Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn bộ ...

Tài liệu Luận văn cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn bộ nội vụ

.PDF
95
110
127

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HỒNG MINH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN BỘ NỘI VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HỒNG MINH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN BỘ NỘI VỤ Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO ............... 8 1.1. Khái quát chung quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam .................... 8 1.2. Khái niệm, mục đích cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo........................................................................................................... 14 1.3 Nội dung cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ............ 19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ....................................................................................................... 28 Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO Ở BỘ NỘI VỤ ........................................... 31 2.1. Hoạt động chỉ đạo, điều hành và các yếu tố có ảnh hưởng đến cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ ............... 31 2.2. Thực trạng những nội dung cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ ........................................................................ 36 2.3. Đánh giá chung đối với cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ ................................................................................. 62 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN BỘ NỘI VỤ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................. 70 3.1. Quan điểm tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ..................................................................................................... 70 3.2. Giải pháp tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ..................................................................................................... 73 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 86 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLNN: Quản lý nhà nước CCHC: Cải cách hành chính TTHC: Thủ tục hành chính DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Về tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ năm 2013 đến năm 2017 ............................................................................................... 45 Bảng 2.2. Thống kê số lượng công chức, viên chức, người lao động được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2011 - 2015................................................... 51 Bảng 2.3. Danh sách 11 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Ban Tôn giáo Chính phủ .............................................................................. 58 Bảng 2.4. Xếp hạng chỉ số tổng hợp cải cách hành chính ................................... 63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một vấn đề lớn trong xã hội ngày nay, theo xu thế ngày càng có nhiều bộ phận dân cư quan tâm, tin và theo một tôn giáo. Trên thế giới, có đến trên 80% dân số tin, theo một tín ngưỡng, tôn giáo với hơn 20.000 tôn giáo. Việt Nam là một đất nước đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, tính đến tháng 6 năm 2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với hơn 26.000.000 tín đồ, gần 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự tôn giáo, gần 45.000 cơ sở thờ tín ngưỡng, trong đó có hơn 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Và theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thì: cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập thì hoạt động tôn giáo trên cả nước diễn ra ổn định, cơ bản tuân thủ chính sách, pháp luật. Điều này khẳng định tính đúng đắn, khoa học và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn nhiều hiện tượng tôn giáo và hoạt động tôn giáo diễn biến phức tạp, đặc biệt là từ khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều nội dung quy định trên tinh thần cởi mở hơn trước có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường hơn nữa tính hiệu lực, hiệu quả trong QLNN về tôn giáo. Nhận định QLNN về tôn giáo là quản lý một lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm, phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng công tác này với những quan điểm chỉ đạo về việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bình đẳng tôn giáo; tăng cường công tác QLNN về tôn giáo… thể hiện rõ nét qua Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/02/2018 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Hiến pháp 2013; Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật liên quan. Công tác QLNN về tôn giáo gồm nhiều nội dung (7 nội dung cơ bản), để tăng cường QLNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này, điều cốt lõi đòi hỏi cần cải cách hành chính. 1 Cải cách hành chính nói chung ở nước ta được bắt đầu quan tâm từ những năm 1990, được triển khai một cách đồng bộ từ năm 2001 (Chương trình tổng thể quốc gia) và đến nay đang thực hiện cuối giai đoạn 2 (2011 - 2020) theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ. Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và chiến lược phát triển kinh tê – xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định “cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Tính đến nay, công cuộc CCHC đã đạt nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ở cả các bộ phận cấu thành nền hành chính nhà nước: thể chế hành chính; tổ chức bộ máy hành chính; tài chính công; đội ngũ cán bộ, công chức… Trong đó có kết quả CCHC trong QLNN về tôn giáo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, trong từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động QLNN vẫn còn những vướng mắc. Đặc biệt, đối với lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và có nhiều vấn đề phát sinh mới như lĩnh vực tôn giáo (Luật tín ngưỡng, tôn giáo mới bước đầu đi vào cuộc sống), rất cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CCHC trong QLNN ở lĩnh vực này, nhằm thiết thực giải quyết những vướng mắc, xóa bỏ những rào cản mang tính quy trình, giải pháp trong hoạt động hành chính có nguy cơ trở thành những vấn đề phức tạp, làm nghiêm trọng hóa các hiện tượng nảy sinh trong đời sống thực tế, khiến cho mục tiêu và nhiệm vụ QLNN về tôn giáo không đạt được, như thủ tục hành chính chưa tinh gọn; việc quản lý còn nhiều tầng nấc; năng lực đội ngũ công chức chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu; việc chỉ đạo, điều hành, cơ sở công nghệ và việc tổ chức thực hiện chưa tương xứng với quyết tâm chính trị… Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn đóng góp một phần công sức nghiên cứu sâu về công tác cải cách hành chính trong quản lý nhà nước ở một lĩnh vực nhất định, qua đó có thể đánh giá, nhìn nhận, khảo cứu và nêu lên một số quan điểm, giải pháp thiết thực, hữu hiệu góp phần tiếp tục hoàn thiện công cuộc cải cách hành chính quốc gia. Trong phạm vi công trình nghiên cứu là một luận văn thạc sĩ, việc chọn đề tài “Cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực 2 tiễn Bộ Nội vụ” là một yêu cầu nghiên cứu thiết thực, gắn với một lĩnh vực quản lý nhà nước phức tạp, nhạy cảm và ngày càng đa dạng về đối tượng quản lý. – trong đó, Bộ Nội vụ nơi tác giả công tác là cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp trung ương, phù hợp với yêu cầu về cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu khảo cứu trực tiếp và cũng là cách tiếp cận hiệu quả nhất để nghiên cứu sâu và bảo đảm về lý luận - thực tiễn đối với vấn đề CCHC đang rất nóng mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang tiếp tục đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cải cách hành chính; về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo nhưng nghiên cứu cụ thể các nội dung cải cách hành chính gắn với nhiệm vụ cụ thể của một cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo cấp trung ương còn bị bỏ ngỏ chưa có công trình nào nghiên cứu. Các yếu tố tác động đến cải cách hành chính cũng chưa được các cấp nghiên cứu đúng mức.Vấn đề cải cách hành chính để chống cửa quyền, nhũng nhiễu cũng chưa được đề cập nhiều. Tác giả đã tiếp cận với một số tác giả, tác phẩm và văn bản sau: Acuna-Alfaro, Jairo (2009), (chủ biên), Cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng đồng.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 445 trang [1]. Nội dung nêu những bình luận chi tiết về sự phát triển nền hành chính ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ đổi mới, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính. Cuốn sách là sản phẩm chung của 18 chuyên gia nghiên cứu cao cấp và trung cấp của Việt Nam và quốc tế, có sự tham gia của hơn 100 chuyên gia trong lĩnh vực hành chính công tại Việt Nam được phỏng vấn, đặc biệt có chủ trì và Cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của UNDP làm trưởng nhóm và chủ biên, được tiến hành từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009. 3 Thủ tục hành chính; Lý luận và thực tiễn, Nguyễn Văn Thâm (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 [25]. Đã nghiên cứu khá kỹ về thủ tục hành chính, từ khái niệm, phân loại , ý nghĩa, đặc điểm, thực tiễn và các đánh giá thực tiễn trên cơ sở luận cứ khoa học. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa, (đồng chủ biên): Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Thống kê 2006 [2]. Đây là một tài liệu viết về dịch vụ công, đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công và nêu các giải pháp đơn giản hóa các TTHC. „Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” – sách kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành QLNN về Tôn giáo của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, nhà xuất bản tôn giáo [38]. “Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức” do Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ biên soạn và xuất bản năm 2014 [35]. Kỷ yếu Hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học” – Học viện Hành chính quốc gia 2010 [21]. Tài liệu hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2015 và triển khai kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020 của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của chính phủ [3] Tài liệu hỏi đáp về khoa học hành chính – GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, NXB Chính trị, Hà Nội năm 2008; Bên cạnh những tài liệu trên, còn có các tài liệu quan trọng khác như: - Các báo cáo của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; - Báo cáo tổng hợp: Mô hình tổ chức hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong thời kỳ CNHHĐH đất nước – Đề tài KX-04-02; - Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội [20] - Nguyễn Cửu Việt – Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Khoa Luật, 4 Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2010 [37]. - Tìm hiểu Hành chính nhà nước - GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, NXB KHXH năm 2001[22]. - Cải cách hành chính phục vụ dân. Mã số 94-98-069 do PGS.TS Nguyễn Văn Thâm làm chủ nhiệm [26]. - Vấn đề con người trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay – TS Hà Quang trường [34]. - Các bài báo của nhiều tác giả trên báo chí, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật... Các công trình nghiên cứu nói trên trực tiếp nghiên cứu về CCHC cũng đã gợi mở những vấn đề có ý nghĩa, bổ ích cho tác giả tiếp thu trong quá trình nghiên cứu làm Luận văn. Tiếp tục đẩy mạnh CCHC như thế nào để thực hiện tốt mục tiêu xã hội, phù hợp với điều kiện hiện có và đúng quy luật vận động của xã hội là vấn đề cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu sắc hơn nữa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CCHC trong quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là ở Bộ Nội vụ Việt Nam, Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện CCHC trong QLNN về tôn giáo để hoạt động QLNN về tôn giáo có hiệu lực và hiệu quả cao hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát chung một số vấn đề liên quan đến QLNN về tôn giáo: Làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục đích, nội dung của CCHC trong QLNN về tôn giáo; Phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến CCHC trong QLNN về tôn giáo; Phản ánh và đánh giá thực trạng CCHC trong QLNN về tôn giáo qua thực tiễn Bộ Nội vụ. - Đề xuất quan điểm, những giải pháp khoa học, thiết thực nhằm tiếp tục 5 CCHC trong QLNN về tôn giáo tại Bộ Nội vụ nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn là hoạt động CCHC trong QLNN về tôn giáo từ thực tiễn Bộ Nội vụ, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cụ thể về CCHC trong QLNN về tôn giáo ở Ban Tôn giáo Chính phủ. - Trong khuôn khổ hạn chế của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn CCHC; bộ thủ tục hành chính ... Từ đó có sự đánh giá về thực trạng và một số giải pháp tiếp tục CCHC hiện nay và những năm tiếp theo. Về thời gian, Luận văn tập trung đánh giá CCHC trong QLNN về tôn giáo ở Bộ Nội vụ giai đoạn từ năm 2011 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Cơ sở lý luận Để đạt mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã quán triệt sâu sắc phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chính Minh về đường lối chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích đánh giá thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng tới cải cách HC trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ. - Luận văn có sử dụng các phương pháp cụ thể nghiên cứu tài liệu kết hợp với khảo cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử cụ thể… - Nghiên cứu 6 nội dung CCHC ở Bộ Nội vụ. - Ngoài ra, tác giả sẽ áp dụng một số phương pháp bổ sung khác như kết quả hội thảo chuyên gia, tổng hợp và phân tích. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận về CCHC trong 6 QLNN về tôn giáo ở nước ta, làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khoa học về CCHC nói chung và CCHC trong lĩnh vực QLNN về tôn giáo nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn: Đánh giá một cách tổng quát về công tác CCHC trong lĩnh vực QLNN về tôn giáo từ thực tiễn Bộ Nội vụ., những đòi hỏi khách quan của công tác CCHC. Nâng cao sự nhận thức về vai trò to lớn của công tác CCHC đối với các cán bộ công chức và của công dân - Nhìn nhận CCHC của Bộ Nội vụ một cách tổng quát và khách quan trong mối liên hệ với các công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước nói chung và ngành QLNN về tôn giáo nói riêng. - Nêu lên vai trò, tác dụng của CCHC cả về mặt nhận thức và chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. - Đề xuất một số giải pháp áp dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC). 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh sách các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo. Chương 2. Thực trạng cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bộ Nội vụ. Chương 3. quan điểm, giải pháp tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn ở Bộ Nội vụ Việt Nam giai đoạn hiện nay. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 1.1. Khái quát chung quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam 1.1.1. Khái niệm, vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo 1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo Thứ nhất: Khái niệm quản lý Thuật ngữ “Quản lý” đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập với nhiều cách hiểu khác nhau song thống nhất ở hai nội dung chủ yếu: Quản lý là sự tác động mang tính tổ chức, tính mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý; Mục tiêu của quản lý là nhằm làm cho đối tượng quản lý hoạt động phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trước. Thứ hai: Khái niệm quản lý nhà nước Theo Wikipedia: Quản lý (hành chính) nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân [36]. Thứ ba: Khái niệm tôn giáo Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, có hàng trăm khái niệm về tôn giáo từ thời trước khi xuất hiện đạo Kito đến nay. C.Mác chỉ ra nguồn gốc của tôn giáo:…không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính là con người sáng tạo ra tôn giáo…, Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Ph.Ăngghen trong tác phẩm chống “Đuyrinh” đã nêu: “…Tất cả mọi tôn 8 giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người” [24, tr.13]. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về tôn giáo chưa có tài liệu nào giải thích cụ thể về khái niệm này. Thuật ngữ “Tôn giáo” xuất phát từ tiếng Latin (Relegere), nghĩa là: thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học chủ biên xuất bản năm 2005 thì “tôn giáo” là “1. Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ; 2. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào đó và những lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy”. Do đó, để nêu khái niệm tôn giáo hoàn chỉnh cần xét ba dấu hiệu cơ bản sau: 1/ Nói đến Tôn giáo là nói đến cộng đồng người có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí; 2/ Có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo sản; 3/ Có tổ chức hoạt động từ Giáo hội xuống cơ sở khá chặt chẽ. Thứ tư: Hoạt động tôn giáo Khoản 11 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã khẳng định “ Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo” – hay nói cách khác đó là các hoạt động truyền đạo, hành đạo và quản đạo của tôn giáo. Thứ năm: Khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo Từ bốn khái niệm đã trình bày ở phần trên, ta có thế nhìn nhận khái niệm QLNN về tôn giáo là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dưng – bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Nhà nước quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức tôn giáo trước pháp luật, hình thành khung pháp 9 lý, làm cơ sở để các tôn giáo thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Mô tả bức tranh về tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay, có thể thấy: Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới. Ở đây có các tín ngưỡng truyền thống phong phú như đồng, cốt, xem bài, xóc thẻ, thờ cúng tổ tiên, thần, thánh và các biểu tượng linh thiêng; các tôn giáo từ nguyên thủy đến hiện đại, có tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Hồi giáo, Tin lành, Phật giáo, Baha‟I…, có tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hòa hảo, Tứ ân hiếu nghĩa, Bửu sơn kỳ hương…Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ: tính đến đầu năm 2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với hơn 26.000.000 tín đồ, gần 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự tôn giáo, trong đó Phật giáo khoảng hơn 10 triệu tín đồ, Công giáo hơn 6 triệu tín đồ, Cao đài 2,4 triệu tín đồ, Hòa hảo 1,2 triệu tín đồ, tin lành 1,7 triệu tín đồ, Hồi giáo khoảng hơn 100.000 tín đồ. Theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thì: cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập thì hoạt động tôn giáo trên cả nước diễn ra ổn định, cơ bản tuân thủ chính sách, pháp luật. Các Tôn giáo hoạt động theo đúng nội dung về tôn chỉ, giáo lý, giáo luật, giáo sản, giáo sỹ, hiến chương, quy chế và có nhiều đóng góp tích cực, ý nghĩa về văn hóa – tinh thần – giáo dục – y tế … với xã hội, mang lại nhiều thành quả thiết thực “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng cuộc sống tốt đẹp và bảo vệ những chuẩn mực chân, thiện mỹ, những giá trị nhân văn cũng như giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng và bảo vệ tổ quốc… Tuy nhiên, bên cạnh đó, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường cũng dẫn đến hiện tượng trong các tôn giáo có phát sinh mâu thuẫn nội bộ liên quan đến bất đồng quan điểm, tranh chấp quyền lợi; một số hiện tượng tu sỹ không giữ đạo hạnh, vi phạm giới luật hoặc có những hoạt động có dấu hiệu lệch chuẩn. Bên cạnh đó, nhiều thế lực chính trị muốn lợi dụng tôn giáo và hoạt động tôn giáo, lợi dụng vấn đề về nhân quyền để kích động nhân dân, chống phá nhà nước ta bằng những luận điệu xuyên tạc liên quan chủ yếu đến vấn đề bình 10 đẳng giữa các tôn giáo, vấn đề nhà nước quản lý tôn giáo làm hạn chế quyền tự do tôn giáo... là những thực trạng không thể tránh khỏi, đòi hỏi công tác tôn giáo không chỉ đơn thuần là công tác QLNN về tôn giáo của cơ quan chuyên môn mà phải là công tác của cả hệ thống chính trị. QLNN về tôn giáo có các đặc điểm cơ bản sau: - Về chủ thể quản lý: Chủ thể QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp bao gồm: Chính phủ, UBND các cấp, ngoài ra có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ); Bộ Công an; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường... Hiện nay, trên thế giới, với bất kỳ mô hình nhà nước nào, ở đâu có tôn giáo thì ở đó có sự QLNN về tôn giáo với ý nghĩa Nhà nước thực hiện chức năng của mình. Tùy theo chính thể và mô hình khác nhau mà mỗi quốc gia đều có sự điều chỉnh khác nhau về chế độ quản lý nhà nước về tôn giáo. Hiện nay trên thế giới có 4 hình thức quản lý nhà nước về tôn giáo: Mô hình nhà nước lấy Tôn giáo là quốc đạo; Mô hình nhà nước lấy 1 tôn giáo là quốc đạo và các tôn giáo khác được tôn trọng, bình đẳng; Mô hình nhà nước thế tục và Mô hình nhà nước vô thần - Khách thể quản lý: Đó chính là hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, người tu hành và tín đồ 1.1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam QLNN về tôn giáo là một yêu cầu khách quan. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của một bộ phận đông đảo nhân dân. Hoạt động tôn giáo không chỉ là hoạt động mang tính nội bộ của tôn giáo mà nó luôn gắn bó mật thiết với sự tồn tại, vận động và phát triển của tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội, do đó, ở bất cứ quốc gia nào, nhà nước nào, yêu cầu QLNN về tôn giáo không chỉ xuất phát từ ý chí của nhà nước mà còn xuất phát từ thực tế khách quan của sự hình thành, tồn tại, phát triển và những ảnh hưởng của tôn giáo trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một 11 thực thể xã hội, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại và ra đời từ những tiền đề kinh tế - xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức của con người. Khi những nguồn gốc làm phát sinh tôn giáo chưa được giải quyết, tôn giáo vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thế giới quan, chức năng liên kết cộng đồng, chức năng đền bù hư ảo, điều chỉnh hành vi đạo đức và mục tiêu sống của con người. Bên cạnh ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội thì tôn giáo có nhiều khả năng làm lệch lạc nhận thức thế giới quan, dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng vì mục đích chính trị đen tối và có thể đẩy con người đến chỗ nghi kị, hận thù, xung đột, đối kháng gây nên những thảm họa cho nhân loại... QLNN về tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong tôn giáo, từ đó tạo ra môi trường pháp lý – chính trị - kinh tế - xã hội tốt nhất cho người có đạo, cho các tổ chức tôn giáo, cho cộng đồng và cho nhà nước. Do đó, QLNN về tôn giáo có những vai trò như sau: - QLNN về tôn giáo luôn giữ vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước; góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc; giữ vững an ninh quốc phòng. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, trong nước hay ngoài nước. - QLNN về tôn giáo giúp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, trong đó có các tín đồ tôn giáo; tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng, Nhà nước; Phát huy dân chủ, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo để đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần tạo sự ổn định chính trị - xã hội, phát huy nguồn lực tôn giáo từ tinh thần đoàn kết trong nhân dân. - QLNN về tôn giáo sẽ tạo lập được cơ sở chính trị trong các vùng tôn giáo tập trung, từ đó phát huy được vai trò của cán bộ nòng cốt (cán bộ, đảng 12 viên, người có uy tín) trong công tác tranh thủ, vận động đồng bào có đạo, phát triển thêm nhiều đảng viên, hội viên các đoàn thể là các tín đồ tôn giáo, thuận lợi cho quá trình hướng lái hoạt động tôn giáo vì mục đích “tốt đời, đẹp đạo” và đứng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thiết thực, hiệu quả việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc – tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ đất nước. - QLNN về tôn giáo khuyến khích các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội có lợi cho sự phát triển đất nước, phù hợp với pháp luật và đạo lý. Đồng thời ngăn chặn được những hoạt động lợi dụng công việc từ thiện, nhân đạo để tiến hành hoạt động tôn giáo trái pháp luật, nhất là đối với các âm mưu và hoạt động triệt để lợi dụng các sơ hở, thiếu sót của ta trong QLNN về tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá nhà nước. - QLNN về tôn giáo có liên quan đến chính sách mở trong hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, giúp tạo tinh thần phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. 1.1.2.Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam Tôn giáo và hoạt động thực hành tôn giáo rất phức tạp, nhà nước không thể và không cần quản lý tất cả các hoạt động thực hành tôn giáo mà thường tập trung quản lý những vấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến tôn giáo. Theo Điều 60 Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam năm 2016 thì nội dung QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm 7 vấn đề cơ bản sau đây: 1/. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. 2/. Quy định tổ chức bộ máy QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo; 3/. Tổ chức thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; 4/. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; 5/. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo; 13 6/. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; 7/. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. 1.2. Khái niệm, mục đích cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo 1.2.1.1. Khái niệm cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo Cách hiểu phổ quát nhất về mặt thuật ngữ, “cải cách” là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Đây là cách hiểu để phân biệt cải cách với các hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi (sáng kiến, giải pháp, thay đổi...) Theo đó, CCHC được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, CCHC trong QLNN về tôn giáo trong tổng thể khái niệm CCHC nhà nước, là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính trong lĩnh vực QLNN về tôn giáo hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành của mình và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính với 7 nội dung cơ bản liên quan đến QLNN trong lĩnh vực tôn giáo, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với những nội dung đó. CCHC trong QLNN về tôn giáo là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động CCHC trong QLNN về tôn giáo đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể trong QLNN về tôn giáo của quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan