Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn biển phú quốc tỉ...

Tài liệu Luận văn giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn biển phú quốc tỉnh kiên giang

.PDF
139
248
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ NHƯ TUYẾT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Mã số ngành: 60340103 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ NHƯ TUYẾT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Mã số ngành: 60340103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM TRUNG LƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Như Tuyết ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Trung Lương, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, các chuyên gia Viện môi trường và phát triển bền vững đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập dữ liệu. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những khóa học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tôi cũng hết sức cố gắng để hoàn thành nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của thầy cô và bạn bè. Song luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng từ quý thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 08 năm 2017 Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Như Tuyết iii TÓM TẮT Khu bảo tồn biển Phú Quốc là vùng biển giàu tiềm năng về du lịch biển. Cùng với hệ thống tài nguyên tự nhiên hoang sơ, hấp dẫn thì những đặc trưng về văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư sống ở các làng chài ven biển là những điểm thuận lợi thu hút lượng lớn du khách đến với Phú Quốc trong thời gian qua. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, những tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng đã được làm rõ thông qua các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện, các thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng. Về mặt thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu các mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng phù hợp nhất để áp dụng cho Khu bảo tồn biển (KBTB) Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quan nhất về các điều kiện cũng như thực trạng trong khai thác các yếu tố tài nguyên tự nhiên và xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, do hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn rất mới mẻ và mang tính tự phát nên chưa được quy hoạch một cách hợp lý - khoa học, hiệu quả về kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trường còn thấp, tài nguyên môi trường suy giảm. Hoạt động kinh doanh thu hút khách của cộng đồng làng ven biển, đảo đang bộc lộ nhiều vấn đề như: môi trường xả thải; giá cả hàng hóa tăng lên; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm; cách phân chia, đóng góp lợi nhuận về địa phương còn bị xem nhẹ. Như vậy, để phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc một cách đúng đắn thì rất cần những chính sách, giải pháp và việc đầu tư nghiên cứu nhằm đưa ra một mô hình du lịch cộng đồng phù hợp nhất trong điều kiện phát triển của địa phương. Tác giả đã trình bày sự cần thiết của phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển và hải đảo với việc phân tích mô hình đã chỉ ra thực trạng các vấn đề của cộng đồng ven biển hải đảo, từ đó có làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho việc xây iv dựng mô hình du lịch cộng đồng nhằm tạo ra một hướng sinh kế lâu dài và bền vững. Cuối cùng để giải pháp được thực thi hiệu quả thì tác giả cũng đã có những kiến nghị lên các cấp quản lý nhà nước về du lịch cũng như với chính các đối tác từ công ty lữ hành và cho chính người dân sống tại các khu bảo tồn biển. Như vậy trong điều kiện cuộc sống của cộng đồng ven biển đảo ngày một khó khăn thì sự phát triển du lịch cộng đồng có thể là một hướng đi tốt rất đáng để xem xét và cũng phù hợp với xu hướng chung của du lịch Việt Nam và trên thế giới đó là phát triển du lịch bền vững. v ABSTRACT Marine Protected Area, Is a sea of potential marine tourism. Along with the wild and attractive natural resources system, the traditional cultural characteristics of the communities living in the coastal fishing villages are favorable for attracting large numbers of Visitors to Phu Quoc during the past. The author has systematized the theoretical basis of community tourism. In addition, the prerequisites for community-based tourism development have been clarified through issues of principles, conditions and key stakeholders involved in community-based tourism and the influencing factors. To community tourism. In practical terms, the author has studied models of community-based tourism development in the world and in Vietnam to draw lessons to develop the most appropriate community-based tourism model to apply. Used for Phu Quoc Marine Protected Area, Kien Giang province. The author has studied the most general overview of the conditions as well as the real situation in the exploitation of natural and social resources for the needs of economic development of tourism. However, due to the fact that community-based tourism activities at Phu Quoc Marine Protected Area still new and spontaneous, they have not been properly planned - scientific, socio-economic and environmental. The lower the environmental resources decline. Business activities attracting guests of coastal village communities are exposed to many issues such as environmental discharge; Commodity prices rise; Service quality standards have not been paid attention; The way to divide, profit contribution to local are also overlooked. Thus, in order to develop community-based tourism in the Phu Quoc Marine Protected Area in a sound manner, policies, solutions, and research investments are needed to provide the best possible community-based model of community tourism. Conditions of local development. The author presents the need for community-based tourism development in coastal and island areas, along with an analysis of the DPSIR model that identifies vi the current status of coastal island communities, the facility offers solutions for building a community-based tourism model that creates a long-term and sustainable path. Finally, in order for the solution to be effectively implemented, the author also made recommendations to the state authorities in tourism as well as to the partners from the tour operator and the people living in the area. Marine conservation. Thus, living conditions of coastal communities are becoming increasingly difficult., the development of community tourism can be a good way to consider and also in line with the general trend of tourism in Vietnam. And in the world, it is sustainable tourism development. vii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 5 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ..................................................... 5 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ..... 7 1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng ............................................................. 7 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 7 1.1.2. Vai trò của du lịch cộng đồng ................................................................. 10 1.1.3. Các thành phần tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng ...................... 11 1.1.4. Nguyên tắc chủ yếu của du lịch cộng đồng ............................................ 17 1.1.5. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ............................ 18 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng ................................................... 20 1.3. Bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cộng đồng ở một số nước Asian và tại Việt Nam ............................................................................................................. 21 1.3.1. Các mô hình trong phát triển du lịch cộng đồng ở Indonesia và Malaysia 21 1.3.2. Một số mô hình trong phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam .......... 26 viii 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại các nước Asian và Việt Nam .................................................................................... 31 1.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước ................ 33 Tóm tắt chương 1. .................................................................................................... 36 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG ........................................ 37 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Khu bảo tồn biển Phú Quốc ...................... 37 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên .............................................................................. 37 2.1.1.1. Khái quát chung .............................................................................. 37 2.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................ 39 2.1.1.3. Thủy văn .......................................................................................... 41 2.1.1.4. Đa dạng sinh học ............................................................................. 42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................... 42 2.1.2.1. Khái quát chung .............................................................................. 42 2.1.2.2. Đặc điểm về hạ tầng và cơ sở vật chất k thật ................................ 45 2.1.3. Khái quát về Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc ........................... 47 2.1.3.1. Nguồn nhân lực ............................................................................... 47 2.1.3.2. Các yếu tố cơ sở vật chất k thuật .................................................. 48 2.1.3.3. Nguồn lực về tài chính .................................................................... 49 2.2. Thực trạng phát triển du lịch cồng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc .......... 52 2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc . 52 2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc ............... 56 2.2.2.1. Về công tác quản lý nhà nước ......................................................... 56 2.2.2.2. Về hoạt động kinh doanh du lịch .................................................... 57 2.2.2.3. Về hệ thống cơ sở vật chất k thuật du lịch .................................... 58 2.2.2.4. Về nguồn nhân lực du lịch .............................................................. 60 2.2.2.5. Về sinh kế của cộng đồng ............................................................... 60 2.2.2.6. Về hoạt động đầu tư phát triển du lịch ............................................ 62 2.2.2.7. Về sự suy giảm tài nguyên, môi trường du lịch .............................. 63 ix 2.2.2.8. Về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ........................................... 68 2.2.3. Kết quả khảo sát điều tra .......................................................................... 70 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc .......................................................................................................... 81 2.2.4.1. Thuận lợi .......................................................................................... 81 2.2.4.2. Khó khăn và tồn tại .......................................................................... 82 Tóm tắt chương 2. .................................................................................................... 84 Chương . ĐỊNH HƯỚNG V GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 85 3.1 Cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc. ............................................................................................ 85 3.1.1. Sự cần thiết cho việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ................... 85 3.1.2. Phân tích mô hình DPSIR làm cơ sở khoa học trong việc đưa ra phương án phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc. ............................ 86 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc ................................................................................................................... 91 3.2.1. Giải pháp đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất k thuật du lịch ................................................................................................................................... 91 3.2.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng cùa du lịch cộng đồng ..................................................................................... 92 3.2.3. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch ............................ 94 3.2.4. Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc ......................................................................................................................... 96 3.2.5. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng ..... ................................................................................................................................... 98 3.2.6. Giải pháp cho việc chia sẻ công bằng lợi ích giữa các bên tham gia 100 3.2.7. Giải pháp cơ chế, chính sách quản lý phù hợp 101 . . Một số kiến nghị ………………………………………………………….. 103 x . .1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch …………………….. 103 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch .......................................................................................................................... 104 3.3.3. Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo ............................ 104 Tóm tắt chương 3. .................................................................................................. 105 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 106 T I LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 108 PHỤ LỤC xi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU V CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt BQL Ban quản lý CĐĐP Cộng đồng địa phương DLCĐ Du lịch cộng đồng KBTB Khu bảo tồn biển KT-XH Kinh tế Xã hội HST Hệ sinh thái XL Xích lô UNWTO United National World Tourist Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới) NGO Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ) MOTOUR Ministry of tourism Sustainable Livelihoods in and around Marine Protected Areas LPMA (Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu vực bảo tồn biển Việt Nam) xii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, BIỂU ĐỒ V SƠ ĐỒ A.DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia 24 Bảng 2.1: Báo cáo nguồn vốn ngân sách cấp cho hoạt động bảo tồn biển giai 50 đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.2: Báo cáo nguồn vốn ngân sách cấp cho hoạt động bảo tồn biển giai 51 đoạn 2011 – 2015 Bảng 2.3: Hiện trạng quản lý một số loại tài nguyên du lịch chính ở Kiên 56 Giang Bảng 2.4: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch giai đoạn 2006-2015 59 Bảng 2.5: Hiện trạng của các đối tượng tài nguyên 64 Bảng 2.6: Những vấn đề được cộng đồng dân cư quan tâm khi tham gia hoạt 72 động du lịch trên đảo Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của khách du lịch với môi trường du lịch biển đảo 75 và các yếu tố phục vụ khác Bảng 2.8: Tỉ lệ % khách du lịch sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các điểm 78 du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc. B. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ Khu bảo tồn biển Phú Quốc 38 Hình 2.2: Hướng và tần suất gió đảo Phú Quốc 40 Hình 2.3: Hiện trạng thủy văn đảo Phú Quốc 41 xiii C.DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức thu nhập thêm hàng tháng của người dân từ hoạt động du lịch 72 Biểu đồ 2.2: Mục đích và thời gian chuyến đi của khách du lịch đến Phú Quốc 73 Biểu đồ 2.3: Loại hình sản phẩm du lịch biển đảo được du khách ưa thích 74 Biểu đồ 2.4: Các kênh thông tin ảnh hưởng đến việc lựa chọn các điểm du lịch cộng đồng biển đảo tại Phú Quốc. 77 Biểu đồ 2.5: Thống kê trình độ học vấn khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc 79 Biểu đồ 2.6: Nghề nghiệp của khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc 79 Biểu đồ 2.7: Những khó khăn của công ty lữ hành khi thiết kế sản phẩm du lịch cộng đồng 80 D.DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mối đe dọa và nguyên nhân gây nên mối đe dọa đối với Rạn san hô 65 Sơ đồ 2.2: Mối đe dọa và nguyên nhân gây nên mối đe dọa đối với Thảm cỏ biển 66 Sơ đồ 2.3: Mối đe dọa và nguyên nhân gây nên mối đe dọa đối với Rùa biển 67 Sơ đồ 2.4: Mối đe dọa và nguyên nhân gây nên mối đe dọa đối với Bò biển 67 Sơ đồ 2.5: Mối đe dọa và nguyên nhân gây nên mối đe dọa đối với Ghẹ, Ốc nhảy và Cá ngựa 68 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình DPSIR 87 Sơ đổ 3.2: Sơ đồ mô hình DPSIR cho nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc 87 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, ngành du lịch thực sự đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam với doanh thu lên đến hàng ngàn tỷ đô la, chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và tạo ra trên 10% lao động toàn cầu. Đặc biệt với những quốc gia hoặc những vùng lãnh thổ kém phát triển nhưng có nhiều tài nguyên du lịch thì ngành kinh tế du lịch đã thực sự trở thành cứu cánh cho nền kinh tế. Tại những địa phương đó, du lịch đã góp phần tích cực vào n lực xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách thành thị với nông thôn, đem lại cuộc sống ổn định và ấm no cho cộng đồng ở những vùng xa xôi hẻo lánh mà kinh tế khó có điều kiện phát triển. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà cộng đồng địa phương sinh sống tại các điểm đến du lịch bị mất lợi thế về kinh tế, xã hội, chính trị trong các hoạt động phát triển du lịch ... Do vậy sự tham gia của cộng đồng địa phương như một bên tham gia, một đối tác của ngành du lịch là một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo những cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia: Nhà nước – Các doanh nghiệp – Cộng đồng – Du khách để hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai. Hoạt động bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp cho cộng đồng cư dân địa phương sống không lệ thuộc vào thiên nhiên. Khi cuộc sống ổn định họ sẽ hạn chế khai thác (tác động) thiên nhiên, môi trường. Thiên nhiên được bảo vệ với nhiều cảnh quan đẹp lại tạo ra sức thu hút đối với khách du lịch … và đó chính là cách tiếp cận để phát triển du lịch bền vững mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã và đang hướng tới. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế (Chính phủ, 2010). Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đa dạng sinh học là rất quan trọng. Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là một ngư trường giàu có với trữ lượng lớn các loài thủy sản: Tôm, ghẹ, cua, trai ngọc, … Bên cạnh đó, vùng biển này còn có những rạn san hô và thảm cỏ biển, là những hệ sinh thái có tính đa dạng 2 sinh học cao, có giá trị lớn về kinh tế, khoa học và môi trường. Để bảo vệ tính đa dạng sinh học, nhất là những rạn san hô và thảm cỏ biển, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang đã thành lập Khu bảo tồn biển (KBTB) Phú Quốc nhằm bảo tồn, tổ chức khai thác giá trị tài nguyên và môi trường vùng biển này theo đúng quy định của pháp luật, gồm 2 khu vực: khu phía Đông Bắc đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới. KBTB Phú Quốc là một trong hệ thống 12 khu bảo tồn biển hiện nay ở Việt Nam và là một trong những vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang với nhiều hệ sinh thái (HST) biển điển hình như rạn san hô, cỏ biển và tính đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài sinh vật quý hiếm, đặc biệt là có loài Dugon (Bò biển) và rùa biển. Hiện nay đa dạng sinh học ở KBTB Phú Quốc đã và đang bị suy thoái bởi tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), trong đó có tác động sinh kế truyền thống của cộng đồng. Tác động của chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, dư thừa thuốc trừ sâu và phân hoá học từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thức ăn dư thả từ bè nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là hoạt động đánh bắt thuỷ sản, khai thác rạn san hô, cỏ biển của dân cư sống ở vùng đệm KBTB đã đe doạ trực tiếp đến đa dạng sinh học cũng như môi trường sống (sinh cảnh) của nhiều loài sinh vật quý hiếm, thậm chí là Bò biển (Dugon), rùa biển, … ở KBTB. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên được xác định là do cuộc sống của người dân ở vùng đệm KBTB Phú Quốc cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào sinh kế truyền thống là nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản cho dù du lịch ở Phú Quốc nói chung và tại KBTB Phú Quốc nói riêng tương đối phát triển. Nói một cách khác cho đến nay ở KBTB Phú Quốc vẫn chưa có được mô hình phát triển sinh kế mới, đặc biệt là sinh kế dựa vào du lịch cho cộng đồng, để cộng đồng có thể có được cơ hội chuyển đổi sinh kế và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và qua đó giảm sức ép đến môi trường và đa dạng sinh học. Chính vì vậy cần thiết phải nghiên cứu và phát triển mô hình du lịch mà ở đó người dân có thể tham gia, chuyển đổi sinh kế và hưởng lợi từ du lịch. 3 Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong nước và trên thế giới đã chứng minh được rằng cộng đồng địa phương đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể về mô hình DLCĐ tại KBTB Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vì vậy để giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” cho hướng nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng. -Đánh giá thực trạng của du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc. -Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng. 3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Từ nghiên cứu thực trạng để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Khu bảo tồn biển Phú Quốc thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: sử dụng nguồn dữ liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2015. Số liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 02/2017 đến tháng 07/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4 * Số liệu thứ cấp Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm thu thập các số liệu thứ cấp đáng tin cậy nhằm đánh giá các nguồn lực để phát triển du lịch nói chung và phát triển mô hình DLCĐ nói riêng tại địa bàn nghiên cứu. Nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học của các sở, ban, ngành, địa phương, sách báo và các phương tiện truyền thông. * Số liệu sơ cấp: Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo thang đo. Sau khi bảng câu hỏi khảo sát được tiến hành qua các bước: - Thực hiện việc điều tra khảo sát. - Nhận kết quả điều tra khảo sát. - Xử lý số liệu khảo sát trên phần mềm Excel để tính toán tần suất làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 2 và đề ra giải pháp ở chương 3. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm thu thập các số liệu thứ cấp đáng tin cậy nhằm đánh giá các nguồn lực để phát triển du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói riêng tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và đánh giá: Được sử dụng để thống kê, so sánh, đánh giá các số liệu thực trạng phát triển du lịch thông qua các chỉ tiêu thống kê ngành. Thông qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá và cân đối: các dữ liệu thu thập từ các phương pháp trên sẽ được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý, hệ thống nhằm đảm bảo tính chính xác, logic, xúc tích khoa học, giáo dục và thực tiễn nhằm xây dựng mô hình lý thuyết. 5 - Phương pháp chuyên gia: Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả có tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. - Phương pháp thực địa: Nhằm mục đích kiểm tra chỉnh lý và bổ sung tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể các đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các thực trạng trong chương 2. Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dựa vào các bảng câu hỏi đóng/ mở nhằm khảo sát ý kiến của cộng đồng cư dân, du khách, công ty lữ hành về các vấn đề cho phát triển DLCĐ tại địa bàn nghiên cứu. Sau đó xử lý các số liệu sơ cấp thu thập và thông qua các phần mềm Excel làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 2 và đề ra giải pháp ở chương 3. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Việc xây dựng mô hình, các kiến nghị và tìm ra giải pháp phát triển DLCĐ nhằm giảm áp lực cho môi trường tự nhiên do chính cộng đồng tạo nên, tạo thêm sinh kế, cơ hội việc làm cho cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đề tài góp phần củng cố những lý luận về DLCĐ cho việc phát triển DLCĐ các vùng ven biển, các KBTB. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu góp phần giúp KBTB Phú Quốc có cái nhìn nhận tổng quan về công tác phát triển du lịch cộng đồng. Khảo sát về nhu cầu cho phát triển DLCĐ và khảo sát đánh giá nguồn lực thực tiễn phát triển DLCĐ tại KBTB Phú Quốc, các KBTB khác có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài trong quá trình nghiên cứu nâng cao về mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan