Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn điểm nhìn trần thuật với việc xây dựng nhân vật kim trọng trong truyện ...

Tài liệu Luận văn điểm nhìn trần thuật với việc xây dựng nhân vật kim trọng trong truyện kiều của nguyễn du

.PDF
108
154
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ DƯƠNG ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN VẬT KIM TRỌNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ TháiNguyên– 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ DƯƠNG ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN VẬT KIM TRỌNG TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Chuyênngành: VănhọcViệtNam Mãsố: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG TháiNguyên - 2016 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Văn – Xã hội trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K8C - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích Hồng - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................... 10 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 12 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 6. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 13 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 13 NỘI DUNG..................................................................................................... 15 CHƯƠNG 1.................................................................................................... 15 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI VIỆC ......... 15 XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM ...................................... 15 1.1 Khái niệm “Điểm nhìn trần thuật” ......................................................... 15 1.1.1 Điểm nhìn ........................................................................................ 15 1.1.2 Điểm nhìn bên ngoài ....................................................................... 18 1.2 Vai trò của điểm nhìn trần thuật ............................................................ 25 1.2.1 Điểm nhìn trần thuật tạo nên những góc nhìn đa chiều .................. 25 1.2.2 Điểm nhìn trần thuật tạo nên những hiệu ứng cảm xúc đa dạng .... 29 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 33 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG ............................ 33 NHÂN VẬT KIM TRỌNG .......................................................................... 33 2.1 Điểm nhìn bên ngoài về nhân vật Kim Trọng ....................................... 33 2.1.1 Cách mô tả ngoại hình ..................................................................... 33 2.2 Điểm nhìn bên trong và sự di chuyển điểm nhìn với nhân vật Kim Trọng trong tương quan so sánh với nguyên tác ...................................... 43 2.2.1 Điểm nhìn bên trong khi mô tả nhân vật Kim Trọng ...................... 43 iv 2.3 Đánh giá hiệu quả của sự di chuyển điểm nhìn với nhân vật Kim Trọng so với nhân vật cùng tên trong nguyên tác và những nhân vật khác trong cùng tác phẩm. .......................................................................................... 59 2.3.1 Sự dụng công của Nguyễn Du trong tái tạo nhân vật Kim Trọng. . 59 2.3.2 Thể hiện quan điểm sáng tác, quan điểm nhân sinh của Nguyễn Du. ............................................................................................................ 60 2.3.3 Tạo sự gần gũi sâu sắc, đồng cảm với người đọc ........................... 61 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 65 HIỆU QUẢ THẨM MĨ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI ĐIỂM NHÌN................... 65 3. 1 Xây dựng thành công Kim Trọng thành nhân vật chủ động có khả năng tự biểu đạt. ................................................................................................. 65 3.2 Xây dựng thành công nhân vật đa diện ................................................. 68 3.3 Xây dựng thành công nhân vật có đời sống nghệ thuật sinh động. ....... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Truyện Kiều của Nguyễn Du là một “suối nguồn” lớn văn hoá dân tộc vàlà phần kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ở Việt Nam. Vì thế, khai thác tác phẩm với người làm đề tài này là giấc mơ khám phá một mảng màu văn hoá đa diện và lâu đời,được tự mình tiếp biến và trải nghiệm trong tác phẩm văn học cổ tầm cỡ nhân loại. Nguyễn Du (1766-1820) là một nhà thơ lớn không chỉ của văn học dân tộc Việt Nam mà còn của văn học nhân loại với những cống hiến xuất sắc. Tên tuổi của đại thi hào gắn liền với tác phẩm Truyện Kiều - “Một ngọn tháp sừng sững và toả sáng”[45, tr. 25] trong thể loại truyện Nôm Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân.Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp. Tác phẩm Truyện Kiều có giá trị hiện thực phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam.Về giá trị nhân đạo, Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người. TrongTruyện Kiều, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ đẹp đẽ về 2 một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình yêu, hôn nhân còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim - Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc.Truyện Kiều còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người, đó là vẻ đẹp của tài, sắc, tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng và khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng. Cùng với đó, Truyện Kiều còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực đó được điển hình hóa qua các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, qua bộ mặt quan tham như Hồ Tôn Hiến... Đó còn là sự tàn phá, hủy diệt của đồng tiền trong tay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán, chà đạp. Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân.Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong lịch sử. Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều cũng đã đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí con người. Với những giá trị to lớn ấy, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa của văn 3 hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩmTruyện Kiềulà đỉnh cao của truyện Nôm, được viết bằng nghệ thuật điêu luyện, chứa đựng những giá trị hiện thực, nhân đạo vô cùng sâu sắc và khẳng định được vị thế của mình trong tâm hồn người Việt, đã trở thành mảnh đất lí tưởng cho nhiều nhà nghiên cứuthoả niềm đam mê khoa học và tình yêu văn chương: khảo đính, chú giải, tìm hiểu khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật, dịch và giới thiệu ra nước ngoài... Đó là niềm say mê lớn trong hàng trăm năm, đối với hàng triệu người từ xưa đến nay. 1.2 Khai thác Truyện Kiều là một hướng đi quen nhưng không cũ, là sự thuận dòng lịch sử trong nguyên lý nghiên cứu văn chương xưa và nay: Văn học so sánh luôn là xu hướng phổ biến trong nghiên cứu văn học trên thế giới, trong đó đặc biệt cần là văn học trung đại. Với phương Đông, khi văn hóa Trung Hoa là nguồn ảnh hưởngchủ yếu trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam nói riêng và các nước đồng văn nói chung, nên khi nghiêncứu văn học Việt Nam cổ, đặc biệt là văn học viết, không thể không có cái nhìn của văn học so sánh, gia tăng khả năngkhẳng định mức độ sáng tạo, trình độ văn hoá, bản sắc dân tộc thể hiện trong tác phẩm. Truyện Kiều của Nguyễn Du, đặt trong nghiên cứu so sánh và nghiên cứu từ điểm nhìn nghệ thuật, chính là sự thuận dòng lịch sử này. 1.3 Điểm nhìn nghệ thuật là một điểm sáng xứng đáng được khai phá trong văn bản Truyện Kiều. 4 Truyện Kiều là một truyện thơ, một văn bản tự sự - trữ tình. Trong đó, “tự sự”là cốt lõi của tác phẩm, “trữ tình”như chất dẫn nối khiến cho việc nghe (kể) diễn ra một cách dễ dàng.Tương tự như cốt truyện, sự việc, nhân vật, điểm nhìn nghệ thuật là một trong những thành phần chi phối hầu hết các yếu tố văn bản, trên các cấp độ văn bản… Bằng cách chỉ ra sự khác biệt về điểm nhìn nghệ thuật trong hai văn bảnKim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều, đồng thời, thông qua nghiên cứu so sánh, bám sát điều kiện văn hóa…chúng tôi mong muốn trải nghiệm thực sự trong Truyện Kiều, đặt mình vào tác giả để hiểu điểm nhìn nghệ thuật đã giúp Nguyễn Du thấu cảm với nhân vật như thế nào. 1.4 Trong Truyện Kiều,Kim Trọng là một nhân vật ít được các nhà nghiên quan tâm đến. Đặc biệt, trong chừng mực của đề tài luận văn, chúng tôi cũng thấy đề tài tìm hiểu nhân vật Kim Trọng dưới góc độ điểm nhìn trần thuật phù hợp với năng lực của mình. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Về Truyện Kiều Truyện Kiều, kiệt tác được Nguyễn Du khiêm nhường gọi là “lời quê góp nhặt”, “mua vui”,ngay từ khi ra đời, đã trở thành nguồn cảm hứng lí tưởng cho nhiều thế hệ nghiên cứu. Sáng tạo trên cơ sở vay mượn câu chuyện nước ngoài, “Nguyễn Du đã làm nên một chuyển dịch có giá trị bước ngoặt, kết tinh ngôn ngữ và hình thức văn chương dân tộc, để theo đó, định vị được phẩm chất đặc tuyển của mình trong các diễn giải về truyền thống dân tộc ở các thời đoạn sau”[23, tr. 54]. Cho đến nay, trong khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều thì số công trình có sử dụng phương pháp so sánh văn học không phải là ít. 5 Từ những năm 40 của thế kỉ XX, Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Hoài Thanh trong khi nghiên cứu Truyện Kiều đã chú ý so sánh với Kim Vân Kiều truyện. Những năm 60 của thế kỉ XX cho đến nay, có rất nhiều công trình đã bước đầu nghiên cứu Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện như:“Những sáng tạo của Nguyễn Du qua việc so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân” của Lê Hoài Nam (1964), Thông báo khoa học, Đại học Sư phạm Vinh. “Đọc lại Truyện Kiều” của Vũ Hạnh (1966).“Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thựccủa Nguyễn Du” của Lê Đình Kỵ (1970).“Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm” của Đặng Thanh Lê (1979).“Giảng văn Truyện Kiều” của Đặng Thanh Lê (1979).“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Phan Ngọc (1985).“Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự so sánh với Kim Vân Kiều truyện”của La Sơn Nguyễn Hữu Sơn (1990), Báo Văn nghệ, (số 4).“Thử nhìn lướt qua tính cách nàng Kiều của Nguyễn Du và trong Truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Tử” của Trọng Lai (1998), Tạp chí Văn học, (số 2).“Lí luận văn học so sánh” của Nguyễn Văn Dân (1998).“Bình giảng 10 đoạn trích trong Truyện Kiều” của Trương Xuân Tiếu.“Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử (2002).“Văn học so sánh Việt Nam – Nghiên cứu và dịch thuật” của NXB Đại học quốc gia Hà Nội (2003). Ngoài ra còn có một số bài viết và sách nghiên cứu của người nước ngoài như: “So sánh Kim Vân Kiều Truyện Trung Quốc và Việt Nam” của Đổng Văn Thành.“Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều”của Trần Ích Nguyên.“Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện Kiều của ông” của Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương … Qua sự khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy trước năm 1990, các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều có so sánh với Kim Vân Kiều truyện còn để ngỏ nhiều hướng so sánh thực dụng. Nguyên nhân sâu xa là do phần lớn những công trình này còn đi theoxu hướng ngợi ca điểm này và hạ thấp điểm kia, nghiên cứu theo “kinh nghiệm chủ nghĩa”.Đến năm 1990, La Sơn Nguyễn Hữu Sơn 6 cho đăng bài “Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự so sánh với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân”, đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều. Lần đầu tiên tác giả đã chỉ ra rằng: “Khi so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trên tất cả phương diện như về cốt truyện, hệ thống nhân vật, nội dung xã hội, màu sắc triết lý, các phân đoạn và thứ tự biến động của các chi tiết, tình tiết… đều thấy sự khác biệt không đáng kể.”[47]. Vì thế, theo tác giả, cần: “Đi sâu nghiên cứu so sánh văn bản, giải mã đặc điểm sáng tạo trong sự chuyển hóa từ loại hình văn xuôi tự sự tới thi ca, từ tiểu thuyết chương hồi vốn nghiêng về sự kiện tới loại truyện thơ với ưu thế phân tích, khái quát, nhấn mạnh yếu tố tâm lý, tâm trạng và đặc biệt là sự chuyển tải nội dung tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, lối cảm dân tộc (…) sẽ góp phần phát hiện sâu sắc, khách quan, khoa học hơn về giá trị Truyện Kiều – những cống hiến đích thực là Nguyễn Du.”[47]. Có thể nói, đặt trong bối cảnh nghiên cứu văn học thế kỉ XX, nhận xét của Nguyễn Hữu Sơn không thể không thừa nhận là mới mẻ. Năm 1991, Phạm Đan Quế cho xuất bản cuốn Truyện Kiều đối chiếu, trong đó, tác giả so sánh đơn thuần văn bản hai tác phẩm trên cùng một bản in. Theo tác giả, công trình này có ý nghĩa về mặt tư liệu.Ông muốn để người đọc tự đánh giá, tự mình xác định những điểm giống, khác nhau giữa hai tác phẩm.Việc làm của Phạm Đan Quế giúp người đọc tự có những đánh giá riêng về sự khác nhau giữa hai tác phẩm, nhưng chỉ gợi đến sự khác biệt về cách viết của hai tác giả. Đến năm 1999 trở về sau, một loạt công trình nghiên cứu, bài báo về Truyện Kiều dưới góc độ thi pháp học của Trần Đình Sử, như:Dẫn luận thi pháp học (1999), Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999), Thi pháp Truyện Kiều (2001)… Định hướng nghiên cứu Truyện Kiều của Trần Đình Sử là xoáy sâu vào giá trị nghệ thuật nội sinh của Truyện Kiều thông qua tầm cỡ tư duy sáng tác lớn của Nguyễn Du.Đặc biệt, Trần Đình Sử trong công 7 trình Thi pháp Truyện Kiều, đã chứng minh Truyện Kiều là sự kế thừa và phát triển của lối kể chuyện đã có từ trong Chinh phụ ngâm, Hoa Tiên thế kỉ XVIII. Nêu các vấn đề như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật về con người, quan hệ giữa chủ đề, quan niệm con người và cách kể chuyện của Nguyễn Du, nghiên cứu mô hình tự sự của Truyện Kiều khác với mô hình tự sự của Thanh Tâm tài nhân trong Kim Vân Kiều truyện, thể hiện ở chỗ thay đổi điểm nhìn trần thuật, sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời nửa trực tiếp. Trong quá trình tìm tài liệu để tham khảo cho luận văn của mình, người viết nhận thấy rằng “điểm nhìn trần thuật” là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng của Nguyễn Du trong xây dựng nhân vật để làm nên sự khác biệt giữaTruyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. 2.2. Về điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật trong văn bản tự sự.Việc tổ chức kết cấu tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn. Rõ ràng không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật, bởi lẽ khi miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý. Đó chính là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.Điểm nhìn nghệ thuật trong văn học đã được các nhà lí luận quan tâm, nghiên cứu từ rất sớm. Quan niệm điểm nhìn trong văn xuôi lần đầu tiên được Henry James trình bày trong tiểu luận “nghệ thuật văn xuôi” (1884). Tại Anh và Mĩ điểm nhìn cũng được đề cập khá sớm, theo M.H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học – A.Glossary of literature terms), “điểm nhìn chỉ ra những cách thức mà một câu chuyện được kể đến – một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những 8 hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu”.[5]. Nói đến điểm nhìn trần thuật, các nhà lí luận, phê bình sử dụng rất nhiều thuật ngữ khác nhau như: phương thức trần thuật, quan điểm trần thuật, cái nhìn trần thuật… Trong từ điển Thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có nêu một số khái niệm về điểm nhìn.Và ở đây cũng chỉ nêu khái niệm chứ không có một minh họa cụ thể nào cho khái niệm điểm nhìn. Trong giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, cũng có bài viết đề cập đến vấn đề điểm nhìn trần thuật. Nhưng cũng chỉ chiếm một dung lượng nhỏ trong giáo trình và chủ yếu nêu lên tầm quan trọng của việc xác định đúng điểm nhìn và khái quát những bình diện của điểm nhìn. Trong quyển Chủ nghĩa cấu trúc và văn học của Trịnh Bá Đĩnh cũng có đề cập đến điểm nhìn trần thuật với tên gọi “Cái nhìn của văn bản”.Trong phần này, vấn đề điểm nhìn cũng được chú ý khai thác về khái niệm, hệ thống điểm nhìn, nhưng tác giả chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát điểm nhìn trần thuật trong thơ. Trong bài viết “Quan điểm về điểm nhìn nghệ thuật của R.Choles và R. Kellogg và một số vấn đề khi áp dụng mô hình lí thuyết phương tây vào nghiên cứu tác phẩm tự sự” của Cao Kim Lan cũng có nhắc đến điểm nhìn như một cách thức trần thuật nhằm tạo sự thu hút cho độc giả. Trong cuốn Lí luận và thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtin, cũng có đề cập đến điểm nhìn trần thuật. Trên cơ sở lí thuyết giao tiếp, ông đã đưa ra vấn đề người kể chuyện được đặt trong quan hệ với người đọc giả định, với vấn đề “điểm nhìn”, các loại hình, cấp độ và tình huống trần thuật. Việc vận dụng lý thuyết điểm nhìn trần thuật để khám phá tác phẩm văn học Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng, đặc biệt ở các tác phẩm 9 văn học hiện đại như: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, Điểm nhìn của chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945, điểm nhìn trần thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa… Trong tác phẩm Truyện Kiều, ta cũng thấyrất nhiều các nhà văn, nhà nghiên cứu đã so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện dưới góc độ điểm nhìn trần thuật, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, điểm qua một số chi tiết, một số nhân vật điển hình để thấy sự khác nhau về giá trị giữa hai tác phẩm. Trong khoảng từ năm 2002 đến năm 2006, Chuyên luận Truyện Kiều và mô hình tự sự Nguyễn Du của Nguyễn Thị Bích Hồng đưa ra những kiến giải mới góp vào lịch sử nghiên cứu về Truyện Kiều. Vượt khỏi cách so sánh giá trị để tiến hành so sánh loại hình giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhà nghiên cứu không những tránh được tâm lí hơn thua trong so sánh nảy sinh bởi chủ nghĩa dân tộc vốn hiện diện không ít trong các nghiên cứu đi trước, mà từ xuất phát điểm đó đã đặt hai tác phẩm vào bối cảnh văn hóa và mạch nguồn văn học mỗi dân tộc, tìm ra điểm riêng, nét chung, căn cớ thúc đẩy quá trình Nguyễn Du “tái tạo” Kim Vân Kiều truyện trong Truyện Kiều. Từ góc nhìn này, không gian văn học được kiến tạo bởi môi trường đô thị phong kiến phương Đông, nơi sinh thành con người cá nhân mới thị tài đa tình, và các nhu cầu cùng cung cách thụ hưởng văn học nghệ thuật của họ đã làm thành “văn bản văn hóa”, phông nền in dấu trên nó những sáng tạo cá nhân của thiên tài Nguyễn Du ở văn bản nghệ thuật Truyện Kiều. Đặc biệt, nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự khác nhau về điểm nhìn trong việc thể hiện nhân vật giữa hai tác phẩmmột cách chi tiết và cụ thể.Tuy nhiên, sự khai thác của chuyên luận cũng mới chỉ dừng ở nhân vật trung tâm là Thúy Kiều.Trong khi đó, kiệt tác của Nguyễn Du mãi mãi là sự thách đố đầy hấp dẫn của các thế hệ độc giả cùng những cách đọc khác nhau. 2.3 Về nhân vật Kim Trọng 10 Trong Truyện Kiều, Kim Trọng là một nhân vật ít được các nhà phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm, mặc dù suốt mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều, Kim Trọng vẫn luôn luôn trong tâm trí Thúy Kiều. Trong các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, nhân vật Kim Trọng đã được nói đến nhưng mới chỉ là lướt qua cùng hệ thống các nhân vật trong Truyện Kiềukhi so sánh hệ thống nhân vật giữa Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiềuhay trong tâm trí, nỗi nhớ của Thúy Kiều khi đánh giá về nhân vật nữ chính này.Ví như: trong cuốn Tìm hiểu phong cách nguyễn Du trong Truyện Kiều của GS. Phan Ngọc, cuốn Từ Kim Vân Kiều truyện đến Truyện Kiều của Vũ Nho, Tranh luận về Truyện Kiều của nhiều tác giả, Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử, Truyện Kiều đối chiếu của Phạm Đan Quế, bài báo Kim Trọng – nhân vật văn chương vĩ đại của Nguyễn Du – của Đinh Bá Anh, đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An… Với đề tài“Điểm nhìn trần thuật với việc xây dựng nhân vật Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, chúng tôi muốn cùng người đọc trải nghiệm một nghiên cứu thực dụng và tạo thêm điểm nhấn trong điểm nhìn nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong Truyện Kiều, đó là điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Kim Trọng. Từ trải nghiệm nhân vật như vậy, chúng tôi mong muốn tìm ra những đặc sắc riêng trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều truyện nhìn từ chính bản thể sáng tạo của tác giả - nghệ sĩ lớn của thời đại. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Qua lịch sử vấn đề, chúng ta thấy ở những mức độ khác nhau, nhân vật Kim Trọng của Nguyễn Du đã từng được so sánh với Kim Trọng của Thanh Tâm tài nhân. Song để góp phần cung cấp thêm một điểm nhìn tổng quan và thấu tỏvề nhân vật này, chúng tôi tự xác định các mục đích nghiên cứu khi làm 11 đề tài “Điểm nhìn trần thuật với việc xây dựng nhân vật Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” là: 3.1.1 Góp phần cung cấp thêm tư liệu nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật trong sự tái tạo nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. 3.1.2 Triển khai việc nghiên cứuvề Kim Trọngthông qua số liệu thống kê từ tác phẩm, sử dụng lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại để đánh giá lại cách xây dựng nhân vật Kim Trọng. Phác họa cơ bản những luận điểm về điểm nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du đối với nhân vật Kim Trọng trong kiệt tác Truyện Kiều, qua đó, đánh giá mức độ đầu tư nghệ thuật và quan điểm nhân sinh của tác giả với nhân vật này. 3.1.3 Tìmhiểu tư tưởng, tình cảm và tài năng của thi hào Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, để chứng minh tác giả không chỉ xuất sắc và chia sẻ trong việc miêu tả các nhân vật nữ, mà ông còn có điểm nhìn sâu và thấu đáo tính cách đối với những nhân vật nam. Điều này cũng là yếu tố minh chứng chi tiết, góp phần thể hiện chữ Tâm của nhà văn với thế giới, với con người –một trái tim yêu cuộc đời sâu sắc. 3.1.4 Cung cấp thêm tư liệu tham khảo giúp người dạy có sự đánh giá đa diện hơn trong bài giảng về nhân vật Kim Trọng. Đồng thời từ hoạt động dạy, người giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng sống nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc từ nhiều góc độ, điểm nhìn khác nhau. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1 Lựa chọn, liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu về điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Du trong xây dựng nhân vật Kim Trọng. Thống kê, đưa ra số liệu cụ thể, đồng thời, khai thác, phân tích để làm sáng tỏ phần tiếp thu cũng như sáng tạo của Nguyễn Du đối với nhân vật Kim Trọng khi tạo lập điểm nhìn mới về nhân vật. 12 3.2.2 Qua số liệu, dẫn chứng cụ thể đánh giá được hiệu quả thẩm mĩ của việc đổi mới điểm nhìn khi tái tạo nhân vật Kim Trọng trong Truyện Kiều. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du, do Trương Sỹ Hùng chỉnh lý theo bản phiên âm và chú thích của Nông Sơn Nguyễn Can Mộng, NXB Văn học, năm 2010. - Văn bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, do Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh (dịch), Nguyễn Đăng Na (giới thiệu và hiệu đính), NXB Đại học Sư phạm, năm 2008. - Đọc và tham khảo một số sách lí thuyết, lí luận văn học làm cơ sở lí luận cho đề tài. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Với mức độ là một luận văn Thạc sĩ, cùng với khả năng và thời gian cho phép, khi nghiên cứu đề tài “Điểm nhìn trần thuật với việc xây dựng nhân vật Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, chúng tôi chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Kim Trọng. Trong quá trình nghiên cứu, có sự vận dụng và so sánh nhân vật trong sự tương đồng với một số nhân vật liên quan khác ở nguyên tác Kim Vân Kiều truyện và trong cả tác phẩm Truyện Kiều. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hình thức (Tiếp nhận thi pháp học) - Phương pháp hệ thống - Phương pháp liên ngành - Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan