Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại tòa án nhân dân, từ ...

Tài liệu Luận văn áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại tòa án nhân dân, từ thực tiễn tỉnh quảng nam

.PDF
88
428
139

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO VĂN CẦN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO VĂN CẦN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH KHÔI HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, số liệu trong luận văn là trung thực và chính xác, những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có sự gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Cao Văn Cần MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN ..................................... 9 1.1. Khái niệm, tính chất, đặc điểm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ........................................................................................... 9 1.2. Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ...... 18 1.3. Nội dung áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 20 1.4. Hồ sơ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân...... 24 1.5. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ................................................................................................................... 29 1.6. Các yếu tố tác động đến áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân...................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN HAI CẤP TỈNH QUẢNG NAM . 39 2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế xã hội và tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua .................................................. 39 2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam .................................................................................. 39 2.3. Những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam .............................. 46 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XEM XÉT, ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM ...... 56 3.1. Định hướng bảo đảm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân .......................................................................................................... 56 3.2. Gải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân .................................................... 64 3.3. Các giải pháp tại tỉnh Quảng Nam ........................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADPL : Áp dụng pháp luật BPXLHC : Biện pháp xử lý hành chính CSCNBB : Cơ sở cai nghiện bắt buộc CSGDBB : Cơ sở giáo dục bắt buộc TAND : Tòa án nhân dân TGD : Trường giáo dưỡng UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [1] ; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ “nhiệm vụ của cải cách tư pháp là bảo đảm để Tòa án là trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”[2]. Do đó, khi nói đến Tòa án, mọi người nghĩ ngay đến đây là cơ quan nhân danh Nhà nước xét xử các loại án, cách hiểu này không sai nhưng chưa đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ hiện nay của Tòa án vì sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua năm 2012, có hiệu lực từ 01/7/2013, thì bên cạnh chức năng giải quyết, xét xử các loại án, Tòa án (Tòa án nhân dân) còn được giao thêm chức năng xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như Đưa vào Trường giáo dưỡng, Đưa vào cơ sở Giáo dục bắt buộc và Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo đó kể từ ngày 01/01/2014, thì việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như Đưa vào Trường giáo dưỡng, Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc và Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thay vì do Chủ tịch UBND hay Trưởng Công an huyện như trước đây. Để thi hành quy định này, ngày 20/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số: 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự, thủ tục xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Việc chuyển giao này là kết quả của quá trình cải cách tư pháp ở nước ta vì xét về bản chất thì các biện pháp xử lý hành chính Đưa vào Trường giáo 1 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 Nghị quyết số 49-NQ/TW. 1 dưỡng, Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buột hay Đưa vào Cơ sở cai nhiện bắt buột do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định áp dụng là những biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước, trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công dân, trong đó có người chưa thành niên. Khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng sẽ bị hạn chế một số quyền, trong đó có quyền tự do. Do đó, quá trình xem xét, áp dụng các biện pháp này, để đảm bảo quyền con người, quyền công dân đòi hỏi chúng phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công khai, đảm bảo khách quan, chính xác. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ Quốc tế, phù hợp với xu hướng hội nhập của nền tư pháp nước ta. Qua bốn năm thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong toàn bộ hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đế cấp bách cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến nhiều vấn đề như điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị, cơ quan đề nghị cùng vấn đề công khai minh bạch trong quá trình xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.... Việc nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam từ đó làm sáng tỏ cơ sở lý luận, vai trò của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính này trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Từ những lý do trên, tôi chọn Đề tài “Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân, từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn Thạc sĩ luật học là có tính thực tiễn, cấp thiết và khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ chủ thể thực hiện các biện pháp xử lý hành chính trước đây là cơ quan hành chính nhà nước tiến hành, các biện pháp này mang tính 2 chất hành chính, chế tài mà các biện pháp này tác động đến các đối tượng bị áp dụng không quá nghiêm khắc như chế tài hình sự; mặt khác đây là lĩnh vực mới, là nhiệm vụ, chức năng mới của Tòa án nhân dân nên trong những năm 90 của thế kỷ 20 tuy có một số công trình khoa học nghiên cứu các đề tài về xử lý vi phạm hành chính nói chung nhưng nhìn chung là không nhiều. Riêng vấn đế về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì có rất ít nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến và phải đến khi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được thông qua và có hiệu lực thi hành thì lĩnh vực này mới bắt đầu thu hút sự chú ý quan tâm của các nhà khoa học. Trong đó có thể kể đến các đề tài như: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Các biện pháp xử lý hành chính khác và việc bảo đảm quyền con người” do Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2008; Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính” do Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012; “Báo cáo đánh giá về các biện pháp xử lý hành chính khác và khuyến nghị hoàn thiện trong Luật xử lý vi phạm hành chính” do Dự án tăng cường tiếp cận quyền và bảo vệ công lý tại Việt Nam thực hiện năm 2010. “Báo cáo hoàn thiện các biện pháp xử lý hành chính khác trong Luật xử lý vi phạm hành chính” do Dự án tăng cường tiếp cận quyền và bảo vệ công lý tại Việt Nam thực hiện năm 2011; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Các biện pháp xử lý hành chính khác và việc bảo đảm quyền con người” của tác giả Đặng Thanh Sơn, Bộ Tư Pháp là chủ biên năm 2009; Luận án phó tiến sĩ: “Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn”, của tác giả Vũ Thư, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 1996 (từ năm 1998 đổi thành tiến sĩ); Luận văn thạc sĩ luật: “Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, của tác giả Nguyễn Trọng Bình, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2002; Luận văn thạc sĩ luật học: “Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên”, của tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003; 3 Luận văn thạc sĩ luật học: “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: lý luận và thực tiễn”, của tác giả Bùi Tiến Đạt, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2008; Luận văn thạc sĩ luật học: “Các biện pháp xử lý hành khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Hà, Đại học luật Hà Nội, năm 2012; Luận văn thạc sĩ luật học: “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”, của tác giả Phạm Tiến Thành, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014; Luận văn thạc sĩ luật học: “Bảo đảm quyền con người trong áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, của tác giả Dương Thị Bích Hạnh, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014 hay các công trình, bài viết khác như: Bài viết “Về các biện pháp xử lý hành chính khác: Thực tiễn và giải pháp” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế, đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008); Bài viết “Quyền công dân, quyền con người và chỗ đứng của các biện pháp xử lý hành chính khác trong pháp luật về vi phạm hành chính”, của tác giả Trần Thanh Hương, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật 11/2005; Bài viết “Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành chính khác theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Ngọc Thạch, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Thông tin chuyên đề số 1 (2006); Bài viết “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính”, của tác giả Đào Thị Thu An đăng trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20/2011…. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố nói trên, mỗi công trình tập trung nghiên cứu về một vấn đề có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính nói chung cũng như việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nói riêng, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về áp các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Do vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về lý luận và thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Qua quá trình nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, làm rõ thực trạng áp dụng các biện pháp này của các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam. Từ đó chỉ rõ những tồn tại hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý tại Tòa án nhân dân nói chung, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này tại các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Để đạt mục đích đặt ra ở trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: + Tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan cùng một số vấn đề lý luận chung về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trên cơ sở các thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại. + Đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng. + Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công áp dụng các biện pháp này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 Luận văn nghiên cứu về áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự, thủ tục xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và các văn bản có liên quan từ thực tiển tỉnh Quảng Nam. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân gồm biện pháp Đưa vào Trường giáo dưỡng, biện pháp Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buột và biện pháp Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buột gắn liền với thực tiễn áp dụng các biện pháp này tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam. Luận văn không nghiên cứu các quy định về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung, biện pháp xử lý hành chính Giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng như việc thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân của các đối tượng bị áp dụng và cơ quan thi hành các quyết định này hay việc xử lý người có hành vi vi phạm Nội quy phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa các phiên tòa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian Luận văn thực hiện việc nghiên cứu giới hạn trong địa bàn tỉnh Quảng Nam. Về thời gian Luận văn nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến hết năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu đứng trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đứng trên đường lối nhất quán về chính 6 sách xử lý các vi phạm hành chính của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó, luận văn rút ra những kết luận và kiến nhằm hoàn thiệc chế định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một cách tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống lịch sử và phương pháp so sánh pháp luật. Nghiên cứu toàn diện chính sách xử lý hành chính của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị. Nghiên cứu đầy đủ Luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án nhân dân cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến áp dụng các biện pháp này của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan. Ngoài ra luận văn tiến hành thống kê, phân tích các số liệu (số liệu thống kê áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam) để làm rõ thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 6. Ý nghĩa và những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống lý luận về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính này tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2014 đến hết năm 2018. Những điểm mới của luận văn thể hiện qua các dung: + Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. + Đánh giá được thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, làm rõ những hạn chế bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. 7 + Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với những quan điểm lý luận mới, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng để các Thẩm phán nghiên cứu, vận dụng trong quá trình xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; các cơ quan có liên quan quan trong việc lập hồ sơ đề áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như Công an, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội, Phòng Tư pháp…. trong cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêng, nghiên cứu vận dụng, nhằm tạo được sự nhất quán trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Phát huy vai trò của các biện pháp xử lý hành chính Tại Tòa án nhân dân trên thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở nước ta hay có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Cơ cấu của luận văn gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 1.1. Khái niệm, tính chất, đặc điểm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 1.1.1. Khái niệm áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân Trên cơ sở kế thừa các quy định của Nghị quyết số 49 năm 1961 ngày 20 tháng 6 năm 1961; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, ngày 06 tháng 7 năm 1995 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Đây là Luật xử lý vi pham hành chính đầu tiên của nước ta, Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định “Luật này quy định về xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính”. Như vậy, có nghĩa là “ Xử lý vi phạm hành chính” được cấu thành bởi hai nội dung cơ bản là biện pháp “xử phạt vi phạm hành chính” và biện pháp “xử lý hành chính” và được thực thi bởi hai nhóm cơ quan nhà nước, nhóm thứ nhất đó là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với “xử phạt vi phạm hành chính” và áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Giáo dục tại xã, phường thị trấn”, nhóm thứ hai là Tòa án nhân dân đối với các biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào Trường giáo dưỡng”, “Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc” và “Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc”.Trong đó, đối với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2013, riêng các quy định về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, áp dụng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. 9 Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (BPXLHC) tại Tòa án nhân dân (TAND) là một vấn đề hoàn toàn mới trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (XLVPHC), mang tính đột phá trong pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của người chưa thành niên. Trao thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC cho TAND là đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013. Theo Điều 102 Hiến pháp 2013 thì “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…”[3]. Theo quy định khoản 2 Điều 105 Luật XLVPHC thì TAND cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp Đưa vào Trường giáo dưỡng (TGD); Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc (CSGDBB) và Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc (CSCNBB). Việc chuyển giao thẩm quyền quyết định áp dụng các BPXLHC từ Ủy ban nhân dân sang cho TAND là một bước chuyển đổi về chất. Mục đích của việc chuyển đổi này là hướng tới việc bảo đảm tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, tạo cho họ có nhiều cơ hội để vệ quyền lợi của mình; phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Xét về bản chất thì các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án xem xét, quyết định áp dụng là những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, trực tiếp ảnh hưởng đến một số quyền cơ bản của con người. Người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính ít nhiều bị hạn chế tự do và một số quyền lợi khác, vì vậy, việc áp dụng các biện pháp này cần phải được thực hiện theo 3 Điều 102 Hiền pháp năm 2013 10 trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công khai, bảo đảm khách quan, chính xác. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, mang tính đột phá. Việc chuyển giao thẩm quyền từ chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) sang Tòa án nhân dân (TAND) huyện dẫn đến sự thay đổi lớn về quy trình áp dụng, đó là xem xét, quyết định theo thủ tục tư pháp và được tiến hành bằng phiên họp do một Thẩm phán Tòa án nhân dân chủ trì cùng với sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị ... Do đó sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị... Các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân tiến hành trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có nguồn gốc ban đầu là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt, xuất phát từ Nghị quyết 49 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định việc đưa vào các Trung tâm giáo dục cải tạo đối với các cá nhân có hành vi nguy hại cho xã hội, được giáo dục nhiều lần, nhưng không hối cải hay những người chống đối chế độ biểu hiện qua những hành vi như: gián điệp, mật thám, ngụy quân, ngụy quyền, cốt cán đảng phái phản động… Biện pháp tập trung giáo dục cải tạo, ngoài những đối tượng nói trên, cũng được áp dụng cho những người có những hành vi tội phạm như lưu manh, trộm cắp, lừa đảo.. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định và Bộ trưởng Bộ Công an duyệt với thời hạn 3 năm mà không cần thông qua việc xem xét của cơ quan Tư pháp - Tòa án. Phần thứ ba của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các biện pháp xử lý hành chính gồm có 04 biện pháp, đó là: “Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp Đưa vào Trường giáo dưỡng; biện pháp Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc”[4]. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng 04 trong số 04 biện pháp gồm: Đưa vào Trường giáo dưỡng, Đưa vào 4 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 11 Cơ sở giáo dục bắt buộc và Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc. Các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định áp dụng nêu trên là những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của con người. Người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính này sẽ bị hạn chế tự do và một số quyền lợi khác. Vì vậy, để đãm bảo tính khác quan, công khai, minh bạch, đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp này cần phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, dân chủ, công khai, bảo đảm khách quan, chính xác theo đúng tinh thần “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người”[5] đã được khẳng định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị. Như vậy, Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật của Tòa án nhân dân, được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính bắt buộc đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. 1.1.2. Đặc điểm áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. 1.1.2.1. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là quá trình cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính. Theo nguyên tắc của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh số 09 năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xứ lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì việc xác định sự thật khách quan của hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính thuộc trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong đó có Tòa án nhân dân. Xác định sự thật khách quan của hồ sơ xử lý hành chính bao gồm các 5 Nghị quyết số 49-NQ/TW. 12 việc như xác định các giai đoạn của quá trình thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc; xác định hành vi đó là hành động hay không hành động?, hành vi vi phạm pháp luật đó có thuộc phạm vi xử lý của Luật hình sự hay không… Nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hình sự (không cấu thành tội phạm), thì sẽ áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính để xử lý và người vi phạm hành chính, vi phạm điều luật nào, khoản nào, áp dụng biện pháp xử lý hành chính chính nào với thời hạn bao lâu mới tương xứng với hành vi vi phạm pháp luật? Đồng thời nghiên cứu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, những người có thẩm quyền như Trưởng công an huyện, Thẩm phán… cần xác định hành vi vi phạm hành chính trên thực tế và đối chiếu với quy định của Luật xử lý hành chính để xem xét áp dụng một trong ba biện pháp xử lý hành chính tại TAND, gồm: Đưa vào Trường giáo dưỡng; Đưa vào Cơ sở giáo dục bắt buộc và Đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải dựa trên cơ sở là quy định của pháp luật nội dung (Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) và quy phạm pháp luật hình thức (Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND) và để đảm bảo cho các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành chính xác, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đòi hỏi các chủ thể áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà trực tiếp ở đây là các Thẩm phán phải có kiến thức pháp lý, có kinh nghiệm thực tiễn và có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì chỉ khi nắm vững kiến thức pháp luật cùng sự hiểu biết các lĩnh khác của đời sống xã hội, Thẩm phán mới có thể biết được nguyên nhân, điều kiện, tính chất của hành vi vi phạm, từ đó có quyết định áp dụng biện pháp xử lý đúng đắng, phù hợp với thực tế cũng như cá biệt hóa, lượng hóa được hành vi vi phạm. 1.1.2.2. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước do TAND tiến hành mà trực tiếp là 13 Thẩm phán và được tiến hành tại trụ sở của Tòa án Thẩm phán TAND phải căn cứ vào các chứng cứ tài liệu mà cơ quan lập hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính (Công an hoặc UBND …) đã thu thập được và kết quả thẩm tra tại phiên họp để ra quyết định áp dụng một trong ba biện pháp xử lý hành chính tại TAND đối với người có hành vi vi phạm hành chính được khách quan, chính xác, đúng pháp luật được thực hiện chủ yếu tại phiên họp tại TAND nhằm xem xét, đánh giá chứng cứ thu thập được trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xem xét việc áp dụng các biện pháp xử lý một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Hoạt động áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của TAND được tiến hành thông qua phiên họp được tổ chức tại trụ sở của TAND nơi thụ lý hồ sơ. Điều đó thể hiện uy quyền của Nhà nước mà cơ quan đại diện là TAND. Việc phiên họp công khai tại trụ sở Tòa án không chỉ thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật mà còn đảm bảo tính công khai, đảm bảo sự tham gia, giám sát của Nhân dân. Qua đó, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước được đảm bảo; các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, của công dân, các tổ chức được pháp luật bảo vệ, công bằng xã hội được thực hiện triệt để, nghiêm túc. Phiên họp xem xét việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND được diễn ra dưới sự chủ trì của Thẩm phán. Tại đây, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý có quyền công khai trình bày ý kiến về việc mình bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là đúng hay sai và có quyền đưa ra chứng cứ và tham gia tranh luận bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình… Những người tham gia phiên họp còn phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên họp, nếu vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị Thẩm phán xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua phiên họp tại TAND, các cơ quan công luận đã tham gia việc giám sát trực tiếp đối với cơ quan Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND, đây cũng chính là cơ sở xem xét, đánh giá chất lượng công tác áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan