Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực...

Tài liệu Luận văn giám sát, phản biện xã hội của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam từ thực tiễn quận 3 thành phố hồ chí minh

.PDF
78
88
146

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HOÀNG ANH DŨNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HOÀNG ANH DŨNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH NGỌC VƯỢNG HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu phân tích trong luận văn là trung thực.Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.Luận văn đã thừa kế các kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác dưới hình thức trích dẫn.Các nguồn trích dẫn đã được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo của luận văn. Người thực hiện Trần Hoàng Anh Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC ............................................................ 10 1.1. Khái niệm giám sát và phản biện ........................................... 10 1.2. Khái niệm giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. ........................................... 18 1.3. Phân biệt giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với giám sát, phản biện xã hội của một số cơ quan, tổ chức khác đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước ......................................... 22 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................................................................. 27 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 31 2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế, xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh........................................................ 31 2.2. Hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh ............................................................... 32 2.3. Phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 40 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................ 46 3.1. Phương hướng tăng cường giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 46 3.2. Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ............ 49 KẾT LUẬN .......................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQVN : Mặt trận tổ quốc Việt Nam PBXH : Phản biện xã hội UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân NVQS : Nghĩa vụ quân sự CT- XH : chính trị - xã hội UBKT : Ủy ban kiểm tra MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Mặt trận tổ quốc có chức năng quan trọng hàng đầu, đó là giám sát và phản biện xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận tổ quốc, Giám sát và phản biện xã hội đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng từ Đại hội X, đại hội XI tiếp tục kế thừa quan điểm đó.Chủ trương này đã được thể chế trong Hiến pháp. Điều 9 Hiến pháp 2013 .Đến nay, chức năng phản biện xã hội đã đựợc cụ thể hóa thành quy chế trong Quy chế giám sát và phản biện xã hội năm 2013. Thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện sẽ góp phần củng cố chính quyền nhân dân, bảo vệ nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Như vậy, chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được khẳng định nhất quán trong văn kiện cao nhất của Đảng và trở thành mục tiêu, phong trào, hành động thực tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Qua 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định số 218-QĐ/TW ban hành quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nhiều kiến nghị sau giám sát, sau phản biện xã hội của Mặt trận có chất lượng tốt được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi. Quan trọng hơn, việc thực hiện đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, giúp cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật cũng như trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Giám sát và phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; qua đó Mặt trận Tổ quốc 1 Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Cùng với Quyết định 217 và Quyết định 218, các văn bản của Nhà nước đã góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống thực chất hơn. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều khởi sắc, hiệu quả và thiết thực hơn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, đồng thời, góp phần nâng cao vai trò, vị thế, hình ảnh của MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội đối với nhân dân, đối với Đảng. Qua các hoạt động giám sát của MTTQ và các đoàn thể đã góp phần xây dựng và thực hiện đúng hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch chương trình dự thảo kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội qua đó phát hiện những thiếu sót , kiến nghị sửa đổi , bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, phát hiện những nhân tố mới, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch và vững mạnh. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy hiệu quả giám sát còn chưa cao, Mặt trận chưa phát huy triệt để vai trò trong việc nâng cao quyền làm chủ của nhân dân.Phản biện xã hội thậm chí phải đến Hiến pháp 2013 mới được hiến định. Trong tình hình dân chủ hóa, xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc là đòi hỏi cấp bách và tất yếu.Trên cơ sở đó xây dựng nền hành chính trong sạch, tinh gọn và thuận tiện, tránh thực trạng mất dân chủ, cửa quyền, lạm quyền, quan liêu. 2 Qua các báo cáo và đánh giá hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại những bất cập và hạn chế. Chẳng hạn, một số cơ quan chưa thực sự quan tâm ,đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận ở 14 phường tuy có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung chưa có nhiều kinh nghiệm trong giám sát và phản biện xã hội, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Trong thời gian qua công tác giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số ưu điểm, nhưng vẫn còn bất cập trong công tác giám sát và phản biện xã hội đang đặt ra những câu hỏi và cần câu trả lời. Với những lý do trên và mong muốn có thêm một góc nhìn khoa học đối với việc giám sát và phản biện xã hội nên học viên chọn đề tài nghiên cứu “Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, tác giả đã tìm hiểu một số bài nghiên cứu, sách, công trình nghiên cứu, tác phẩm của một số cơ quan, cá nhân, tổ chức ở Trung ương cũng như địa phương có liên quan đến phản biện xã hội và vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc phản biện xã hội như một thiết chế để nâng cao dân chủ và thể hiện quyền của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng chính quyền, đất nước, cụ thể như: Sách “Phản biện xã hội” của tác giả Trần Đăng Tuấn (Nxb Đà Nẵng năm 2006); tập sách gồm những bài viết về những vấn đề chung, phương pháp thực hiện phản biện xã hội và tập hợp các bài viết khác bàn về các vấn đề thực tiễn từ cuộc sống mà theo tác giả là có liên quan đến phản biện xã hội trên phương diện xã hội học. 3 Đề tài luận văn thạc sĩ “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” của tác giả Mai Thị Thúy Hường năm (năm 2009): Đề tài nghiên cứu lý luận chung về giám sát quyền lực và phản biện xã hội, vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực và phản biện xã hội. Tác giá đã phân tích và đánh giá được vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát quyền lực và phản biện xã hội về nội dung phản ánh và hình thức phản ánh, từ đó đã đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, nội dung và hình thức của các tác phẩm báo chí nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng nói trên. Đề tài luận văn thạc sĩ “Điều chỉnh pháp luật đối với phản biện xã hội” của tác giả Lê Phương Mai (năm 2010): Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về phản biện xã hội: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hình thức của phản biện xã hội; Thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với phản biện xã hội và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về điều chỉnh của pháp luật đối với phản biện xã hội: nhu cầu cần đổi mới sự điều chỉnh của pháp luật đối với phản biện xã hội, nguyên tắc đối mới điều chỉnh của pháp luật đối với phản biện xã hội cuối cùng là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với phản biện xã hội. Luận văn Thạc sĩ về “Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang” của Trần Văn Thi (năm 2018), Học viện khoa học xã hội. Một số tác phẩm, báo cáo, bài viết khác có liên quan đến phản biện xã hội và vai trò của Mặt trận tổ quốc như: Nguyễn Trọng Bình (2010), Suy nghĩ về phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tạp chí Mặt trận (05), tr. 3-4; Nguyễn Minh Đoan (năm 2011), Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Luật học (03), tr 3-9; Nguyễn Văn Động (năm 2011), Phản biện xã hội – Nhìn từ góc độ luật học, Tạp chí Luật học (05), tr 3-7; Trần Ngọc 4 Nhẫn (năm 2006), Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (82), tr. 32-34; Vũ Văn Nhiêm (năm 2007), Một số vấn đề về Phản biện xã hội, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (114), tr 11-12. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nêu được những nội dung liên quan đến các phương diện khác nhau của phản biện xã hội như lý luận, vai trò, vị trí, sự cần thiết phải có phản biện xã hội và nghiêng về đánh giá tổ chức, hoạt động của Mặt trận tổ quốc trong việc phát huy tính dân chủ, cũng có một số bài báo, tạp chí có đề cập đến vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc nhưng ở dưới góc độ bài viết; một số văn bản quy phạm pháp luật, một số chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành có liên quan đến Mặt trận tổ quốc như: thực hiện quy chế dân chủ, đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, chức năng giám sát, giám sát cán bộ…, thì chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cũng như những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong việc bảo đảm thực hiện chức năng phản biện xã hội như tác giả đã chọn.Giám sát, phản biện xã hội ở cơ sở là một vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị ở nước ta hiện nay, bởi thông qua hoạt động giám sát, phản biện sẽ cho thấy sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể trong việc giám sát, kiểm tra các kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, tính dân chủ, minh bạch và công khai trong đời sống xã hội. Các bài viết về nghiên cứu hoạt động giám sát, phản biện xã hội của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trước đây đều ở các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay chưa có luận văn nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu, về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Hiến pháp 5 2013, Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) , chưa có đề tài nào nghiên cứu đề cập chuyên sâu, về hoạt động giám sát, phản biện xã hội tại một thành phố trung tâm nơi có nhiều biến đổi xã hội khác với nông thôn và ở các địa phương khác. Luận văn nghiên cứu về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, qua đó thấy được những khó khăn và hạn chế cũng như chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Quận và 14 phường 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài: - Qua nghiên cứu hiểu rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Nghiên cứu qua đó thấy được và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. - Qua tìm hiểu về thực trạng từ đó đề xuất khoa học, giải pháp nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó góp phần phát huy thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở Quận 3 trong thực tế hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu để làm rõ các cơ sở lý luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh và đặc biệt công tác giám sát, phản biện xã hội tác động trong công tác quản lý nhà nước. Ngoài ra luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các cơ sở lý luận về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội từ thực tiễn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh - Nhóm cán bộ công chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận và Phường trên địa bàn Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận văn tìm hiểu các văn bản liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3 ,Thành Phố Hồ Chí Minh; tìm hiểu thực trạng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3 ,Thành Phố Hồ Chí Minh;Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3,Thành Phố Hồ Chí Minh; bao gồm nhóm yếu tố cá nhân, tổ chức, văn bản pháp quy và các ảnh hưởng của công tác giám sát và phản biện trong công tác quản lý hành chính - Phạm vi không gian: Nghiên cứu này thực hiện tại 14 phường trên địa bàn Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh; trong đó tập trung khảo sát ý kiến đánh 7 giá của nhóm cán bộ đang công tác tại 14 Phường của Quận và 63 ban công tác mặt trận tại khu phố - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3 từ giai đoạn đầu năm 2015 đến tháng 12 năm 2018 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng các quan điểm chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội trong việc giám sát và phản biện xã hội,về nhà nước và pháp luật, sức mạnh của nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu, đánh giá tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp như: tổng hợp, thống kê, phân tích, nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, làm cơ sở đề xuất kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Tổng quan tình hình đóng góp về mặt lý thuyết của luận văn là sự vận dụng lý thuyết trong thực tiễn cụ thể một cách linh hoạt và phù hợp.Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung những ý tưởng mới làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3 nói riêng, Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung. Luận văn sẽ đánh giá khách quan hơn về hiệu quả hoạt động của hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh 8 Qua nghiên cứu của đề tài giúp cho Mặt trận Thành Phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân và chính quyền các cấp có một cái nhìn khách quan hơn, thực tế hơn về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để điều chỉnh và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm nâng cao giải pháp chất lượng và hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm : các nội dung như phần mở đầu, nội dung; kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục. Trong đó, phần nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát, phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC 1.1. Khái niệm giám sát và phản biện 1.1.1 Khái niệm giám sát Theo từ điển Tiếng Việt năm 1995 của Viện ngôn ngữ học đã nêu khái niệm giám sát “là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” Từ điển Quản lý xã hội “Giám sát là kiểm tra; theo dõi nhằm mục đích kiểm tra chấp hành pháp luật, nghị quyết, quyết định quản lý…” Từ điển Luật học định nghĩa rằng “Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự trách nhiệm đi đúng quỹ đạo, qui chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh” Mặc dù các định nghĩa trên là không đồng nhất, tuy nhiên có thể nhận thấy một điểm chung đó là, các tác giả đều cho rằng giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực hiện một công việc nào đó trong cuộc sống hoặc một nhiệm vụ nào đó của cơ quan Nhà nước và thông qua giám sát chủ thể có quyền kiểm tra tới các đối tượng khi thực hiện hoạt động. Trong lĩnh vực luật pháp thì giám sát là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền tác động đến các đối tượng chịu sự giám sát để đảm bảo cho hoạt động của những đối tượng đó phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua các quan niệm trên, có thể thấy giám sát có những đặc trưng sau: Thứ nhất: giám sát là hành vi của chủ thể có thẩm quyền thông các hoạt động theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá hành vi của đối tượng giám sát. 10 Thứ hai, mục đích của giám sát là xem xét, đánh giá việc làm, hoạt động của đối tượng giám sát có thực hiện đúng những quy định đã đặt ra hay không, đồng thời qua đó phát hiện kịp thời những hành vi không đúng quy định của đối tượng giám sát,để kịp thời có những biện pháp xử lý nhằm khắc phục sai sót đó. Thứ ba sự tác động qua lại giữa chủ thể giám sát và đối tuợng bị giám sát có mối quan hệ hữu cơ với nhau và gắn quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Trong lĩnh vực quản lý hành chính quan hệ giám sát là quan hệ pháp lý vì được pháp luật quy định. Mục đích của chủ thể giám sát đối với đối tƣợng giám sát cùng huớng tới là trạng thái hoạt động bình thường, thông suốt, đúng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chủ thể giám sát phải khách quan độc lập với đối tượng giám sát. Giám sát của MTTQ Việt Nam “ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội;tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 9 Hiến pháp 2013) Hoạt động giám sát là một hoạt động quan trọng của MTTQ Việt nam, được ghi nhận trong Hiến Pháp 2013 MTTQ Việt Nam cùng với Đảng, Nhà nước là 3 yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, có vai trò nòng cốt của xã hội dân sự, đại diện cho lợi ích của nhân dân sẽ tao ra yếu tố “kiềm chế” thay cho cơ chế “đối trọng” trong hệ thống chính trị .Thực hiện vai trò của yếu tố “ kiềm chế” nhằm kiểm soát quyền lực, tránh xu hướng lạm quyền, vi phạm nền dân chủ, đòi hỏi MTTQ phải thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình. 11 Từ những đánh giá trên ta có thể rút ra định nghĩa về giám sát của MTTQ như sau : “ Giám sát của MTTQ Việt Nam là hoạt động của Mặt trận theo dõi, quan sát, xem xét tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước đồng thời kiến nghị, yêu cầu, đề xuất cách giải quyết, xứ lý những vấn đề phát sinh với cơ quan Nhà nước hoặc những vấn đề có liên quan” Giám sát của MTTQ Việt Nam được hiểu là "giám sát xã hội", không mang tính quyền lực Nhà nước, là giám sát mang tính nhân dân, giám sát này chỉ dừng lại ở mức "theo dõi, phát hiện, kiến nghị".Như vậy, khi nói đến giám sát của Mặt trận tức là đã bao gồm quyền, trách nhiệm giám sát của các tổ chức thành viên. MTTQ Việt Nam hiện có 46 tổ chức thành viên, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là hạt nhân lãnh đạo. Khi thực hiện vai trò giám sát của mình, MTTQ nói chung và các tổ chức thành viên nói riêng tuân theo nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc giám sát.(Điều 25 Luật MTTQ 2015). Giám sát của MTTQ Việt Nam nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Ngoài ra, chức năng giám sát của Mặt trận còn hỗ trợ cho công tác giám sát, thanh tra của Nhà nước, kiểm tra của Đảng. Giám sát việc tuân thủ và tổ chức thực hiện các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nuớc cùng cấp, cấp trên cũng như của cơ quan hành chính có thẩm quyền; giám sát đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật bảo vệ; giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi trách nhiệm công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước; 12 giám sát hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, việc sử dụng các nguồn lực vật chất, tài chính, lao động và các nguồn lực khác trong tổ chức lao động, sử dụng các thành tựu công nghệ mới… Trong hoạt động thường ngày, MTTQ động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, tổng hợp ý kiến của nhân dân thông qua việc tiếp xúc thường xuyên để từ đó kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.2. Khái niệm phản biện Theo cách hiểu thông thường, phản biện là sự tranh luận với người đã có quan điểm, ý tưởng nào đó để làm rõ các vấn đề phải trái, đúng sai. Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, “phản biện” được hiểu là việc “ đánh giá chất lượng….” Về phương diện ngữ nghĩa, phản là phê phán cái đã có, biện là có lập luận và phản biện và tranh luận ngược lại. Như vậy, phản biện là tranh luận với những ý kiến có trước bằng lập luận theo chiều ngược lại. Do đó phản biện có giá trị phát hiện sai trái và phê phán những sai trái đó một cách có lập luận Phản biện là một hoạt động không chỉ diễn ra trong nghiên cứu khoa học mà còn là một trong các hoạt động không thể thiếu của đời sống xã hội.Chính vì vậy, trong bất cứ lĩnh vực nào mà con người tham gia hoạt động đều có thể thấy sự xuất hiện của hoạt động này.Tuy nhiên, đối với từng lĩnh vực khác nhau, hoạt động phản biện cũng có những sự khác biệt nhất định cả về mặt nội dung, hình thức và chủ thể phản biện. Đối với những vấn đề mang tính chất chung, liên quan đến lợi ích của toàn xã hội thì phản biện lại được thực hiện trên một phạm vi rộng với mức độ cao hơn, sâu sắc và quan trọng hơn. Theo quan điểm của các nhà luật học phản biện xã hội là chính kiến của một chủ thể cụ thể thông qua nhận xét, đánh giá góp ý xác đáng đối với chính 13 sách, pháp luật của Nhà nước. Phản biện xã hội về mặt nguyên tắc là sự phản sự phê phán, phê bình của xã hội dựa trên những căn cứ khoa học đối với chính sách, pháp luật của nhà nước để Nhà nước xem xét, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong các phản biện đó rồi sửa đổi hay bổ sung, thậm chí hủy bỏ dự thảo chính sách, pháp luật hoặc chính sách, pháp luật đang thi hành. Khi nghiên cứu về “phản biện xã hội”, có thể thấy khái niệm này có một nội hàm tương đối rộng, vì vậy phải tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.Nghiên cứu về phản biện của MTTQVN có thể thấy đây cũng là một dạng phản biện xã hội, cụ thể là phương diện hoạt động phản biện dặc thù khác với các dạng phản biện xã hội khác. Những vấn đề cụ thể được đưa ra phản biện Ta có thể thấy những chủ trương, chính sách của Đảng, những chương trình, dự án, pháp luật của Nhà nước đang trong quá trình xây dựng dự thảo. Những ý kiến phản biện này được đưa ra dựa trên những cơ sở thực tế, lý luận nhất định, mang tính xây dựng, xuất phát từ cách nhìn nhận thực tế khách quan chứ không đơn thuần chỉ là những phản biện mang tính chủ quan.Đây cũng chính là một trong những điểm để chúng ta phân biệt khái niệm PBXH với một số khái niệm khác mà trong nội hàm của nó có một số điểm tương đồng với khái niệm PBXH như phản biện khoa học, phản đối, dư luận xã hội. Từ những phân tích trên, có thể hiểu PBXH theo nghĩa rộng là sự phản biện của xã hội (sự phản biện mang tính xã hội, do nhiều chủ thể thực hiện) Phản biện xã hội là sự biện luận, thẩm định, đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án xã hội liên quan đến quyền, lợi ích của thành viên trong xã hội. Từ những đánh giá trên ta có thể hiểu “Phản biện xã hội là sự phản ánh chính kiến của xã hội đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật do cơ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan