Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tư tưởng triết học trong truyện kiều của nguyễn du [tt]...

Tài liệu Luận án tư tưởng triết học trong truyện kiều của nguyễn du [tt]

.PDF
27
323
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ ĐIỂM TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Chuyên ngành: Triết học Má số: 62.22.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN CƢ 2. PGS.TS. LÊ THỊ LAN Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị An Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đăng Sinh Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Nhuận Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh gía luận án cấp học viện, tại Học viện Khoa học Xã hội, 477, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian: Vào hồi…..ngày…..tháng…...năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội 1 A. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Truyện Kiều là di sản vĩ đại, là sự hội tụ rất nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc, đồng thời Truyện Kiều là chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người dân Việt Nam, hội tụ những giá trị quí báu của dân tộc về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, triết học. Bao nhiêu khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều người, rất nhiều học giả uyên thâm thuộc hàng đại thụ trong suốt thời gian qua đã phần nào chứng minh điều đó. Bàn đến Truyện Kiều, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Nhưng Truyện Kiều vẫn là một đề tài hấp dẫn cho bất cứ ai đến với nó. Không phải là trường hợp ngoại lệ, Truyện Kiều đặc biệt hấp dẫn và cuốn hút tác giả khi đặt vấn đề khám phá tư tưởng triết học ẩn chứa trong tác phẩm. Việc nghiên cứu về tư tưởng triết học trong Truyện Kiều sẻ góp phần lý giải được phần nào nguyên nhân tạo ra giá trị bất hủ của Truyện Kiều và làm tăng tính giáo dục bằng những luân lý đạo đức cho con người. Làm rõ tính triết học ẩn chứa trong Truyện Kiều sẽ góp phần lý giải được về kiếp người, về số phận con người, hiểu thêm về quan niệm sống ở đời, về triết lý nhân sinh, thấy được giá trị của những triết lý trong Truyện Kiều đối với xã hội, học được cách ứng xử tao nhã, tế nhị, văn hóa và vô cùng trí tuệ. Truyện Kiều không những đặc sắc về mặt văn chương, mà còn sâu sắc về mặt triết học, hội tụ đầy đủ các giá trị chân - thiện - mỹ mang tính dân tộc, đầy tính triết lý nhân sinh cùng sự minh triết trong cuộc đời. Mặt khác Truyện Kiều còn có tính giáo dục ở nhiều phương diện, chuyên chở trong đó một nền tảng ý thức nhân văn và luân lý đạo đức của người Việt Nam một cách tự nhiên. Đặc biệt trong thời kỳ phát triển nhanh chóng của khoa học kỷ thuật và công nghệ thông tin như vũ bão, với xu thế hội nhập, mở rộng sự giao lưu về văn hóa như hiện nay thì việc bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh và học hỏi những giá trị tinh hoa của triết học dân tộc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó việc lựa chọn đề tài tài này để nghiên cứu lại càng vô cùng cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án + Mục đích nghiên cứu: Làm rõ tư tưởng triết học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, qua đó rút ra được giá trị của nó đối với đời sống nhân sinh, xã hội và đối với văn hóa dân tộc. + Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ bối cảnh lịch sử - xã hội và các dòng tư tưởng ảnh hưởng đến sự ra đời của tác phẩm Truyện Kiều cùng những sáng tạo của Nguyễn Du so với nguyên tác. - Làm rõ những nội dung tư tưởng triết học cơ bản trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. - Đánh giá các giá trị và hạn chế của các tư tưởng triết học trong Truyện Kiều đối với đời sống xã hội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án + Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng triết học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chủ yếu tập trung vào triết học nhân sinh và triết học xã hội. + Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của luận án chỉ giới hạn việc phân tích tư tưởng triết học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ở khía cạnh triết học nhân sinh và triết học xã hội. Lấy cuốn “Nguyễn Du và Truyện Kiều” của Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích làm tài liệu chính để trích dẫn các câu Kiều. 2 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án + Cơ sở lý luận: Tác giả luận án lấy lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam làm cơ sở lý luận. Đồng thời đặt mọi vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng và đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể để nghiên cứu một cách khách quan về những tư tưởng triết học cơ bản trong Truyện Kiều qua đó rút ra được những giá trị và hạn chế của nó trong đời sống xã hội. + Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: so sánh và đối chiếu, phân tích và tổng hợp, phương pháp liên hệ thực tiễn và phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia. 5. Đóng góp mới của luận án + Luận án đã làm rõ được sự ảnh hưởng của các dòng tư tưởng triết học đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, như tư tưởng Việt Nam, tư tưởng Nho - Phật - Lão. + Luận án đã phân tích và làm rõ được những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học trong Truyện Kiều, đó là tư tưởng triết học nhân sinh và tư tưởng triết học xã hội. + Từ việc nghiên cứu và làm rõ tư tưởng triết học trong Truyện Kiều, luận án đã rút ra được giá trị và hạn chế của nó đối với đời sống xã hội và đối với văn hóa của dân tộc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Ý nghĩa lý luận: Kết quả của luận án đạt được giúp chúng ta hiểu hơn về tư tưởng triết học của chính dân tộc mình, từ đó hiểu thêm về biện chứng trong tâm hồn người Việt, giải mã được sự phong phú trong đời sống tinh thần và sức mạnh vươn lên vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Với kết quả nghiên cứu mà luận án đã đạt được sẽ góp phần học hỏi và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, gúp thế hệ trẻ Việt Nam biết tiếp thu, biết giữ gìn và trân trọng những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. + Ý nghĩa thực tiễn: Có thể vận dụng những triết lý mang tính giáo dục mà Nguyễn Du gửi gắm trong Truyện Kiều vào đời sống hàng ngày, vào mối quan hệ ứng xử giữa người với người để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, văn hóa hơn. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy triết học Phương Đông, triết học Việt Nam, và văn học Việt Nam. 7. ết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 11 tiết. 3 B. NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Tình hình nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều và những sáng tạo của Nguyễn Du so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân 1.1.1. Những nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Truyện Kiều Trong cuốn “Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du”, do Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học phát hành năm 1971, trong bài “Diễn Văn khai mạc lễ kỷ niệm 200 năm sinh thi hào dân tộc Nguyễn Du” do ông Hoàng Minh Giám đọc đã khẳng định: Thời đại Nguyễn Du là thời đại đau khổ và oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, thời đại của chế độ phong kiến mục nát, thời đại của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp, nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại đã lật đổ vua chúa trong nước và chiến thắng hai mươi vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Nhưng rốt cuộc xã hội Việt Nam thời ấy vẫn không thoát ra khỏi chế độ phong kiến. Với lời khẳng định trên, tác giả đã cung cấp cho chúng ta thấy tình hình chính trị - xã hội thời đại Nguyễn Du đầy bất ổn và hỗn loạn trong dân chúng cùng sự nổi dậy của nông dân chống lại giai cấp phong kiến phản động. Tác giả Xuân Diệu với cuốn “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” đã nói lên sự đau khổ của thời đại thấm vào ngòi bút Nguyễn Du, để rồi bật lên tiếng khóc lớn dưới chế độ xã hội hà khắc “Đoạn trường tân thanh” là “tiếng kêu mới về nổi đứt ruột”. Tác giả đã vạch ra những mâu thuẫn không giải quyết được của xã hội phong kiến, cuối cùng Xuân Diệu kết luận: “Nguyễn Du của ta sống trong một thời đại chế độ phong kiến ở Việt Nam tan rã đến tột độ, một thời đại loạn ly, một xã hội tan nát đã làm cho tâm hồn rất mực dễ cảm, rất mực thương người của Nguyễn Du đau đớn xót xa. Ông lấy những đau khổ của thời đại làm những đau khổ của chính mình” [20, tr.8-9]. Nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều không thể không nhắc tới công trình vô cùng giá trị, phân tích hết sức sâu sắc mọi khía cạnh từ kinh tế, chính trị, xã hội đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại Nguyễn Du đó là cuốn “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” của tác giả Trương Tửu. Với công trình này Trương Tửu đã phân tích đầy thuyết phục những mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại bọn cường hào, diệt trừ quan tham. Tình hình kinh tế đình trệ, cộng với sự bóc lột nông dân thậm tế của giai cấp thống trị đã làm cho mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm. Ngoài những công trình, bài viết đã phân tích ở trên về hoàn cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Du còn có một số công trình, bài viết cũng đề cập đến vấn đề này như cuốn “Khảo luận về Truyện Kiều của Đào Duy anh”, năm 1943, đã đề cập đến hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều nhưng mới chỉ là bản tóm tắt, thống kê những sự kiện lịch sử mà thôi chưa phân tích về điều kiện kinh tế, chính trị thời đại Nguyễn Du. Còn Trương Tửu thì lại tuyên bố: “Truyện Kiều là bức tranh trung thành của thời đại Tây Sơn, tiếng nói trung thành của quần chúng nhân dân đã làm ra phong trào Tây Sơn, ý thức sâu sắc về cuộc chiến chống phong kiến đương thời với tất cả ưu điểm, khuyết điểm, nhược điểm của tầng lớp xã hội bị bóc lột, áp bức tiến hành cuộc chiến đấu ấy” [101, tr 515]. Như vậy, với những công trình tâm huyết, với những bài viết sắc sảo và những kết luận sát thực với thực tế tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX hầu như các tác giả đã làm rõ được bối cảnh thời đại Nguyễn Du. Tác giả luận án sẽ 4 trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước để đi vào tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều một cách chuyên sâu hơn và cố gắng tiếp cận theo một hướng kế thừa có sáng tạo để thấy được những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quyết định đến sự hình thành tư tưởng triết học về nhân sinh và tư tưởng triết học về xã hội trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 1.1.2. Những nghiên cứu về sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Nghiên cứu về vấn đề này Nguyễn Thạch Giang đã đưa ra ý kiến của mình: “Ngày nay, tuy lác đác vẫn còn có người xem Truyện Kiều là tác phẩm dịch, mô phỏng, song tuyệt đại bộ phận học giả vẫn xem Kiều là một sáng tác”[29,tr.73]. Ngay học giả Trung Quốc trong công trình “So sánh văn học Trung Quốc và văn học nước ngoài’’ do Chu Vi Chi chủ biên. Khi đề cập tới Truyện Kiều của Nguyễn Du tuy cũng nói “phiên bản” của tiểu thuyết Trung Quốc, song đã viết: “Truyện Kiều tuy vay mượn đề tài của tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện, nhưng quyết không phải là một tác phẩm dịch, cũng không phải là tác phẩm mô phỏng máy móc đơn giản, mà là một thành quả lớn của việc cấu tứ lại một cách tinh vi, và tái tạo lại trên cơ sở dị thực” [10, tr. 317]. Vượt xa tất cả những nghiên cứu đã phân tích ở trên về phương diện sáng tạo của Nguyễn Du so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả Trần Đình Sử đã nghiên cứu sáng tạo của Nguyễn Du ở góc độ tư tưởng và tác giả đã đi vào chứng minh làm rõ công sức của Nguyễn Du là đã sáng tạo ra một tư tưởng mới, một quan niệm mới về con người, về cuộc đời mà trong nguyên tác không có để rồi cho ra đời một kiêt tác mới bất hủ với thời gian. Phải nói đây là một tìm tòi và phát hiện vô cùng quí và có giá trị mà từ trước chưa ai làm được. N.L Niculin, nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam, đã có bài viết hết sức đặc sắc “Nguyễn Du nhà thơ nhân đạo lỗi lạc” trình bày một cách thuyết phục nhưng sáng tạo bậc thầy của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với nguyên tác ban đầu về cốt truyện, về hình tượng nhân vật, đặc biệt tác giả nhấn mạnh sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc dựa trên truyền thống thơ ca Việt Nam và đã sử dụng rất nhiều hình ảnh của ca dao để sáng tạo ra một hệ thống hình tương độc đáo. Như vậy, qua những công trình của các tác giả dù đánh giá khác nhau như thế nào về mức độ sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều nhưng tất cả đều thống nhất và đi đến kết luận: Truyện Kiều không phải là một tác phẩm dịch mà là một kiệt tác được sáng tạo vô cùng độc đáo bởi trái tim và khối óc tài hoa của thiên tài Nguyễn Du. Mặc dù các tác giả đã chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du về mặt văn chương, nghệ thuật, cốt truyện, tình tiết, nhân vật, tuy nhiên chưa có tác giả nào bàn đến việc sáng tạo của Nguyễn Du trong quan niệm mới về con người, về cuộc đời đầy biến động, về một chủ nghĩa nhân đạo mới mà trong nguyên tác không có, tức là Nguyễn Du đã lồng vào đó một tư tưởng mới, đây là sự sáng tạo cần phải nghiên cứu và làm rõ, vậy nên tác giả luận án trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu của các học giả đi trước để làm nền tảng, cơ sở cho mình đi vào tìm hiểu nghiên cứu về tư tưởng mới Nguyễn Du đã gửi gắm trong Truyện Kiều. 1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Việt Nam và triết học Nho - Phật - Lão trong Truyện Kiều. 1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Việt Nam trong Truyện Kiều. 5 Trong cuốn “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Du” của tác giả Lê Đình Kỵ đã phân tích một cách thuyết phục tính dân tộc, đặc biệt là tư tưởng yêu nước ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến Nguyễn Du trong quá trình sáng tác Truyện Kiều, khẳng định tình yêu quê hương được nối dài bởi những lẽ sống khác nên có sức tổng hợp lớn lao và được kết tinh trong những giá trị tốt đẹp được nhân dân Việt Nam trân trọng qua bao đời. Tác giả Đặng Thai Mai trong bài viết “Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều” đã cho rằng: “Truyện Kiều dạy cho ta biết yêu thiên nhiên, khi thi sĩ gây cho ta mối tình cảm sâu sắc đối với cảnh vật, thì đồng thời cũng bồi dưỡng nỗi lòng yêu quê hương đất nước. Tình yêu quê hương làng mạc đó chính là một yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người. Qua Truyện Kiều, có những bức họa, bức cảnh tuyệt diệu mà độc giả luôn luôn có thể đối chiếu với thực tế Việt Nam, làm cho ta tin chắc rằng đó là hình thái màu sắc của đất nước Việt Nam. Chúng ta không lấy làm lạ khi những người bôn tẩu việc nước và gặp bước đường trắc trở vẫn mở một trang Kiều, tìm lấy một lý do cho sự hi sinh với lý tưởng của mình trong câu thơ Kiều giản dị: “Tấc lòng cố cuốc tha hương. Đường kia nổi nọ ngổn ngang bời bời”. Nhân dân mãi yêu Truyện Kiều, cũng vì qua Truyện Kiều, mọi người đều thấy rằng non nước, quê hương của ta quả là đáng yêu” [62, tr. 58-59]. Với quan điểm trên tác giả đã khẳng định đọc Truyện Kiều nhân dân Việt Nam càng thêm yêu đất nước mình hơn, điều này có được là do Nguyễn Du đã tiếp thu tư tưởng yêu nước một cách nhuần nhuyễn để rồi tuôn chảy thành những câu thơ lục bát đẹp mượt mà ca ngợi vẽ đẹp con người và cảnh vật rất Việt Nam Ngoài hấp thụ tư tưởng yêu nước, trong Truyện Kiều còn thấm đẩm tư tưởng đạo hiếu, tư tưởng nhân ái bao dung, đạo lý làm người, tư tưởng nhận đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. GS Hà Văn Tấn trong bài viết “Lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam” đã nêu lên: “Mỗi lần dân tộc đứng trước thử thách của lịch sử, ông cha ta lại trở lại với những giá trị tư tưởng đã có từ lâu. Đôi khi, con người dường như quay trở lại với quá khứ quanh co, chẳng hạn Kiều của Nguyễn Du, dường như đã nghe tiếng kêu thương về thân phận con người và đòi giải phóng cá nhân” [ 87, tr. 33]. Như vậy, qua các công trình đã nêu ở trên chúng ta thấy hầu như các tác giả đều khẳng định viết nên thiên truyện bất hủ bằng thể thơ lục bát Nguyễn Du đã hấp thụ sâu sắc bởi tư tưởng triết học dân tộc, nổi bật là tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân đạo, tư tưởng đạo hiếu. Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận án sẻ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên đi theo một hướng mới đó là tìm hiểu và làm sáng tỏ nguyên nhân khiến Nguyễn Du đã nâng được tiếng nói dân tộc lên thành ngôn ngữ của thơ ca. Điều này sẽ luận giải được sự ảnh hưởng của tư tưởng yêu nước Việt Nam trong Truyện Kiều của Nguyễn Du một cách thuyết phục. Mặt khác, tác giả luận án sẻ tiến hành nghiên cứu tư tưởng nhân đạo tích cực của dân tộc trong Truyện Kiều. 1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Nho - Phật -Lão trong Truyện Kiều. Trong cuốn “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử ngoài việc đánh giá cao vị trí và sức sống của Truyện Kiều trong văn hóa Việt, tác giả dành rất nhiều trang nói lên mối quan hệ giữa Truyện Kiều với đạo Phật ở những ý kiến khác nhau của nhiều tác giả và cuối cùng đồng ý với quan điểm Phật đi vào trong Truyện Kiều đã được khúc xạ chứ không còn nguyên nghĩa, đã có tính chất dung hợp, pha trộn với Nho giáo: “Mối quan hệ Truyện Kiều với đạo Phật từ lâu đã được nhiều học giả chú ý. Có người xem tác phẩm là sự minh họa cho tư tưởng nhân quả, nghiệp báo của Phật học (Trần Trọng Kim). Có người 6 lưu ý tới tư tưởng đạo Phật dân gian (Đào Duy Anh). Có người nhận xét sự pha trộn Phật và Nho, từ tài mệnh tương đố và bỉ sắc tư phong đến nghiệp báo, luân hồi, từ trung hiếu tiết nghĩa đến từ bi bác ái, tu nhân tích đức (Cao Huy Đỉnh). Thực ra Phật đã có sự khúc xạ khi đi vào Kiều. Nhận xét về sự hỗn dung, pha trộn Phật-Nho là có căn cứ” [81, tr. 55]. Ở bài viết “Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều” của tác giả Thích Thiên Ân đã phân tích một cách sâu sắc sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đậm đặc trong Truyện Kiều, nổi bật là tư tưởng vô thường của vũ trụ nhân sinh. Đây thực sự là một bài viết có tầm khái quát triết học cao và đã làm bật lên được sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo sâu đậm trong Truyện Kiều. “Triết lý của đạo Phật trong Truyện Kiều” của Cao Huy Đỉnh là một bài viết hết sức sâu sắc phản ánh về sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong Truyện Kiều đầy mâu thuẫn và mang tính chất bi quan yếm thế. Nhận định rằng: “bản thân triết học nhà Phật hàm chứa một mâu thuẫn, vì yêu con người mà lại phủ định cuộc sống của con người, trong khi đã yêu thương nhân loại là tất nhiên gắn bó với đời. Trong truyện Kiều triết lý Phật chiếm một liều lượng lớn vì chất bi quan yếm thế của nó dễ diễn tả nhất những nỗi day dứt siêu hình trong tâm trạng con người, nhất là phụ nữ nạn nhân cực khổ nhất của xã hội phong kiến, càng là nạn nhân cực khổ nhất của thời đại Nguyễn Du”.[ 22,tr.945]. Ngoài ảnh hưởng của tưởng triết học Phật giáo Truyện Kiều còn ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng triết học Nho giáo, và Lão giáo, bàn về vấn đề này trong công trình “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” tác giả Lê Đình Kỵ khẳng định: “Chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tư tưởng định mệnh của đạo Nho-Không Tử nói “Chết sống do mệnh, giàu sang tại trời”. “Không biết mệnh thì không phải là người quân tử” [45, tr.103-104]. Trong công trình này tác giả đã phân tích sự ảnh hưởng của Nho trong Truyện Kiều là do hoàn cảnh lịch sử thời đại Nguyễn Du và tư tưởng thiên mệnh là sản phẩm tất yếu của xã hội phong kiến nhằm duy trì trật tự phong kiến, tác giả cho rằng thời đại Nguyễn Du do trải qua nhiều yếu tố dồn dập nên không thể giải thích được Nguyễn Du đã dùng đến tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo. Ở một số quan điểm khác khi bàn về vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng Nho- Phật-Lão đều đi đến kết luận Truyện Kiều là sự kết hợp của tam giáo, và sự kết hợp giữa ba yếu tố Nho-Phật-Lão trong Truyện Kiều đã đưa đến sự hòa điệu tuyệt vời cho tác phẩm. Trong cuốn “Hiểu đúng đắn Truyện Kiều” Lê Đình Kỵ cũng thống nhất với quan điểm trên: “Có lẽ hơn tất cả mọi vai truyện, vai Tam Hợp đã là Nguyễn Du suy tư, chiêm nghiệm về thân phận con người và thân phận làm người. Trong Tam Hợp, tức trong Nguyễn Du người ta gặp lại tất cả mọi niềm tin dị biệt đúc kết lại, nào là niềm tin Phật, tin Lão, tin Khổng. Phản ánh niềm tin Phật, đạo cô Tam Hợp nói đến “duyên sau”, “kiếp sau”. Phát ngôn viên của Nho, đạo cô Tam Hợp nói đến “đạo trời”, đến “hiếu tâm” [44,tr.13-14]. Tác giả luận án trên cơ sở sẻ kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả đã đạt được, đồng thời phát hiện thêm những tiếp nhận của Nguyễn Du đối với ba dòng tư tưởng ở phương diện bình dân, đã được Việt Nam hóa, như tư tưởng về chữ Hiếu của người con đối với cha mẹ. Đặc biệt tác giả sẻ đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng Lão giáo về luật bình quân và luật thừa trừ trong thiên truyện mà hầu như chưa có tác giả nào đi sâu khai thác về khía cạnh này của sự tiếp nhận. 1.3. Tình hình nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về triết học nhân sinh trong Truyện Kiều. 7 1.3.1.1. Những nghiên cứu về biện chứng của cuộc đời con người trong Truyện Kiều. Ở bài viết “Truyện Kiều của Nguyễn Du” tác giả Đỗ Đức Hiếu đã phản ánh đầy đủ những tai biến trong cuộc đời con người thông qua nghiên cứu Thúy Kiều như một nhân vật luôn vận động với nhiều trắc trở, ghập ghềnh, trùng điệp, đã phản ánh được tính biện chứng trong bước đường gian truân của con người cũng như biện chứng trong tâm hồn của Kiều với nhiều đổi thay đến kinh hoàng “Đùng đùng gió giục mây vần và Lần đường theo ánh trăng tà về tây, tiếp với những câu thơ nhịp đôi như đếm từng bước đi ngập ngừng của Thúy Kiều trên con đường vô định, trong thời gian đang trôi, là nhưng câu thơ nhịp bốn, kéo dài với những vần thơ trải rộng, như chính nỗi kinh hoàng của Kiều, rồi đến “Nàng càng thổn thức gan vàng”, những biến động của các câu thơ ấy biểu đạt cái biện chứng của thơ Nguyễn Du và miêu tả tâm trạng biện chứng của nhân vật” [38,tr. 657]. Thích Thiên Ân với bài viết “Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều” đã phân tích và luận giải một cách sắc sảo tính biện chứng và những vô thường biến đổi trong cuộc đời con người, tác giả khẳng định ngay mở đầu Truyện Kiều với bốn câu thơ đầu tiên Nguyễn Du đã phác thảo ra cả một cảnh đời đầy biện chứng. “Trong bốn câu thơ mở đầu tác giả đã phác họa ra trước mắt ta một cảnh đời đau thương biến ảo của những vô thường biến đổi, những thăng trầm vinh nhục, những bãi biển nương dâu của cuộc đời. Vì thế đã sinh ra kiếp người, không ai tránh khỏi cảnh vô thường, đau khổ và chết chóc” [56, tr. 854-855]. Lê Tuyên đã có một phát hiện đáng được ghi nhận với cái nhìn đầy mới lạ về biện chứng của thời gian trong Truyện Kiều đã thôi thúc biện chứng của mọi thay đổi của thế giới, mọi thứ thay đổi, trôi chảy và luân chuyển bắt đầu từ bước đi của thời gian ngay trong bài viết “Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh”. Đây thực sự là một cống hiến tuyệt vời và với cách phân tích đầy lôi cuốn mà trước giờ chưa ai đề cập tới. Như vậy, qua việc tìm hiểu các công trình, các bài viết về tính biện chứng trong Truyện Kiều chúng ta thấy hầu như các tác giả đều khẳng định: Biện chứng trong Truyện Kiều phản ánh biện chứng trong đời sống, đặc biệt là cuộc đời của nhân vật chính Thúy Kiều là sự thể hiện sinh động cho tính biện chứng. Ngoài ra các tác giả còn khẳng định thời gian biện chứng trong Truyện Kiều là yếu tố đầu tiên làm vạn vật trong vũ trụ thay đổi và luân chuyển. Đây là những phát hiện mới mẽ và gợi mở rất nhiều cho những người đi sau nghiên cứu, trên cơ sở học hỏi những nhà nghiên cứu đi trước tác giả luận án sẽ tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu tính biện chứng của cuộc đời con người trong Truyện Kiều ở khía cạnh cụ thể đó là biện chứng về cuộc đời người phụ nữ tài sắc đồng thời làm rõ hơn cái nhìn biện chứng về thời gian, về tình yêu, về chữ trinh và về hạnh phúc lứa đôi. 1.3.1.2. Những nghiên cứu về mâu thuẫn tài mệnh của con người trong Truyện Kiều Với bài viết “Nguyễn Du nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện Kiều” của tác giả Lưu Thế Đức và Lý Tu Chương, hai cán bộ nghiên cứu văn học của Trung Quốc đã phân tích một cách sâu sắc nguồn gốc của tư tưởng tài mệnh tương đố là xuất phát từ thực tại khổ đau của con người, tác giả lý giải nguyên nhân từ xã hội, từ những mâu thuẫn trong xã hội, từ những lực lượng đối lập với Kiều. Đây là cách nhìn nhận và phân tích mâu thuẫn tài mệnh dựa trên lập trường duy vật biện chứng: “Trong thời đại mà cả công lý đến chính nghĩa cũng không có, thì vận mệnh của một người phụ nữ bình thường là bi thảm như thế đấy. Tư tưởng “tài mệnh tương đố” được thể hiện qua hình tượng Vương Thúy Kiều, thực ra đã phản ánh hiện tượng đáng nguyền rủa về những mâu thuẫn giữa những con người có tài năng với hiện thực đương thời. Bằng ngòi bút xuất sắc của mình, tất cả sự mục ruỗng 8 và đen tối của xã hội phong kiến đã được nhà thơ phơi bày ra trước mắt người đọc, với một sự phê phán đúng mức” [ 25,tr.128-129]. Đồng tình với quan điểm trên, tác giả Đỗ Đức Dục cũng cho rằng: “Thật ra cái thuyết “tài mệnh tương đố” có cơ sở thực tế, cơ sở xã hội của nó, và nó có tính chất phổ biến, nghĩa là nó nảy sinh ở bất cứ chế độ xã hội nào có đấu tranh giai cấp, có áp bức bóc lột, khi mà người ta chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề đấu tranh xã hội, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, và quan niệm những lực lượng xã hội một cách siêu hình hay xem đó như những thế lực siêu nhiên và trong xã hội phong kiến vấn đề xung đột giữa tài và mệnh là vấn đề mâu thuẫn giữa cá nhân tài năng và xã hội, cuối cùng, về thực chất, đó là vấn đề quyền sống của con người và vấn đề chế độ xã hội” [15,tr.79-80]. Với quan niệm này tác giả muốn đề cấp tới ý khách quan, ý nghĩa xã hội rộng lớn vượt xa chủ đề tài mệnh, vượt xa tư tưởng chủ quan của tác giả, nó đề cấp tới vấn đề quyền sống của con người trong xã hội phong kiến. Tác giả Đặng Nguyên Cẩn và Đặng Thai Mai cũng đã đưa ra ý kiến hết sức sắc sảo và khẳng định: “Mâu thuẫn trong Truyện Kiều là mâu thuẫn giữa tài năng với chế độ, mâu thuẫn giữa chế độ xã hội bất công với tài năng con người là một mâu thuẫn tuyệt đối. Bao giờ còn chế độ xã hội bất công, nhất là ở giai đoạn suy vong của chế độ xã hội này, tài hoa chỉ còn là một mối hận hết sức thê thảm. Nói cách khác, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng trình bày, miêu tả mâu thuẫn sâu sắc giữa khát vọng hạnh phúc của con người với những thế lực xấu xa, tàn bạo của chế độ phong kiến” [50, tr.129-130]. Qua nghiên cứu, tìm hiểu về các công trình, bài viết nêu trên của các tác giả chúng ta thấy hầu hết các tác giả đều cho rằng mâu thuẫn tài mệnh trong Truyện Kiều là mẫu thuẫn giữa tài năng con người với chế độ phong kiến, mâu thuẫn giữa quyền sống con người với chế độ xã hội bất công. Thống nhất với cách hiểu có căn cứ thực tế đó tác giả luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu mâu thuẫn tài mệnh trong Truyện Kiều với cái nhìn biện chứng và trên lập trường duy vật, gạt bỏ đi những yếu tố duy tâm, thần bí sẻ làm nổi bật được nội dung xã hội và sự thật lịch sử mà Nguyễn Du muốn gửi gắm, muốn chia sẻ, đồng thời lên án, phê phản tất cả những gì bóp nghẹt và vùi dập tài năng của con người. 1.3.2 Tình hình nghiên cứu về triết học xã hội trong Truyện Kiều 1.3.2.1 Những nghiên cứu về bản chất của nhà nước phong kiến trong Truyện Kiều Đầu tiên có thể kể đến công trình “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực” của Lê Đình Kỵ, đây là một công trình hết sức giá trị, tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật lịch sử mà cho rằng mọi nổi oan khổ của con người trong Truyện Kiều là do xã hội phong kiến gây nên, tác giả phê phán và lột trần những bộ mặt đại diện cho triều đình phong kiến là những ông quan hiểm ác, điển hình là Hồ Tôn Hiến hèn nhát và đầy phản trắc “Nhưng rõ ràng “oan kia theo mãi với tình” chỉ là thực tế của xã hội phong kiến, xã hội của những Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến. Hồ Tôn Hiến được đại diện cho triều đình, nhưng thêm vào tính tàn bạo thông thường của bọn quyền thế, hắn còn hèn nhát và phản trắc. Hồ Tôn Hiến không dám đương đầu với Từ Hải và đang tâm giết hại kẻ đã qui hàng” [45, tr. 150]. Trong cuốn “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” do Hồ Ngọc Lệ sưu tầm và tuyển chọn đã chỉ ra tệ nạn tham ô trong xã hội phong kiến, vạch mặt thẳng thừng những ông quan ăn tiền một cách trắng trợn trong Truyện Kiều “Bước đường lưu lạc của cô Kiều bắt đầu. Quan nha đòi cho được ba trăm lạng tiền lót. Để chuộc cha Kiều phải bán mình…Chính quyền phong kiến là thủ phạm đã làm cho nhà họ Vương vô tội phải tan nát, 9 cho cô Kiều phải lênh đênh.. Truyện Kiều quả là một bản cáo trạng bằng thơ, bằng hình tượng nghệ thuật, để bộc lộ tất cả cái thối tha của chế độ quan liêu phong kiến đang sa đọa trên con đường tan rã. Là vì nó thối nát từ cuống tim, từ đầu óc” [50, tr. 52-53]. N. I. Niculin với bài viết “Nguyễn Du nhà thơ nhân đạo lỗi lạc” đã phân tích rất sâu sắc với tất cả lập luận có căn cứ về những thế lực xã hội trong Truyện Kiều đã cản trở hạnh phúc của con người, quyền sống của con người, đó là tầng lớp quan lại, bọn sai nha,và đặc biệt là sức mạnh của đồng tiền “Nhưng trong xã hội phong kiến có những thế lực hung hãn cản trở hạnh phúc đó. Và trong số những lực lượng hắc ám đó, trước hết Nguyễn Du nêu rõ bọn quan lại phong kiến. Suốt từ đầu chí cuối thiên trường ca lộ rõ thái độ phê phán, phủ định của nhà thơ đối với bọn quan lại, từ bọn sai nha cho đến bọn quyền thần vốn chỉ biết có luật lệ, hối lộ và lộng hành. Pháp luật của họ dựa trên nguyên tắc: “Trong tay đã sẵn đồng tiền. Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì” [74, tr. 75]. Lưu Trọng Lư với bài viết “Một quyển kinh về tình thương” lại lên án, phê phán xã hội phong kiến ở sự lọc lừa, buôn bán, kiếm lời trên thân xác người phụ nữ, đây là một kết luận nhức nhối, phản ánh trung thực xã hội Truyện Kiều và nói lên được nhưng đày đọa mà người phụ nữ phải gánh chịu “Trong Truyện Kiều ta thấy rõ mặt mũi những tên buôn người. Trước đó ông truy ra tội ác của đồng tiền, ông lên án những ông quan lớn, nhỏ, đổi trắng thay đen, áp bức, lật lọng, sau đó Nguyễn Du nói đến bọn buôn người” [61, tr. 988]. Như vậy, qua sự phân tích với rất nhiều ý kiến phê phán nhà nước phong kiến trong Truyện Kiều, chúng ta thấy hầu hết các tác giả đã lên án xã hội phong kiến về nạn tham quan, xử kiện bằng tiền, những ông quan tráo trở, phản trắc, rồi tệ nạn buôn người với những nhà chứa lỗ liệu. Đó là những vấn đề nhức nhối mà các tác giả đã nghiên cứu và khai thác. Tác giả luận án tiếp tục kế thừa các nghiên đi trước đồng thời nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề xung quanh sức mạnh của đồng tiền, sự lật lọng, đểu giả, bội ước của Hồ Tôn Hiến lừa gạt để giết một anh hùng. Sự khắt khe của lệ giáo phong Kiến đã chôn vùi niềm hạnh phúc cuối cùng của Kiều. Sự chối bỏ hạnh phúc lứa đối của Kiều với Kim Trong ở đoạn kết là một tiếng kêu nhức nhối, là một bản cáo trạng đanh thép đánh vào xã hội phong kiến, chính xã hội phong kiến đã bóp nghẹt và chặn đứng hạnh phúc của con người, tác giả sẻ làm rõ khía cạnh này trong luận án. 1.3.2.2. Những nghiên cứu về tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân trong Truyện Kiều Tác giả Trương Tửu với công trình “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du”, đây là một cuốn sách có giá trị và mang tính hiện thực vì tác giả đã góp tiếng nói đề cao tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do cho con người “Lòng tha thiết thèm khát một cuộc đời tự do, lòng thiết tha đòi hỏi một sự trả thù quyết liệt để lập lại công lý nhân đạo trong xã hội, lòng căm thù đối với bọn bóc lột, tất cả những yếu tố phản phong ấy của các tầng lớp bị áp bức sống bao nhiêu năm dưới bàn tay đẫm máu của bọn thống trị phong kiến đều kết tinh vào Từ Hải, vào cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Từ Hải” [101, tr. 174]. Lê Trí Viễn với bài viết “Một sức mạnh vùng lên tháo củi sổ lồng” đã phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới chế độ phong kiến vô cùng ngột ngạt, phải có một lối thoát, nhân dân muốn sống một cuộc sống công bằng, tự do, hạnh phúc. Đó là qui luật của đấu tranh giai cấp nên Từ Hải xuất hiện là hợp lý. Đây là một bài viết hay và phân tích đầy thuyết phục về hình tượng anh hùng Từ Hải dám đứng lên phủ định cái triều đại trước mắt, tiêu biểu cho mọi sự áp bức, đè nén, bài viết làm nổi bật được ý chí, khát vọng tự do của quần chúng nhân 10 dân, đem lại một sự thỏa mãn cho ước mơ tư do, ước mơ tháo củi sổ lồng, ước mơ giải phóng con người. Từ Sơn với bài viết “Tác phẩm của Nguyễn Du sống mãi trong lòng nhân dân” trong cuốn “Kỷ niệm hai trăm năm năm sinh Nguyễn Du” (1971). Tác giả đã nói lên được ước mơ dẹp tan nỗi bất bằng, xóa sạch những bất công trong xã hội. Đặc biệt là ước mơ Từ Hải, tác giả cho rằng Từ Hải là hiện thân sự vùng dậy khởi nghĩa của quần chúng bị áp bức, nhưng rất tiếc Từ Hải lại đầu hàng, điều này phản ánh những cuộc nổi dậy chống phong kiến áp bức của nhân dân thất bại, và tác giả khẳng định đây chính là sự yêu mến con người, muốn xóa bỏ mọi bất công, hướng con người đến hạnh phúc là chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Qua sự phân tích các công trình và bài viết hầu hết các tác giả đã phản ánh được cuộc sống ngột ngạt của người dân dưới xã hội phong kiến, đòi hỏi phải có một cuộc sống tự do. Đặc biệt một số bài viết đã khắc họa được nhân vật Từ Hải biểu tượng của công lý, thể hiện ý chí đấu tranh đòi quyền sống của con người. Tuy nhiên ở đây mới chỉ là những bài viết lẻ tẻ, và những công trình chưa đi vào nghiên cứu sâu và có hệ thống về tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do của con người, sự đấu tranh đến cùng của nhân dân để có một tòa án công lý xử tội những kẻ gian ác, mà người làm chủ tòa án là nhân dân như trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã trình bày ở màn báo ân, báo oán. Vậy nên, qua nghiên cứu đề tài luận án, hy vọng tác giả luận án sẻ cố gắng làm sáng tỏ vấn đề này. 1.4. Qua việc khảo cứu các công trình liên quan đến đề tài tác giả lựa chọn và xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án. Tác giả luận án lựa chọn và xác định những vấn đề thuộc nội dung của luận án cần phải tập trung giải quyết như sau: Một là, tác giả luận án trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước để tìm hiểu về bối cảnh kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng quyết định sự ra đời tác phẩm Truyện Kiều, cố gắng tiếp cận theo một hướng kế thừa có sáng tạo qua đó thấy được những tiền đề kinh tế, chính trị-xã hội và tư tưởng nào đã tác động đến Nguyễn Du góp phần hình thành nên những tư tưởng triết học trong Truyện Kiều. Hai là, hầu hết các tác giả đi trước đã chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du về mặt nghệ thuật, kết cấu, đặc sắc tâm lý nhân vật, tả tình, tả cảnh nhưng chưa có tác giả nào nói đến sự sáng tạo của Nguyễn Du trong quan niệm mới về thân phận con người, về cuộc đời đầy biện chứng trong Truyện Kiều, nghĩa là Nguyễn Du đã đưa vào tác phẩm của mình một chủ đề tư tưởng mới, đây là sự sáng tạo cần phải được nghiên cứu và làm rõ. Ba là, qua các công trình đã khảo cứu ở trên hầu như các tác giả đều thừa nhận viết nên tác phẩm bất hủ Truyện Kiều, Nguyễn Du đã ảnh hưởng bỡi các dòng tư tưởng triết học như tư tưởng Nho - Phật - Lão, tư tưởng Việt Nam, nổi bật là tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân đạo, tư tưởng đạo hiếu của dân tộc. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận án sẻ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên đi theo một hướng mới, đồng thời phát hiện thêm những tiếp nhận của Nguyễn Du đối với ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Lão ở phương diện bình dân, không còn nguyên nghĩa mà đã được Việt hóa, để dễ hiểu, dễ đi vào đời sống của nhân. Bốn là, tác giả luận án sẽ đi vào phân tích những tư tưởng triết học nhân sinh và triết học xã hội trong Truyện Kiều qua việc làm rõ quan niệm về thân phận con người đầy biện chứng với nhiều biến động trong cuộc đời, đặc biệt là cuộc đời nhân vật chính Thúy Kiều. Bên cạnh đó đi vào phân tích mâu thuẫn tài mệnh của con người trong Truyện Kiều, đó là mâu thuẫn giữa tài năng con người với chế độ phong kiến, mâu thuẫn giữa quyền sống con 11 người với chế độ xã hội bất công. Đồng thời làm rõ bản chất của nhà nước phong kiến trong Truyện Kiều với sự lên án, tố cáo những bất công vùi dập tài năng và khát vọng sống của con người, ca ngợi tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do của nhân dân lao động thông qua hình tượng anh hùng Từ Hải, qua đó rút ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về nhân sinh, tư tưởng triết học về xã hội trong Truyện Kiều. Chƣơng 2 TRUYỆN KIỀU VÀ NHỮNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC ẢNH HƢỞNG ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 2.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của của tác phẩm Truyện Kiều và những sáng tạo của Nguyễn Du so với nguyên tác 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Truyện Kiều Tác giả Truyện Kiều là Nguyễn Du, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Nguyễn Du sinh năm 1765 tại kinh thành Thăng Long, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thuộc dòng giỏi thế phiệt trâm anh, cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (17071775) đỗ tiến sĩ, làm tới chức tể tướng, đứng đầu các hàng quan ở triều đình nhà Lê. Mẹ là Trần Thị Tần (1740 - 1778) đẹp nổi tiếng đất Kinh Bắc, quê hương hát quan họ. Các anh Nguyễn Du đều làm quan lớn, đặc biệt là Nguyễn Khản, một người anh khác mẹ, đỗ tiến sĩ, làm tới chức thượng thư bộ Lại. Mặc dù sinh ra trong gia đình quí tộc quyền thế, nhưng Nguyễn Du sớm phải chịu cảnh đời bất hạnh, năm lên 10 tuổi Nguyễn Du mất cha và 13 tuổi lại mồ côi mẹ, nên phải ở với người anh cả là Nguyễn Khản. Vốn dòng dõi trâm anh, tư chất thông minh. Năm 1783 Nguyễn Du đi thi hương đỗ tam trường, làm Chánh thủ hiệu ở Thái Nguyên, Nguyễn Du sống phong lưu không được bao lâu thì phải đối mặt với trăm nghìn cay đắng, bới lẽ cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XVIII đã bước sang giai đoạn trầm trọng cùng cực, chuẩn bị cho sự sụp đổ ở thế kỷ XIX. Cuộc khủng hoảng trầm trọng biểu hiện ở bộ mặt thối nát suy tàn trong toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến và sức trỗi dậy với một khí thế chưa từng có trong phong trào nông dân khởi nghĩa. Chưa bao giờ, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất tiêu cực, phản động của nó một cách trắng trợn, lộ liễu và toàn diện như lúc này. Không những bất lực, nó còn đi vào con đường phản động trên mọi vấn đề kinh tế, chính trị, đạo đức đang đặt ra trước mắt. - Về kinh tế, nền nông nghiệp lạc hậu càng bị đình trệ trầm trọng và nền sản xuất hàng hóa vốn đã nảy nở từ trước đến nay cũng bị kìm hãm vì tình trạng chiến tranh liên miên, vì hoàn cảnh chia cắt Bắc - Nam, và vì những chính sách kìm hãm công nghiệp, thương nghiệp của giai cấp thống trị. Đời sống người dân hết sức khổ cực, khốn đốn vì thiếu thốn về vật chất và bất ồn về tinh thần. Ruộng đất của nông dân chủ yếu tập trung vào tay giai cấp địa chủ, sự phá sản và bần cùng hóa ngày càng gia tăng, đẩy nhiều người dân vào tình trạng khốn khổ. Đối lập với cảnh thiếu thốn, đói nghèo, khổ cực của nhân dân là cảnh ăn chơi sa đọa của vua quan thống trị lại càng làm tặng thêm sự mâu thuẫn cơ bản trong nhân dân lúc bấy giờ. - Về chính trị - xã hội, như một quy luật, kinh tế đình đốn thường dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị, những mâu thuẫn vốn có, chất chứa lâu ngày trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam đến đây đã có dịp bùng nổ dữ dội, giai cấp phong kiến lại càng trở nên phản động hơn. Chưa bao giờ giai cấp phong kiến lại suy đồi như thời này. - Về tư tưởng: Vào thế kỷ XVIII, nền tảng tư tưởng làm bệ đỡ cho nhà nước phong kiến vẫn là hệ tư tưởng Nho giáo, giai cấp phong kiến dùng Nho giáo làm hệ tư tưởng chủ 12 yếu nhằm duy trì và bảo vệ cho các tổ chức chính trị, và giữ gìn trật tự xã hội trong khuôn khổ phong kiến. Thời đại Nguyễn Du là thời đại có nhiều biến cố giữ dội, là giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren, phức tạp. Trong mười năm trời lưu lạc ở đất Bắc, ông nếm đủ mùi gian nan, già nửa đời người sống trong cảnh loạn lạc, phải nếm đủ mùi đắng cay, tủi nhục của một kiếp người nghèo khổ. Nguyễn Du đã làm mới lại cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trên nền tảng là bối cảnh hiện thực của xã hội Việt Nam đương thời, Nguyễn Du đã viết Đoạn Trường Tân Thanh với ý nghĩa: Khúc ca mới đứt ruột. Mở đầu Truyện Kiều Nguyễn Du đã nêu lên ý niệm cuộc đời dâu bể giữa thời đại loạn ly mà tác giả đa khéo léo trình bày trong hai câu thơ: Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Vì vậy, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm nói về thân phận khổ đau của con người mà còn là sự phản ánh chính thời đại mà Nguyễn Du đang sống. 2.1.2 Những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Điều đầu tiên nhưng cũng là điều quan trọng nhất về sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là sáng tạo chủ đề tư tưởng và ý nghĩa triết lý của nó rộng hơn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân rất nhiều, tầm khái quát bởi vậy cũng sâu xa hơn và trên góc nhìn của triết học thì sự tác động của nó đến độc giả cũng mạnh liệt và đông đảo hơn nhiều. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là bức tranh hiện thực đời Minh ở Trung Quốc nói lên nỗi bất bình, tiếng thở than cho giai nhân kim cổ gặp số phận không may trong cuộc đời. Còn Truyện Kiều của Nguyễn Du lại đặt ra vấn đề vận mệnh của con người trong xã hội đầy bất công, với sự mâu thuẫn của “tài mệnh tương đố”, hay đó là sự phản ánh bi kịch của con người trong một xã hội đầy mâu thuẫn, một khát vọng về tự do và công lý cho con người. Thứ hai, nét nổi bật của Nguyễn Du là sáng tạo trong quan niệm, từ quan niệm mới Nguyễn Du đã sáng tạo ra tư tưởng mới về con người và về cuộc đời mà trong nguyên tác không có để rồi cho ra đời một kiêt tác mới bất hủ với thời gian. Tiếp thu hệ thống nhân vật của Kim Vân Kiều truyện nhưng Nguyễn Du đã thổi vào từng nhân vật một sinh mệnh mới, Nguyễn Du có một quan niệm mới về con người. Thứ ba, tính sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều phải kể đến đó là sự chuyển dịch tài tình từ tiểu thuyết sang truyện thơ, trên phương diện chuyển đổi thể loại tác giả đã sáng tạo rất nhiều với hơi thở lục bát mượt mà, những câu thơ mạng đậm tâm hồn Việt, cũng như tính dân tộc đã được thể hiện một cách kỳ diệu, trong một thể thơ kỳ diệu - thơ lục bát Việt Nam. Thứ tư, sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là đã tạo ra một chủ nghĩa nhân đạo mới, điều này thể hiện ngay ở tên gọi của tác phẩm: “Đoạn trường tân thanh”, tức là tiếng mới của khúc đoạn trường, Nguyên Du lấy trái tim để đáp lại trái tim, lấy cái tình thương để bù đắp tình thương, thể hiện một sự đau đời làm xúc động lòng người. Chính cảm hứng nhân đạo và nhân bản đã đổi mới lại Truyện Kiều, nâng tác phẩm lên hàng kiệt tác thế giới. 2.2. Những tƣ tƣởng triết học ảnh hƣớng đến Truyện Kiều của Nguyễn Du 2.2.1 Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Việt Nam đến Truyện Kiều Nguyễn Du, một đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên kiệt tác bất hủ Truyện Kiều, ngoài trí tuệ, tài năng vượt bậc cộng với vốn sống và kinh nghiệm 13 từng trải ở đời thì yếu tố làm nên thành công của thi phẩm Truyện Kiều phải kể đến sự thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc bởi những tư tưởng tốt đẹp, những tinh hoa văn hóa của dân tộc mà Nguyễn Du đã hấp thụ ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng yêu nước thì Nguyễn Du khó có thể nâng tiếng Việt lên một đỉnh cao tuyệt vời như vậy. Yêu đất nước, yêu quê hương và yêu tiếng nói của chính dân tộc mình Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt trở nên đẹp đẽ, trong sáng, mềm mại, uyển chuyện, thanh tao. Chính vì yêu tiếng mẹ đẻ mà Nguyễn Du đã đề cao tiếng Việt, đã đưa tiếng nói của dân tộc tới một đỉnh cao, đã mở ra cho nó một giai đoạn phát triển mới và một triển vọng lớn lao. Truyện Kiều là sự kết tinh sâu lắng nhất tư tưởng nhân đạo của dân tộc Việt Nam và cũng là thể hiện tinh thần, cốt cách dân tộc Việt Nam. Tình yêu thương con người của Nguyễn Du thể hiện vô cùng xúc động trong suốt chiều dài thiên truyện, đặc biệt trong hình tượng nhân vật Thúy Kiều, những miêu tả về cuộc đời đầy oan khổ, bị vùi dập, bị đọa đày của Kiều đã bộc lộ thái độ và lòng nhân ái của một nghệ sĩ lớn trước nỗi đau của con người và thời đại. Truyện Kiều là lời tố cáo mạnh mẽ các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người, đồng thời là lời bênh vực cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Nguyễn Du đã được hấp thụ những tình cảm tốt đẹp của quê hương đất nước, biết đồng cảm và xót thương cho những thân phận hẩm hiu, đứng về phía nhân dân lao động nghèo khổ, bảo vệ quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc của họ. Tư tưởng nhân đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được Nguyễn Du phát triển đến đỉnh cao rực rỡ trong Truyện Kiều. Qua Truyện Kiều chúng ta thấy những tư tưởng tốt đẹp của dân tộc đã ảnh hưởng sâu sắc tới con người Nguyễn Du. Không chỉ ảnh hưởng mà điều đáng quí, đáng trân trọng là Nguyễn Du đã biết kế thừa và phát triển những tư tưởng, những giá trị truyền thống của dân tộc lên một đỉnh cao mới, mở ra một triển vọng mới: như truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam. 2.2.2. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng triết học Nho-Phật-Lão đến Truyện Kiều của Nguyễn Du 2.2.2.1 Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo đến Truyện Kiều Sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, Nguyễn Du không thể không ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo. Sự ảnh hưởng ấy được ông thể hiện khá rõ trong việc lý giải về số phận của nhân vật Thúy Kiều bằng thuyết thiên mệnh. Nguyễn Du cho rằng mọi khổ đau, tủi nhục của Kiều đều do trời định, rõ ràng ở đây Nguyễn Du đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thuyết thiên mệnh của Khổng Tử “Chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tư tưởng định mệnh của đạo Nho-Không Tử nói “Chết sống do mệnh, giàu sang tại trời”. “Không biết mệnh thì không phải là người quân tử” [45, tr.103-104]. Ngoài việc ảnh hưởng bởi tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử khá đậm nét thì Nguyễn Du còn ảnh hưởng bởi tư tưởng trung, hiếu, tiết, nghĩa của Nho giáo. Vì ảnh hưởng chữ hiếu của Nho giáo nên Kiều đã bán mình chuộc cha, bởi theo quan niệm của Nho giáo đạo làm con trước hết phải có hiếu với bố mẹ. Vì trung mà Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng “trước vì nước, sau vì nhà”, vì chữ trung mà Kiều thuyết phục Từ Hải chiêu an với triều đình “Một là đắc hiếu, hai là đắc trung”. Vì tiết mà mặc dù bị Tú Bà đánh tơi bời Kiều vẫn không chịu tiếp khách, quyết chết chứ không sống trong nhơ bẩn. Vì nghĩa, Kiều đã “lấy tình thâm trả nghĩa thâm”. Kiều cậy nhờ Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng, trả nghĩa cho chàng. Vì nghĩa mà Kiều trả ơn Thúc Sinh, Mã Kiều, và sư Giác Duyên. Đó là những 14 tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng tới Nguyễn Du hết sức sâu sắc trong quá trình sáng tác Truyện Kiều. Như vậy, trung, hiếu, tiết, nghĩa của Nho giáo dưới ngòi bút của Nguyễn Du được thể hiện trong Truyện Kiều không phải là sự rập khuôn máy móc mà đã được tiếp nhận, biến đổi hết sức mềm mại, linh hoạt. Nó không còn là lí thuyết khô khan mà nhẹ nhàng đằm thắm dễ dàng đi vào tình cảm con người. Chính vì lẽ đó, người đọc nhớ Nguyễn Du không phải là nhớ về một nhà Nho thuyết giáo về đạo đức mà nhớ về một con người gần gũi, bình dị, đầy cảm thông, đầy nhân văn, nhân ái trong cuộc đời. 2.2.2.2 Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đến Truyện Kiều Bên cạnh ảnh hưởng sâu sắc bởi những tư tưởng Nho giáo, Truyện Kiều của Nguyễn Du còn thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Nguyễn Du đã vận dụng học thuyết Phật giáo vào lý giải số phận nhân vật, bởi vì hình như khi giải thích số phận con người bằng thuyết thiên mệnh, ông vẫn chưa thực sự thấy thỏa mãn, vẫn bế tắc. Vì thế Nguyễn Du đã tìm đến đạo Phật. Ông dùng thuyết nhân quả và nghiệp báo của đạo Phật để giải thích số phận nhân vật trong Truyện Kiều. Triết lý về Khổ Đế cũng xuất hiện đậm nét và đa dạng trong tác phẩm Truyện Kiều do Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Tứ Diệu Đế của đạo Phật. Dựa vào thuyết Tứ diệu Đế của nhà Phật Nguyễn Du đã xây dựng rất công phu về nhân vật Thúy Kiều với bao khổ đau trên con đường mười lăm năm trôi dạt. Ngoài việc triển khai chân lý Tứ Diệu Đế của nhà Phật, trong Truyện Kiều Nguyễn Du còn vận dụng học thuyết vô thường trong đạo Phật để lý giải về cuộc đời và xã hội. Triết học Phật giáo cho rằng: Thế giới là vô cùng vô tận, vạn vật trong thế giới là một dòng biến ảo vô thường, vô định. Không có cái gì là không thay đổi theo dòng biến hóa của thời gian. Dựa vào quan niệm này của Phật giáo, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mở đầu bằng bốn câu thơ: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng [27, tr.7]. Trong bốn câu mở đầu này, chúng ta thấy tác giả đã phác họa ra một cảnh đời vô thường biến đổi, những bãi bể nương dâu của đời người. Vì thế đã sinh ra kiếp người không ai có thể tránh khỏi sự vô thường, đau khổ. Sự vô thường trong tình yêu phải ly tan nhanh chóng giữa Kiều và Kim Trọng “Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi”. Cái vô thường với gia đình họ Vương tưởng chừng “Êm đềm trướng rũ màn che”, vậy mà bỗng đâu “Phải tên xưng xuất là thàng bán tơ”, đến nỗi gây nên cảnh sinh ly, tử biệt giữa Kiều với những người thân trong gia đình: Đau lòng kẻ ở người đi, Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm [27, tr.88]. Và cuối cùng thì những người thân thích trong gia đình hết cơn bĩ cực, đến thời thái lai, các tai biến hoạn nạn qua đi, mọi người lại đoàn tụ với nhau vui vầy. Như vậy, chúng ta thấy trong một đời người có biết bao sự biến đổi, thăng trầm, vinh nhục. Nguyễn Du đã diễn tả tài tình những vui buồn, hợp tan của kiếp người, và những đổi thay của thực trạng xã hội dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết vô thường Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo trong Truyện Kiều còn thể hiện ở quan niệm về chữ “Tâm”. Tâm có vị trí và đặc tính riêng của nó, Phật giáo qui định mọi khía cạnh, mọi giá trị của cuộc đời về sức mạnh của tự tâm. Tổng hợp quan niệm của Phật giáo về chữ Tâm, Nguyễn Du đã 15 diễn tả tư tưởng của mình trong Truyện Kiều về sức mạnh của chữ tâm qua lời của sư Tam Hợp: Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài [27, tr.271]. 2.2.2.3 Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Đạo Lão đến Truyện Kiều Là một môn đồ của Lão Tử, Nguyễn Du đã để lộ tính cách nghệ sĩ, ưa cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, tự do, tự tại giữa đời, đọc Truyện Kiều ta thấy Đạo Lão thấp thoáng trong những lời tiên tri của Đạm Tiên về số kiếp đoạn trường của nàng Kiều, ở những lời chê bai của ông thầy tưởng pháp về dung mạo nàng Kiều và những lời của ông thầy phù thủy Lâm Tri. Bên cạnh đó khi miêu tả tiếng đàn cuối cùng của nàng Kiều nghe thanh thoát, ấm áp, thể hiện sự giao hòa tuyệt vời của vạn vật trong vũ trụ và sự giao hòa của hồn người với thiên nhiên, một sự giao hòa tuyệt đối và lý tưởng giữa tinh thần con người và bản chất vũ trụ. Mặt khác sự tiếp nhận của Nguyễn Du đối với tư tưởng Lão Tử một cách rất tự nhiên, bởi khi tâm hồn con người mệt mỏi và đã chán chường cảnh bon chen ở đời, lúc đó người ta muốn hướng tới cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, không vướng bận chuyện đời, vậy nên đạo Lão lúc đó như chiếc gối cho tâm hồn đã quá mệt mỏi. “Nguyễn Du muốn quay về cuộc sống giản dị, bình thường, thanh bạch. Cũng như đối với các nhà nho thời trước, tư tưởng Lão Trang, tư tưởng Phật, tư tưởng định mệnh đến với Nguyễn Du và đã đưa lại cho Nguyễn Du ít nhiều nguôi quên” [45, tr. 61]. Bên cạnh đó khi thất bại trong chốn quan trường hay bất lực trong cuộc sống người ta lại hay tìm đến đạo Lão và trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã thể hiện rõ điều đó. Cuộc đời Kiều luôn ở trong những hoàn cảnh trớ trêu, bi đát nên cần một lối thoát, mặc dù chỉ là lối thoát trong sự bế tắc và tạm bợ để nguôi quên những chuyện đau lòng thì vẫn có thể tìm thấy ở sự giải thoát của Đạo Lão. “Đứng trước sự bất lực của bản thân. Nguyễn Du cũng như tuyệt đại bộ phận các nhà Nho khác, sẻ tìm đến triết lí hư vô của Phật giáo, khuynh hướng tự do phóng nhiệm của Lão Trang. Nguyễn Du tìm đến Phật và Lão Trang như một con đường giải thoát khỏi đau buồn và bế tắc. Đó là sự lĩnh hội sâu sắc của Thiền qua sự phủ định tuyệt đối” [45, tr. 175]. Một nét nổi bật trong Truyện Kiều cho thấy Nguyễn Du không những chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Lão giáo mà còn có sự cụ thể hóa, sự sáng tạo khi tiếp nhận đạo Lão, biểu hiện cụ thể đó là thuyết “Tài mệnh tương đố”, sự ghen gét, đố kỵ lẫn nhau, ở đời tài giỏi vượt trội, sắc đẹp khuynh thành kiểu gì cũng bị ghét, cũng khổ sở: Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen [27, tr.8]. Ở đời được cái nọ thì mất cái kia, cái này hơn thì cái kia phải kém, đây chính là việc Nguyễn Du đã cụ thể hóa luật bù trừ, luật bình quân của Lão Tử. Qua những phân tích trên, chúng ta thấy Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài đã biết tiếp thu những tinh hoa chủ yếu trong ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Lão, và vận dụng cụ thể hóa các tư tưởng này theo phong cách riêng của Việt Nam, kết hợp thêm những yếu tố tư tưởng riêng của Việt Nam khi xử lý cách xây dựng nhân vật Kiều và các tình huống, sự kiện, diễn biến trong Truyện Kiều. “Như thế, chúng ta thấy Nguyễn Du đã thực hiện ở nơi ông sự điều hòa đến chỗ tuyệt vời của ba dòng tư tưởng Lão, Phật, Nho. Nếu các đạo sĩ nhìn thấy ở Nguyễn Du một môn đồ nhiệt tín của Lão, thì người Phật tử cũng nhìn thấy ở Nguyễn Du một giáo hữu chân chính của đức Phật và nhà Nho cũng hãnh diễn có một Nguyễn Du như một chiến sĩ của đạo tam cương ngũ thường” [56, tr.114]. 16 Chƣơng 3 NỘI DUNG NHỮNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 3.1. Khái niệm tƣ tƣởng và tƣ tƣởng triết học 3.1.1. Khái niệm tư tưởng Thuật ngữ tư tưởng (idea-tiếng Anh) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, idea nghĩa là hình tượng. Cho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm tư tưởng. Từ điển triết học định nghĩa: tư tưởng “ là phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện sự quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh”[97, tr.734]. Từ điển tiếng Việt (nhà xuất bản Đà Nẵng, 2000) định nghĩa: tư tưởng là những quan điểm, ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội, chẳng hạn, tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến… Hay trong Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội” [26, tr. 57]. Trong mục “Tìm hiểu khái niệm” của Tạp chí cộng sản (số 1/1993) cho rằng: “Tư tưởng là những suy nghĩ, những ý niệm về các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong ý thức, là biểu hiện các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh. Tư tưởng do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quyết định. Thực chất và nguồn gốc tư tưởng ở trong cơ sở kinh tế, trong điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, trong tồn tại xã hội. Tư tưởng biểu hiện lợi ích vật chất của các giai cấp trong xã hội. Tư tưởng mang tính lịch sử”[85, tr.21]. Như vậy, trong các định nghĩa trên về tư tưởng đều thừa nhận tư tưởng thuộc về ý nghĩ, ý thức của con người, là sự phản ánh hiện thực khách quan và do điều kiện sinh hoạt vật chất hay kinh tế quyết định. Tuy nhiên định nghĩa trong mục “Tìm hiểu khái niệm” của Tạp chí Cộng sản đưa ra đầy đủ và có tầm khái quát rộng hơn. Qua những định nghĩa nêu trên chúng ta có thể hiểu về tư tưởng như sau: - Tư tưởng là quan điểm, ý nghĩ của con người, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức của con người. - Tư tưởng do điều kiện sinh hoạt vật chất, do tồn tại xã hội quyết định. - Tư tưởng có sự tác động trở lại hiện thực thông qua vai trò chỉ đạo của nó đối với hoạt động của con người, - Tư tưởng mang tính lịch sử vì nó phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định và tư tưởng mang tính giai cấp. 3.1.2 Khái niệm tư tưởng triết học Tư tưởng triết học là hệ thống các quan điểm về những vấn đề chung nhất của tồn tại và của nhận thức thế giới, trước hết là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, hay nói cách khác đó là những tư tưởng về thế giới quan và nhận thức luận. Đây cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học mà mọi trường phái đều hướng tới để giải quyết. Mặt khác tư tưởng triết học không chỉ có bản thể luận, nhận thức luận, mà nó còn bao gồm cả đạo đức, mỹ học, thân phận con người, đạo lý làm người. Tư tưởng triết học phản ánh những vấn đề chung nhất của tồn tại và sự nhận thức thế giới. Tư tưởng triết học là sự phản ánh tồn tại xã hội, nhưng một khi sự phản ánh đó là chính xác và trở thành ý thức chủ động của con người thì nó sẽ tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, điều đó có nghĩa là tư tưởng triết học có tính tích cực khi nó phản ánh đúng đắn tồn tại xã hội và có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. 17 Tác giả G. Ki- ri- len- cô trong công trình “Triết học là gì?”, Nhà xuất bản tiến bộ. Mát-xcơ-va (1989), đã khẳng định: “Tư tưởng triết học là tư tưởng về nguồn gốc thế giới, về khả năng nhận thức thế giới của con người và về nguồn gốc của tất cả những biến đổi trong thế giới, nguyên nhân của tính muôn hình muôn vẻ hiện có của các sự vật, hiện tượng” [14, tr. 37]. Với quan niệm này tác giả đã làm rõ nội hàm của tư tưởng triết học không những là những tư tưởng về nguồn gốc của các sự vật hiện tượng, khả năng nhận thức của con người, mà còn là tư tưởng về sự vận động, biến đổi và phát triển của các sự vật hiện tượng. Như vậy, qua sự phân tích trên về tư tưởng triết học dưới nhiều góc độ khác nhau, với tinh thần tiếp thu có chọn lọc chúng ta có thể hiểu tư tưởng triết học với những tính đặc thù như sau: - Tư tưởng triết học là tư tưởng chung nhất của con người về thế giới, về vai trò và vĩ trí của con người trong thế giới. - Tư tưởng triết học là tư tưởng có nội dung về thế giới quan, nhân sinh quan và khả năng nhận thức của con người trong thế giới. - Tư tưởng triết học là tư tưởng về nguồn gốc sinh thành của thế giới và nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động, biến đổi trong thế giới. - Vai trò của tư tưởng triết học là cung cấp cho con người cách lý giải về thế giới một cách đúng đắn và khoa học, trên cơ sở đó định hướng hoạt động thực tiễn đạt kết quả tốt. 3.2. Tƣ tƣởng triết học về nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 3.2.1 Tƣ tƣởng biện chứng về cuộc đời con ngƣời trong Truyện Kiều 3.2.1.1 Quan niệm về thân phận con người đầy biến đổi trong Truyện Kiều Đó là câu chuyện về cuộc đời tang thương dâu bể, về những cái đã trôi qua không bao giờ kéo lại được, về kiếp sống của con người lênh đênh chìm nổi. Kiều không chỉ hiện thân cho nhan sắc, mà còn hiện thân cho tài hoa và phẩm hạnh, hiện thân cho cuộc đời đầy biến đổi, đang sống trong cảnh: Êm đềm trướng rũ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai [27, tr.13]. Vậy mà một phen sóng gió ba đào đã hất tung nàng ra giữa cuộc đời đầy giông bão, sự thay đổi đó không thể gọi là hoàn cảnh đẩy đưa mà là tang thương dâu bể. Nhiều sự kiện dồn dập xảy ra liên tục, thể hiện tư tưởng về sự biến ảo may rủi khôn lường ở đời. Nguyễn Du đã cảm nhận sâu sắc và phản ánh sinh động số phận con người trước sóng gió ba đào, trước đắng cay, tủi nhục của cuộc đời, sự trôi nổi, bất ổn với nhiều đổi thay luôn trong tiến trình biến dịch của thân phận con người biểu hiện cụ thể bằng hình ảnh “mặt nước cánh bèo”, “nước chảy hoa trôi”, “bể trần chìm nổi”. Tác giả cảm nhận được cả thời gian chảy trôi vô thường, cảm nhận được cả không gian lưu lạc, cảm nhận được cả biến động của thế giới. Đó là những cảnh mà Nguyễn Du đã từng thể nghiệm trong đời làm quan, trong thời gian đi sứ, đặc biệt ông đã chứng kiến “những điều trông thấy” ấy của bao nhiêu số phận con người với bao thăng trầm vinh nhục, với bao đắng cay tủi hờn, với bao cảnh hoa rơi hoa rụng, phản ánh thân phận con người đầy sóng gió ba đào trước đen trắng của cuộc đời với cái nhìn đa chiều. Đó là câu chuyện về cuộc đời tang thương dâu bể, về những cái đã trôi qua không bao giờ kéo lại được, về kiếp sống của con người lênh đênh chìm nổi. Kiều không chỉ hiện thân cho nhan sắc, mà còn hiện thân cho tài hoa và phẩm hạnh, hiện thân cho cuộc đời đầy đổi thay đến kinh hoàng. Nhiều sự kiện dồn dập xảy ra liên tục, thể hiện tư tưởng về sự biến ảo may rủi khôn lường ở đời. 18 Nguyễn Du không chỉ nêu lên thuyết tuần hoàn, “bãi bể nương dâu” trong cuộc đời, trong xã hội mà ông còn nêu lên tư tưởng về những biến đổi trong quá trình vận động, phát triển không ngừng của sự vật, thiên nhiên, con người, về tính cách, tâm lý, tình yêu và cả trong cách cư xử giữa con người với con người trong từng hoàn cảnh. Cụ thể tính cách Kiều cũng có sự phát triển theo thời gian, từ một cô gái “e lệ nép vào dưới hoa”, trong trắng buổi đầu, trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời dâu bể, Kiều đã trở thành người đàn bà dày dạn, can trường “Đến phong trần cũng phong trần như ai”, can đảm với tư thế bước lên ghế quan tòa “sánh với Từ công cùng ngồi” để xử tội những kẻ gây ra tại họa trong buổi báo ân báo oán. Đó là một quá trình phát triển lâu dài của tính cách theo quy luật nội tại của nó. Hay trong tình yêu quan niệm của Nguyễn Du cũng chứa đầy tư tưởng biện chứng, được thể hiện thông qua lời giãi bày của Kim Trọng trong ngày Thúy Kiều trở về sau mười lăm năm sướng gió bụi trần. Ngày người yêu trở về không còn là cô gái mơn mởn cành tơ như xưa nữa, chính Kiều cũng tự xét thấy mình: Bấy chầy gió táp mưa sa, Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn Còn chi là cái hồng nhan [27, tr.260]. Thế nhưng Kim Trọng hay chính là Nguyễn Du với cái nhìn biện chứng sâu sắc trong tình yêu vẫn thấy Kiều đằm thắm, viên mãn: Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa [27, tr.262]. Thúy Kiều tủi nhục trong đêm tái ngộ đã giãi bày: Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa [27, tr.260]. Nhưng Kim Trọng với cái nhìn biện chứng về tình yêu, vượt lên mọi khắt khe chật hẹp phong kiến, đã quan niệm hết sức cởi mở và hiện đại về tình yêu, về chữ trinh: Chữ trinh kia cũng có dăm bảy đường Có khi biến có khi thường Có quyền nào phải một đường chấp kinh Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay? [27, tr.261-262]. Đó là lối nhìn lạc quan, tích cực có pha lẫn màu sắc biện chứng hết sức sâu sắc: Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời [27, tr.262]. Đây thật sự là cách nhìn nhận vạn vật, con người, các hiện tượng, và cách xử lý tình huống đầy biện chứng trong cuộc đời hết sức nhân văn dưới ngòi bút thiên tài Nguyễn Du. 3.2.1.2.Quan niệm về sự luân chuyển của thời gian trong Truyện Kiều Bên cạnh quan niệm về cuộc đời đầy biện chứng trong Truyện Kiều còn thể hiện rõ tính biện chứng của bước đi của thời gian, thể hiện sự gấp gáp của thời gian, vì mọi thay đổi của cuộc đời con người bắt đầu từ thay đổi của thời gian hay nói cách khác chính thời gian lôi cuốn cuộc đời trôi chảy, biểu hiện thời gian như bánh xe luân chuyển, lôi cuốn ta đi, thời gian gấp gáp, thời gian đang trôi qua sự thay đổi của cảnh vật, của thiên nhiên. Truyện Kiều đã mở đầu bằng nhận định về sự biến đổi khách quan của vũ trụ, nghĩa là sự luân chuyển của thời gian, của đời người, cuộc sống cứ thế cuốn trôi đi, con người trước bao nhiêu biến chuyển của vũ trụ nhiều khi thảng thốt đến bất ngờ, con người không thể tránh khỏi quy luật tự nhiên lạnh lùng đó. Truyện Kiều còn có một dòng thời gian bốn mùa mãi miết trôi đi, xuân, hạ, thu, rồi lại sang đông, rất khách quan và vô tình. Nó ăn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất