Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụ...

Tài liệu Luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện giao thuỷ, tỉnh nam định

.PDF
146
143
120

Mô tả:

i BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI NGUYỄN ANH MINH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Hà Nội - Năm 2019 ii BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành :Quản lý đất đai Mã số :8850103 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KIM DUNG Hà Nội - Năm 2019 iii CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Lê Thị Kim Dung Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Hoàng Xuân Phương Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Hải Yến Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 20 tháng 01 năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày......... tháng........ năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Minh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Lê Thị Kim Dung, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trình nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Anh Minh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................. 7 1.1. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm đất bãi bồi ven biển ............................................................. 7 1.1.2. Đặc điểm hình thành và tính chất đất vùng cửa sông đồng bằng Sông Hồng .............................................................................................................. 11 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất bãi bồi ven biển trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. .................................................................................................... 14 1.1.4. Nguyên tắc sử dụng đất bãi bồi ven biển ............................................ 15 1.1.5. Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven biển ............................................. 15 1.1.6. Các xu hướng trong sử dụng đất bãi bồi ven biển .............................. 22 1.1.7. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển ........ 24 1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 28 1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 29 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven biển ............. 29 1.5. Kinh nghiệm Việt Nam về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven biển ......... 38 1.6. Kinh nghiệm Nam Định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven biển ........ 44 1.7. Các đề tài nghiên cứu có liên quan. ....................................................... 46 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 47 2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 47 iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 47 2.2.1 Điều tra thu thập số liệu ....................................................................... 47 2.2.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu: ............................. 48 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 48 2.3.1.Chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động đất bãi bồi ven biển. ............... 48 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất trên đất bãi bồi ven biển. ......... 48 2.3.3. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất trên đất bãi bồi ven biển, gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính: ...................................................................................................... 48 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 53 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ...................................................................................................... 53 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 53 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 60 3.1.3. Thực trạng môi trường ........................................................................ 67 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế xã hội của huyện............................................................................................ 68 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...................................................... 69 3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 69 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.............................................. 70 3.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................ 81 3.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Giao Thủy .. 82 3.3.Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .......................................................... 83 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất bãi bồi trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................................................................................... 83 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đất nông nghiệp ............................................. 87 3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................. 88 v 3.3.4. Thực trạng biến động diện tích đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định............................................................................ 90 3.4.Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................................ 99 3.4.1. Các loại hình sử dụng đất bãi bồi ven biển ....................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 118 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất .................................................................................................................... 49 Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ........................................................................................................... 50 Bảng 2.3. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ...................................................................................................... 52 Bảng 3.1. Đặc trưng các yếu tố khí tượng ở Nam Định ................................. 58 Bảng 3.2. Các loại đất chính của huyện Giao Thủy........................................ 61 Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 69 Bảng 3.4. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................... 70 Bảng 3.5.: Tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản.......... 70 Bảng 3.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thuỷ sản ...................................... 74 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu chủ yếu khu vực dịch vụ........................................ 78 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu phát triển du lịch .................................................... 79 Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu vận tải của huyện ................................................... 80 Bảng 3.10. Dân số phân theo giới tính và khu vực ......................................... 81 Bảng 3.11. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân .................... 82 và cơ cấu lao động ........................................................................................... 82 Bảng 3.12. Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng ................... 86 đến 31/12/2017 ................................................................................................ 86 Bảng 3.13. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2017 .................. 87 Bảng 3.14. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp đến 31/12/2017 ............ 89 Bảng 3.15. Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2015 - 2017 ................. 93 Bảng 3.16. Các loại hình sử dụng đất bãi bồi ................................................. 99 trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................... 99 Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ................................. 105 Bảng 3.18. Công lao động của các kiểu sử dụng đất .................................... 109 vii Bảng 3.19. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất .......................... 112 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất ............................................................................................ 114 viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy ............................................. 54 Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất bãi bồi huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định . 85 Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 .................................... 88 ix THÔNG TIN LUẬN VĂN 1. Họ và tên học viên :Nguyễn Anh Minh 2. Lớp :CH3AQĐ 3. Cán bộ hướng dẫn :TS. Lê Thị Kim Dung Khóa: 3 4. Tên đề tài:Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 5. Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được: 6. Nội dung chính được nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 7. Kết quả đạt được: - Đã đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách có ảnh hưởng đến sử dụng đất đất bãi bồi ven biển của địa phương. - Đã đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất đất bãi bồi ven biển của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Xác định thực trạng các loại hình sử dụng đất đất bãi bồi ven biển chủ yếu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nội dung 1 ĐDSH Đa dạng sịnh học 2 BBVB Bãi bồi ven biển 3 RNM Rừng ngập mặn 4 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 5 CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá 6 KHKT Khoa học kĩ thuật 7 QCCT Quảng canh cải tiến 8 BCT Bán thâm canh 9 TĂCN Thức ăn chăn nuôi 10 PTNT Phát triển nông thôn 11 GTSX Giá trị sản xuất 12 CN Công nghiệp 13 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 14 NĐ – CP Nghị định Chính phủ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven biển khá lớn, được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ Bắc đến Nam. Nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng cao trong khi đất đai đang trong tình hạng bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người. Trước tác động ngày càng mạnh của biến đổi khí hậu và sử dụng đất thiếu họp lý, tình ừạng xói lở đất bãi bồi trên cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng ngày càng nghiêm trọng làm diện tích đất bãi bồi dần bị thu hẹp. Trước đây, do điều kiện dân số chưa đông, kinh tế - xã hội khó khăn, kỹ thuật canh tác hạn chế, kèm theo vấn đề trị thủy không tốt nên đất BBVB ít được quan tâm cả về gốc độ quản lý và sử dụng. Những năm sau này, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, đất BBVB trở nên có giá trị hơn so với nhiều loại đất do được khai thác, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, du lịch sinh thái, bến bãi tập kết và sản xuất nguyên - vật liệu xây dựng, tham gia vào vận chuyển đường thủy... Để quản lý và sử dụng đất BBVB hợp lý, hiệu quả, ngoài những quy định chung của Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với trách nhiệm của mình đã có các quy định cụ thể: từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật [1]; căn cứ văn bản chỉ đạo của trung ương, chính quyền các địa phương có đất BBVB cũng đã triển khai thực hiện... Nhìn chung, các hoạt động nêu trên đã tác động và làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVB trong phạm vi cả quốc gia và từng địa phương. 2 Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay công tác quản lý và sử dụng đất BBVB vẫn đã và đang bộc lộ nhiều bất cập như: Công tác quản lý chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng nhu những diễn biến thực tế ở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến quản lý, sử dụng đất; còn có những điểm chưa thống nhất về quản lý đất BBVB trong các luật [2]; các cơ chế, chính sách liên quan còn thiếu và chưa toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả. Nhiều nơi đất đai bị bỏ hoang, trong khi ở các khu vực khác lại bị khai thác, sử dụng quá mức gây tác động xấu đến môi trường. Nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất... Những hệ quả này không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương mà có lúc, có nơi đã ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp sông - biển có hệ sinh thái rất độc đáo và đa dạng về tài nguyên, đồng thời là một hệ đệm, song lại hoàn toàn khác với những hệ đệm khác trong đất liền do phụ thuộc vào thủy chế của dòng sông, hoạt động của thuỷ triều, với đặc điểm độc lập tương đối, đa dạng về nguồn gốc và có tính mẫn cảm đối với các ảnh hưởng môi trường từ thượng nguồn cũng như ảnh hưởng tại chỗ [3]. Hệ sinh thái cửa sông ven biển là một mắt xích quan trọng trong chu trình trao đổi chất khép kín. Bất cứ một tác động nào phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái tối ưu của vùng, sử dụng đất đai và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý trên từng điều kiện thành tạo đều dẫn tới hậu quả xấu: giồng cát di động, đất nhiễm mặn và nhanh chóng biến thành hoang hóa, đất glây hóa nặng do úng trũng chua phèn, nước triều và cả lũ sông không lưu thông sẽ gây thoái hóa rừng ngập mặn và giảm sút sản lượng thủy sản. Do đó phát triển bền vững vừa là mục tiêu hướng tới, vừa là đòi hỏi cấp bách, sống còn đối với lãnh thổ cửa sông ven biển. Phát 3 triển bền vững ở đây là sự phát triển dựa trên cơ sở đảm bảo cho các tài nguyên tái tạo có điều kiện phục hồi, duy trì sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, sử dụng hợp lý các tài nguyên không tái tạo, cải thiện được môi trường sống của con người. Tuy nhiên do sức ép của dân số, nhu cầu riêng của từng ngành, địa phương việc khai thác vùng cửa sông ven biển ngày càng được đẩy mạnh nhưng không được nghiên cứu đầy đủ về tiềm năng và định hướng sử dụng bền vững, nhiều nơi khai thác còn bừa bãi, tùy tiện đưa đến những hậu quả sinh thái làm giảm sút nguồn lợi của các đối tượng khai thác có giá trị trong vùng. Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển các vùng kinh tế biển. Diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh, Cồn Mở và Vườn quốc gia Xuân Thủy đã và đang suy giảm. Tại Vườn quốc gia Xuân Thủy trong 12 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn trưởng thành đã giảm 70%. Đường bờ biển bị sóng biển lấn trung bình 10m/năm. Riêng đoạn từ xã Hải Lý – Hải Triều, tỉnh Hải Hậu hàng năm xói lở 10 – 20 m. Hiện đất bãi bồi ven biển vẫn chủ yếu dùng để nuôi trồng thủy hải sản và khai thác tự nhiên, với diện tích khoảng hơn 5.548 ha, chiếm 41% diện tích bãi bồi. Việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, tuy nhiên, vẫn còn manh mún, chưa đảm bảo chất lượng, cũng như chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Riêng đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản tại hai huyện ven biển Nghĩa Hưng và Giao Thủy, hiệu quả kinh 4 tế đem lại rất lớn nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, giá cả thị trường ổn định. Nhưng khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của những cơn bão xâm nhập mặn, thay đổi môi trường sống của thủy hải sản, dẫn đến năng suất giảm đáng kể, hiệu quả kinh tế không cao. Hệ thống rừng ngập mặn (RNM) tự nhiên của 2 huyện đã tạo ra khu vực ĐDSH cao, có nhiều loài chim di cư quý hiếm tầm cỡ quốc tế có thể phát triển thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, là vùng trọng điểm phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Diện tích rừng của 2 huyện khoảng 1.213,18 ha, chiếm 8,3% diện tích bãi bồi, trong khi diện tích đất chưa sử dụng khoảng 2.576,53 ha, chiếm 18% diện tích bãi bồi. Đây cũng là một trong số những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái đất được ví như lá phổi xanh của một vùng với các giá trị đặc thù như đa dạng sinh học, phong phú nguồn gen, duy trì hệ sinh thái tự nhiên năng suất cao, điều hòa khí hậu, lọc sạch nước thải, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là nuôi trồng và khai thác thủy sản ở vùng bãi bồi ngoài đê, mặt khác nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì bảo vệ môi trường cũng là trọng yếu. Tuy nhiên xu hướng biến động sử dụng đất ở vùng đệm trong những năm qua phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh tế, ít tính đến những tác động môi trường và xã hội ở vùng đệm, việc sử dụng đất hướng tới mục tiêu phục hồi và bền vững ở vùng lõi chưa được như yêu cầu. Một trong các nguyên nhân đó là do thiếu những nghiên cứu chuyên sâu, thiếu cơ sở khoa học trong sử dụng đất bền vững cho vùng bãi bồi đặc thù này. Tuy nhiên, kinh tế vùng ven biển tỉnh Nam Định chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng, tài nguyên môi trường khai thác chưa hợp lí, môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Để góp phần nâng cao giá trị trong sử 5 dụng đất, từng bước cải thiện đời sống người dân thì việc đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế so sánh của đất đai trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết nhằm xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh đạt tiềm năng cao và bền vững là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, để khắc phục những khó khăn đó và phát huy thế mạnh vùng ven biển việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định” có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học về tiềm năng sử dụng đất bãi bồi ven biển và từ những kết quả nghiên cứu thu thập được từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất về thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven biển và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn tốt nghiệp khi hoàn thành có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương và cho các nghiên cứu khác trong quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven biển cũng như trong công tác quy hoạch của địa phương. Góp phần hoàn thiện và cung cấp cơ sở cho huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven biển một cách hiệu quả và hợp lý. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Toàn bộ diện tích đất đất bãi bồi ven biển trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thuộc 6 xã ven biển 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: + Đề tài được tiến hành tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. + Đề tài tập trung vào các loại hình sử dụng đất bãi bồi tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. - Phạm vi thời gian: Hệ thống số liệu, tài liệu phục vụ đề tài được nghiên cứu từ năm 2015 trở lại đây. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế xã hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành khác nhau. Việc đánh giá đất đai về mặt lượng và chất theo khả thích hợp đối với từng mục đích sử dụng đất lâu dài nhằm khai thác, sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý. Đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng đất đai là căn cứ để xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với một loại hình nào đó, việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất, nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Ngược lại nếu không đánh giá đúng hiện trạng và khả năng thích ứng của từng loại đất đối với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả về đánh giá tiềm năng sử dụng đất bãi bồi ven biển, cũng như chính sách đất đai ở Việt Nam, học viên đúc kết những kinh nghiệm và đưa ra hướng nghiên cứu cho riêng mình. 1.1.1. Khái niệm đất bãi bồi ven biển 1.1.1.1. Trên thế giới Có nhiều định nghĩa khác nhau được dùng để diễn tả một cửa sông ven biển, các nhà khoa học trên thế giới đã đề nghị sử dụng một định nghĩa phù hợp của Fairbridge đã đưa ra năm 1980: “Một cửa sông là một nhánh của biển đi vào một dòng sông đến nơi mà mực nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3 phần khác nhau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan