Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quả...

Tài liệu Luận án tiến sĩ xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông cửu long hiện nay

.PDF
250
1
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN TỨ THIÊN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN TỨ THIÊN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC Mã số: 9310202 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRƢƠNG NGỌC NAM PGS, TS TRẦN THỊ HƢƠNG HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Tứ Thiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................................8 1.1. Các công trình khoa học ngoài nước ............................................................. 8 1.2. Các công trình khoa học trong nước ........................................................... 11 1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu các công trình liên quan và định hướng nghiên cứu của luận án ............................................................................. 20 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ UẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY..........................23 2.1. Các tỉnh, thành phố và tỉnh, thành ủy, ban thường vụ tỉnh, thành ủy và đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ................................................................................................ 23 2.2. Đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý - khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò ............................................................................... 43 Chƣơng 3: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - THỰC TR NG NGUY N NHÂN INH NGHIỆM..............67 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................... 67 3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm ........ 74 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI GIAN TỚI..... 104 4.1. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới ................................................................................................................................ 104 4.2. Giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 ........................................ 114 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 157 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BTVTTU : Ban thường vụ tỉnh, thành ủy CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CT-XH : Chính trị - xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNCB : Đội ngũ cán bộ HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KT-XH : Kinh tế - xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1 họn ề t i Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ (ĐNCB). Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [78, tr.309] và “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [78, tr.313]. Thấm nhuần lời dạy của Người, trải qua các thời kỳ cách mạng, trong hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn coi cán bộ và công tác cán bộ là những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đảng đã đề ra đường lối, chủ trương, nghị quyết đúng đắn và triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, đạt kết quả to lớn. ĐNCB các ngành, các cấp ở nước ta, trong đó có ĐNCB diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (BTVTTU) quản lý được xây dựng ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, với mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề và có nhiều mới mẻ, được thực hiện trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, ĐNCB nói chung, cán bộ diện BTVTTU quản lý nói riêng càng có vai trò quan trọng. Nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi mới chỉ có thể được hoàn thành khi xây dựng được ĐNCB, nhất là cán bộ diện BTVTTU quản lý có chất lượng tốt. Bởi “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng [35, tr.66]. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng [37, tr.239-240]; đồng thời chỉ rõ: “Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực… những tài năng và những chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ 2 Tổ quốc” [37, tr.241]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị… Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững” [44, tr.54]. Đến Đại hội XIII, Đảng xác định rõ ba nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong nhiệm kỳ 2021-2026 là: “Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [49, tr.256-257]. Xây dựng ĐNCB nói chung, ĐNCB diện BTVTTU quản lý nói riêng đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và được toàn Đảng, các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị (HTCT) triển khai thực hiện. Nhờ đó, chất lượng ĐNCB ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng ĐNCB, kể cả ĐNCB diện BTVTTU quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do đó, để từng bước tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH), Đảng phải xây dựng được ĐNCB, nhất là cán bộ diện BTVTTU quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hay còn được gọi là miền Tây Nam Bộ là vùng có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước, có nhiều tiềm năng về kinh tế và tính đặc thù về dân tộc, tôn giáo. Toàn vùng có thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh trực thuộc Trung ương (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long); có 134 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.624 đơn vị hành chính cấp xã; dân số 17,66 triệu người, trong đó có khoảng 1,4 triệu người dân tộc Khmer. 3 ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa, nông sản, thủy sản xuất khẩu lớn nhất cả nước; là vùng đất trù phú của Nam Bộ, có tiềm năng phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ du lịch, đã sớm tiếp cận với sản xuất hàng hóa và nhân dân có truyền thống các mạng lâu đời. Song nhìn chung kinh tế của vùng chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp nhỏ lẻ, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, GDP bình quân đầu nước thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước. Do đó, ngày 02-42022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với ĐNCB, công chức, trước hết là ĐNCB diện BTVTTU quản lý. Bởi đây là ĐNCB đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, quận, huyện của các tỉnh, thành phố, những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước nên việc phát huy tối đa sức mạnh và lợi thế của vùng, khắc phục những hạn chế đòi hỏi cần phải có con người, trong đó công việc gốc là xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý thật vững mạnh. Trong những năm qua, công tác xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL đã được các cấp ủy đảng quan tâm, có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Số lượng ĐNCB diện BTVTTU quản lý từng bước được tăng cường; trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của ĐNCB diện BTVTTU quản lý được nâng lên rõ rệt; phát huy được tính tự giác, tích cực tu dưỡng, rèn luyện của đa số cán bộ này... Tuy nhiên, công tác xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL vẫn còn những hạn chế: Số lượng, cơ cấu, trình độ chưa đồng đều; một số cán bộ chưa yên tâm công tác; có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ tự giác tu dưỡng, rèn luyện; chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý; công tác 4 kiểm tra, giám sát ở một số nơi còn chung chung... Do đó, việc xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” làm luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2 Mụ h nhiệ vụ ủa luận án Mục đ ch của luận án Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL thời gian tới. Nhiệ vụ nghi n c u của uận án - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL. - Đánh giá đúng thực trạng xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL từ năm 2015 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL thời gian tới. 3 Đối tƣợng v h vi nghi n ứu ủ uận án Đ i tư ng nghi n c u Xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL hiện nay h vi nghi n c u của uận án - Về không gian: Luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL, bao gồm các chức danh: trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể và tương đương ở các tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND), ủy viên Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy trực thuộc... từ năm 5 2015 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. - Về thời gian: Luận án khảo sát công tác xây dựng ĐNCB của 1 thành phố và 12 tỉnh ở vùng ĐBSCL trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay và định hướng đến năm 2030. 4 Cơ sở sở uận thự tiễn v hƣơng h nghi n ứu ủa luận án uận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ và xây dựng ĐNCB. 4.2. C sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL và thực trạng xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL từ năm 2015 đến nay. hư ng pháp nghi n c u Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logic; khảo sát, tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học. Cụ thể: - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Phân tích sự vật hiện tượng theo phương pháp duy vật biện chứng, chú trọng quy luật nhận thức, đánh giá sự vật, hiện tượng theo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, trong mối quan hệ phổ biến và phát triển. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở tiếp cận các nguồn tài liệu là các báo cáo của các địa phương, đơn vị và các công trình nghiên cứu có liên quan, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khai thác các thông tin và phân tích, khái quát những nội dung có liên quan đến đề tài. - Phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn: Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Phương pháp này dựa vào kết quả hoạt động thực tiễn về xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở 6 ĐBSCL để so sánh, đối chiếu với các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nói chung và xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý nói riêng để đánh giá thực trạng chính xác hơn cả ưu điểm và khuyết điểm, tìm nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, có thêm những nhận định để đánh giá khách quan hơn về thực trạng xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL. Luận án điều tra ở 13 tỉnh ĐBSCL với 800 phiếu. Đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo diện BTVTTU quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long và đảng viên đảng bộ tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài, có tham khảo các báo cáo, các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài của các cấp ủy, tổ chức đảng tại địa phương từ năm 2015 đến nay. 5 Đ ng g ới về mặt khoa họ ủ uận n - Đưa ra khái niệm, làm rõ nội dung, phương thức xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL. - Rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp mới, khả thi nhằm tăng cường xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL thời gian tới. Một là, xây dựng tiêu chuẩn chức danh và cụ thể hóa tiêu chí đánh giá cán bộ diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL gắn với xây dựng vị trí việc làm của từng chức danh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng ĐNCB các cấp. Hai là, đề cao việc tự học tập, tự rèn luyện; vai trò của HTCT và nhân dân; sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của Trung ương Đảng, việc tạo thuận lợi của các cơ quan Trung ương đối với xây dựng ĐBSCL diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL. 6 nghĩ uận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về xây 7 dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy; đồng thời kết quả ấy có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU I N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI UẬN ÁN Xây dựng ĐNCB là vấn đề từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt đối với cán bộ diện BTVTTU quản lý của ĐBSCL. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể kể ra một số công trình đề cập đến công tác xây dựng ĐNCB của Đảng, xây dựng ĐNCB lãnh đạo, quản lý các cấp sau: 1 1 CÁC CÔNG TRÌNH 111 C trò ủ ông t HOA HỌC NGOÀI NƢỚC ông trình nghi n ứu i n qu n ến n bộ và vai n bộ Sách Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước Của Mã Linh, Lý Minh [73]. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ và gọi chung là chế độ nhân sự cán bộ. Đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ, trong đó đánh giá, khảo sát cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ là khâu chủ yếu. Đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chỉ rõ tầm quan trọng của công tác tiến cử cán bộ một cách dân chủ, rộng mở, chủ yếu là sự tiến cử, giới thiệu trước khi bổ nhiệm. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp trong quy trình công tác cán bộ và xây dựng ĐNCB diện BTVTTU quản lý ở ĐBSCL hiện nay. Sách Training the Party: Party adaptation and elite training in reformera China (tạm dịch: Đào tạo Đảng: Sự chỉnh đốn Đảng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đứng đầu ở Trung Quốc thời kỳ cải cách) của Charlotte P.Lee [23]. Tác giả trình bày các nghiên cứu về trường Đảng, chủ yếu chia thành hai dòng nghiên cứu: 1) Những nhiệm vụ, chức năng của trường Đảng Trung ương Trung Quốc; 2) Hệ thống trường đảng bên ngoài Bắc Kinh. Các trường đã tự điều chỉnh, tự thích ứng trước hai mục tiêu ra là phải tối đa hóa nguồn thu trong 9 bối cảnh kinh tế thị trường và phải cập nhật, đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xứng tầm trong nền kinh tế thị trường. Luận án tiến sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay của Sam Lane Phan Kha Vong [95]. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNCB chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng ĐNCB chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh đến năm 2025. Đặc biệt, luận án đã rút ra được hai kinh nghiệm và đề xuất hai giải pháp về xây dựng ĐNCB chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh ở Lào. Bài viết Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt của Tôn Hiểu Quần [126]. Tác giả đã đưa ra những giải pháp xây dựng tập thể và cá nhân, ban lãnh đạo gồm: Coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin để cũng cấp nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; chú trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ thực tiễn; kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp; tăng cường công tác giám sát đối với cán bộ lãnh đạo. 1.1.2. C ngũ n bộ ãnh ông trình nghi n ứu i n qu n ến xây ựng ội quản Luận án tiến sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay của Bun Lư Sổm Sắc Di [20]. Luận án hệ thống hóa một số quan điểm lý luận cơ bản về cán bộ, cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng ĐNCB và công tác xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp tỉnh ở phía Bắc Lào gồm các chức danh: Bí thư tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng, Phó bí thứ tỉnh ủy kiêm Phó tỉnh trưởng và ủy viên ban 10 thường vụ phụ trách các ban, ngành chủ chốt trong tỉnh. Đồng thời, luận án đề xuất một số giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp tỉnh phía Bắc ngang tầm đòi hỏi nhiệm vụ mới. Luận án tiến sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía nam nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay của Bun Xợt Tham Ma Vông [19]. Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở Nam Lào và thực trạng xây dựng ĐNCB này trong thời gian qua, luận án đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay. Luận án tiến sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay của Khăm Phăn Mi La Vông [61]. Luận án lý giải những vấn đề lý luận và quan điểm về ủy ban kiểm tra, ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) và xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Đánh giá đúng thực trạng ĐNCB kiểm tra và công tác xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào từ năm 1996 đến nay, chỉ rõ nguyên nhân và những kinh nghiệm. Xác định đúng những yêu cầu đặt ra, mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm xây dựng ĐNCB kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới của Nick Khăm [87]. Luận án làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và quan điểm về xây dựng ĐNCB lãnh đạo các cấp của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào; khảo sát, đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp của Hội Liên hiệp phụ nữ Lào; đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay của Viengmaly Soulixay 11 [134]. Luận án đã chỉ ra rằng, việc xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, đó là mấu chốt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay. Muốn xây dựng được đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng bộ, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ văn hóa, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước Lào trong thời kỳ mới, cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng gắn liền xây dựng đội ngũ với cơ cấu và quy hoạch cán bộ, với chức năng nhiệm vụ, xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn; coi trọng việc tự đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện của mỗi chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện. Bài viết Một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào của Khonnesanga Phimasone [63]. Để xây dựng đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng vừa có “tâm”, vừa có “tầm”, tài đức vẹn toàn đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: 1) Đổi mới, kiện toàn công tác cán bộ đối với đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng; 2) Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đánh giá, lựa chọn đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng. 1 2 CÁC CÔNG TRÌNH 121 C t HOA HỌC TRONG NƢỚC ông trình nghi n ứu i n qu n ến n bộ v v i trò ủ công n bộ Sách Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay do Vũ Văn Phúc chủ biên [89]. Cuốn sách là tập hợp 23 bài tham luận tại hội thảo được chọn lọc và sắp xếp thành 3 chương. Nội dung cuốn sách bàn luận và kiến giải nhiều vấn đề về thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi mở nhiều vấn đề không chỉ về mặt phương pháp luận, nhận thức luận mà cả những khuyến nghị một cách cụ thể với từng lĩnh vực nhằm nâng cao khả năng 12 thực thi hiệu quả thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, do cuốn sách là tập hợp các bài tham luận nên mới chỉ dừng lại ở việc bàn luận chung, riêng lẻ của từng bài viết mà chưa có tính hệ thống, logic giữa các bài viết; chưa nghiên cứu sâu về năng lực lãnh đạo của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy. Sách Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện - Thực tiễn và giải pháp của Tạp chí Xây dựng Đảng [100]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn việc thực hiện chủ trương thí điểm bố trí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, từ đó đề xuất các kiến nghị về chủ trương này ở nước ta hiện nay. Trong cuốn sách, các tác giả cũng phân tích kinh nghiệm chủ trương nhất thể hóa bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện của một số nước như Lào, Trung Quốc. Đây là những kinh nghiệm có giá trị, có thể đối chiếu, so sánh để kế thừa, vận dụng vào công tác cán bộ nói chung và trong bố trí bí thư - chủ tịch cấp huyện là một người nói riêng hiện nay. Sách Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Trung ương [1]. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần. Phần thứ nhất: Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Phần thứ hai: Xây dựng phong cách lãnh đạo của người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Phần thứ ba: Đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách góp phần đưa ra các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị. Luận án tiến sĩ Đánh giá cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay của Phạm Tất Thắng [104]. Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác đánh giá cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông 13 Hồng (khảo sát tại 9/11 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, trừ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng); trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần đánh giá đúng đối với đối tượng cán bộ đến năm 2020. Luận án tiến sĩ Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay của Thân Minh Quế [92]. Luận án phân tích và làm rõ đặc điểm cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc; góp phần làm rõ quan niệm, nội dung công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu, mang tính đặc thù để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh trên đến năm 2020 như: đánh giá đúng cán bộ, xác định rõ nguồn, tạo nguồn cán bộ dồi dào, nhất là cán bộ thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc, cán bộ trẻ, cán bộ nữ đưa vào quy hoạch các chức danh thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; thực hiện tốt việc kiểm tra, rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý, chủ động phát hiện, khắc phục những biểu hiện tiêu cực, tư tưởng cục bộ khép kín, tự ti dân tộc… Luận án tiến sĩ Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay của Nguyễn Văn Côi [26]. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2020. Bài viết Phong cách làm việc của người đứng đầu của Trần Khắc Việt [132]. Phần đầu, tác giả đưa ra những yêu cầu đối với phong cách làm việc của người đứng đầu và giải thích vì sao phải quan tâm, rèn luyện phong cách làm 14 việc đối với người đứng đầu. Phần hai, tác giả phân tích năm đặc trưng chủ yếu trong phong cách làm việc của người đứng đầu, bao gồm: 1) Sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy bén với cái mới; 2) Sự thống nhất giữa tính cách mạng với tính khoa học; 3) Sự thống nhất giữa các làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cao; 4) Sự thống nhất giữa tri thức và hành động, nói đi đôi với làm; 5) Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với Nhân dân; coi trọng việc thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao trong tập thể và hoạt động kiểm tra. Bài viết Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn của cán bộ lãnh đạo của Phạm Hồng Chương [25]. Cán bộ lãnh đạo là một khái niệm chung, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, do vai trò quyết định, những người lãnh đạo ở vị trí là người đứng đầu phải có đầy đủ các chuẩn của người lãnh đạo. Vì vậy, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành riêng một mục (mục V) nói về cách lãnh đạo như để nhấn mạnh các chuẩn mực phải có của những cán bộ lãnh đạo ở vị trí là người đứng đầu. Trong đó, cán bộ lãnh đạo ở vị trí là người đứng đầu không chỉ phải có đầy đủ các chuẩn của người lãnh đạo mà còn phải có những chuẩn riêng biểu thị sự khác biệt với cán bộ lãnh đạo nói chung. Bài viết Tỉnh Gia Lai tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của Hồ Văn Nên [82]. Trong xu thế phát triển triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, kinh tế số, sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, việc xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xác định tầm quan trọng đó, Đảng bộ tỉnh Gia Lai tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về công tác cán bộ, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đạt được những kết quả tích cực. Bài viết Nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay của Mai Văn Chính [24]. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu 15 trong công tác cán bộ, thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống “chạy chức, chạy quyền”. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 1.2.2. C ngũ n bộ ãnh ông trình nghi n ứu i n qu n ến xây ựng ội quản Sách Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Dung [31]. Tác giả khẳng định, việc nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách, đặc biệt là phong cách tư duy Hồ Chí Minh là yêu cầu rất quan trọng đối với tất cả cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chính những nét đặc sắc trong phong cách tư duy đã giúp Người vận dụng sáng tạo và thành công chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh, chỉ ra bản chất, những đặc trưng cơ bản của phong cách tư duy ấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần khắc phục các căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, duy ý chí trong cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, từng bước xây dựng phong cách tư duy khoa học, nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên. Cuốn sách đã phản ánh một cách khái quát, có hệ thống những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng phong cách tư duy của ĐNCB lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay. Sách Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của Trần Đình Thắng [102]. Trong cuốn sách, tác giả đi sâu phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời nghiên cứu, tổng kết quá trình lịch sử Đảng lãnh đạo, chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, xây dựng ĐNCB, công chức, viên chức nhà nước từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay. Qua sự phân tích, khái quát, hệ thống hóa chuyên sâu về các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất