Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp theo pháp luật việt nam hiện nay t...

Tài liệu Luận văn điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

.PDF
87
110
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ ĐAN MẠCH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ ĐAN MẠCH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt em xin cảm ơn Thầy Bùi Nguyên Khánh – Phó giáo sư Tiến sĩ đã hướng dẫn tận tình, thường xuyên động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này. Trân trọng gửi đến Thầy Cô lời cảm ơn sâu sắc. Em xin cảm ơn Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích. Em xin cảm ơn các anh/chị, bạn – những người đã động viên em về mặt tinh thần trong suốt thời gian em hoàn thành Luận văn. Xin cám ơn, Ngày 24 tháng 8 năm 2019 Tác giả VÕ ĐAN MẠCH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Nguyên Khánh. Những luận điểm, ý tưởng, nhận xét đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, các cơ quan tổ chức, tác giả khác sử dụng trong bài viết đều đã được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ. Ngày 24 tháng 8 năm 2019 Tác giả VÕ ĐAN MẠCH MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: .................................................................................................... 8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP ............................................................................................... 8 1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp và điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ..... 8 1.1.1. Khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp .................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của bán hàng đa cấp .............................................................. 10 1.2. Pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ................................ 14 1.2.1. Về chủ thể tham gia họat động BHĐC ................................................. 14 1.2.2. Điều kiện về vốn pháp định .................................................................. 16 1.2.3. Điều kiện về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh đa cấp ...... 17 1.3. Kinh nghiệm quốc tế điều chỉnh pháp luật về điều kiện kinh doanh BHĐC 18 1.3.1. Pháp luật Trung Quốc ........................................................................... 18 1.3.2. Pháp luật Malaysia ................................................................................ 20 1.3.3. Pháp luật Hoa Kỳ .................................................................................. 21 CHƯƠNG 2: .................................................................................................. 28 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH .................................................................... 28 2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh BHĐC ở Việt Nam hiện nay 28 2.1.1. Nội dung pháp luật về điều kiện kinh doanh BHĐC ............................ 28 2.1.2. Chế tài và xử lý vi phạm điều kiện kinh doanh BHĐC ........................ 42 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh Bán hàng đa cấp tại TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................ 46 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh Bán hàng đa cấp ở Việt Nam ......................................................................................................... 46 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ở TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................. 51 CHƯƠNG 3: .................................................................................................. 61 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................................................................... 61 3.1. Phương hướng hoàn thiện ........................................................................ 61 3.2. Giải pháp hoàn thiện ................................................................................ 63 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh theo PTĐC .................................................................................... 63 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động KDĐC nói riêng trên các phương tiện truyền thông đại chúng 68 3.2.3. Nâng cao năng lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý và xử lý các vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh đa cấp của doanh nghiệp.......... 68 3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương - cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương – doanh nghiệp ................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76 PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHĐC : Bán hàng đa cấp CTĐTCB : Chương trình đào tạo cơ bản KDĐC : Kinh doanh đa cấp KDTM : Kinh doanh theo mạng PTĐC : Phương thức đa cấp TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động bán hàng đa cấp đã manh nha xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, bắt đầu từ những năm 1934 khi công ty bán hàng đa cấp đầu tiên “Vitamins California” được thành lập tại Mỹ cho tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều tập đoàn, công ty bán hàng đa cấp đã ra đời, tồn tại và phát triển. Hiện nay, bán hàng đa cấp đang dần trở thành sự lựa chọn cho nhiều doanh nghiệp áp dụng để bán sản phẩm của mình. Các tập đoàn, công ty bán hàng đa cấp hoạt động từ rất lâu và bây giờ đã xây dựng được hàng trăm chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới, phải kể đến như: Tập đoàn Amway, Avon… Cùng với sự phát triển phổ biến rộng rãi của hoạt động bán hàng đa cấp trên nhiều quốc gia mà nhiều quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp đã ra đời để tạo ra những hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc đảm bảo quản lý và điều chỉnh loại hình kinh doanh này phát triển một cách hợp pháp. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp có uy tín hàng đầu thế giới đã chứng minh cho tính ưu việt của phương thức bán hàng đa cấp trong việc kinh doanh. Ngày 11/01/2007 với sự kiện gia nhập WTO đã đánh dấu cho sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Với chính sách phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần xã hội phát triển bền vững và lâu dài. Bán hàng đa cấp là phương thức giúp sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh chóng bằng hệ thống mạng lưới phân phối viên, đại diện bán hàng của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, phương thức bán hàng đa cấp đã và đang thu hút rất nhiều thành phần trong xã hội tham gia và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể cũng như đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn tổng doanh thu của cả nước. Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của phương thức bán hàng đa 1 cấp với mô hình kinh doanh theo mạng, biến tướng của mô hình này xuất hiện, đó là mô hình “hình tháp ảo” cũng đã gây ra sự phức tạp trong xã hội, kinh tế và cản trở của chính mô hình “hình tháp ảo” này là gây ra tình trạng khó phân biệt với mô hình kinh doanh theo mạng. Nhằm làm rõ vấn đề này, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn TP. HCM” để nhận dạng bán hàng đa cấp hợp pháp và bán hàng đa cấp bất hợp pháp ở khu vực TP. HCM bằng việc tìm kiếm những thông tin pháp luật liên quan và thâm nhập thực tế để có được cơ sở lí luận chính xác, rõ ràng. Đề tài này sẽ giúp nâng cao phần nào kiến thức của chúng ta về phương thức bán hàng đa cấp, qua đó có được cái nhìn đúng đắn về phương thức kinh doanh này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về mảng đề tài pháp luật về kinh doanh đa cấp hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu dưới các cấp độ như: Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ, Khóa luận cử nhân luật nghiên cứu, hoặc các bài viết trên các bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học và pháp lý, Tạp chí Lập pháp,... Có thể liệt kê một số đề tài như sau: Đề tài nghiên cứu khoa học: - Nguyễn Thị Diệu Linh và Võ Minh Huân (2004): Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh đa cấp; - Lê Thị Huyền: Thực trạng kinh doanh đa cấp ở Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị, Công trình dự thi nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp trường lần thứ 9 năm 2005; Luận án tiến sỹ: Lê Bí Bo (2016), Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; 2 Luận văn thạc sỹ: Hà Ngọc Sơn (2006), Pháp luật về kinh doanh đa cấp, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Tp.HCM; Lê Bí Bo (2010), Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Tp.HCM; Vũ Văn Tú (2014), Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa luật. Luận văn cử nhân luật: Trương Thị Ánh Nguyệt (2005), Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp, Luận văn cử nhân, trường Đại học Luật Tp. HCM; Trần Thị Kim Hoàng (2007), Pháp luật chống hành vi bán hàng đa cấp bất chính, Luận văn cử nhân, trường Đại học Luật Tp. HCM; Nguyễn Mai Sương Thảo (2006), Pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam, thực trạng và định hướng hoàn thiện, Luận văn cử nhân, trường Đại học Luật Tp. HCM. Báo và tạp chí: Nguyễn Ngọc Sơn, Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh tranh 2004, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (34)/2006; Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 (35)/2006; Lê Anh Tuấn, Điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 7-2006; Đoàn Trung Kiên, Đoàn Văn Bình, Pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 7-2006. Qua các bài viết thì mỗi tác giả đều có những cách tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau khi nghiên cứu pháp luật về hoạt động kinh doanh đa cấp. Và 3 trong phạm vi Luận văn này, Tác giả xin được tiếp cận đề tài thông qua việc phân tích các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn từ TP. HCM liên quan đến các điều kiện kinh doanh đa cấp nhằm làm rõ những bất cập, vướng mắc và đề xuất hướng hoàn thiện các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mà hiện nay chưa có đề tài luận văn thạc sỹ nghiên cứu về đề tài này. Do đó, việc nghiên cứu của tác giả theo hướng tiếp cận này hiện nay vẫn là một vấn đề chưa được thực hiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp và pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp; phân tích, đánh giá điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp tại TP. HCM; để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp và pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp; - Phân tích, đánh giá điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp theo pháp luật Việt Nam hiện nay; - Phân tích, đánh giá điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp theo pháp luật Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp tại TP. HCM; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới. 4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp; pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp tại Việt Nam; pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp của một số quốc gia trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu: hệ thống các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp đang có hiệu lực thi hành tại Việt Nam; kiểm chứng qua thực tiễn thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp tại TP. HCM. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp được sử dụng chủ đạo, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, hướng đến mục đích đưa ra những kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật học, xã hội, chính trị); phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp xã hội học pháp luật;... Những phương pháp này được vận dụng một cách phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm: Ở Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, thu thập, phân tích, tiếp cận đa ngành nhằm đưa ra cách nhìn tổng quan về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài luận văn. Ở Chương 2, tác giả chú trọng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ những quy định của pháp luật điều chỉnh điều kiện kinh doanh theo phương thức đa cấp, chế tài đối với hành vi vi phạm; phân tích so sánh các quy định pháp luật hiện hành với các quy 5 định trước đây cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp tại TP. HCM. Ở Chương 3, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp lịch sử, xã hội học pháp luật, phương pháp tổng hợp và dự báo để đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp, đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện một số quy định hiện hành còn bất cập hay thiếu khả thi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp và pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp; những nghiên cứu, đề xuất của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới; Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp. Luận văn cũng có thể là tài liệu giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo pháp luật về bán hàng đa cấp. 7. Bố cục của đề tài Luận văn có kết cấu chung gồm các phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục Phần nội dung như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp. Chương 2. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. 6 Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay. 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp và điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp 1.1.1. Khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp Khái niệm kinh doanh đa cấp (Sau đây gọi tắt là KDĐC), hay còn gọi là “Multi Level Marketing” được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ ngôn ngữ, Multi level marketing là tiếp thị nhiều tầng, là việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường với nhiều tầng, nhiều cấp khác nhau. Trong đó, mỗi tầng sẽ bao gồm một tập hợp các chủ thể tham gia mạng lưới phân phối các sản phẩm có vị trí giống nhau, như vậy đây là phương thức đưa sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Tuy nhiên cách tiếp cận trên chưa làm rõ khái niệm KDĐC vì các phương thức tiêu thụ sản phẩm qua các khâu trung gian cũng sử dụng phương pháp tổ chức mạng lưới gồm nhiều tầng khác nhau như: đại lý cấp 1, cấp 2, các cửa hàng bán lẻ… Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này ta có thể tìm hiểu các định nghĩa sau đây: Theo Don Failla, tác giả cuốn Kinh doanh theo mạng (sau đây gọi tắt là KDTM): Từ A đến Z thì“KDTM là một tổ chức gồm nhiều tầng, được xây dựng nhằm lưu hành hàng hóa từ điểm sản xuất đến người tiêu dùng qua những mối giao tiếp giữa mọi người với nhau” [21, tr.2]. Theo Richard Poe, tác giả cuốn Làn sóng thứ ba - Kỷ nguyên mới trong ngành KDTM thì “KDTM là bất kỳ một phương pháp kinh doanh nào mà cho phép một cá thể kinh doanh độc lập tiếp nhận vào công việc của mình các cá thể kinh doanh độc lập khác và lấy ra được các khoản hoa hồng từ các công việc kinh doanh của các cá thể mà họ thu hút được” [34, tr.22]. Dưới góc độ quản lý, Hiệp hội bán hàng trực tiếp Hoa Kỳ định nghĩa như sau: 8 - Bán hàng trực tiếp bao gồm một loạt các phương pháp phân phối, trong đó tiếp thị đa cấp là một loại phương pháp phân phối và nhận tiền thưởng. Trong phân phối đa cấp các mẫu sản phẩm được phân phối từ một tuyến phân phối đến những người khác và tiền thưởng được tính không chỉ dựa trên doanh số bán sản phẩm của chính mình, mà còn được tính trên các sản phẩm bán hàng của tuyến dưới mà mình bảo trợ [40, tr.1]. Dưới góc độ pháp lý, pháp luật của bang Georgia – Hoa Kỳ định nghĩa: - Công ty phân phối đa cấp (Multi-level distribution company) là bất kỳ người nào, bất kỳ loại hình công ty nào tiến hành việc bán, phân phối hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ có giá trị sử dụng thông qua những đại lý, phân phối viên, hợp tác viên độc lập ở các tầng khác nhau mà trong đó, những người tham gia có thể tuyển dụng người khác tham gia vào mạng lưới và tiền hoa hồng, tiền thưởng, những khoản giảm giá hoặc những lợi ích khác sẽ được chi trả từ kết quả của việc bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, hoặc từ kết quả làm việc của những người tham gia mới [35, tr.5]. Ở nước ta, khái niệm KDĐC được đề cập với nhiều tên gọi khác nhau như: truyền tiêu đa cấp, KDTM, tiếp thị đa tầng, bán hàng đa cấp (Sau đây gọi tắt là BHĐC)… nhưng sự khác biệt này là do những cách dịch khác nhau của thuật ngữ Multi Level Marketing. Pháp luật Việt Nam nhìn nhận KDĐC dưới thuật ngữ là kinh doanh theo PTĐC. Theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐCP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo PTĐC (Sau đây gọi là Nghị định 40/2018/NĐ-CP) thì: “Kinh doanh theo PTĐC là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.” Pháp luật Việt Nam nhìn nhận KDĐC là hình thức bán lẻ hàng hóa, và hàng hóa ở đây là các sản phẩm hữu hình, đối tượng không phải là hàng hóa 9 đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, ngoại trừ các hàng hóa sau: a) Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; b) Sản phẩm nội dung thông tin số. Từ những phân tích trên ta thấy rằng hai thuật ngữ KDĐC hay KDTM là thể hiện được tương đối cụ thể và đầy đủ khái niệm Multi Level Marketing, nó bao quát toàn bộ việc tiếp thị, bán sản phẩm cho đến việc tuyển người tham gia xây dựng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, thuật ngữ KDĐC thể hiện được cụ thể và rõ ràng hơn tính chất đa tầng của hình thức này. 1.1.2. Đặc điểm của bán hàng đa cấp Dựa vào nội hàm các quy định của pháp luật về BHĐC, có thể chỉ ra hoạt động BHĐC mang những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, KDĐC là một phương thức bán hàng trực tiếp, do đó nó có những đặc điểm cơ bản của phương thức bán hàng trực tiếp: - Nhà phân phối phải chủ động tìm đến người tiêu dùng để tiếp thị và bán sản phẩm. Sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các nhà phân phối trực tiếp mà không thông qua thêm bất kỳ khâu trung gian nào; - Doanh nghiệp không cần thiết phải quảng cáo trực tiếp sản phẩm, nhà phân phối sẽ trực tiếp quảng cáo sản phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không cần lập chi nhánh, đại lý phân phối sản phẩm rộng lớn mà chỉ cần tạo ra một hệ thống nhà phân phối rộng lớn, đồng thời trả hoa hồng cho nhà phân phối theo khối lượng sản phẩm mà họ tiêu thụ được. Với các khoản tiết kiệm trên, doanh nghiệp sẽ có thêm lợi nhuận và đủ khả năng chi trả cho nhà phân phối; 10 - Nhà phân phối nhận hoa hồng và tiền thưởng dựa trên khối lượng sản phẩm mà họ tiêu thụ được nên hiệu quả kinh doanh của họ và doanh nghiệp không hoàn toàn gắn liền với nhau và có tính độc lập tương đối. Thứ hai, KDĐC có những đặc điểm riêng: - Hàng hóa được tiêu thụ theo phương thức KDĐC không phải là tất cả các sản phẩm nói chung mà là những sản phẩm tiêu dùng có phân khúc thị trường rộng lớn, phù hợp với mọi người và có ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Don Faila nói về đặc điểm này như sau: “Trong KDTM, chúng ta sẽ dễ dàng hơn nếu hàng của chúng ta là hàng dễ bán. Hầu hết các công ty KDTM đều phải chọn hàng hóa dễ bán, còn khi hàng hóa thuộc loại khó bán thì người ta đã bán qua mạng bán lẻ thông thường. Richard Poe bổ sung thêm: sản phẩm thích hợp nhất cho các công ty KDĐC phải là những sản phẩm đặc biệt mà người tiêu dùng ít biết đến và không thể mua ở siêu thị. Chúng thường là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, những sản phẩm chất lượng cao bởi vì chúng có sức thu hút và tác động đến con người” [35, tr.9]. - Khách hàng tiềm năng trong KDĐC là những người thân quen, xuất phát từ tính chất của KDĐC là truyền từ người này sang người khác nên khách hàng chủ yếu là những người thân quen trong gia đình hoặc bạn bè vì chỉ họ mới sẵn sàng lắng nghe và tin tưởng. Người này sử dụng được rồi giới thiệu cho người khác. Mỗi một cá nhân có mối quan hệ với hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn người và số lượng các mối quan hệ có xu hướng tăng lên theo thời gian, điều đó giúp cho các nhà phân phối ít khi nào rơi vào trạng thái thiếu khách hàng tiềm năng nếu họ thật sự biết khai thác các mối quan hệ của mình. - Tất cả mọi người không phân biệt về trình độ, tuổi tác, giới tính đều có thể tham gia làm nhà phân phối. Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 5 năm 2014 của Chính phủ về Quản lý hoạt động BHĐC (Sau đây gọi là Nghị định 42/2014/NĐ-CP) quy định “Người tham gia BHĐC là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” [9, tr.1]. Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định “Người tham gia BHĐC là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật” [8, tr.1]. Ngoài ra, Nghị định 40/2018/NĐ-CP cũng đã mở rộng một số quy định so với Nghị định 42/2014/NĐ-CP về trường hợp của cá nhân khi không được tham gia trở thành người tham gia BHĐC gồm: a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo PTĐC; b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật; c) Người tham gia BHĐC đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này; đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép cá nhân được tham gia BHĐC còn doanh nghiệp hay một tổ chức bất kỳ nào khác không được tham gia. Việc quy định nội dung này này xuất phát từ đặc điểm của KDĐC là việc tiếp thị trực tiếp từ người này sang người khác mà chỉ có cá nhân mới đáp ứng được tiêu chí này. - Nhà phân phối trong KDĐC được phân thành nhiều tầng khác nhau, trong đó người thuộc tầng trên sẽ trực tiếp giúp đỡ và đào tạo cho những người thuộc tầng dưới. Đối với các phương thức kinh doanh khác, kể cả trong bán hàng trực tiếp nhà phân phối không có quyền tuyển dụng và đào tạo nhà phân 12 phối mới bởi vì anh ta chỉ là người làm thuê cho doanh nghiệp, do đó nhà phân phối sẽ không được hưởng tiền hoa hồng hoặc các lợi ích khác từ lượng sản phẩm do những người mình đã giới thiệu tiêu thụ được, hoa hồng chỉ nhận được từ việc tiêu thụ sản phẩm của chính mình, và thu nhập này sẽ dừng lại nếu như nhà phân phối ngừng việc bán lẻ. Trong KDĐC, nhà phân phối có thể xây dựng nên một hệ thống các tuyến dưới, ngoài việc bán sản phẩm để nhận được hoa hồng họ còn có được nguồn thu nhập đáng kể từ mạng lưới phân phối viên tuyến dưới. Khi đó, nhà phân phối sẽ làm việc và hưởng lợi như một chủ doanh nghiệp bình thường. Thứ ba, KDĐC là phương thức tiêu thụ hàng hóa có thể đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, cho người tham gia mạng lưới và doanh nghiệp. - Đối với người tiêu dùng: KDĐC đem lại cho họ sự tiện dụng tối đa vì được các phân phối viên phục vụ tận tình từ khâu giới thiệu cho đến việc đặt mua và giao sản phẩm. Ngoài ra, do sản phẩm không phải lưu thông qua nhiều khâu trung gian nên chất lượng hàng hóa ít bị giảm sút như những sản phẩm được phân phối theo các phương thức khác. - Đối với người tham gia: KDĐC tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội tăng thêm thu nhập từ mạng lưới phân phối. Điều kiện cơ bản để tham gia mạng lưới là người tham gia phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, KDĐC đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, giúp mọi người kể cả những người đã hết tuổi lao động như quy định của Bộ luật lao động có cơ hội tăng thêm thu nhập chính đáng. - Đối với doanh nghiệp: áp dụng phương thức KDĐC giúp họ giảm thiểu tối đa chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và chi phí thành lập, duy trì hệ thống chi nhánh, đại lý bán hàng. Với chi phí tiết kiệm được ngoài việc doanh nghiệp chi trả hoa hồng và lợi ích cho các nhà phân phối, doanh nghiệp có thêm nguồn kinh phí để đầu tư nâng cao chất lượng sản 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan