Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã mườn...

Tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã mường vi huyện bát xát tỉnh lào cai​

.PDF
75
130
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG VI –HUYỆN BÁT XÁT –TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Địa chính môi trường : Quản lý Tài nguyên : 2014 - 2018 Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG VI – HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Lớp Khoá học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Địa chính môi trường : Quản lý Tài nguyên : K46 - ĐCMT - N01 : 2014 - 2018 : TS.Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, 2017 I LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban và phòng đào tạo của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân em. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không còn phải bỡ ngỡ và có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành bài tốt nghiệp khóa luận của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn chúng em và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tại UBND xã Mường Vi ,các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn, lại bước đầu lam quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Trần Thị Phương II DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2013 ................ 9 Bảng 4.1: Tình hình dân số của xã Mường Vi......................................................... 28 Bảng 4.2: Các dân tộc trên địa bàn xã Mường Vi................................................... 29 Bảng: 4.3. Kết quả đạt được ngành trồng trọt của xã Mường Vi năm 2016 .... 32 Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Vi năm 2016 .......................... 36 Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Mường Vi năm 2016 ......................................................................................................... 37 Bảng 4.6: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Mường Vi ............................. 39 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính của xã Mường Vi .... 44 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã mường Vi........... 45 Bảng 4.9: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất xã Mường Vi .................................................................................................. 46 Bảng 4.10: Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất của Xã Mường Vi ................................................................................................. 46 Bảng 4.11: Hiệu quả xã hội của LUT tại xã Mường Vi ........................................ 48 Bảng 4.12: Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất xã Mường Vi ........................................................................................................ 49 III DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Ruộng Lạc của thôn Lâm Tiến.................................................................. 40 Hình 4.2: Ruộng Đậu tương nhà ông thinh thôn Đông Căm ............................... 41 Hình 4.3: Ruộng Ngô nhà ông Dụng thôn Cửa Cải ............................................... 42 Hình 4.4: Ruộng Lúa mới được cấy 20 ngày ở thôn Làng Mới .......................... 42 IV DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CPSX : Chi phí sản xuất FAO GTCLĐ : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc : Giá trị công lao động GTNCLĐ : Giá trị ngày công lao động LĐ : Lao động GTSP : Giá trị sản phẩm HQSDV : Hiệu quả sử dụng vốn LUT : Loại hình sử dụng đất TNT : Thu nhập thuần UBND : Ủy ban nhân dân THCS : Trung học cơ sở RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn V MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 3 1.3...Ý nghĩa khoa học...……………………………………………...……… 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp .............. 4 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp ..................... 5 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt nam .............Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ....... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam ....................................... 8 2.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....................... 10 2.3.1. Khái quát về hiệu quả............................................................................ 10 2.3.2. Hiệu quả sử dụng đất............................................................................. 10 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........ 12 2.3.4. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...... 14 2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 14 2.4. Định hướng sử dụng đất ........................................................................................ 16 VI 2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ............................. 17 2.4.2. Quan điểm năng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp……………..17 2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp………………………………...17 2.5. Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững…………………………...19 2.5.1. Loại hình sử dụng đất…………………………………………………19 2.5.2. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản xuất nồng nghiệp………………………………………………………………………..19 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .......................................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21 3.3.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã mường Vi……….21 3.3.2. Điều tra hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất………........21 3.3.3. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã………………………………………………………………...22 3.3.4. Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại xã Mường Vi………………......22 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ............................................................. 22 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................................... 22 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ........................ 22 3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ....................................................... 24 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25 VII 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Mường Vi, Huyện bát Xát, Tỉnh lào Cai ....................................................................................................................................... 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 28 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................. 33 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ...................................................................................................................... 35 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất cũa xã .......................................................................... 35 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã ................................................. 37 4.2.3. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Mường Vi .......................................................................................................................... 38 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã .................................................................................... 43 4.3.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 43 4.3.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................................... 47 4.3.3. Hiệu quả môi trường ........................................................................................... 49 4.4. Khai thác sử dụng đất và lựa chọn, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Mường Vi .............................................................................................. 50 4.4.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất .................................................................... 50 4.4.2. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao ...... 51 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Mường Vi .......................................................................................................................... 52 4.5.1. Giải pháp chung ................................................................................................... 52 4.5.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................................... 54 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 55 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị ................................................................................................................... 56 VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Theo luật Đất đai 1993 có ghi “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng đặc biệt của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, an ninh quốc phòng”. Xã hội ngày càng phát triển đất đai ngày càng có vai trò quan trọng, bất kì một ngành sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 2 Mường vi là một xã vùng II của huyện Bát Xát có địa hình tương đối phức tạp, là một lòng chảo nhỏ thuộc vùng chuyển tiếp giữa các dãy núi cao. Vị trí lãnh thổ cách trung tâm huyện 15 km về hướng tây. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2786,4 ha; Trong đó đất nông nghiệp 2079,3 ha; Đất phi nông nghiệp là 112,84 ha; còn lại là đất chưa sử dụng 594,26 ha. Toàn xã có 7 thôn bản, 522 hộ, 2226 khẩu với 8 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Giáy chiếm 55% dân tộc Kinh chiếm 26%; dân tộc Dao chiếm 18%; Dân tộc Mông, Thái, Tày, Nùng; Mường chiếm 0,1%, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa nước và chăn nuôi nhỏ, kinh tế phát triển chủ yếu theo hướng hộ gia đình.Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Mường Vi đã phát huy truyền thống quê hương, những tiềm năng lợi thế của địa phương, nỗ lực phấn đấu, tích cực, thi đua lao động sản xuất, tạo sự chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên việc sử dụng đất của xã trong những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế: chưa khoanh định được diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ, đối với đất lâm nghiệp chưa thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm, phát triển nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phải chuyển mục đích sang các loại đất khác, việc bù đắp lại diện tích đất nông nghiệp bị mất là vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nhiệp, đảm bảo an ninh lương thực và giữ gìn được bản sắc của địa phương là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả 3 sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, – kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của xã. - Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã. - Lựa chọn loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã - Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại xã Mường Vi huyện Bát xát – tỉnh Lào Cai 1.3.Ý nghĩa khoa học - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường và bước đầu áp dụng vào thực tiễn, phục vụ yêu cầu công việc sau khi ra trường. Là cơ hội tốt cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, và có cơ hội gặp gỡ, học tập, trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp từ đó đề suất được những giải pháp sử dụng đất hiệu quả đạt kết quả cao. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về đất * Khái niệm chung Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả nằng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguôn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Theo nguôn gốc phát sinh tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển. - Theo Các Mác, “đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (Các Mác, 1949) . - Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch của Việt Nam lại cho rằng “đất đai là phần trên mặt vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc được ”. Như vậy đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất là một vật thể tự nhiên mà từ nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con người. Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất (Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thu Huyền, 2012) . 2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp 5 Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Luật Đất đai, 2013). 2.1.1.3. Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi và đất trồng cây hàng năm khác) và đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác). 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, có những tính chất đặc trưng riêng khiến nó không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào khác, đó là đất có độ phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết cách sử dụng hợp lý. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đát đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: + Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất: là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. + Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Như vậy, đất gần như trở thành một công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này (Lương Văn Hinh và cộng sự). 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 6 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới Trong sản xuất nông lâm nghiệp thì đất đai là nhân tố quyết định, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thế giới mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở, nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn lên đất, nhất là đất nông nghiệp. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Vì vậy, đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Đất đai trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Châu Á mặc dù có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ diện tích thấp trong tổng diện tích tự nhiên, trong khi đó Châu Á là khu vực có tỷ lệ dân số đông trên thế giới, có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Pakistan… Ở Châu Á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha nằm chủ yếu trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Đông Nam Á là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vào hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN. 7 Việc nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp hiện nay là vấn đề quan trọng, thu hút được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu vào thực trạng từng loại cây trồng trên mỗi loại đất, từ đó đề ra định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Hàng năm viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Nhà khoa học Otak Tanakad của Nhật Bản đã nêu những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm. Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn. 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Tính đến ngày 01/01/2013 Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.097,2 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.371,5 nghìn ha chiếm 79,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông 8 nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một vấn đề rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất (giảm dinh dưỡng trông đất, xói mòn, rửa trôi,...). Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2013 LOẠI ĐẤT STT DIỆN TÍCH CƠ CẤU (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.097,20 100,00 1 Đất nông nghiệp 26.371,50 79,68 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.210,80 30,85 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.422,80 19,41 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.097,10 12,38 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 42,70 0,13 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.283,00 6,90 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.788,00 11,45 1.2 Đất lâm nghiệp 15.405,80 46,55 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7.391,80 22,33 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 5.581,80 17.68 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.162,20 6,53 9 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 710,00 2,15 1.4 Đất làm muối 17,90 0,05 1.5 Đất nông nghiệp khác 27,00 0,08 2 Đất phi nông nghiệp 3.777,40 11,41 2.1 Đất ở 695,30 2,10 2.2 Đất chuyên dùng 1.844,40 5,57 2.3 Đất sông suối , mặt nước chuyên dùng 1.076,90 3,25 2.4 Đất nghĩa trang , nghĩa địa 101,50 0,31 2.5 Đất tôn giáo, tín nghưỡng 15,10 0,05 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 4,30 0,01 3 Đất chưa sử dụng 2.948,30 8,91 (Nguồn: Tổng cục thống kê ) Việt Nam hiện nay vẫn là nước xuất khẩu lương thực lớn của thế giới song nếu việc chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa đang diễn ra mạnh mẽ mà không có sự điều chỉnh cộng với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa thì khả năng giữ được đất nông nghiệp ở mức an toàn, đảm bảo an ninh lương thực sẽ là thách thức lớn của tương lai. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng suy giảm là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, việc giữ gìn đất đai đặc biệt là đất trồng lúa có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình phát triển của nước ta hiện nay. 2.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1. Khái quát về hiệu quả - Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực xã hội và xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. 10 - Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và quản lý. - Việc xác định hiệu quả là hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn chưa giải đáp hết được. - Việc nâng cao hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp, mỗi người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi vùng. 2.3.2. Hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới ,nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Có thể phân hiệu quả thành 3 loại: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan