Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ văn xuôi việt nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương...

Tài liệu Luận án tiến sĩ văn xuôi việt nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương

.PDF
164
1
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----------฀฀------------ ĐẶNG HOÀNG OANH VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY TỪ CÁCH ĐỌC CHẤN THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -----------฀฀------------ ĐẶNG HOÀNG OANH VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY TỪ CÁCH ĐỌC CHẤN THƯƠNG Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số : 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Lưu Oanh TS. Trần Ngọc Hiếu Hà Nội – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận án MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu ..............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 6. Đóng góp của luận án ..............................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................7 1.1. Lí thuyết chấn thương như là một cách đọc văn học ...........................................7 1.2. Những chặng đường phát triển của lí thuyết chấn thương. ................................10 1.2.1. Chặng thứ nhất: thời kì manh nha của lí thuyết chấn thương .........................10 1.2.2. Chặng thứ hai: sự trỗi dậy của lí thuyết chấn thương .....................................13 1.2.3. Chặng thứ ba: đa dạng hóa, đa phương hóa lí thuyết chấn thương.................17 1.3. Cách đọc chấn thương và văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay .............25 1.3.1. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 – chất liệu của cách đọc chấn thương .............25 1.3.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương ................................................................................................28 Chương 2. NHẬN DIỆN CHẤN THƯƠNG VÀ VĂN HỌC CHẤN THƯƠNG ....35 2.1. Quan niệm của luận án về chấn thương .............................................................35 2.2. Cơ chế hình thành và hoạt tác của chấn thương ................................................46 2.2.1. Bạo lực ............................................................................................................46 2.2.2. Bạo lực tiềm ẩn ...............................................................................................52 2.3. Phân loại văn học chấn thương ..........................................................................57 2.3.1. Văn xuôi chứng nhân ......................................................................................58 2.3.2. Văn xuôi dư chấn ............................................................................................63 Chương 3. MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHẤN THƯƠNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY ..................................................................................68 3.1. Chấn thương lịch sử ...........................................................................................68 3.1.1. Cơ chế hình thành chủ đề chấn thương lịch sử ...............................................68 3.1.2. Cảm thức chấn thương ....................................................................................77 3.1.3. Các kiểu nhân vật chấn thương .......................................................................87 3.2. Chấn thương trong đời thường ...........................................................................93 3.2.1. Các hình thái bạo lực trong đời thường ..........................................................93 3.2.2. Cảm thức chấn thương ..................................................................................101 3.2.3. Các kiểu nhân vật chấn thương .....................................................................106 Chương 4. CHẤN THƯƠNG VÀ CẤU TRÚC TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY .....................................................................113 4.1. Những vấn đề về người kể chuyện...................................................................113 4.1.1. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và đạo đức tự sự trong văn học chấn thương .................................................................................................................................114 4.1.2. Thẩm quyền của người kể chuyện ................................................................117 4.1.3. Sự đa bội của điểm nhìn trần thuật................................................................127 4.2.1. Sự khủng hoảng của ngôn ngữ ......................................................................131 4.2.2. Hiệu ứng gây tác động về cảm xúc (Affect theory) ......................................136 4.2.3. Kết cấu mở ....................................................................................................139 KẾT LUẬN .............................................................................................................144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................151 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đầu những năm 1990, lí thuyết chấn thương trỗi dậy như một điểm nhấn đáng chú ý trong bối cảnh học thuật Hoa Kì. Nó trở thành một khuynh hướng lí luận phê bình nổi bật, nơi ngưng tụ nhiều vấn đề khác nhau (Geoffrey Hartman). Ngoài cái cảm giác mang tính đương đại như Geoffrey Hartman đã nói, sự phát triển của phê bình chấn thương còn chạm đến nỗi bất an sâu xa nhất của nhân loại: nó cảnh báo về những trạng thái bạo lực luôn âm ỉ, có nguy cơ bùng phát và đe dọa đến đời sống hiện sinh của con người. Người ta nhận ra rằng, sự bất ổn đó có thể tồn tại bất kì đâu, trong bất cứ chiều kích không – thời gian nào, từ dấu vết trong đời sống cá nhân cho đến cộng đồng, dân tộc. Bởi, xét đến cùng, lịch sử nhân loại đã từng đi qua biết bao những cơn chấn động khủng khiếp: những cuộc chiến tranh xóa sổ cả một dân tộc, xung đột sắc tộc, tôn giáo, diệt chủng, thảm họa môi trường, dịch bệnh… Lịch sử đau thương đó đã góp phần đóng dấu kí ức tập thể vào trong tiềm thức của mỗi cá nhân, khiến không ít người cho rằng: chính nỗi đau mới thực sự ghi dấu trạng thái hiện tồn của cá nhân con người trong cuộc đời này. Từ góc nhìn đó, rõ ràng lí thuyết chấn thương mang giá trị nhân bản sâu sắc. Nó khiến cho con người lắng nghe tiếng vọng của những vết thương trong quá khứ để thấu hiểu hơn những bất ổn ngầm ẩn trong đời sống hiện tại. Sự hình thành và phát triển năng động của lí thuyết chấn thương, một mặt, vừa xuất phát từ nhu cầu con người muốn nhận thức lại những kinh nghiệm lịch sử khủng khiếp, tàn bạo mà những tác động của chúng luôn có thể di căn sang hiện tại; mặt khác, vừa do thực tế của xã hội nhiều bạo động, áp lực cho phép các chấn thương trong hình thức cũ và mới tiếp tục làm tổn hại con người cả về tinh thần lẫn thể chất. Nói lí thuyết chấn thương nằm trong cái gọi là khúc ngoặt đạo đức của lí thuyết đương đại là vì thế: nó khắc phục được nhược điểm của lí thuyết ở giai đoạn trước khi nhiều học giả cho rằng lí thuyết không có khuôn mặt con người. Với chất liệu đặc thù và cách thức sáng tạo riêng, văn học trở thành phương tiện hữu hiệu giúp con người quan sát được các chấn thương. Đặc biệt, văn xuôi, với đặc trưng của việc kể, với khả năng hấp thu mọi tần số, mọi xung động trong cuộc đời, bằng việc chối từ những gì thi vị hóa (vốn dĩ thường thấy trong thơ), lại chính là thể loại thể hiện được những ưu thế của nó trong việc biểu đạt chất thương. Thực tế là, đến những năm 90, kinh nghiệm về chấn thương của con người không thể chỉ là đối tượng của một ngành nghiên cứu. Trong các loại hình nghệ thuật, văn chương ngày càng thể hiện ưu thế đặc biệt trong việc biểu hiện và lưu giữ những trạng thái chấn thương của con người. Dẫu các nghệ thuật khác cũng miêu tả chấn thương, nhưng phải bằng ngôn từ của văn học, các dạng biểu hiện của chấn thương mới được gọi tên, mới lộ hình hài, mới cất lên được tiếng nói (the voice of wound). Chấn thương trong văn học, vì thế, không chỉ giúp con người nhìn sâu vào những kinh nghiệm và những nếm trải của nhân tính mà còn góp phần chất vấn lịch sử, vén những bức màn bí mật, tìm câu trả lời cho sự thật bị chôn giấu. 1.2. Việt Nam là mảnh đất còn di căn nhiều vết thương trong quá khứ. Trên cái nền thực tại ấy, một bộ phận văn học sẽ là tiếng nói của những vết thương than khóc (crying wound). Cái âm vọng trong dòng chảy lịch sử văn học ấy, đã trở lại mãnh liệt hơn bao giờ hết trong văn học sau 1975, bởi vết thương chiến tranh của dân tộc Việt vẫn còn mưng mủ, và đời sống thế sự thời hậu chiến đã lộ diện bao điều bất trắc. Lần đầu tiên, độc giả biết được, đằng sau hào quang của chiến thắng là những vết thương vẫn còn nhức nhối: nỗi ám ảnh từ kí ức kinh hoàng của chiến tranh, những thân phận người với bao bi kịch giữa đời thường… Bên cạnh những nhà văn đã có một quãng đời sống và viết dưới thời máu lửa, còn có những cây bút dù chưa từng trải qua thực tế chiến tranh tàn khốc, nhưng vẫn cảm nhận được những sang chấn tâm lí âm ỉ trong kí ức cộng đồng. Ngoài ra, hiện thực bất ổn muôn thuở của đời sống nhân sinh, với những chấn thương tâm lí hiện đại cũng là mảng đề tài nóng bỏng thúc giục nhà văn khám phá. Việc nhìn nhận những chấn thương được biểu đạt qua văn học, một mặt giúp ta thấy được sự phát triển tương ứng của văn học với các xung động của đời sống, mặt khác nhấn mạnh ưu thế của văn chương trong việc gọi tên được những trạng thái của chấn thương. 1.3. Lí thuyết văn học đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các hiện tượng văn học. Các lí thuyết hiện đại giúp cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam có thêm những công cụ, những hệ quy chiếu mới để phân tích, đánh giá và tạo ra những đối thoại học thuật cần thiết. Từ khi Đổi mới đến nay, các lí thuyết về văn học có điều kiện du nhập vào Việt Nam, trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà nghiên cứu soi nhìn các hiện tượng văn học dưới nhiều góc độ. Dĩ nhiên, không một lí thuyết nào là vạn năng, nhưng bản thân mỗi lí thuyết đều gợi dẫn những hướng tìm tòi cần thiết. Thành tựu nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong khoảng ba thập niên gần đây đã chứng minh điều đó. Bên cạnh thi pháp học, kí hiệu học, phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái, lí thuyết trò chơi… lí thuyết chấn thương tuy đã được biết đến, nhưng vẫn chưa thâm nhập sâu vào đời sống học thuật ở Việt Nam, và do vậy, việc áp dụng nó vào nghiên cứu văn học vẫn còn khá hạn chế. 1.4. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương để nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn trình bày một cách đọc: tiếp cận, diễn giải văn xuôi đương đại Việt Nam – một thực thể có sự vận động phức tạp – dưới góc nhìn lí thuyết chấn thương. Với nỗ lực vượt qua những cách hiểu giản đơn, chúng tôi hi vọng sẽ phân tích biểu hiện chấn thương và cơ chế hình thành chấn thương trong văn học Việt Nam sau 1975 với diện mạo vốn có của nó. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục đích cơ bản sau đây: - Khẳng định vị trí, vai trò của lí thuyết chấn thương trong bối cảnh nghiên cứu khoa học nhân văn hiện đại của thế giới, tính khả dụng của lí thuyết chấn thương trong nghiên cứu văn học. Đặc biệt, luận án cố gắng thiết lập một mô hình đọc chấn thương. Mô hình đó sẽ khiến cho người ta có điểm tựa, có thao tác để có thể nói về văn học chấn thương. - Khẳng định những ưu thế của cách đọc chấn thương đối với bộ phận văn xuôi Việt Nam sau 1975, đồng thời từ góc nhìn của lí thuyết chấn thương, khám phá đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng như hình thức biểu đạt của một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Lí thuyết chấn thương là một dòng mạch lí thuyết đang có sự phát triển rất năng động trong nghiên cứu, phê bình văn học ở phương Tây. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu nhân văn ở Việt Nam, chưa có một công trình nào mang tính chất tổng thuật, giới thiệu, cập nhật lí thuyết này một cách hệ thống. Từ thực tế đó, nhiệm vụ đầu tiên chúng tôi đặt ra trong luận án đó là khái quát lại diễn trình phát triển của lí thuyết chấn thương, diễn giải các khái niệm cơ bản, đưa lại một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về quá trình hình, phát triển và khả năng ứng dụng của lí thuyết chấn thương trong nghiên cứu văn học. 2.2. Thực tế cho thấy, lí thuyết chấn thương có sự đa dạng về cách tiếp cận. Chúng tôi cũng ý thức được rằng, luận án sẽ không thể khảo sát được tất cả các công trình nghiên cứu về chấn thương trên thế giới. Trong giới hạn của luận án, chúng tôi, một mặt sử dụng lí thuyết của Cathy Caruth như dòng mạch lí thuyết đóng vai trò hạt nhân để để thiết lập quan niệm của mình về chấn thương; mặt khác, chúng tôi còn kết hợp với những góc tiếp cận khác để từ đó xây dựng một bộ khung hoàn chỉnh, biện luận cho những kiến giải của mình. Bởi luận án muốn đi sâu thực hành một lối đọc chấn thương – lối đọc dựa trên các thuật ngữ và thao tác phân tích được gợi ý từ các lí thuyết gia của khuynh hướng này. 2.3. Văn chương vốn là nơi lưu giữ kinh nghiệm sống cũng như biểu đạt tư tưởng của con người, trong đó kinh nghiệm chấn thương là một khía cạnh rất quan trọng. Vấn đề chấn thương không chỉ gợi ra cách hiểu đối với lịch sử mà còn giải mã những vấn đề phức tạp trong đời sống cá nhân con người – yếu tố trung tâm của đời sống lịch sử đó. Tuy nhiên, bộ phận văn học mô tả chấn thương của con người chưa được quan tâm đúng mức, khái niệm chấn thương tuy đã được đề cập đến nhưng chưa hề được xác định một cách chính xác về mặt nội hàm. Lấy văn chương làm chất liệu để trình hiện một lối đọc chấn thương, chúng tôi muốn làm rõ: chương, ở một phương diện nào đó, có thể gọi tên các giải phổ chấn thương của con người; mặt khác, từ những khám phá thế giới nội tâm vô cùng phức tạp của con người bởi những tác động có tính chấn thương, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng cách đọc chấn thương có thể chất vấn các cơ chế gây ra và bảo lưu các chấn thương trong đời sống; các cơ chế làm con người quên đi chấn thương trong nhiều trường hợp, nhất là những chấn thương lịch sử. 2.4. Đọc văn xuôi Việt Nam dưới ánh sáng của lí thuyết chấn thương, luận án cũng tập trung làm rõ những nét tiêu biểu trong lối viết chấn thương của một bộ phận nhà văn; thấy được chấn thương có thể tác động mạnh mẽ tới cách thức tổ chức trần thuật. 4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay – một hiện tượng phức tạp và đang vận động không ngừng. Đối tượng đó được “đọc” từ cách đọc chấn thương, nói cách khác, luận án tiếp nhận lí thuyết chấn thương và vận dụng nó để khảo sát các tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay ở các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí. Phạm vi khảo sát tương đối rộng (cả về thời gian và thể loại) như vậy mới giúp nhận diện những dấu vết, những biểu hiện của chấn thương trong văn học một giai đoạn, đáp ứng những đòi hỏi của đề tài nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, luận án sẽ áp dụng, phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Lí thuyết chấn thương vốn liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, cho nên phương pháp liên ngành tất yếu phải được sử dụng khi triển khai nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra trong luận án. Theo đó, văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay sẽ được chúng tôi tiếp cận từ các góc độ: triết học, phân tâm học, văn hóa học, ngữ văn… - Phương pháp hệ thống: Chấn thương không hề tồn tại biệt lập, mà chỉ là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người. Vấn đề chấn thương trong văn xuôi Việt Nam đương đại cũng có quan hệ với nhiều vấn đề khác của một diễn trình văn học. Hơn thế, lí thuyết chấn thương, bản thân nó cũng là một hệ thống, gồm nhiều khía cạnh, nhiều thành tố. Do vậy, áp dụng lí thuyết chấn thương để nghiên cứu thực tế văn học như luận án đã xác định đòi hỏi phải áp dụng phương pháp hệ thống để tránh rơi vào tình trạng phiến diện, siêu hình. - Phương pháp loại hình: Bản thân một nền văn học luôn luôn là một thực thể mang tính loại hình, nghĩa là những đặc điểm của nó được thể hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Việc áp dụng phương pháp loại hình nghiên cứu chấn thương trong văn xuôi Việt Nam đương đại là đòi hỏi tất yếu. Trong luận án, phương pháp loại hình sẽ thể hiện tính ưu việt trong việc phân loại chấn thương, các kiểu nhân vật chấn thương… - Phương pháp phân tích cấu trúc văn bản nghệ thuật: Sử dụng lí thuyết chấn thương vào nghiên cứu thực tế văn học đã xác định, thực chất là dùng ánh sáng lí thuyết ấy để soi tỏ các tác phẩm văn học. Những luận điểm về chấn thương trong văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay phải được rút ra trên cơ sở phân tích văn bản văn học. Ngoài ra, không có con đường nào khác. 6. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu một cách có hệ thống về lí thuyết chấn thương, quá trình hình thành, sự phát triển, nội dung chủ yếu và tính khả dụng của nó trong nghiên cứu các lĩnh vực, trong đó nổi trội nhất là nghiên cứu văn học. - Luận án đã cho thấy được tính khả dụng của việc thực hành cách tiếp cận văn học từ lí thuyết chấn thương để giải quyết những vấn đề của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay, đặc biệt đi sâu vào phân tích chủ đề chấn thương trong đời thường, góp phần mở rộng phạm vi của văn học chấn thương. Đây là khía cạnh chưa từng được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. - Việc nghiên cứu chấn thương trong văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay không chỉ giúp khám phá chiều sâu của một bộ phận văn học, khẳng định tính đặc thù (dân tộc, lịch sử) và tính phổ quát (nhân loại) của nó, mà còn nhìn thấy một không gian tiềm năng cho sáng tạo văn học trong tình hình hiện tại. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra như hiện nay, kiểm chứng hiệu quả của việc áp dụng lí thuyết hiện đại vào việc khảo sát các dữ kiện văn học Việt Nam là rất có ý nghĩa. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Nhận diện chấn thương và văn học chấn thương Chương 3. Một số chủ đề chấn thương trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay Chương 4. Chấn thương và cấu trúc tự sự trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lí thuyết chấn thương như là một cách đọc văn học Lí thuyết (theory) bắt nguồn từ thuật ngữ “theōria” (θεωρία) trong tiếng Hy Lạp cổ, được hiểu là “suy ngẫm, suy đoán” [1]; hoặc “chiêm nghiệm về bản chất của sự vật” [2]. Thuật ngữ này được nhắc tới đầu tiên vào cuối thế kỉ XVI gắn với tên tuổi của Christopher Marlowe, một nhà thơ, nhà viết kịch người Anh. Việc truy nguyên ý nghĩa của lí thuyết từ một thuật ngữ cổ xưa có thể gợi nhắc chúng ta về một phần bản chất của các cách tiếp cận lí thuyết đối với văn học. Bởi “theoria” nhằm chỉ một góc nhìn hoặc một viễn cảnh của sân khấu Hy Lạp. Đó cũng chính là những gì lí thuyết văn học hướng tới. Lí thuyết (Literary Theory) liên quan đến các hoạt động diễn dịch ý nghĩa của các văn bản trên thế giới này. Mà diễn dịch, về cơ bản chính là trình diễn một lối đọc, trong đó, hoạt động đọc chính là quá trình chúng ta truy tìm, kiến tạo, chất vấn các ý nghĩa trong đời sống. Jonathan Culler trong công trình Nhập môn lí thuyết văn học khi đi vào diễn giải về lí thuyết và ý nghĩa của lí thuyết cho rằng, thực ra không hề dễ dàng để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Lí thuyết là gì?. Đối với ngành nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương, lí thuyết “đã thay đổi đáng kể bản chất của nghiên cứu văn học” [3; 11-12], tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lí thuyết chỉ thuộc về địa hạt của văn chương. Lí thuyết, theo ông, hướng đến một thứ khác. Khi quan niệm lí thuyết như là một thể loại – một dạng nghĩ và viết có giới hạn vô cùng khó xác định, Jonathan Culler đã chỉ ra được một thực tế rằng có những công trình lí thuyết vượt lên trên lĩnh vực gốc. Điều đó có nghĩa là lí thuyết thách thức những giới hạn, định hướng tư duy trong các vấn đề nằm ngoài lĩnh vực của chúng. Quan điểm của Jonathan Culler đã chỉ ra được tình trạng trong thực tế chuyển động của lí thuyết phương Tây. Rõ ràng trên diễn trình phát triển của ngành nhân văn, lí thuyết luôn triển hạn những khả thể của nó. Sự vận động của các hệ hình lí thuyết nằm ở chỗ các hệ hình ấy lấy cái gì là tâm điểm của sự diễn giải. Từ những năm 1949 của thế kỉ XX, với sự ra đời của công trình Lý luận văn học (Wellek và Warren) – công trình đầu tiên trình bày các vấn đề lí thuyết phê bình văn học một cách hệ thống, khoa học. Vào thời điểm đó, lí thuyết được xem là “cách chúng ta nói, sắp xếp và suy ngẫm về những gì đang làm với tư cách là một nhà phê bình: một loại ngôn ngữ lấy thực hành phê bình làm đối tượng của nó” [4; 2]. Tuy nhiên, hơn hai thập niên trở về sau, lí thuyết dường như đã nới rộng đường biên. Cuộc cách mạng lí thuyết vào những năm 1960, 1970 đã phá vỡ thế độc tôn của mô hình thống trị tập trung vào ngôn ngữ của Phê bình mới Anh - Mỹ và Chủ nghĩa cấu trúc. Ở thời điểm này, quyền bá chủ của các học thuyết tập trung vào ngôn ngữ đã dần suy yếu. Vậy nên, nếu như lí thuyết trước năm 1970 thường được hiểu là lí thuyết văn học thì lí thuyết sau năm 1970 rẽ hướng, tạo nên nhiều khúc ngoặt trên bối cảnh văn hóa rộng lớn. Sự ra đời và trỗi dậy của lí thuyết chấn thương nằm trong mạch vận động đó của lí thuyết đương đại. Như vậy, về bản chất, ở ý nghĩa sâu xa nhất, lí thuyết, đặc biệt là lí thuyết đương đại là lí thuyết về việc diễn dịch, cụ thể, lí thuyết tồn tại như là một cách đọc. Điều đó cũng có nghĩa là lí thuyết đương đại là sự tiếp nối, thay thế của các mô hình đọc khác nhau, trong đó không có cách đọc nào là toàn năng, mỗi cách đọc có thể làm nổi bật một số khía cạnh của văn bản mà truyền thống đọc cấu trúc luận ít quan tâm. Đối tượng của sự đọc ở đây chính là văn bản theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ là văn chương. Và các văn bản đời sống đó không chỉ được nhìn dưới lăng kính duy nhất mà còn được quan sát dưới rất nhiều góc độ. Đó là lí do tại sao các lí thuyết không ngừng sinh sôi nảy nở, lịch sử của nghiên cứu phê bình văn học chính là lịch sử vận động không ngừng của các lí thuyết. Ngoài ra, cũng như các lí thuyết đương thời, lí thuyết chấn thương ra đời trên nền của văn hóa hậu hiện đại. Ngoài việc khắc phục sự bế tắc của cách đọc tập trung vào văn bản, lí thuyết chấn thương còn chống lại cái trung tâm, hướng tới sự phi trung tâm, tính liên ngành. Việc gọi chấn thương như là một lí thuyết trong ngành nhân văn (cũng như cách gọi lí thuyết về giới, lí thuyết chủng tộc, lí thuyết hậu thực dân…) đã góp phần giải phóng lí thuyết ra khỏi tính đại tự sự, tiệm cận với những cái tiểu tự sự. Càng ngày chúng ta càng thấy rằng lí thuyết không còn bó hẹp trong diễn ngôn trung tâm của văn bản khép kín mà đã mở rộng ra ở những giá trị ngoại biên, đối thoại với những diễn ngôn, tư tưởng hiện đại. Và cách đọc chấn thương có thể hiểu là cách tiếp nhận lí thuyết chấn thương, vận dụng nó vào việc đọc văn bản. Tuy nhiên, sự giao cắt giữa các lí thuyết ngoài văn học và các văn bản văn chương có thể trở thành chìa khóa vạn năng để mở ra vô cùng những cách đọc đối với văn bản văn học. Cụ thể ở đây, lí thuyết chấn thương có thể gợi ý cách đọc phân tâm, trong đó những khái niệm được gợi ý từ Freud đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà nghiên cứu nhận diện các triệu chứng bệnh học được mô tả trong văn bản. Bởi vì tính chất của nó là một lối đọc triệu chứng cho nên lối đọc chấn thương tập trung nhận diện tính chấn thương. Chúng tôi cho rằng, lối đọc chấn thương có thể đưa lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tính phát hiện đối với những thực thể văn chương sinh động và phức tạp. Thứ nhất, cách đọc ấy phải chỉ ra rằng: các triệu chứng chấn thương được mô tả, nhận diện trong văn chương khác với những vết thương thể chất. Nó là thứ lặn vào thế giới tinh thần, tác động tới vô thức, vô cùng khó nắm bắt. Không phải lúc nào các nghiên cứu về bệnh lý cũng có thể nhạy cảm hơn các cách tiếp cận của nghệ thuật đối với các trạng thái tinh thần của con người. Thực chất ngôn ngữ miêu tả của bệnh lí trong văn bản y khoa vẫn là một kiểu loại mô tả khá trừu tượng và duy lí. Chính vì thế nó có thể nhận diện được nhưng khó có thể tạo sự đồng cảm, khó có thể khơi dậy cảm xúc. Hơn nữa, trong văn hóa hậu hiện đại, chấn thương thực chất là đa ngành, nổi lên như một nơi ngưng tụ cho rất nhiều vấn đề khác nhau (Geoffrey Hartman). Trong bối cảnh văn hóa rộng lớn, chấn thương sẽ giao cắt, tiệm cận với những vấn đề nóng bỏng của đời sống hiện đại như chủng tộc, môi trường, giới… Chấn thương về giới, đặc biệt là giới tính thứ ba liệu có “vừa vặn” với bất kì bản mô tả nào về y khoa? Hay nỗi mặc cảm về chủng tộc (như chủng tộc Do Thái trong sự kiện Holocaust, chủng tộc người da đen trong bối cảnh xung đột chủng tộc ở Châu Âu và Hoa Kì) – vấn đề trọng tâm của đời sống và cảm thức phương Tây một thời liệu có thể được nhận diện đơn thuần thông qua những thuật ngữ tâm lý học? Và liệu các chấn thương lịch sử có thể được thanh giải thông qua những phương pháp trị liệu của y học? Những câu hỏi đó sẽ dẫn tới những vấn đề quan trọng tiếp theo, mà theo chúng tôi thể hiện rõ ưu thế của cách đọc chấn thương trong văn học. Đó là, ngoài việc nhận diện các triệu chứng phức tạp, lối đọc chấn thương còn đi vào chất vấn nguyên nhân, nguồn gốc của chấn thương. Cơ chế nào khiến cho chấn thương xảy ra và lưu cữu trong cõi tinh thần của con người? Cơ chế nào khiến cho một trạng thái chấn thương được nhận diện hay không được nhận diện? Thậm chí, phê bình chấn thương có tác động trở lại việc tìm kiếm hình thức nghệ thuật, lối viết? Các khả thể đó khiến cho chấn thương trong văn chương không bao giờ là sự mô phỏng của chấn thương trong ngành tâm lý học, thậm chí nó còn thách thức, chấn vấn tính duy lí của những phán đoán tâm lý thuộc ngành này. Xa hơn nữa, cách đọc chấn thương còn có khả năng khôi phục lại đạo đức của việc đọc, giúp ngành Nhân văn vượt qua khỏi cơn khủng hoảng và bế tắc trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học… Bản thân cách đọc của lí thuyết chấn thương là cách đọc có tính vận động. Đó là sự phát triển từ lối đọc triệu chứng sang lối đọc mang tính phản tư và tác động trở lại thực tại. Tính vận động đó đến từ chính những chuyển động mạnh mẽ của diễn ngôn lí thuyết này: sự chuyển dịch ý nghĩa của nội hàm khái niệm chấn thương, sự tạo lập các hệ hình lí thuyết chấn thương qua từng giai đoạn phát triển, từng ngã rẽ của lí thuyết chấn thương – chặng đường sẽ được chúng tôi giới thiệu một cách có hệ thống dưới đây. Dõi theo một lí thuyết trên tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại không chỉ giúp chúng ta hình dung một cách tổng quan về sức sống và khả năng ứng dụng của một lí thuyết đã trở thành một phạm trù quan trọng trong diễn ngôn lí thuyết và phê bình đương đại, mà còn có thể đánh giá về tính khả dụng của một cách đọc dựa trên các thuật ngữ và thao tác phân tích được gợi ý từ các lí thuyết gia của khuynh hướng này. 1.2. Những chặng đường phát triển của lí thuyết chấn thương Từ khi ra đời đến nay, lí thuyết chấn thương đã có một diễn trình phát triển rất năng động trong bối cảnh học thuật của Hoa Kì và Châu Âu. Bắt nguồn từ một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực y học, được nhận diện thông qua hàng loạt triệu chứng về thể chất và thần kinh, chấn thương trở thành một khái niệm nổi bật trong ngành nghiên cứu nhân văn. Trong quá trình hình thành và phát triển, chúng tôi nhận thấy chặng đường của lí thuyết chấn thương có thể phân chia thành ba giai đoạn như sau: 1.2.1. Chặng thứ nhất: thời kì manh nha của lí thuyết chấn thương Những ý niệm ban đầu của con người về chấn thương được nhận diện trong ý nghĩa y học của thuật ngữ này. Chấn thương được định nghĩa như là một vết thương hay một tổn thương ngoài cơ thể nói chung. Tuy nhiên, đến nửa sau thể kỉ XIX, đặc biệt tại Anh, dưới thời Victoria, thuật ngữ chấn thương chuyển nội hàm từ vết thương thân thể, vết thương vật lí sang chấn thương tâm lí. Bước ngoặt ý nghĩa đó bắt nguồn từ những sự kiện tai nạn tàu hỏa khủng khiếp mà nạn nhân của những tai nạn đó phải chịu cả vết thương về thể xác lẫn những ám ảnh về tinh thần. Người ta nhận ra rằng, dẫu vết thương thân thể được chữa lành hoàn toàn, nhưng những ấn tượng kinh hoàng trở thành nỗi đau dai dẳng kéo dài mãi về sau. Năm 1860, John Ericsson – một bác sĩ người Anh trong công trình Về đường sắt và các chấn thương khác của hệ thần kinh (On Railway and Other Injuries of the Nervous System) đã ghi nhận một mô hình phản ứng tâm lí của bệnh nhân có liên quan đến tai nạn đường sắt [dẫn theo 5; 290]. Ericsson đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân vật lí trực tiếp cho hiện tượng này bắt nguồn từ cú sốc cột sống (spine shock). Thuật ngữ đó xuất hiện nhiều trong các diễn ngôn y khoa và pháp lí thời kì này, theo đó những rối loạn về thể chất như sợ hãi, lo lắng, sốc… được xem là nguồn gốc của hệ thống y học về chấn thương tâm lí ở phương Tây hiện đại. Nhà văn Charles Dickens – một nạn nhân của vụ tai nạn xe lửa năm 1865, cũng là một ví dụ điển hình của hiện tượng rối loạn tâm lí chấn thương. Ông bị chứng run rẩy và mất giọng trong hai tuần. Ông đặc biệt ám ảnh bởi sự rung lắc của tàu. Thậm chí, những năm về sau, những nỗi sợ hãi mơ hồ và trải nghiệm vượt ngưỡng đó vẫn ám ảnh ông [6]. Những cú sốc gây ra bởi tai nạn tàu hỏa (railway shock) như trường hợp của Charles Dickens không phải là hiện tượng hiếm gặp ở Anh thời bấy giờ. Tuy nhiên, Jill Matus – chuyên gia về chấn thương thời kì Victoria, đã khẳng định rằng có một thực tế là con người thời đại Victoria đã thấy được mối quan hệ giữa shock, kí ức và ý thức, thậm chí tồn tại lí thuyết về sự tổn thương tinh thần cho thấy những xúc cảm mạnh mẽ có thể tạo ra trạng thái như hiệu ứng, phá vỡ kí ức… nhưng thời bấy giờ chưa thể phát triển một lí thuyết đầy đủ về chấn thương tâm lí. Dẫu thời đại Victoria đã hình thành một thứ phả hệ về nghiên cứu chấn thương tinh thần, phải đến phân tâm học của Freud, những luận điểm quan trọng về chấn thương mới được xây dựng thành một hệ thống – tiền đề cho phê bình chấn thương sau này. Quan niệm về chấn thương giai đoạn này chủ yếu gắn với tên tuổi của Freud, và lí thuyết chấn thương, do đó, nằm trong dòng mạch của phân tâm học. Các nghiên cứu phân tâm học về nguồn gốc của chấn thương cũng như tác động của nó tới thần kinh con người bắt nguồn từ trong nghiên cứu về sốc và chứng cuồng loạn của các nhà nghiên cứu, bên cạnh Freud, gồm Jean Martin Charcot, Joseph Breuer, Pierre Janet… Cuối thế kỉ XIX, ở phương Tây nổi lên một số xu hướng nghiên cứu về chứng loạn thần kinh, đặc biệt ở các bệnh nhân nữ. Nếu như các chuyên gia về y học thời bấy giờ cho rằng chấn thương vẫn là một khiếm khuyết về thể chất thì các nhà tâm lí học đã đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa chấn thương và tâm lí. Đặc biệt, Jean Martin Charcot, cha đẻ của ngành thần kinh học và thôi miên đã thấy được dấu hiệu của sự thoái hóa thần kinh. Ông cho rằng chứng rối loạn phân ly (hysteria) là một căn bệnh tâm lí, và kết luận rằng triệu chứng của hysteria xuất phát từ một sự kiện chấn thương làm tổn thương não. Pierre Janet, người có cùng ý tưởng với Charcot đã tìm cách chữa trị cho những bệnh nhân bị chấn thương bằng cách khuyến khích họ nhớ lại những kí ức chấn thương, biến nó thành kí ức trần thuật/kể chuyện. Quan điểm của Charcot và Janet đã gợi ý cho Freud về ý tưởng chấn thương thần kinh, đặc biệt là các chấn thương bị che giấu như là căn nguyên của của chứng cuồng loạn. Cùng với cộng sự của mình, Josef Breuer, trong công trình Nghiên cứu về chứng cuồng loạn (Studies on hysteria, 1895), Freud đã khám phá ra rằng cái lõi của chấn thương luôn khởi nguồn từ một sự kiện trong thời thơ ấu, dẫu rằng khi mới xảy ra, sự kiện đó không phải là chấn thương tự nó. Bằng sự hồi tưởng, những triệu chứng ban đầu ấy mới trở thành cơ chế gây đau. Freud và Breuer ví sự kiện chấn thương ấy như là thời kì ủ bệnh của những hành động trì hoãn, có nghĩa là những sự kiện chấn thương chỉ có thể được hiểu, được nhận biết sau thời gian của hành động trì hoãn (ông dùng thuật ngữ Nachträglichkeit), làm trì hoãn hiệu lực và ý nghĩa của quá khứ. Đó là lí do vì sao, chấn thương – sự kiện neo đậu trong phần vô thức con người – chỉ có thể được nhận diện trong quá trình hồi tưởng. Năm 1920, Freud cho ra đời cuốn tiểu luận Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi (Beyond the Pleasure Principle) trong đó, ông mở rộng lí thuyết chấn thương, điều chỉnh một số quan điểm về cơ chế phòng thủ của cái bản ngã (ego). Sự điều chỉnh quan niệm về chấn thương của Freud bắt nguồn từ tình trạng phổ biến của những cựu binh chiến tranh: shellshock – những người sống sót trở về từ Thế chiến thứ 1. Tình trạng của những người lính này cho thấy, ở họ không chỉ tồn tại trạng thái rỗng của trí nhớ, mà còn có sự xuất hiện liên tục, ám ảnh của những trạng thái cực đoan như ảo giác, ác mộng. Freud nhấn mạnh đặc điểm đó như là tính tái diễn, sự quay trở lại của kí ức (compulsion of repeat). Freud cho rằng có một cơ chế khiến sự kiện chấn thương quay trở lại, tái diễn, biến cải thông qua những giấc mơ. Khi được nhớ lại, sự kiện chấn thương đó sẽ neo vào trong vô thức của con người; từ đó tạo ra cảm giác đứt gẫy, tan rã của bản ngã. Đây là quan điểm rất tiến bộ của Freud - là tư tưởng được những nhánh nghiên cứu chấn thương ở giai đoạn sau tiếp thu và phát triển: một sự kiện chấn thương chỉ được nhìn nhận trong quá trình tái trình hiện của kí ức (quá trình nhớ lại), và nó không chỉ là quá trình của một cá nhân, mà còn là cơ chế kiến tạo nên kí ức của cộng đồng – một dạng biểu hiện của văn hóa (cái gì được nhớ và cái gì không được nhớ). Phải hơn một thế kỉ sau, triệu chứng rối loạn kí ức hay còn gọi là hậu chấn tâm lí (PTSD) mới được chính thức xác nhận bởi Hiệp hội tâm thần Hoa Kì. PTSD xuất phát từ việc điều trị sang chấn tâm lí cho những cựu binh trở về từ chiến tranh Việt Nam, trong đó những trải nghiệm trong chiến tranh được xem như là một tác nhân gây chấn thương cực độ (Roger Luckhurst). Trên thực tế, PTSD đã từng được biết đến ở thế chiến thứ nhất với hiện tượng shellshock – trạng thái trống rỗng của trí nhớ, kèm theo đó là sự xâm lấn của những trạng thái cực đoan vào trong trí óc, khiến cho kinh nghiệm chấn thương bị tái diễn đầy đau đớn trong thực tại. Thừa nhận PTSD và những cơ chế vận hành đặc biệt của tâm lí hậu chấn thương, các bác sĩ và nhà tâm thần học thời kì này đã bắt đầu lưu ý đến một yếu tố quan trọng, tác nhân đầu tiên gây nên chấn thương, là kí ức. 1.2.2. Chặng thứ hai: sự trỗi dậy của lí thuyết chấn thương Có thể thấy, lí thuyết chấn thương của Freud cùng những khám phá của ông về sự lặp lại mang tính bắt buộc của kinh nghiệm/sự kiện chấn thương, sự đổ vỡ và phân mảnh của bản ngã chấn thương đã góp phần thúc đẩy sự ra đời, phát triển của nhánh nghiên cứu này, đặc biệt là giai đoạn những năm 90 của thế kỉ XX. Kế thừa tinh thần của Freud, Cathy Caruth, Shoshana Felman, Geoffrey Hartman – các nhà nghiên cứu trường phái Yale, Hoa Kì đã tạo ra làn sóng đầu tiên trong việc xây dựng lí thuyết chấn thương trong ngành khoa học nhân văn. Các nhà nghiên cứu chấn thương thời kỳ đầu đều đồng ý với quan điểm của Freud: chấn thương thách thức khả năng tái trình hiện. Họ định nghĩa chấn thương như là một sự kiện không thể biểu đạt, tiết lộ những mâu thuẫn vốn có trong kinh nghiệm chấn thương và ngôn ngữ. Ngoài ra, lí thuyết về ảnh hưởng, tác động của chấn thương tới tâm lý của cá nhân (sự phân ly, gián đoạn, phân mảnh) được sử dụng để khám phá trải nghiệm của cá nhân trước một sự kiện chấn thương cộng đồng trong văn bản, từ đó, kết nối kinh nghiệm cá nhân và các nhóm văn hóa, hoặc cá nhân và đời sống chính trị. Một trong những sự kiện đánh dấu cho sự bắt đầu của một hệ thống lí thuyết liên quan đến chấn thương được thiết lập thời kì này chính là sự ra đời của kho lưu trữ video làm chứng cho sự kiện thảm sát người Do Thái tại Yale năm 1980. Dự án kho lưu trữ Yale thu thập chứng ngôn của những người Do Thái sống sót sau thảm họa diệt chủng của Đức quốc xã, trong đó, những người còn sống mong muốn được kể lại những trải nghiệm chết chóc của họ. Geoffrey Hartman – một trong những người sáng lập ra kho lưu trữ Yale trước khi đặt mối quan tâm của mình vào tiếng nói của những người Do Thái sống sót khỏi thảm họa diệt chủng, đã từng thực hành phân tích chấn thương thông qua việc đọc mảng văn chương hư cấu, đặc biệt là thơ lãng mạn của Wordsworth. Hartman đã nhìn thấy mối liên hệ giữa chấn thương cá nhân và tập thể qua sáng tác của thi sĩ người Anh. Sự phản bội của nước Anh khi chống lại Pháp và cuộc cách mạng Pháp, theo Geoffrey Hartman là một sự kiện gây chấn thương có quy mô tập thể. Sự kiến ấy đã tác động mạnh mẽ tới kinh nghiệm chấn thương cá nhân, mà ở đây chính là mối tổn thương sâu sắc của hồn thơ Wordsworth. Những phân tích chấn thương trong các văn bản văn chương và điện ảnh, được Geoffrey Hartman trình bày trong bài tiểu luận Hành trình của nhà phê bình: Những suy tư văn học 1958-1988. Geoffrey Hartman chuyển mối quan tâm sang chấn thương của người Do Thái khi ông bắt đầu công việc lưu trữ những chứng tích của những chứng nhân của Holocaust tại Yale. Với ông, điều đó giúp phục chế lại những trải nghiệm đau thương, đảm bảo không lãng quên trường hợp cá thể. Những công trình nổi tiếng của Hartman như Hồi tưởng Holocaust: Bóng hình của kí ức (Holocaust remembrance: The Shape of Memory, 1993), Về tri thức chấn thương và nghiên cứu văn học (On Traumatic Knowledge and Literary Studies, 1995), Bóng đêm bất tận: hệ quả của Holocaust (The Longest Shadow: In the Aftermath of the Holocaust, 1996) đã đưa lại những dự đoán về tác động, ảnh hưởng to lớn của nghiên cứu chấn thương đối với phê bình văn học; thể hiện mối quan tâm đặc biệt của ông đối với sự kiện Holocaust và sự vận hành của trí nhớ. Đặc biệt, việc thành lập kho lưu trữ video Fortunoff Holocaust tại Yale, nơi thu thập lời khai của những người sống sót sau thảm họa Holocaust không chỉ góp phần thúc đẩy sự khám phá của ông về phương diện lí thuyết, mà với một mục đích nhân văn hơn, để những tiếng nói của những cá thể chấn thương không bị rơi vào quên lãng (bản thân Hartman thoát khỏi thảm sát Do Thái ở Châu Âu bằng cách đi từ Đức đến Anh, sau đó đến Mĩ định cư khi còn nhỏ). Hơn nữa, lịch sử được kể lại bởi những chứng nhân sẽ là một thứ lịch sử truy vấn gắt gao những vấn đề nhức nhối trong kí ức của họ – vốn dĩ đã từng được tái hiện lại một cách đơn sơ và bị giản lược quá nhiều. Dự án của Hartman và các đồng nghiệp của ông đã gợi ý một mô hình rất quan trọng trong nghiên cứu văn học chấn thương, đó là nghiên cứu văn chương chứng nhân. Ngoài ra, ý tưởng của ông cho thấy văn học chấn thương có thể thâu nạp thêm thể loại tự truyện, từ đó “đưa nghiên cứu văn học lại gần hơn những hình thức căn bản phi văn chương, thông tục của tự biểu hiện bằng tự sự” [8; 569]. Rõ ràng, kho lưu trữ video về chứng nhân Holocaust đã thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu chấn thương của Yale khi họ bắt đầu xây dựng hệ thống lí thuyết của riêng mình. Shoshana Felman đã từng cho rằng phải có một thứ ngôn ngữ khủng hoảng và cấp bách về việc chịu trách nhiệm đối với sự thật lịch sử, được cho là thời đại của chứng ngôn, một thời đại chứng kiến bản thân nó trải qua một sự kiện lớn [dẫn theo 4; 503]. Trong công trình viết chung với Dori Laub, Bằng chứng, Sự khủng hoảng của chứng nhân trong văn học, phân tâm học và lịch sử (Testimony, Crises of Witnessing in Literature, Psychoanalysis and History) xuất bản năm 1992, nhà phê bình văn học của Yale và nhà phân tâm học Dori Laub đã lần đầu tiên nêu lên một lí thuyết tổng quan về bằng chứng ngôn, chứng nhân và vai trò của trí nhớ, cũng như cho thấy nhu cầu quan sát lại những biến động lịch sử, chẳng hạn từ trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất