Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ y học vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế đánh giá tác động của đ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ y học vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế đánh giá tác động của điều kiện lao động đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương việt nam

.PDF
216
34
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ HẢI HÀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN TÀU VIỄN DƯƠNG TẠI 2 CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM NĂM 2011-2012 Chuyên ngành: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ Mã số: 62.72.01.64 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN 2. GS. TS. ĐẶNG ĐỨC PHÚ Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn: Các thầy cô Phòng đào tạo sau đại học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tạo điều kiện, giúp tôi trong quá trình học tập tại trường. Ban lãnh đạo Viện Y học Biển Việt Nam, cùng các đồng nghiệp của Khoa khám bệnh và quản lý sức khỏe thuyền viên, Khoa xét nghiệm tổng hợp và các khoa phòng liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình công tác, học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Tập thể các thầy cô hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để tôi hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, do tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá tác động của điều kiện lao động đến sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương Việt Nam” mà tôi là thư ký của đề tài, đã được chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu để công bố luận án này. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố và sử dụng trong bất kỳ một luận án nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ/ HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRÊN BIỂN .................. 3 1.1.1. Ảnh hưởng của giông, gió, bão ......................................................... 3 1.1.2. Ảnh hưởng của sóng biển ................................................................. 4 1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời...................... 5 1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG ......................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm về các loại hình vận tải biển và vận tải biển viễn dương .. 6 1.2.2. Về thuyền viên và đội tàu vận tải viễn dương ................................... 8 1.2.3. Điều kiện môi trường lao động trên tàu viễn dương .......................... 9 1.2.4. Điều kiện xã hội, tổ chức lao động và vệ sinh dinh dưỡng trên tàu viễn dương ............................................................................................... 16 1.3. ĐẶC ĐIỂM SỨC KHOẺ VÀ CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN ...................................................................................... 20 1.3.1. Đặc điểm sức khoẻ của thuyền viên vận tải viễn dương .................. 20 1.3.2. Các nghiên cứu về bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương ..... 22 1.3.3. Biến đổi chức năng điều nhiệt của cơ thể ........................................ 27 1.4. VẤN ĐỀ CHĂM SÓC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHOẺ THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG .......................................... 27 1.4.1. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên .. 27 1.4.2. Công tác chăm sóc và quản lý sức khỏe cho đoàn thuyền viên vận tải viễn dương tại Việt Nam .......................................................................... 32 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 35 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....... 35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 35 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................... 36 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 37 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 37 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu ................................................... 37 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 40 2.2.3.Các chỉ tiêu và kỹ thuật nghiên cứu ................................................. 41 2.2.4. Đề xuất và áp dụng giải pháp can thiệp đảm bảo sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương............................................................. 51 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu và hạn chế sai số ................................... 54 2.2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu............................................... 54 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 1 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG ......................................................................................... 1 3.1.1. Kết quả khảo sát điều kiện vi khí hậu và các yếu tố vật lý ở trên tàu ..... 1 3.1.2. Kết quả khảo sát điều kiện lao động trên tàu viễn dương .................. 3 3.1.3. Đặc điểm điều kiện sinh hoạt và vệ sinh của thuyền viên ................. 5 3.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng của thuyền viên trên tàu ................................. 6 3.2. THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ, CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG ............................................ 7 3.2.2. Một số chỉ tiêu chức năng của thuyền viên vận tải viễn dương ......... 8 3.2.3. Cơ cấu bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương ....................... 13 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH TRÌNH TRÊN BIỂN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG ....................................................................................... 19 3.3.1. Ảnh hưởng của hành trình trên biển đến một số chỉ số thể lực của thuyền viên ............................................................................................... 19 3.3.2. Biến đổi một số chỉ số sinh học của thuyền viên trước và sau một chuyến hành trình ..................................................................................... 19 3.3.3. Ảnh hưởng của hành trình trên biển đến sự thay đổi tỷ lệ một số bệnh lý của thuyền viên .................................................................................... 27 3.4. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ................................................................................................................. 32 3.4.1. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam ......................................................................................................... 32 3.4.2. Đề xuất giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ thuyền viên .......... 34 3.4.3. Kết quả can thiệp bằng biện pháp đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành môn y học biển ................................................................................ 35 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................... 39 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG VIỆT NAM ................................................................... 39 4.1.1. Đặc điểm môi trường lao động trên các tàu vận tải viễn dương ...... 39 4.1.2. Điều kiện vệ sinh an toàn và tổ chức lao động trên tàu vận tải viễn dương ....................................................................................................... 43 4.1.3. Điều kiện sống, sinh hoạt và vệ sinh trên tàu của thuyền viên tàu vận tải viễn dương .......................................................................................... 45 4.1.4. Về điều kiện dinh dưỡng trên tàu .................................................... 46 4.2. THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ VÀ CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG VIỆT NAM ..................... 46 4.2.1. Thể lực và các chỉ số sinh học ở thuyền viên .................................. 46 4.2.2. Về cơ cấu bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam .. 52 4.3. BIẾN ĐỔI TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN SAU MỘT CHUYẾN HÀNH TRÌNH TRÊN BIỂN 55 4.3.1. Biến đổi thể lực và một số chức năng cơ thể trước và sau một chuyến hành trình ................................................................................................. 56 4.3.2. Biến đổi tỷ lệ một số bệnh lý của thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam sau một chuyến hành trình ............................................................... 60 4.4. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG, ĐỀ XUẤT VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE THUYỀN VIÊN VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG................................................................................ 67 4.4.1. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ thuyền viên vận tải viễn dương của các công ty tham gia làm đối tượng nghiên cứu ...................... 67 4.4.2. Hiệu quả áp dụng giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ thuyền viên .......................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................. 73 KIẾN NGHỊ............................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể ) CTNC Chỉ tiêu nghiên cứu ĐTĐ Điện tâm đồ ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ICD-X International Classification of diseases - X (Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ X) IMGS International Medical Guider for ships (H ng d n y t qu c t cho tàu thuy n) ILO : International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế) IMHA: International Maritime Health Association (Hội y học biển quốc tế) IMO : International Maritime Organization (Tổ chức hàng hải quốc tế) JNC Joint National Committee MARPOL Ô nhiễm môi trường biển (Maritime Pollution ) Pd Huyết áp tâm trương Ps Huyết áp tâm thu RHM Răng hàm mặt SOLAS Safety of Life At Sea (An toàn sinh mạng trên biển) STCW Standards of Training Certification and Watchkeeping for Seafarers (Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ đào tạo và trực ca cho thuyền viên) TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép THA Tăng huyết áp TV Thuyền viên VNTB Vòng ngực trung bình VSATLĐ Vệ sinh an toàn lao động WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Giới hạn chỉ số Yaglou ............................................................... 9 Bảng 1.2. Tiêu chuẩn ánh sáng nơi làm việc ............................................. 14 Bảng 2.1. Phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của WHO sử dụng cho người Châu Á – 2000 .............................................................................. 44 Bảng 2.2. Phân loại huyết áp cho người từ 18 tuổi trở lên ........................ 45 (theo JNC VII - 2003) .............................................................................. 45 Bảng 2.3. Các hội chứng rối loạn thông khí phổi ...................................... 46 Bảng 2.3. Phân loại rối loạn đường máu theo ADA 2010 ......................... 47 Bảng 2.4. Bảng phân loại mức độ rối loạn lipid máu ................................ 48 Bảng 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá khả năng tư duy bằng bảng trị số tương quan ......................................................................................................... 50 Bảng 2.6. Phân chia mức độ trầm cảm bằng test Beck.............................. 51 Bảng 3.1. Môi trường vi khí hậu trên tàu vận tải viễn dương ..................... 1 Bảng 3.2. Mức tiếng ồn trung bình trên tàu viễn dương khi tàu tại bến và khi đang hành trình trên biển ...................................................................... 2 Bảng 3.3. Mức độ rung lắc trung bình của tàu tại bến và khi hành trình trên biển ............................................................................................................ 2 Bảng 3.4. Phương tiện bảo vệ cá nhân trên tàu viễn dương ........................ 3 Bảng 3.5. Phương tiện đảm bảo an toàn sinh mạng thuyền viên theo Công ước quốc tế “An toàn sinh mạng khi đi biển” ............................................. 4 Bảng 3.6. Tổ chức lao động của thuyền viên trên tàu ................................. 4 Bảng 3.7. Trang bị tủ thuốc và thiết bị y tế ở trên tàu theo Công ước lao động biển quốc tế 2006 và IMGS/2010 ...................................................... 5 Bảng 3.8. Điều kiện sinh hoạt của thuyền viên trên tàu .............................. 5 Bảng 3.9. Phương pháp xử lý chất thải và tác nhân gây bệnh trên tàu ........ 6 Bảng 3.10. Cơ cấu lương thực, thực phẩm chủ yếu .................................... 6 Bảng 3.11. Năng lượng và thành phần dinh dưỡng của khẩu phần ăn trung bình / ngày/ thuyền viên ............................................................................. 7 Bảng 3.13. Đặc điểm tần số mạch và huyết áp của thuyền viên .................. 8 Bảng 3.14. Chức năng hô hấp của thuyền viên ........................................... 9 Bảng 3.15. Đặc điểm chỉ tiêu huyết học của thuyền viên .......................... 10 Bảng 3.16. Tình trạng lipid máu của thuyền viên ..................................... 11 Bảng 3.17. Chỉ số các thành phần nước tiểu của thuyền viên ................... 11 Bảng 3.18. Đặc điểm một số chỉ tiêu tâm lý của thuyền viên.................... 12 Bảng 3.19. Tỷ lệ mắc bệnh chung ở thuyền viên viêễn dương ................. 13 Bảng 3.20. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm nghề ở thuyền viên ....................... 14 Bảng 3.21. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi nghề của thuyền viên ............ 15 Bảng 3.22. Tỷ lệ mắc các bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa ở thuyền viên ......................................................................................................... 16 Bảng 3.23. Tỷ lệ mắc một số bệnh hô hấp của các thuyền viên ................ 16 Bảng 3.24. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo mức độ năng nhẹ ................... 17 Bảng 3.25. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo nhóm nghề nghiệp ................. 17 Bảng 3.26. Tỷ lệ thuyền viên bị THA theo nhóm chức danh .................... 17 Bảng 3.27. Tỷ lệ rối loạn điện tâm đồ theo nhóm nghề nghiệp ................. 18 Bảng 3.28. Tỷ lệ rối loạn sức nghe theo nhóm nghề nghiệp trên tàu ......... 18 Bảng 3.29. Thay đổi thể lực của thuyền viên trước và sau hành trình ....... 19 Bảng 3.30. Tần số mạch và HA trung bình theo nhóm nghề nghiệp của thuyền viên trên tàu trước và sau hành trình ............................................. 21 Bảng 3.31. Biến đổi công thức máu của thuyền viên trước và .................. 22 Bảng 3.32. Ðặc điểm đường máu của thuyền viên trước và ...................... 22 Bảng 3.33. Thay đổi tỷ lệ rối loạn đường máu của thuyền viên trước và sau hành trình ................................................................................................ 23 Bảng 3.34. Biến đổi các thành phần nước tiểu của thuyền viên trước và sau hành trình ................................................................................................. 24 Bảng 3.35. Thay đổi loại hình thần kinh của thuyền viên trước và sau hành trình ......................................................................................................... 25 Bảng 3.36. Tỷ lệ mắc bệnh của thuyền viên vận tải viễn dương (n=300) .. 27 Bảng 3.37. Biến đổi tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch của các thuyền viên trước và sau hành trình ............................................................................. 29 Bảng 3.38. Biến đổi điện tâm đồ của thuyền viên trước và sau hành trình 29 Bảng 3.39. Suy giảm sức nghe của thuyền viên trước và sau hành trình theo nhóm nghề nghiệp trên tàu ....................................................................... 30 Bảng 3.40. Biến đổi sức nghe của thuyền viên trước vàsau hành trình theo tuổi nghề .................................................................................................. 31 Bảng 3.41. Mức độ trầm cảm của các đối tượng nghiên cứu (test Beck)... 32 Bảng 3.42. Thực trạng tổ chức và nhân lực y tếcủa hai công ty vận tải viễn dương ....................................................................................................... 32 Bảng 3.43. Công tác khám sức khỏe cho thuyền viên của 02 công ty ....... 33 Bảng 3.44. Nội dung khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn của Bộ Y tế ................................................................................................................. 33 Bảng 3.45. Công tác đào tạo chương trình cấp cứu biển cho thuyền viên . 34 Bảng 3.46. Kiến thức về y học biển của sỹ quan boong ............................ 35 Bảng 3.47. Mức độ kiến thức của sỹ quan boong trước và sau khóa học .. 36 Bảng 3.48. Kết quả kỹ năng thực hành chuyên môn Y học biển cho sỹ quan boong trên tàu vận tải viễn dương trước và sau đào tạo ............................ 37 Bảng 3.49. Tỷ lệ biết thực hành về Telemedicine của sỹ quan boong trước và sau khóa học ........................................................................................ 38 Bảng 3.50. Thực hành sử dụng thuốc và dụng cụ y tế trên tàu của sỹ quan boong trước và sau khóa học .................................................................... 38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ/ HÌNH Hình 3.1. Phân loại chỉ số BMI của thuyền viên ......................................... 8 Hình 3.2. Đặc điểm điện tâm đồ thuyền viên vận tải viễn dương ................ 9 Hình 3.3. Phân loại rối loạn đường máu của thuyền viên .......................... 10 Hình 3.4. Biến đổi tần số mạch và HA của TV trước và sau hành trình .... 19 Hình 3.5. Huyết áp, nhịp tim của thuyền viên trước và sau hành trình ...... 20 Hình 3.6. Biến đổi điện tâm đồ trước và sau hành trình ............................ 20 Hình 3.7. Tỷ lệ thuyền viên bị rối loạn lipid máu trước và sau hành trình 23 Hình 3.8. Đánh giá khả năng tập trung chú ý của thuyền viên trước và sau hành trình ................................................................................................. 25 Hình 3.9. Khả năng tư duy của thuyền viên viễn dương trước và sau hành trình được đánh giá bằng bảng câu hỏi theo phụ lục 1.2 và 1.4................. 26 Hình 3.10. Biến đổi tỷ lệ mắc các bệnh dinh dưỡng nội tiết, chuyển hóa ở thuyền viên trước và sau hành trình .......................................................... 28 Hình 3.11. Suy giảm sức nghe của thuyền viên trước và sau hành trình ... 30 Hình 3.12. Thay đổi tỷ lệ một số chứng bệnh thần kinh............................ 31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia biển, với trên 3260 km bờ biển và một vùng biển rộng tới trên 1.000.000 km2 (lớn gấp 3 lần diện tích đất liền). Những năm gần đây kinh tế biển của nước ta đang trên đà khởi sắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định kinh tế biển phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tỷ trọng ngày càng tăng. Mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4, Đại hội ĐCSVN khoá X nêu rõ “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh và mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước …”. Kinh tế biển phát triển đã và đang thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động trong đó có ngành vận tải biển. Lao động trên các tàu biển (gọi là thuyền viên) là loại hình lao động đặc biệt. Ngay từ giây phút đầu tiên bước vào nghề đi biển, người thuyền viên phải sống và làm việc trong một môi trường hết sức khắc nghiệt của biển cả và trên chính con tàu của họ. Loại hình lao động này mang tính đặc thù rất cao như thường xuyên phải cô lập với đất liền, người thân. Tiếng ồn, rung, lắc diễn ra liên tục suốt ngày đêm, dinh dưỡng bị mất cân đối…[25]. Tất cả các yếu tố bất lợi của môi trường và điều kiện lao động trên tàu biển đã có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sự phát sinh các bệnh tật có tính chất đặc thù như say sóng, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn chuyển hoá, tăng huyết áp và hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng tới khả năng lao động và giảm tuổi nghề của thuyền viên [21], [44], [77], [87]. 2 Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) và Công ty vận tải biển ngoại thương Việt Nam (Vitranschart) là những công ty ra đời sớm nhất và lớn nhất của ngành Hàng hải Việt Nam. Tính đến nay, số thuyền viên có tuổi đời và tuổi nghề đã khá cao, việc trẻ hoá đội ngũ thuyền viên đang là yêu cầu cấp thiết. Đội tàu của 2 công ty này chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá viễn dương tức là hành trình của các con tàu này là trên khắp các đại dương. Thời gian mỗi chuyến hành trình của các tàu thường kéo dài từ 11 đến 14 tháng liên tục trên biển, trong điều kiện môi trường sống, lao động rất khắc nghiệt. Việc tổ chức công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đoàn thuyền viên còn rất nhiều khó khăn do không có nhân viên y tế trên tàu, thiếu thuốc men, dụng cụ y tế, sự trợ giúp của các cơ sở y tế trên bờ nhiều khi không thể thực hiện được, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe cho đoàn thuyền viên [42]. Những năm qua, công nghệ đóng tàu đã có rất nhiều tiến bộ, điều kiện lao động tren các tàu đã có nhiều cải thiện, vậy thực chất điều kiện lao động trên các tàu viễn dương của các công ty này hiện nay ra sao và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ và sự phát sinh những bệnh tật có tính chất nghề nghiệp đặc thù như thế nào, thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho đoàn thuyền viên có những thuận lợi và khó khăn gì? Để trả lời những câu hỏi này, cần thiết phải nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả điều kiện lao động trên các tàu vận tải của 2 công ty vận tải viễn dương Việt Nam năm 2011-2012. 2. Đánh giá thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và một số biến đổi sức khoẻ của thuyền viên trước và sau một chuyến hành trình. 3. Đề xuất và áp dụng một số giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRÊN BIỂN Môi trường tự nhiên được xem là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là môi trường tự nhiên trên biển. Nếu như trên bờ người lao động có nhiều biện pháp để hạn chế những điều kiện khắc nghiệt của môi trường tự nhiên thì trên biển người lao động phải hàng giờ, hàng ngày trong suốt hành trình trên biển phải trực tiếp đối mặt với môi trường tự nhiên khắc nghiệt của biển cả, mà trước tiên phải kể đến: 1.1.1. Ảnh hưởng của giông, gió, bão Trên bề mặt trái đất, biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, giông, bão và các trận cuồng phong, hậu quả gây nên những hiện tượng biển động với độ cao của sóng rất lớn làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất cũng như an toàn sinh mạng của người lao động biển. Về cơ bản, khí hậu vùng biển nước ta là loại khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện của khí hậu ôn đới [11]. Biển nước ta chịu tác động của nhiều loại hệ thống thời tiết như: - Hệ thống thời tiết phía Bắc ảnh hưởng chủ yếu đến biển nước ta vào mùa Đông - Xuân với biểu hiện chủ yếu là gió mùa đông bắc phát triển mạnh. Vào thời gian này nhiệt độ không khí khá thấp (trung bình 15-20 độ), khô hanh, lạnh, gió mùa đông bắc có khi mạnh cấp 6, cấp 7, có thể lên cấp 8, cấp 9. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất trên biển. Các lao động biển chịu nhiều tác động rất mạnh của 4 rung, xóc, lắc, nhiều người bị say sóng, ăn uống hạn chế, sức khỏe giảm sút dẫn đến năng suất và chất lượng lao động bị ảnh hưởng. - Hệ thống thời tiết phía Nam chịu tác động của áp thấp mùa hạ Châu Á và dải áp thấp xích đạo, đặc trưng của loại hình thời tiết này là gió mùa Tây Nam và thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Nó chính là nguyên nhân hình thành nên các cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Loại hình thời tiết này tuy không tác động liên tục nhưng gây nhiều nguy hiểm tới các hoạt động hàng hải và các hoạt động khác trên biển. - Hệ thống thời tiết phía Tây chịu tác động của áp thấp nóng. Hệ thống này ảnh hưởng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, trong thời gian này thường có giông bão, mưa rào, sương mù, lốc, vòi rồng...., dạng thời tiết này đặc biệt nguy hiểm cho hoạt động của ngành hàng hải và lao động sản xuất trên biển. - Hệ thống thời tiết phía Đông chịu tác động mạnh mẽ của hai hệ thống là lưới cao áp cận nhiệt đới và nhiễu dông nhiệt đới như bão, áp thấp, sóng dông..., thường tác động tới vùng biển nước ta từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 9. Loại hình thời tiết này cũng trực tiếp đe dọa các hoạt động của các ngành kinh tế biển của nước ta, đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động trên biển của thuyền viên, thậm chí còn đe dọa cả an toàn sinh mạng của họ [41]. 1.1.2. Ảnh hưởng của sóng biển Đặc điểm về thủy văn bao gồm thủy triều, dòng chảy, nhiệt độ nước biển, độ mặn nước biển và sóng biển. Trong các yếu tố này mức độ của sóng biển có ảnh hưởng lớn nhất đến các hoạt động hàng hải, các hoạt động sản xuất trên biển khác cũng như sức khỏe người đi biển. Sóng biển chủ yếu do gió, bão tạo thành, vì thế chế độ sóng cũng không đồng nhất mà bị 5 phân hóa theo từng khu vực, theo từng mùa như chế độ gió. Vùng biển nước ta chịu tác động của các loại gió mùa như: gió mùa Đông- Bắc, gió mùa Đông- Nam, gió mùa Tây- Nam. Độ cao của sóng trung bình khoảng 1m, vào dịp gió mùa mà có biển động, độ cao sóng có thể lên tới 3- 4m và trong giông bão độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tàu thuyền trên biển. Tóm lại, vùng biển Việt Nam vừa mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, lại vừa mang đặc điểm của khí hậu hải dương vừa nóng, ẩm, nhiều gió, áp thấp, vừa nhiều giông bão. Sóng biển có độ cao trung bình lớn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trên biển, sóng lớn hơn có thể gây ra say sóng đối với nhiều người làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể và khả năng lao động của họ. Sóng trong giông bão có thể đe doạ an toàn sinh mạng của các lao động biển [8], [92], [93]. 1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời Lao động trên biển, con người chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ không khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Về mùa hè, ngoài các bức xạ trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, người lao động trên biển còn phải chịu sức nóng gián tiếp từ các tia bức xạ từ mặt nước phản chiếu lên cộng với sức nóng do các máy móc hoạt động toả ra. Chính điều này làm cho nhiệt độ bên trong con tàu tăng lên từ 50C đến 100C, và cũng làm cho cơ thể luôn phải trong trạng thái điều nhiệt cao, gánh nặng thân nhiệt tăng làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng của cơ thể như chức năng điều nhiệt, chức năng tuần hoàn, chức năng bài tiết, hô hấp, tiêu hóa... 6 Mặt khác, nhiệt độ giữa trong và ngoài con tàu lại chênh nhau rất nhiều làm cho khả năng điều nhiệt của cơ thể khi di chuyển giữa trong và ngoài tàu trở nên rất khó khăn và dễ bị cảm cúm [129]. 1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU VẬN TẢI VIỄN DƯƠNG 1.2.1. Khái niệm về các loại hình vận tải biển và vận tải biển viễn dương Vận tải biển là hoạt động chuyên chở hàng hoá bằng đường biển là một trong những loại hình vận tải ra đời sớm nhất của ngành vận tải (bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển). Do đặc tính ưu việt của nó là khả năng chuyên chở với số lượng lớn hàng hoá, giá thành rẻ, với 7 phần 10 diện tích trái đất là biển nên các tàu chở hàng có thể đến được bất cứ cảng nào và bất cứu châu lục nào. Căn cứ vào loại hình hàng hoá mà nó chuyên chở, phạm vi của tuyến đường biển mà tàu hoạt động Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) chia ra các loại hình vận tải biển như sau [97]: Phân loại theo loại hàng hoá mà nó chuyên chở bao gồm:  Tàu chở hàng khô  Tàu chở hàng bách hoá  Tàu chở container  Tàu chở hàng hoá đông lạnh  Tàu chở hàng độc hại nguy hiểm… Phân loại theo loại tuyến đường vận tải mà tàu hoạt động bao gồm:  Vận tải thuỷ nội địa: 7 Là loại hình vận tải theo các tuyến đường biển trong nước, nơi xếp hàng hoá để khởi hành và nơi trả hàng (điểm đến) thường là các cảng nội địa của các địa phương. Vận tải trên tuyến biển nội địa thường là các tàu có trọng tải từ vài trăm tấn đến một vài tấn. Đặc điểm của tuyến vận tải này là các tuyến đường thường gần bờ, thời gian hoạt động hành trình trên biển chỉ một vài ngày, trong trường hợp khẩn cấp có thể ghé bờ trong vòng từ vài tiếng đến tối đa là 24 tiếng.  Vận tải biển gần (cận hải): Là loại hình vận tải có thời gian hành trình trên biển từ vài ngày đến 2 tuần trên biển như tuyến vận tải Đông Nam Á, các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Đặc điểm của các tàu hoạt động trong khu vực này thường là các tàu có trọng tải từ một vài nghìn tấn đến vạn tấn. Trong trường hợp khẩn cấp có thể ghé cảng gần nhất từ 24 - 72 tiếng. Tại tuyến này có thể bổ sung thêm thực phẩm tươi sống trên đường đi (phải mua bằng ngoại tệ với giá đắt hơn nhiều giá trong nước mua bằng nội tệ). Vì lý do này việc bổ sung thực phẩm tươi sống và hoa quả tươi cũng bị hạn chế nhiều.  Vận tải biển viễn dương (World wide): Đây là loại hình vận tải của những con tàu có trọng tải lớn nhất từ vài vạn tấn đến vài chục vạn tấn hàng hoá, có thể đi lại trên mọi tuyến hàng hải quốc tế và có thể cập cảng ở tất cả các đại dương trên thế giới. Đặc điểm của tuyến vận tải này là thời gian một chuyến hành trình thường dài trung bình khoảng 1 năm, thời gian tàu chạy liên tục trên biển không có khả năng cập cảng kéo dài nhất là 40 - 45 ngày, thời gian này tàu hoàn toàn cô lập với đất liền. Trong trường hợp khẩn cấp tàu không thể ghé cảng gần nhất trong một và chục giờ được, nên rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn là rất lớn. Sự cô lập của thuyền viên với đất liền là rất lớn, sự trợ giúp về y
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất