Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại luận văn đánh giá hiệu quả vốn vay trên địa bàn huyện Lawsk tỉnh đắk Lắk...

Tài liệu luận văn đánh giá hiệu quả vốn vay trên địa bàn huyện Lawsk tỉnh đắk Lắk

.DOC
72
287
140

Mô tả:

Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được xem là một trong những địa phương luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế của tỉnh. Có nhiều hộ trong huyện đã sử dụng vốn vay có hiệu quả không những thoát nghèo mà còn trở thành những hộ nông dân khá giả. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn nghiên cứu việc vay vốn của hộ nông dân còn gặp một số khó khăn: các tổ chức tín chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng ở khu vực kinh tế nông thôn, đã vô tình tạo điều kiện cho tình trạng “cho vay nặng lãi“ tồn tại và ngày càng ăn sâu bén rễ vào từng ngõ ngách của địa bàn nông thôn. Điều đó dẫn đến hiệu quả của đồng vốn vay thấp, tình trạng dư nợ vẫn còn. Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THÀNH TUẤN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên Ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Đắk Lắk năm 2016 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THÀNH TUẤN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : Người HD khóa học : TS Nguyễn Văn Hóa 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) sơ bộ năm 2014, nước ta có khoảng 67% lao động sống tại các vùng nông thôn và hơn 60% hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp thì người nông dân cần phải có vốn và phải biết sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Qua cuộc điều tra kinh tế xã hội do các tổ chức kinh tế khác nhau tiến hành thì đều thu được kết quả chung là có tới 70 - 90% số hộ ở nông thôn có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh. Từ đó ta thấy số hộ nông dân trong nông thôn có nhu cầu vay vốn cao, trong khi số vốn tích luỹ được là rất ít. Trên thực tế chúng ta thấy nông dân chủ yếu là sử dụng vốn vay từ ngân hàng NNo&PTNT, ngân hàng CSXH, tổ chức tín dụng nhân dân và các tổ chức cho vay khác để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng khi có vốn trong tay, vấn đề đặt ra là: các hộ sử dụng vốn vay ra sao cho nó có hiệu quả mới là điều đáng quan tâm . Vốn có vai trò rất quan trọng tạo thêm ngành nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Đối với các hộ nông dân vốn vay đã giúp hộ đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa vụ, tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Sử dụng vốn vay tốt có hiệu quả thì kinh tế hộ sẽ phát triển ngược lại nếu sử dụng vốn vay không tốt không những làm cho hộ gặp khó khăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới các tổ chức tín dụng cho vay vốn. Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được xem là một trong những địa phương luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế của tỉnh. Có nhiều hộ trong huyện đã sử dụng vốn vay có hiệu quả không những thoát nghèo mà còn trở thành những hộ nông dân khá giả. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn nghiên 3 cứu việc vay vốn của hộ nông dân còn gặp một số khó khăn: các tổ chức tín chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng ở khu vực kinh tế nông thôn, đã vô tình tạo điều kiện cho tình trạng “cho vay nặng lãi“ tồn tại và ngày càng ăn sâu bén rễ vào từng ngõ ngách của địa bàn nông thôn. Điều đó dẫn đến hiệu quả của đồng vốn vay thấp, tình trạng dư nợ vẫn còn. Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm là khái quát được lí luận về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại địa bàn huyện Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại địa bàn góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân và tín dụng hộ nông dân. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hiệu quả sử dụng vốn vay đối với hộ nông dân tại địa bàn huyện Lăk. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân Đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Huyện Lắk. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân có sử dụng vốn tín dụng trên địa bàn nghiên cứu. Các tổ chức và cơ sở tín dụng cho hộ nông dân vay vốn trên địa bàn nghiên cứu. 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 00/00/2016 đến 00/00/2016. 5 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân 2.1.1.1 Một số khái niệm a, Khái niệm về tín dụng Xuất phát từ chữ Latinh Creditum, thuật ngữ “tín dụng” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trong tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam tín dụng có nghĩa là sự vay mượn có tín nhiệm, tin tưởng nhất định. Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự kiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay mượn để thanh toán. Cùng với sự phát triển xã hội thì hình thức tín dụng ngày càng hoạt động rộng khắp và phổ biến hơn. Như vậy theo nghĩa hẹp, tín dụng là một quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình chuyển hóa giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chức này hay người này sang tổ chức hay người khác theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Nói cách khác tín dụng là sự chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị được dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Theo nghĩa rộng, quan hệ tín dụng gồm hai mặt: huy động vốn và tiến hành cho vay . Theo nhà kinh tế Pháp ông Lois Bandin thì tín dụng được hiểu như là một sự trao đổi tài hóa hiện vật lấy một tài hóa tương lai. Theo trường phái Trọng cung (hay còn gọi là trường phái “ Học thuyết phát triển”) cho rằng, Tín dụng là đầu vào quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói. Tín dụng được coi là công cụ để đạt được mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế. 6 Trong khi đó trường phái Trọng cầu (hay còn gọi là trường phái “ Sòng bạc”) lại cho rằng, tín dụng là kết quả của sự phát triển kinh tế và không có bằng chứng hay căn cứ nào chứng minh ảnh hưởng tích cực của phát triển tín dụng lên quá trình tăng trưởng kinh tế về mức độ, thời điểm và khu vực [5]. Theo Nguyễn Ngọc Hùng (2003): Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng với một thời gian nhất định và khi đến hạn người sử dụng phải thanh toán cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Phần lớn hơn đó gọi là lợi tức . Một số tác giả khác cho rằng: “Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế xã hội gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng vốn nhằm mục đích thoả mản nhu cầu tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn trả. => Như vậy, nói cách khác: Tín dụng là quan hệ vay mượn bằng tiền hoặc hàng hoá trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi suất một thời gian nhất định giữa người đi vay và người cho vay. Đây chính là ràng buộc để người đi vay nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vay, mang lại thu nhập cho gia đình, làm giàu cho xã hội. b, Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là một khái niệm mang tính chung chung có liên quan đến quy luật và phạm trù kinh tế khác nhau, chất lượng và mục đích của các hoạt động kinh tế sẽ quy định cho nội dung của hiệu quả đang được xem xét. Hiệu quả của một quá trình sản xuất được thể hiện bằng lợi ích mang lại cho cá nhân hay cộng đồng khi họ trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất đó. Hiệu quả còn thể hiện sự tổng hoà giữa hai mặt chính là kinh tế và xã hội. Kinh tế và xã hội là hai phạm trù có tác động qua lại và hỗ trợ nhau trong tiến trình phát triển chung. Hiệu quả kinh tế: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất ra một loại hay một lượng sản phẩm dịch vị thì người sản xuất đều phải sử dụng một lượng chi phí nhất định về nguồn lực. Ở đây hiệu quả kinh tế được 7 hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế còn thể hiện bằng việc khi sản xuất ra các sản phẩm này có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? Có phù hợp với điều kiện sẵn có không? Sự chênh lệch so sánh giữa các đầu vào và đầu ra như thế nào?... Ví dụ như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn vay là tăng thu nhập cho các hộ, đầu tư chuyển nghề. Hiệu quả xã hội: Đây là khái niệm có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và nó thể hiện bằng các mục tiêu sản xuất của con người, đồng thời đây chính là yêu cầu nhiệm vụ kinh tế của chính phủ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Hiệu quả xã hội thể hiện bằng chỉ tiêu kết quả thu được về mặt xã hội đối với việc sử dụng các chi phí sản xuất. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng vốn vay là giải quyết công ăn việc làm, đảm bao công bằng xã hội, giảm thiểu tình trạng nghèo đói...Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội mang tính chất định tính. 2.1.1.2 Bản chất tín dụng Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa chủ thể cho vay và chủ thể đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được thể hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hoá. Bản chất tín dụng được thể hiện: Một là phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Người sử dụng một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định. Lúc này vốn được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Hai là sử dụng vốn tín dụng. Sau khi nhận được vốn tín dụng người đi vay đươc quyền sử dụng số vốn đó. Ba là sự hoàn trả của vốn tín dụng. Sau một thời gian sử dụng phải hoàn trả, chứ không phải sự cấp phát ngân sách. Đây là giai đoạn kết thúc vòng tuần hoàn của tín dụng. Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người vay trả lãi cho người cho vay một giá trị lớn hơn vốn vay ban đầu, phần tăng thêm này được gọi là lãi. 8 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng a, Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế Tín dụng có vai trò to lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Nó đáp ứng được nhu cầu cơ bản của vốn đối với tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục. Thông qua tín dụng các đơn vị sản xuất nhận khối lượng vốn để bổ sung, từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tín dụng tập trung những khoản vốn nhỏ thành vốn lớn tạo khả năng đầu tư vào công trình lớn, hiệu quả cao hơn. Góp phần tích cực vào sự điều hòa vốn trong sản xuất kinh doanh. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và mọi nỗ lực của sản xuất kinh doanh. Tín dụng là nguồn lực chủ yếu, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Nó được coi là mắt xích nối giữa các ngành kinh tế để cùng phát triển. Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hoạch toán của doanh nghiệp. Quá trình vay và hoàn trả có lợi tức đã bắt buộc người sử dụng vốn phải mang lại hiệu quả kinh tế khi sử dụng đồng vốn vay. Tín dụng tạo thuận lợi cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại phát triển. Ở nước ta tín dụng đóng vai trò to lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, là nguồn vốn cơ bản để đầu tư hạ tầng, phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành nghề dịch vụ…Góp phần thắng lợi cho công cuộc xây dựng đất nước đi lên CNH - HĐH. b, Vai trò của tín dụng trong nông nghiệp nông thôn Tín dụng là một trong những nhân tố then chốt của công cuộc hiện đại hóa nông thôn, cải thiện cho tiểu nông. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng của vốn tín dụng đến hoạt đông kinh tế - xã hội của nông dân, của các trang trại. của nông nghiệp và nông thôn ở nước ta và các nước trên thế giới. 9 Các tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của vốn tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân trên các phương diện sau: Vốn tín dụng giúp giảm chi phí tra đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ và phân công lao động. Tạo ra cơ hội cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh để mua các yếu tố đầu vào như: phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật… làm tăng sản lượng nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ đó tăng thu nhập cho nông thôn đặc biệt là người nghèo không có tích lũy để tái đầu tư. Vốn tín dụng được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượng thấp đặc biệt là vùng nông thôn nơi mà phần lớn người nông dân có thu nhập thấp. Góp phần giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa ở nông thôn, nhằm tăng thu nhập cho kinh tế hộ, đồng thời hạn chế lao động nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm, giảm sự quá tải và tệ nạn xã hội ở thành phố. Vốn tín dụng mà hệ thống máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được trang bị một cách đầy đủ, kịp thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân. Vốn tín dụng tạo điều kiện tiên quyết để đầu tư phát triển mở rộng ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH. Vốn tín dụng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tạo điều kiện chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Nhờ có vốn tín dụng mà hệ thống đường sá, mương máng, cơ sở vật chất của nhiều vùng nông thôn được cải tạo hoặc xây dựng mới. Do đó các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân dễ dàng hơn. Góp phần giải quyết các biến động và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Hoạt động nông nghiệp có tính thời vụ rõ nét, nên nhu cầu về chi tiêu, thu nhập thường không trùng khớp về thời gian. Sử dụng vốn tín dụng có thể giảm bớt 10 căng thẳng về vốn và chênh lệch thu, chi trong từng năm từ đó chống lại những rủi ro có thể xảy ra làm giảm thu nhập. Quan trọng hơn nữa là vai trò vốn tín dụng đối với các hộ nông dân nghèo. Lượng vốn tín dụng đã đáp ứng một cách kịp thời giúp các hộ nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh. 2.1.1.4 Hình thức tín dụng trong hộ nông dân Các hình thức tín dụng được phân tích dưới nhiều tiêu thức khác nhau nhưng chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ thời gian cho vay, đối tượng cho vay, mục đích vay và hình thức biểu hiện của vốn, chủ thể các quan hệ tín dụng. Theo thời gian cho vay tín dụng được phân thành 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 năm trở xuống. - Tín dụng trung hạn là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 năm đến 5 năm. - Tín dụng dài hạn là tín dụng có thời gian sử dụng trên 5 năm. * Theo chủ thể trong quan hệ tín dụng bao gồm: - Tín dụng thương mại - Tín dụng ngân hàng - Tín dụng nhà nước - Tín dụng thuê mua - Tín dụng cá nhân - Một số hình thức mang tính chất tín dụng như bán trả góp, dịch vụ cầm đồ hay bán non nông phẩm. * Theo phương diện tổ chức tín dụng được chia thành: - Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng ký và hoạt động công khai theo luật hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền nhà nước các cấp. Hình thức này bao gồm hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính một số tổ chức tiết kiệm – vay 11 vốn do các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. Ngoài ra còn các chương trình dự án của các ngành được thể hiện bằng nguồn vốn của chính phủ và các tổ chức tài chính tiền tệ: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDB). * Tín dụng không chính thống: Ở Việt nam có nhiều hình thức tín dụng không chính thống. Thông thường cho vay tư nhân, vay của anh em bạn bè, hàng xóm, cầm đồ. Nó hoạt động ngoài khuôn khổ luật định. Tuy nhiên hình thức này có ý nghĩa to lớn trong việc cung ứng bổ sung vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhất là ở nông hộ khi mà thị trường vốn chính thống chưa đủ mạnh. Hầu hết các nghiên cứu về tín dụng nông thôn đã chứng tỏ rằng: Thị trường tín dụng không chính thống rất phổ biến ở Châu Á. Đó là những dạng tín dụng có chu kỳ ngắn, lãi suất cao nhưng đóng vai trò quan trọng trong tiết kiệm và cung cấp vốn vay vì nó tiện lợi, thủ tục vay đơn giản, mức cung cấp luôn có sẵn khi người vay cần. 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1 Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới Trong nhiều thập niên vừa qua, chiến lược phát triển của các nước đang phát triển dành nhiều ưu tiên cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Một trong những nội dung chính là cung cấp dịch vụ tài chính có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nhờ đó vượt ra khỏi vòng đói nghèo. Đặc trưng của những hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển là tình trạng “ lưỡng thể tài chính” tức là khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính phi chính thức cùng tồn tại và hoạt động song song với nhau. Khu vực tài chính phi chính thức ước tính chiếm 30% đến 80% nguồn cung tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, ước tính chưa đến 5% nông dân ở Châu Phi, 15% ở Châu Mỹ La Tinh, 25% ở Châu Á tiếp cận được với tín dụng chính thức. 12 Điểm qua một số công trình nghiên cứu thực tiễn về hoạt động tín dụng trong khu vực nông thôn đã thành công trên thế giới như sau: a, Hoạt động kinh doanh Cho vay những khoản nhỏ: Nhu cầu về vốn tín dụng của nông dân thường là những khoản nhỏ, không tập trung trong một thời điểm nhất định mà kéo dài rải rác trong cả năm. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển là sản xuất nhỏ, còn mang tính thời vụ, nông dân thường phải sản xuất kinh doanh tổng hợp để tận dụng các nguồn lực. Cho vay theo nhóm: Các ngân hàng Grameen, Bancosol tổ chức cho vay theo nhóm để dễ thẩm định và quản lý nguồn vốn, giảm chi phí điều hành, và tăng cường trách nhiệm liên đới của các thành viên. Các nhóm được tự hình thành theo tiêu chuẩn riêng của từng Ngân hàng, thường có từ 4 đến 7 người không có quan hệ gia tộc với nhau nhưng hiểu rõ và tin tưởng nhau. Họ được vay theo nhóm và thanh toán theo hình thức trả góp đình kỳ hoặc trả một lần khi đáo hạn, nếu cá nhân nào không có khả năng trả, cả nhóm phải chịu trách nhiệm trả thay. Số tiền trả đúng hạn càng nhiều thì khả năng cho vay số tiền lớn và dài hạn càng cao, nếu trả chậm thì sẽ bị phạt bằng cách giảm bớt số tiền cho vay lần tới. Theo thống kê của các Ngân hàng áp dụng hình thức cho vay này thì tỷ lệ trả đúng hạn trên 90%, khoảng 10% trả chậm từ 10 đến 30 ngày, không có trường hợp nào không trả nợ vay. Như vậy hình thức cho vay này mang lại hiệu quả trong mục đích sử dụng tiền vay vì có sự giám sát của người trong nhóm và mọi người đều hiểu rằng khả năng được vay lần tới phụ thuộc hoàn toàn vào việc trả tiền vay lần này. b, Tổ chức hoạt động Hệ thống mạng lưới: Hệ thống mạng lưới đi sâu vào từng ngõ ngách của địa bàn nông thôn đã được tín dụng không chính thức sử dụng từ lâu và đã chứng minh sự thành công của nó. Những đơn vị cho vay trong hệ thống chính 13 thức hiện nay cũng có hệ thống mạng lưới đến tận làng xã. Mạng lưới này thường được tổ chức theo hình thức di động hoặc cố định. Các đơn vị di động thường được tổ chức thành các đội từ 3 đến 5 người, có chức năng như một chi nhánh Ngân hàng cố định trên địa bàn thành phố, làm việc mỗi tuần trên địa bàn. Những đơn vị cho vay tận làng xã có thể tổ chức cố định với bộ máy gọn nhẹ và hoạch toán độc lập. c, Phong cách hoạt động kinh doanh Những ưu điểm nổi bật của hệ thống chính thức là lãi suất thấp, có thể cho vay những khoản tiền lớn, cho vay dài hạn. Lãi suất thấp không phải là điểm nổi bật tối ưu, có thể che lấp các khuyết điểm khác khi người dân lựa chọn giữa 2 hệ thống, nó có thể phát huy tác dụng khi đi kèm với những điều kiện khác như: hình thức vaylinh hoạt, thủ tục đơn giản, chỗ đến vay thuận tiện… Như vậy, muốn cạnh tranh và chiếm ưu thế trên địa bàn nông thôn, các định chế tài chính phải chính thức xây dựng cho mình một phong cách làm việc nổi bật và có nhiều ưu điểm hơn hệ thống không chính thức. Đơn giản thủ tục hành chính là một trong những cải cách có sự thu hút cao nhất đối với người đi vay. Hiểu rõ tâm lý nông dân thường ngại điền vào những mẫu đơn phức tạp, đi lại nhiều lần, các Ngân hàng nông thôn đã tổ chức hệ thống lưu động, trong hệ thống này luôn có từ một đến hai người chuyên làm và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng. Các Ngân hàng thường xây dựng những biểu mẫu đơn giản, ít cột chỉ tiêu. Một số Ngân hàng còn tổ chức tập huấn về thủ tục cho những nhóm khách hàng có triển vọng lâu dài. Trong phong cách làm việc đồng thời cũng quan tâm đến xây dựng con người, vì khách hàng chỉ biết hình ảnh của Ngân hàng thông qua những người mà họ tiếp xúc hàng ngày. Do đó ngoài tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, thông thạo địa bàn hoạt động, thông thạo thổ ngữ… nhân viên tín dụng còn được tập huấn về phong cách làm việc của ngân hàng, tâm lý học…Ngân hàng BRI xây dựng phong cách Ngân hàng thông qua khẩu hiệu “ Đúng người, đúng thời 14 điểm, đúng số lượng”. Ngân hàng thế giới đánh giá thành công của ngân hàng Grameen thông qua phong cách làm việc : “Nhân viên làm việc tận tụy, hiểu rõ khách hàng, tổ chức điều tra thẩm định hồ sơ chặt chẽ, hiệu quả tiền vay cao”. Bancosol được xem là mô hình thành công trong huân luyện phong cách riêng của nhân viên thông qua chế độ tuyển mộ và đào tạo nhân viên, các chương trình huấn luyện nghiệp vụ và thảo luận định kỳ. 2.1.2.2 Thảo luận Sau khi điểm qua một số mô hình tín dụng thành công trên thế giới, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: Mỗi mô hình, mỗi định chế tài chính đều có một phương thức, định hướng chiến lược riêng nhưng nhìn chung tất cả các mô hình hình đều hoạt động tuân thủ phương châm “mang Ngân hàng đến với người dân” là chìa khoá thành công. Các mô hình đều kết nối nguồn cung tín dụng với việc huy động tiết kiệm và cho thấy một điều quan trọng là: Khi cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn cần phải giúp cho người dân có cả chổ vay tiền lẫn chổ gửi tiền. - Việc chia sẽ rủi ro và tự quản lý nhau giúp tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra việc cho vay theo nhóm giúp giảm chi phí giao dịch, tăng khả năng huy động tiết kiệm, tăng tính đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. - Chương trình tín dụng nông thôn cần kết hợp các nội dung phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân, tương ái, gắn kết xã hội thông qua đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm. 2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân Việt Nam a. Sử dụng nguồn vốn vay ở Đắc Nông Đắc Nông là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 34,5% dân số. Làm thế nào để phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay của hộ nông dân, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu góp phần đẩy nhanh công tác xoá đói 15 giảm nghèo, nâng cao đời sống về mọi mặt, đảm bảo an sinh xã hội là yếu cầu cấp bách của các cấp chính quyền trong tỉnh hiện nay. Do đó thông qua việc uỷ thác vốn vay với các đoàn thể chính trị - xã hội, trong những năm qua chi nhánh ngân hàng chính sách – xã hội tỉnh Đắc Nông đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của nhà nước đến với hộ nông dân giúp họ đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay. Không chỉ nông dân ở vùng đồng bằng mà các xã vùng sâu, vùng đồi núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương làm ăn giỏi, mô hình kinh tế hiệu quả, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng nhờ biết sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả.. Hộp 1: Nông dân làm ăn giỏi Đến với buôn Bu Kon, phường Nghĩa Tân, Thị xã Gia Nghĩa có nhiều nông dân làm ăn giỏi điển hình là anh Y Lanh một trong những hộ nông dân thoát nghèo do sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nuớc Anh Y Lanh tâm sự: “Gia đình tôi có năm ha đất sản xuất, trước đây không có vốn đầu tư nên chỉ trồng hai ha cà phê, diện tích còn lại trồng các loại hoa màu ngắn ngày. Do không được đầu tư, chăm sóc nên năng suất vườn cà phê chỉ đạt 5 tạ/ha, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Năm 2005, được Hội Nông dân phường Nghĩa Tân đứng ra tín chấp, tôi đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Chi nhánh NHCSXH tỉnh về đầu tư đào ao, mua máy nổ, bơm, ống nước và phân bón, thuốc trừ sâu… để tưới, chăm sóc hai ha cà phê, diện tích còn lại chuyển sang trồng ngô lai, mì cao sản. Ðược sự hướng dẫn kỹ thuật canh tác của Hội Nông dân phường và chăm chỉ làm ăn, năm 2007 đến nay năng suất vườn cà phê đã đạt hai tấn cà phê nhân/ha/năm, mỗi năm tôi thu về hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn thu được 25 triệu đồng từ bán ngô lai, mì nên trong năm đầu tiên đã trả xong vốn và lãi cho ngân hàng. Năm 2008, gia đình tôi đã thoát nghèo và mua sắm đầy đủ phương tiện sinh hoạt trong gia đình, chăm lo con cái học hành chu đáo, đến 2009 gia đình chúng tôi đã có một số vốn gửi ngân hàng và cho bà con trong thôn xóm vay để cùng sản xuất kinh doanh”. ( Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam) Qua thực tế cho thấy: Nhờ sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả đã làm thay đổi tư duy nhận thức trong sản xuất của người nông dân. Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong vòng 5 năm trở lại đây, hiệu quả của việc sử dụng đất đai được nâng lên 16 và xuất hiện ngày càng nhiều mô hình làm kinh tế vườn đồi với quy mô lớn như trồng rừng cà phê, cao su, khoai lang Nhật Bản, chanh dây, cây ăn quả... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Bộ mặt nông thôn, miền núi ngày càng được khởi sắc, năm 2005 số hộ nghèo chiếm 33,37% đến cuối năm 2010 chỉ còn 18,2%. Với chính sách cho nông dân vay vốn trong những năm qua thì tỉnh Đắc Nông đã tạo điều kiện cho 50500 hộ được vay vốn trong đó: 2840 hộ nông dân thoát nghèo, 10934 hộ cải thiện đuợc đời sống, 5606 hộ có chuyển biến nhận thức tư duy làm ăn và 9428 lao động được tạo việc làm mới. Bên cạnh đó, một bộ phận nông dân còn ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Một bộ phận khác do trình độ dân trí còn thấp, nhận thức còn hạn chế nên khi được vay vốn chưa mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, chỉ lo mua sắm phương tiện sinh hoạt trong gia đình. Thậm chí một số hộ khi đã vay vốn về không dám đầu tư làm ăn do sợ mất vốn không có tiền trả lại cho ngân hàng. b, Nông dân Hoà Lạc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay Hoà Lạc là một xã với hai vùng núi đất và đá vôi, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn đi qua tạo điều kiện cho việc giao lưu, buôn bán tiêu thụ sản phẩm. Thế mạnh của vùng là phát triển Nông – Lâm nghiệp. Để tạo động lực cho bà con nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, Hội Nông dân Hoà Lạc đã tích cực phát huy vai trò trong hoạt động uỷ thác vay vốn giúp hội viên có thêm điều kiện phát triển kinh tế. Nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, những năm qua, nông dân xã Hoà Lạc luôn hăng hái thi đua lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, hình thành những vùng sản phẩm có giá trị cao như na, hồng, nhãn…. Sự chuyển biến đó kéo theo nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế của người dân ngày càng lớn, không chỉ với những hộ nghèo mà với cả những hộ nông dân cần vay vốn để sản xuất kinh doanh. Để giúp nông dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình, tháng 11/2004, Hội Nông dân xã đã đứng ra nhận uỷ thác từ Ngân hàng chính sách xã 17 hội huyện cho nông dân vay vốn. Từ hai tổ vay vốn với 70 tổ viên vay 250 triệu đồng vào thời điểm đó, đến nay, Hoà Lạc đã thành lập được 6 tổ vay vốn với 180 tổ viên, tổng dư nợ đạt 1,768 tỷ đồng. Để hoạt động uỷ thác đạt kết quả cao, Hội đã tích cực tuyên truyền về mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Hội đã tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở Hội, tổ trưởng, tổ phó các tổ vay vốn nhằm nâng cao nhận thức và nghiệp vụ trong việc quản lý nguồn vốn vay. Hội cũng tăng cường phối hợp với các ban, đoàn thể của xã rà soát danh sách hộ nghèo, bình xét các hộ được vay vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn được đưa đến đúng đối tượng cần hỗ trợ, tránh tình trạng chồng chéo. Hàng năm, Hội phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện kiểm tra, rà soát 100% các tổ vay vốn và các hộ vay, qua đó phát hiện sai sót để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, giúp quản lý tài sản an toàn và hiệu quả. Với những biện pháp đó, từ khi đứng ra nhận uỷ thác vay vốn đến nay, Hội Nông dân Hoà Lạc đã tiếp nhận và chuyển một lượng vốn khá lớn đến tay người nông dân nhất là những hộ nghèo, gia đình chính sách để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ quản lý nguồn vốn vay một cách chặt chẽ, khoa học nên Hoà Lạc luôn đạt tỷ lệ 99% hộ vay vốn nộp lãi đúng kỳ hạn hàng tháng, tiêu biểu như như ở các thôn Thuỷ Sản, Đông Luông, Phương Đông. Nhìn chung các hộ vay vốn đều phát huy được hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng ngành nghề, nhiều gia đình đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh khá giả, tiêu biểu như bà Ngô Thị Thuỷ, ông Lưu Thành Linh (thôn Thuỷ Sản), ông Vy Văn Lô (thôn Phương Đông)… Phần lớn hộ vay vốn đều xây được nhà cửa khang trang, mua được máy móc phục vụ sản xuất, tiện nghi sinh hoạt. Đã có 17/26 hộ nghèo vay vốn ưu đãi thoát được nghèo, 35 hộ có thu nhập 40-60 triệu đồng/năm. Hoạt động uỷ thác vay vốn qua kênh Hội nông dân đã giúp cho nhiều nông dân Hoà Lạc có thêm kinh nghiệm sản xuất, khắc phục tình trạng vay nặng lãi trong nông thôn. Anh Ngô Ngọc Thuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã chia sẻ: “Nhờ phát huy vai trò trong việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế mà Hội ngày càng khẳng định được vị trí của mình, thu hút thêm nhiều nông 18 dân tham gia tổ chức Hội, từ chỗ có 321 hội viên năm 2003 đến nay, Hội Nông dân Hoà Lạc đã có 518 hội viên”. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế song hiện nay Hoà Lạc vẫn còn 89 hộ nghèo (chiếm gần 9,6% tổng số hộ ), 70 hộ cận nghèo cần được hỗ trợ của Nhà nước nhất là vốn ưu đãi để sản xuất và kinh nghiệm làm ăn. Vì vậy thời gian tới, bên cạnh việc củng cố các tổ vay vốn đang hoạt động, Hoà Lạc sẽ tiếp tục thành lập các tổ vay vốn mới đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để tạo động lực cho bà con nhân dân trong sản xuất, kinh doanh. Hội Nông dân Hoà Lạc đã tích cực phát huy vai trò trong hoạt động uỷ thác vay vốn giúp hội viên có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình. ( Nguồn: Hội NDVN – Ngân hàng NN – PTNT ). c, Nông dân Gối Cáy sử dụng vốn vay có hiệu quả Gối Cáy là một xã mới thành lập thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Hầu hết người dân nơi đây là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập chính của nông dân là sản xuất lúa, ngô một vụ sản lượng thấp, chăn nuôi kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao chiếm 65,8%. Nhưng những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nông dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng CS – XH huyện và các tổ chức tín dụng khác. Nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất nương kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng cà phê, đầu tư phát triển chăn nuôi giá trị thu nhập của cây trồng, vật nuôi tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Từ nguồn vốn của Ngân hàng CS – XH huyện với các chương trình cho vay: Hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, nông dân sản xuất kinh doanh theo quy định của chính phủ. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010 Xã Gối Cáy có gần 500 lượt hộ đựơc vay vốn với tổng dư nợ 3657 tỷ đồng. Ngoài ra hộ nghèo còn được vay vốn không lãi suất theo Nghị định 30a để xoá nhà tạm, nhà tranh tre dột nát. Những hộ nông dân đã sử dụng vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, đồng vốn đã phát huy hiệu quả nên không có tình trạng nợ xấu, 19 người được vay trả lãi, trả gốc đúng thời hạn. Các mô hình kinh tế VAC kết hợp, thu nhập cao được nhân rộng, áp dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, từng hộ, khả năng nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất của từng gia đình. Do đó mà tỷ lệ hộ nghèo của xã mỗi năm giảm 40%, nhiều hộ nông dân không những thoát nghèo mà vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình ông Lò Văn Diên là một hộ nông dân được vay vốn và đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá và Nhím đạt kết quả cao. Nhờ biết cách sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả mà mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Hộp 2:Nông dân tiêu biểu xã Gối Cáy sử dụng vốn vay có hiệu quả Ông Diên tâm sự: “Trước đây không có vốn đầu tư, thiếu kiến thức KHKT, gia đình tôi chăn nuôi lợn, gà với số lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ đời sống gia đình. Nay được tập huấn KHKT chăn nuôi, trồng trọt, được vay vốn với lãi suất ưu đãi tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn vào chăn nuôi với số lượng lớn, đầu tư thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh...phát triển một số vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thu nhập không ngừng tăng lên và đã thoát nghèo”. Ngoài ra còn có gia đình ông Lò Văn Tình, bà Lò Thị Xiên, Lương Văn Khún cùng với vốn vay của Ngân hàng và Vốn gia đình mạnh dạn xoá bỏ vườn tạp, nương trồng sắn sang trồng cà phê, nay đã cho thu hoach đầu vụ. Gia đình ông Lò Văn Thu đựơc sự hỗ trợ về lãi suất vốn vay, ông đã đầu tư máy xay xát làm dịch vụ, đại lý nông sản, nuôi lợn, nuôi cá... mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cuối năm 2010 hàng chục hộ nghèo của Gối Cáy được vay 500 triệu đồng từ các chương trình cho vay của Ngân hàng CS – XH huyện, đa số nông dân sử dụng vốn vay để mua trâu, bò cày kéo, thuê máy móc ủi làm đất ao, đầu tư cây giống, phân bón, trồng cà phê... các mô hình đang phát triển tốt. Kết qủa của việc sử dụng vốn vay hiện nay cho thấy: Gối Cáy đã trồng được 70 ha cà phê trong đó 20 ha đã cho thu hoạch vụ đầu. 30,35% số hộ trong xã có đàn trâu bò từ 7-10 con, nhịp độ tăng trưởng đàn gia súc trong xã 5%/năm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan