Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận b...

Tài liệu Luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh tp. hồ chí minh​

.PDF
109
83
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN ĐĂNG PHONG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN ĐĂNG PHONG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THUẤN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS,TS. Nguyễn Thuấn (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày tháng 04 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Võ Tấn Phong Phản biện 1 3 PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 2 4 5 TS. Lại Tiến Dĩnh TS. Nguyễn Thành Long Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS.TS Nguyễn Phú Tụ TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng 04 năm 2018. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Đăng Phong Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 10/02/1969 Nơi sinh: Hải Phòng Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1641820058 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh II- Nhiệm vụ và nội dung: Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau:  Nhiệm vụ của luận văn: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh  Nội dung chính của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kiểm tra thuế Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nội dung nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Thuấn CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) PGS,TS. Nguyễn Thuấn KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đăng Phong ii LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Nguyễn Thuấn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị trong Chi cục thuế Quận Bình Thạnh, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Tp.HCM, tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Đăng Phong iii TÓM TẮT Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu đối với ngân sách nhà nước của mọi quốc gia, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế thông qua công tác kiểm tra thuế có ý nghĩa quan trọng. Dựa trên các lý thuyết về kiểm tra thuế và các nghiên cứu trước đây trên Thế giới và Việt Nam, tác giả đã kiến nghị mô hình lý thuyết gồm 10 yếu tố tác động đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh bao gồm: chất lượng kiểm tra; nhận thức của người nộp thuế; đặc điểm của doanh nghiệp; tần suất kiểm tra thuế; hỗ trợ quản lý của cấp trên; tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm thuế; chính sách pháp luật thuế; chế độ đãi ngộ cán bộ thuế; cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm tra thuế; sự phối hợp của cơ quan nhà nước có liên quan. Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình lý thuyết bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 05 Cán bộ thuế đang làm việc tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thước là n = 200. Nghiên cứu này dùng để khẳng định độ tin cậy và giá trị của các thang đo và để kiểm định mô hình lý thuyết thông qua phương pháp hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu nhận diện được 7 yếu tố tác động đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh là: Chất lượng kiểm tra; cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm tra thuế; chính sách pháp luật thuế; nhận thức của người nộp thuế; tần suất kiểm tra thuế; sự phối hợp của cơ quan nhà nước có liên quan. Các biến này giải thích được 60% sự thay đổi trong hiệu quả của công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh. Trong các biến độc lập trong mô hình sau khi kiểm định thì biến độc lập "chất lượng kiểm tra" có mức ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế với tỷ trọng là 23,4%, ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố tần suất kiểm tra thuế. iv ABSTRACT Taxation is an important and essential source of revenue for all state budgets, so improving tax administration efficiency through tax audits is important. Based on the theory of tax audit and previous studies in the world and Vietnam, the author proposed a theoretical model of 10 factors affecting tax audits of Binh Thanh District Tax Department includes: audit quality; awareness of taxpayers; characteristics of the enterprise; tax audit frequency; support the management of the superior; strictness in the handling of tax violations; tax law policies; preference to tax officials; infrastructure for tax audit; the coordination of the relevant state agencies. Research methods used to test measurement models and theoretical models include qualitative research and quantitative research. Qualitative research was conducted through group discussion with 05 tax officials working at Binh Thanh District Tax Department. Quantitative research was conducted by direct interview technique with a sample size of n = 200. This study used to confirm the reliability and validity of the scales and to test the theoretical model through multivariate regression. Results of the study identified 7 factors affecting tax audits of Binh Thanh District Tax Department is: audit quality; infrastructure for tax audit; tax law policies; awareness of taxpayers; tax audit frequency; the coordination of the relevant state agencies. These variables explain 60% of the changes in the effectiveness of tax inspections of Binh Thanh District Tax Department. In the independent variables in the model after the test, the independent variable "audit quality" has the greatest impact on the effectiveness of the tax audit with a weight of 23.4%, the least effect being frequency factor of tax audit. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................5 1.6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ...............6 2.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................................6 2.1.1. Khái niệm thuế ...............................................................................................6 2.1.2. Quản lý thuế ...................................................................................................7 2.1.3. Khái niệm kiểm tra thuế và hiệu quả kiểm tra thuế .......................................7 2.2. Lý thuyết về kiểm tra thuế ....................................................................................8 2.2.1. Lý thuyết kinh tế ............................................................................................9 2.2.2. Lý thuyết tâm lý .............................................................................................9 2.2.3. Lý thuyết xã hội học.....................................................................................10 2.2.4. Lý thuyết về tạo dựng niềm tin ....................................................................10 2.2.5. Lý thuyết về đạo đức thuế ............................................................................11 2.2.6. Lý thuyết AS (The Allingham and Sandmo Theory) ..................................11 vi 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................12 2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................12 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................19 2.4. Giới thiệu tổng quan Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh .........24 2.5. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ...............................................................26 2.5.1. Chất lượng kiểm tra .....................................................................................26 2.5.2. Nhận thức của người nộp thuế .....................................................................29 2.5.3. Đặc điểm của doanh nghiệp .........................................................................29 2.5.4. Tần suất kiểm tra thuế ..................................................................................30 2.5.5. Hỗ trợ quản lý của cấp trên ..........................................................................30 2.5.6. Tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm thuế ...............................................31 2.5.7. Chính sách pháp luật thuế ............................................................................31 2.5.8. Chế độ đãi ngộ cán bộ thuế ..........................................................................31 2.5.9. Cơ sở hạ tầng phục vụ kiểm tra thuế............................................................32 2.5.10.Sự phối hợp của cơ quan Nhà nước có liên quan ......................................32 2.5.11.Hiệu quả kiểm tra thuế ...............................................................................32 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................35 3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................35 3.1.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................35 3.1.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................36 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................36 3.1.4. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................37 3.1.5. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................38 3.2. Xây dựng thang đo .............................................................................................38 3.2.1. Phương pháp xây dựng thang đo .................................................................39 3.2.2. Nghiên cứu định tính khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo ..................41 3.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng..............................................47 3.2.4. Kích thước mẫu nghiên cứu định lượng ......................................................49 vii 3.2.5. Mô hình nghiên cứu lý chính thức ...............................................................50 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................54 4.1. Mô tả mẫu ...........................................................................................................54 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ..........................59 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................60 4.4. Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................................65 4.4.1. Phân tích tương quan giữa các nhân tố ........................................................65 4.4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................67 4.4.3. Kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi .......................67 4.4.4. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.....................................................68 4.4.5. Kiểm định hệ số hồi qui và giả thuyết .........................................................69 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................74 5.1. Kết luận...............................................................................................................74 5.2. Hàm ý quản trị ....................................................................................................75 5.3. Những đóng góp chính của nghiên cứu ..............................................................76 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................77 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Tên viết tắt Nghĩa viết tắt CCT Chi cục thuế DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa KTT Kiểm tra thuế ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo nháp đầu của các khái niệm nghiên cứu ................................... 39 Bảng 3.2: Thang đo Chất lượng kiểm tra sau khi điều chỉnh ................................... 42 Bảng 3.3: Thang đo Nhận thức của người nộp thuế sau điều chỉnh ......................... 43 Bảng 3.4: Thang đo Đặc điểm của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh ....................... 43 Bảng 3.5: Thang đo Tần suất KTT sau khi điều chỉnh ............................................. 44 Bảng 3.6: Thang đo Hỗ trợ quản lý của cấp trên sau khi điều chỉnh ........................ 44 Bảng 3.7: Thang đo Tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm thuế sau khi điều chỉnh45 Bảng 3.8: Thang đo Chính sách pháp luật thuế sau khi điều chỉnh .......................... 45 Bảng 3.9: Thang đo Chế độ đãi ngộ cán bộ thuế sau khi điều chỉnh ........................ 46 Bảng 3.10: Thang đo Cơ sở hạ tầng phục vụ KTT sau khi điều chỉnh ..................... 46 Bảng 3.11: Thang đo Sự phối hợp của cơ quan Nhà nước có liên quan sau khi điều chỉnh .......................................................................................................................... 47 Bảng 3.12: Thang đo Hiệu quả KTT sau khi điều chỉnh .......................................... 47 Bảng 3.13: Thang đo chính thức hiệu quả KTT tại CCT Bình Thạnh ...................... 48 Bảng 4.1: Bảng mô tả các biến quan sát trong thang đo ........................................... 54 Bảng 4.2: Mô tả mẫu theo nhóm tuổi và giới tính .................................................... 56 Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu phân tầng theo đơn vị công tác tại Chi cục .......................... 58 Bảng 4.4: Kết quả hệ số Cronbach Alpha ................................................................. 59 Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett ..................................................................... 61 Bảng 4.6: Tổng phương sai trích được giải thích...................................................... 61 Bảng 4.7: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................ 62 Bảng 4.8: Trọng số các nhân tố biến phụ thuộc hiệu quả KTT ................................ 63 Bảng 4.9: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích EFA 64 Bảng 4.10: Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình chính thức ............................ 65 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ....................... 70 Bảng 4.12: Vị trí quan trọng của các yếu tố.............................................................. 71 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT.................................... 33 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ........................................................... 36 Hình 3.2: Quy trình xây dựng thang đo .................................................................... 39 Hình 4.1: Cơ cấu mẫu chia theo trình độ học vấn ..................................................... 57 Hình 4.2: Cơ cấu mẫu theo thu nhập......................................................................... 57 Hình 4.3: Cơ cấu mẫu theo thâm niên làm việc ........................................................ 58 Hình 4.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT được điều chỉnh sau khi EFA ........................................................................................................................... 64 Hình 4.5: Phân tích tương quan giữa các nhân tố ..................................................... 66 Hình 4.6: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ 67 Hình 4.7: Kết quả kiểm định phương sai của phần dư .............................................. 68 Hình 4.8: Tóm tắt mô hình ........................................................................................ 69 Hình 4.9: Phân tích phương sai ................................................................................. 69 Hình 4.10: Hệ số hồi quy .......................................................................................... 69 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu đối với ngân sách nhà nước của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, chính vì vậy hệ thống và chính sách thuế được xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện – kinh tế - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sự nhất định của mỗi quốc gia. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc do luật pháp quy định đối với các tổ chức và cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Năm 2013, tỷ trọng đóng góp thuế so với GDP chiếm khoảng 18%, tỷ trọng này có giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn là nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam (Huỳnh Thế Du, 2016). Trong cơ cấu nguồn thu thuế hiện nay của nước ta thì nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ cao, chiếm khoảng 90% tổng nguồn thu thuế, và theo dự báo nguồn thu thuế từ doanh nghiệp vẫn là chủ yếu trong thời gian tới của nước ta (Huỳnh Thế Du, 2016). Đảm bảo nguồn thu thuế đúng và đủ là vô cùng quan trọng để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho đầu tư và phát triển đất nước. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức được việc thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ, hạch toán kế toán, chấp hành tốt việc kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các Luật thuế mới cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc, do đó một số doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở của Luật để khai man trốn thuế ở nhiều mức độ khác nhau, từ đơn giản đến tinh vi phức tạp, trong nội bộ doanh nghiệp đến liên kết nhiều doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, mức độ vi phạm ngày càng đa dạng, phức tạp, nghiêm trọng. Đặc biệt, hiện tượng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kê khai lỗ đang khá phổ biến (khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm). Mức 2 độ trốn thuế và tránh thuế cao một phần do khu vực kinh tế phi chính thức còn quá lớn, trong khi chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế còn nhiều kẽ hở khiến cho đối tượng nộp thuế lợi dụng, đi đôi với vấn đề đạo đức của công chức ngành thuế và chế tài trừng phạt hành vi trốn, tránh thuế chưa đủ sức răn đe. Chi phí tuân thủ thuế cao và mức độ tham nhũng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trốn tránh thuế, thất thoát nguồn thu thuế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), với quy mô khu vực kinh tế phi chính thức từ 17,6% GDP đến 35,7% GDP thì mức độ thất thoát nguồn thu thuế tương ứng từ 3,5% GDP đến 6,1% GDP (Nhóm nghiên cứu Vietnam Report, 2014). Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp lớn nhất (30%) vào nguồn thu ngân sách nhà nước (Minh Thư, 2015). Thực trạng về các hành vi trốn thuế, lách thuế như đề cập ở trên diễn ra trên địa bàn Thành phố cũng hết sức phổ biến. Chính vì vậy công tác KTT đối với doanh nghiệp tại Thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với ngân sách chung của cả nước. Cơ quan thuế của 24 quận huyện trên địa bàn Thành phố là đơn vị trực tiếp quản lý thuế của các doanh nghiệp đang hoạt động thuộc khu vực quản lý của mình. Chính vì vậy, sự hiệu quả trong công tác quản lý trong đó có công tác kiểm tra thuế (KTT) của các Chi cục đóng góp chung vào hiệu quả quản lý thuế của Thành phố Hồ Chí Minh. Giống như các Chi cục thuế khác, Chi cục thuế quận (CCT) Bình Thạnh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần đảm bảo nguồn thu thuế chung của Thành phố, do đó lãnh đạo đơn vị luôn nỗ lực tìm kiếm giải pháp để quản lý thuế hiệu quả, trong đó công tác KTT được xem là một trong những hoạt động cốt lõi của quản lý thuế. Để công tác KTT đạt hiệu quả cao thì cần thiết phải xác định được yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác KTT tại CCT Bình Thạnh, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Nhiều cuộc họp chuyên môn trong CCT Bình Thạnh được tiến hành hàng tháng, hàng quý và hàng năm để khắc phục các bất cập trong công tác KTT, bên cạnh đó Chi cục cũng tham khảo các kinh nghiệm từ các đơn vị khác trên địa bàn Thành phố và cả nước để vận dụng vào thực tiễn đơn vị. Thực tế cách tiếp cận này 3 vẫn hiệu quả trong một phạm vi nhất định nhưng vẫn thiếu tính hệ thống khoa học trong giải quyết vấn đề đó là chưa đo lường được các yếu tố nào tác động lên công tác kiểm tra. Thêm nữa cách tiếp cận này chưa đánh giá yếu tố nào tác động đáng kể lên hoạt động KTT, điều này dẫn đến các giải pháp đưa ra chưa mang lại hiệu quả cao. Khảo lượt các nghiên cứu tại đơn vị dưới góc độ học thuật và ứng dụng, vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác KTT tại CCT Bình Thạnh. Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh" để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát trong nghiên cứu này là "Xác định các yếu tố ảnh hưởng công tác KTT tại CCT Bình Thạnh nhằm gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTT tại Chi cục". Mục tiêu cụ thể  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh.  Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến KTT tại CCT Bình Thạnh.  Đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTT tại Chi cục. Để đạt được mục tiêu đề ra cần trả lời các câu hỏi sau: (1) Những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh? (2) Đối với các yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh thì vị trí quan trọng của mỗi yếu tố như thế nào đối với công tác này? (3) Hàm ý quản trị gì cần rút ra từ nghiên cứu này đối với công tác KTT tại CCT Bình Thạnh? 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là "Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh". Đối tượng khảo sát là cán bộ công chức thuế đang làm việc tại CCT Bình Thạnh. Cán bộ thuế tham gia vào quá trình khảo sát đều có kinh nghiệm từ ít nhất 1 năm trở lên và là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình kiểm tra thuế. Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này tập trung vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT thuế trên góc độ hiệu quả kinh tế. Theo đó, đối với hiệu quả kinh tế, chi phí kiểm tra là tối thiểu, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng kiểm tra, khai thác đầy đủ các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Cụ thể hơn, hiệu quả KTT thể hiện ở các khía cạnh như tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp được nâng cao, chi phí tiến hành KTT tại đơn vị giảm dần, số lượng hồ sơ phát hiện vi phạm thuế giảm hàng năm, hỗ trợ công tác quản lý thuế chung tốt hơn.  Phạm vi không gian: Xét trong phạm vi CCT Bình Thạnh  Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chủ yếu thu thập dữ liệu sơ cấp do chính tác giả thực hiện trong năm 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm (dự kiến n=5). Nghiên cứu này được thực hiện để điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn khảo sát với cán bộ công chức đang làm việc tại CCT Bình Thạnh có liên quan trực 5 tiếp hoặc gián tiếp đến công tác KTT tại Chi cục. Mục đích của nghiên cứu này dùng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh và mức độ quan trọng của mỗi yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTT tại Chi cục. Công cụ sử dụng cho phân tích dữ liệu nghiên cứu là phần mềm SPSS 22. 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần vào bổ sung vào kho tàng tri thức chung trong lĩnh vực KTT đối với doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần hỗ trợ CCT Bình Thạnh nhận diện được các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến công tác KTT của đơn vị, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác KTT. 1.6. Kết cấu của luận văn Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan: Trong chương này sẽ trình bày nội dung về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về công tác KTT: Trong chương này sẽ trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến hiệu quả KTT, tổng quan các nghiên cứu trước đây, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày nội dung thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KTT tại CCT Bình Thạnh. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trong chương này sẽ mô tả mẫu nghiên cứu đã thu thập dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến. Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu: Trong nội dung chương sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính, hàm ý của nghiên cứu, những đóng góp chỉnh của nghiên cứu, hạn chế và những gợi ý nghiên cứu tiếp theo. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm thuế Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze (1934), “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước. Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn Kinh tế học của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật” (được trích dẫn trong Đặng Hồng Kỳ, 2013, trang 11). Theo từ điển tiếng Anh, thuế là một khoản tiền mà một người phải trả cho chính phủ để có thể trả cho các dịch vụ công. Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học – 1998), thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp ... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định. Một định nghĩa cụ thể hơn trên góc độ thời gian, theo đó thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thề nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng (Nguyễn Thị Liên and Nguyễn Văn Hiệu, 2009). Tổng quát chung có thể hiểu Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền hoặc hiện vật từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan