền. Như vậy, xã hội truyền thống Việt Nam là xã hội nam quyền do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Người phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu trong xã hội ấy. Nam quyền đi đôi với chế độ phong kiến áp bức, thủ tiêu quyền sống cá nhân. Cuộc biến thiên mạnh mẽ của tình hình xã hội đầu thế kỉ 20 nới mở quyền sống cá nhân. Cái nhìn nữ quyền hiện đại đã hướng đến thân phận, địa vị của người phụ nữ không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn. 1.2. Cơ sở lý luận của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ 1.2.1 Diễn ngôn phụ nữ thời Chinh phụ ngâm Diễn ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ được sử dụng trong ngữ cảnh văn hóa – xã hội. Chính văn hoá và các chuẩn mực của văn hoá đã quy định việc dùng ngôn ngữ, chi phối việc tạo dựng diễn ngôn, cách thức mã hoá - giải mã thông điệp. Ngôn 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ngữ chi phối quá trình tư duy của con người, đồng thời qua ngôn ngữ quá trình tư duy đó được hiện hữu. Qua các diễn ngôn còn lưu lại, người ta có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, quan niệm…của chủ thể phát ngôn. Rộng hơn, là nhận ra “gương mặt văn hóa” của một thời đại. Có diễn ngôn chính thống (những phát ngôn hợp với bối cảnh văn hóa nó ra đời). Có diễn ngôn phi chính thống (những phát ngôn vượt ra ngoài những mệnh lệnh và ngăn cấm của hệ tư tưởng thống trị; hoặc dám nghi vấn, thậm chí phản đề những quan điểm, lối sống chung được xã hội chấp nhận). Trong suốt thời đại phong kiến, do nam giới chiếm lĩnh địa vị thống trị trong gia đình và xã hội nên ở khắp mọi nơi, quyền lực diễn ngôn đều thuộc về họ. Diễn ngôn chính thống thời kì này yêu cầu cả người đàn ông và người đàn bà phải sống lí trí, theo luật định chung của cộng đồng xã hội, trong đó có sự phân biệt nhiệm vụ cho mỗi giới. Cụ thể, nó ca ngợi, đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội; cổ súy cho lối sống an phận, trong khuôn khổ lễ giáo của người phụ nữ. Tiếng nói trong suốt một nghìn năm văn học trung đại phần lớn là giọng nam: Lí Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Đặng Dung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu….Dưới ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền Nho giáo và do đặc trưng giới tính, tiếng nói ấy có giọng điệu chủ đạo đầy uy quyền. Nội dung biểu đạt cũng là những vấn đề có tính hệ trọng đối với toàn xã hội, hoặc ít nhất cũng là hệ trọng trong cuộc đời người đàn ông: chuyện lập chí, lập thân…Ta có thể hình dung giọng điệu sang sảng, đanh thép của Lí Thường Kiệt trong Nam Quốc sơn hà vang lên trước kẻ thù. Đó là tiếng nói tuyên ngôn cho chủ quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc. Ta cũng nhớ tiếng nói đầy nội lực, nam tính trong Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). Dù là khi khẳng định một chân lí, kể về những khó khăn những ngày đầu mới dựng cờ khởi nghĩa, hay niềm vui rộn rã trước những thắng lợi liên tiếp trước kẻ thù…chúng ta đều thấy đó là giọng điệu của một người đàn ông: mạnh mẽ, đầy ý chí. Vui buồn đều là thái độ trước nghiệp lớn bình thiên hạ. Đó là con người mang tâm thế chung của thời đại chứ không xuất hiện với tư cách cá nhân đơn lẻ. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Ở một góc nhìn khác, khi Nguyễn Trãi gác kiếm, trở về với cuộc sống ẩn dật, với chính lòng mình; độc giả vẫn đọc thấy trong thơ ông thế giới tâm hồn của một nam nhi đại trượng phu: Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia (Ngôn chí – bài 11) Tiếng nói của nam nhân, tiếng nói vượt lên trên cuộc sống ngày thường, tiếng nói của cánh chim đại bàng muốn tung cánh trên bầu trời cao rộng chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong thơ văn trung đại suốt mười thế kỉ. Do địa vị của mình trong xã hội nam quyền truyền thống, quyền lực diễn ngôn của người phụ nữ bị hạn chế, thậm chí là bị mất ngôn. Họ phải che giấu, kìm nén, im lặng không được công khai bày tỏ nỗi niềm sâu kín, riêng tư của giới mình. Trước dàn đồng thanh nam giới, hiếm hoi mới vang lên đây đó chất giọng nữ vượt qua được hoàn cảnh và quan niệm khắt khe của xã hội để bày tỏ lòng mình: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… Nhìn từ góc độ sáng tác, thời trung đại đã xuất hiện những phụ nữ viết văn, làm thơ nhưng con số này còn ít ỏi. Năm 1929, trên Phụ nữ tân văn, Phan Khôi đã viết: “nền văn học của nữ giới ta,từ xưa đến nay, chưa hề có bao giờ. Có chăng là từ ngày nay”; “Nhớ đi nhớ lại, trước sau cũng chỉ có mấy người: cô Nguyễn Thị Điểm (Đoàn Thị Điểm ?) cô Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan là cùng, đố ai còn kể hơn được nữa” [31;483-484]. Không những ít về số lượng, nội dung cảm hứng của các nữ thi sĩ nhìn chung cũng nằm trong khuôn khổ. Thơ của Bà Huyện Thanh Quan còn lưu truyền lại được đa phần là những bài thơ vịnh cảnh. Độc giả không tìm thấy trong đó những tâm sự riêng tư về tình yêu của người phụ nữ. Có chăng, đây đó ta bắt gặp những hình ảnh tả cảnh ngụ tình mềm mại, tinh tế: Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Rặng liễu sương sa, khách bước dồn (Cảnh chiều hôm) Êm ái chiều xuân tới Trấn đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai (Đền Trấn Võ) 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Khác với những diễn ngôn mang tính chất chính thống, diễn ngôn phi chính thống đề cao xúc cảm cá nhân, thể hiện mong muốn cho con người được sống với những khát vọng đầy nhân bản, đặc biệt là tình yêu đôi lứa, trai gái, vợ chồng…Trực tiếp hoặc bóng gió, các tác giả theo xu hướng này phê phán xã hội nam quyền chỉ đề cao vai trò của người đàn ông mà xem nhẹ người phụ nữ, xem nhẹ tình cảm riêng tư…Diễn ngôn phi chính thống như một dòng chảy ngầm, suốt chiều dài lịch sử vẫn âm thầm “đối thoại lại” với những diễn ngôn chính thống nổi trên bề mặt. Thơ Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo, cá biệt khi dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm : chuyện yêu đương nam nữ, chuyện không chồng mà chửa, tâm sự người phụ nữ phải sống phận lẽ mọn…Bà thường ỡm ờ đến chuyện ái ân nam nữ trong các bài thơ vịnh vật, tả cảnh (Thiếu nữ ngủ ngày, Đánh đu, Dệt cửi…). Chuyện người phụ nữ có thai ngoài hôn nhân vốn là vấn đề cấm kị trong xã hội phong kiến. Nếu không may nhỡ nhàng bị rơi vào hoàn cảnh đó, cô gái sẽ phải chịu những hình phạt hà khắc: gọt đầu bôi vôi, thả rọ trôi sông, danh dự gia đình cô sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn bị cả làng phạt vạ…Ấy thế mà, lần đầu tiên trong lịch sử văn học viết, có một người phụ nữ dám công khai lên tiếng, bênh vực cho những người con gái ấy (bài Không chồng mà chửa). Xã hội phong kiến nam quyền cổ súy cho việc đa thê của người đàn ông. Hồ Xuân Hương đã hiểu thấu và giãi bày nỗi cay đắng của những người phụ nữ lẽ mọn bằng góc nhìn và tấm lòng của một người phụ nữ (bài Cảnh làm lẽ). “Những lời tình tự đó đơn độc cất lên trong xã hội nam quyền phương Đông hệt như tiếng lòng giữa đêm khuya thanh vắng, buộc kẻ hậu thế là chúng ta phải suy nghĩ về quyền sống, quyền được yêu của người con gái Việt Nam” [31;486] Tuy nhiên, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, hiếm thấy. Tiếng nói chính thống, phổ biến thời trung đại về cơ bản vẫn là tiếng nói nam giới. Nó răn dạy người phụ nữ phải biết sống đúng bổn phận của mình theo quan niệm Nho giáo. “Để tuyên truyền giáo huấn đạo Nho, loại sách nữ giới (răn dạy phụ nữ), huấn nữ tử, gia huấn cả của Trung Quốc và Việt Nam xưa cho thấy các bậc cha mẹ chuẩn bị cho người con gái bổn phận làm con gái (hiếu), làm vợ (trinh liệt) và làm mẹ (từ mẫu)” [31;484-485]. Những hành động và phẩm chất mà một người phụ 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn nữ chuẩn mực trong xã hội thời đó cần có là tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Người ta không tính đến sự tồn tại của tình yêu nam nữ hay mong muốn, tình cảm riêng của người con gái. Chuyện nam nữ tự do yêu đương không theo sự sắp đặt của cha mẹ bị xem là dâm bôn, cấm kị. Sáng tác của các nữ nhà thơ thời trung đại vì thế trừ hiện tượng Hồ Xuân Hương, còn đa phần đều nằm trong khuôn khổ quan niệm Nho giáo. Tiếng nói nữ giới trong văn chương trung đại đã ít ỏi, càng ít hơn nữa tiếng nói bộc lộ thế giới tâm tư sâu kín của họ. Đó là tiền đề quan trọng của hiện tượng tác giả nam giới hư cấu giọng nữ trong văn chương. 1.2.2. Diễn ngôn nữ quyền thời Nguyễn Bính Việc một số nhà thơ nam giới giả giọng nữ xuất phát từ sự bất bình đẳng về giới, vì nữ tính từ xưa đến nay luôn bị áp bức về chính trị, và luôn bị xã hội chèn ép, nhận chìm. Bên cạnh đó, về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa bị nam tính tước đoạt (đàn bà con gái ít được đi học), tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả trong vấn đề hôn nhân – gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt. Hiện tượng này không phải cá biệt ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó tồn tại dưới nhiều dạng vẻ, cách thức khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi phụ nữ là “phái yếu” - vừa có nghĩa họ cần được che chở, bảo vệ; vừa hàm ý về sức mạnh và địa vị thống trị của phái tính còn lại. Quyền của người phụ nữ chỉ thực sự phát triển trong điều kiện lịch sử xã hội văn minh, hiện đại, ở đó, quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của mỗi con người được coi trọng. Với tư cách là một trào lưu chính trị - xã hội, theo quan điểm của các nhà xã hội học thì chủ nghĩa Nữ quyền được hiểu là sự ủng hộ tính bình đẳng xã hội của hai phái, dẫn đến sự phản đối chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giới tính. Trong đời sống văn học thế giới đã hình thành khái niệm “phê bình nữ quyền”. “Khái niệm nữ quyền (Feminism, women’s right) gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới” [3]. Khái niệm “Phê bình nữ 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan