Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông

.PDF
276
1
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ TÂM VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ĐỊNH HƢỚNG THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ TÂM VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ĐỊNH HƢỚNG THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Chuyên ngành: Lí luận và PPDH Tiểu học Mã số: 9.14.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS DƢƠNG GIÁNG THIÊN HƢƠNG 2. PGS.TS LÊ HUY HOÀNG HÀ NỘI, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. - Luận án được tiến hành một cách nghiêm túc và cầu thị. - Những kết quả và số liệu trong Luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác. - Những tư liệu, kết quả có trích dẫn của các nhà nghiên cứu khác đều có xuất xứ rõ ràng, tiếp thu một cách cẩn trọng và chân thực trong Luận án. Tác giả Luận án Bùi Thị Tâm LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Dương Giáng Thiên Hương và PGS.TS Lê Huy Hoàng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thành viên trong các Hội đồng đánh giá Luận án các cấp đã có những góp ý để Luận án được hoàn thiện, giúp tôi tiến bộ hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, anh chị em đồng nghiệp, bạn bè đồng môn đã luôn bên cạnh, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua! Hà Nội, tháng năm Tác giả Bùi Thị Tâm 2022 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DHDA Dạy học dự án ĐG Đánh giá HS Học sinh GV Giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng GDPT Giáo dục phổ thông MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 4 8. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 8 9. Luận điểm cần bảo vệ .......................................................................................... 8 10. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 8 NỘI DUNG ............................................................................................................. 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ĐỊNH HƢỚNG THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ............................................................. 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 10 1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học dự án .............................................................. 10 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học dự án trong dạy học môn kĩ thuật ................. 14 1.2. Dạy học dự án ................................................................................................... 17 1.2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 17 1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án .......................................................................... 22 1.2.3. Quy trình dạy học dự án ................................................................................. 24 1.2.4. Đánh giá trong dạy học dự án ........................................................................ 27 1.2.5. Ý nghĩa của dạy học dự án ............................................................................. 29 1.2.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án .................................. 31 1.3. Dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ................................................................................................................ 34 1.3.1. Khái niệm dạy học môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ................................................................................................................ 34 1.3.2. Cơ sở của việc dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 .......................................................................................... 35 1.3.3. Yêu cầu khi dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 .......................................................................................... 44 1.4. Dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 .......................................................................................... 47 1.4.1. Khái niệm dạy học dự án trong môn kĩ thuật ................................................. 47 1.4.2. Bản chất của dạy học dự án trong môn kĩ thuật ............................................. 49 1.4.3. Đặc điểm của dạy học dự án trong môn kĩ thuật ............................................ 49 1.4.4. Phân loại dự án trong môn kĩ thuật định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ......................................................................................................... 50 1.4.5. Đánh giá trong dạy học dự án môn kĩ thuật ................................................... 58 1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học ....... 59 1.5. Sự phù hợp của dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học .......................... 62 1.5.1. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học và dạy học dự án ...................................... 62 1.5.2. Sự phù hợp của dạy học dự án trong môn kĩ thuật định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ................................................................................. 65 Kết luận chương 1 .....................................................................................................71 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ĐỊNH HƢỚNG THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018....................................................................................... 73 2.1. Khái quát về thực trạng ..................................................................................... 73 2.1.1. Mục đích khảo sát........................................................................................... 73 2.1.2. Nội dung khảo sát ...........................................................................................73 2.1.3. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 73 2.1.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 74 2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 75 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về dạy học dự án ..................... 75 2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vị trí, vai trò của môn kĩ thuật trong chương trình tiểu học ............................................................................................... 81 2.2.3. Thực trạng dạy học môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ................................................................................................................ 83 2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong dạy học môn kĩ thuật định hướng chương trình 2018 ......................................................................................... 87 2.2.5. Thực trạng mức độ vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ......................................... 89 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................ 100 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ QUY TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG MÔN KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC ĐỊNH HƢỚNG THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 .............................................................................................. 105 3.1. Nguyên tắc vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 .................................................................. 105 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh..................... 105 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học ................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................. 105 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và vừa sức đối với học sinh ....................................... 105 3.1.5. Phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh ........................................... 106 3.1.6. Kết hợp lí thuyết và thực hành ..................................................................... 106 3.2. Quy trình dạy học dự án trong môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ................................................................................................ 107 3.2.1. Xác định chủ đề dự án .................................................................................. 108 3.2.2. Lựa chọn dự án ............................................................................................. 111 3.2.3. Lập kế hoạch thực hiện dự án ...................................................................... 114 3.2.4. Thực hiện dự án ............................................................................................ 117 3.2.5. Đánh giá dự án.............................................................................................. 120 3.3. Gợi ý dự án trong môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 .............................................................................................................. 121 3.3.1. Một số chủ đề dự án trong môn kĩ thuật ...................................................... 121 3.3.2. Một số ví dụ về các loại dự án trong môn kĩ thuật ...................................... 124 3.4. Một số lưu ý khi vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ........................ 139 3.4.1. Phối hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác ............................. 139 3.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học môn học phù hợp ............................................ 140 3.4.3. Huy động các lực lượng giáo dục tham gia dự án ........................................ 141 3.4.4. Chú trọng các vấn đề thực tiễn của địa phương ........................................... 141 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................ 142 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................143 4.1. Khái quát chung về thực nghiệm .................................................................... 143 4.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 143 4.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ................................................................... 143 4.1.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 144 4.1.4. Phương pháp thực nghiệm............................................................................ 145 4.1.5. Phương pháp và công cụ đánh giá thực nghiệm........................................... 145 4.1.6. Xử lí kết quả thực nghiệm ............................................................................ 146 4.2. Kết quả thực nghiệm vòng 1 (thực nghiệm thăm dò) ..................................... 148 4.2.1. Mục đích ....................................................................................................... 148 4.2.2. Tiến hành thực nghiệm thăm dò ................................................................... 148 4.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm thăm dò ........................................................ 148 4.3. Kết quả thực nghiệm vòng 2 (thực nghiệm tác động) ..................................... 157 4.3.1. Mục đích ....................................................................................................... 157 4.3.2. Tiến hành thực nghiệm tác động ...................................................................157 4.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm tác động ....................................................... 157 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................ 169 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 171 1. Kết luận ............................................................................................................. 171 2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 172 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 181 PHỤ LỤC 1. ......................................................................................................... 181 PHỤ LỤC 2. ......................................................................................................... 188 PHỤ LỤC 3. ......................................................................................................... 190 PHỤ LỤC 4. ......................................................................................................... 191 PHỤ LỤC 5. ......................................................................................................... 192 PHỤ LỤC 6. ......................................................................................................... 193 PHỤ LỤC 7. ......................................................................................................... 194 PHỤ LỤC 8. ......................................................................................................... 196 PHỤ LỤC 9 ......................................................................................................... 200 PHỤ LỤC 10 ......................................................................................................... 201 PHỤ LỤC 11. ....................................................................................................... 203 PHỤ LỤC 12. ....................................................................................................... 204 PHỤ LỤC 13. ........................................................................................................ 208 PHỤ LỤC 14. ........................................................................................................ 211 PHỤ LỤC 15. ....................................................................................................... 212 PHỤ LỤC 16. ........................................................................................................ 229 PHỤ LỤC 17. ........................................................................................................ 254 PHỤ LỤC 18. ....................................................................................................... 261 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. So sánh mục tiêu của môn kĩ thuật và mục tiêu môn công nghệ.............38 Bảng 1. 2. So sánh đánh giá HS theo thông tư 27 và thông tư 22, thông tư 30 ........40 Bảng 1. 3. Phân biệt các loại dự án môn kĩ thuật ......................................................57 Bảng 2. 2. Tổng hợp đối tượng và phạm vi điều tra .................................................74 Bảng 2. 3. Nhận thức chung về dạy học dự án trong môn kĩ thuật ...........................76 Bảng 2. 4. Nhận thức về đặc điểm của DHDA .........................................................77 Bảng 2. 5. Nhận thức về vai trò của GV và HS trong DHDA của môn kĩ thuật ......78 Bảng 2. 6. Nhận thức của GV về vai trò của DHDA trong môn kĩ thuật .................80 Bảng 2. 7. Nhận thức của GV về vai trò của môn kĩ thuật .......................................82 Bảng 2. 8. Mức độ thực hiện điều chỉnh trong dạy học môn kĩ thuật theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 .....................................................................84 Bảng 2. 9. Mức độ vận dụng các PPDH môn kĩ thuật .............................................86 Bảng 2. 10. Bảng phân vùng mức độ thực hiện DHDA của GV ..............................90 Bảng 2. 11. Mức độ thực hiện việc xác định chủ đề dự án, tổ chức lựa chọn dự án 91 Bảng 2. 12. Mức độ thực hiện việc lập kế hoạch thực hiện DHDA của GV ............93 Bảng 2. 13. Mức độ tổ chức thực hiện DHDA của GV ............................................94 Bảng 2. 14. Mức độ thực hiện đánh giá dự án của GV .............................................95 Bảng 2. 15. So sánh sự khác biệt giữa về mức độ vận dụng DHDA của GV theo trình độ đào tạo..........................................................................................................97 Bảng 2. 16. So sánh sự khác biệt giữa về mức độ vận dụng DHDA của GV đã được tập huấn bồi dưỡng và chưa được tập huấn, bồi dưỡng ............................................97 Bảng 2. 17. So sánh mức độ vận dụng DHDA của giáo viên theo mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học .......................................................................98 Bảng 2. 18. So sánh mức độ vận dụng DHDA của GV theo mức độ tham gia hỗ trợ của phụ huynh học sinh .............................................................................................99 Bảng 2. 19. So sánh mức độ vận dụng DHDA của GV theo mức độ tin tưởng khả năng thực hiện thành công dự án của HS ..................................................................99 Bảng 2. 20. So sánh mức độ vận dụng DHDA của GV theo chương trình ............100 Bảng 3. 1. Các chủ đề dự án và dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học .....................122 Bảng 3. 2. Xác định chủ đề dự án tìm hiểu .............................................................124 Bảng 3. 3. Xác định mục tiêu của dự án tìm hiểu ...................................................126 Bảng 3. 4. Kế hoạch thực hiện dự án tìm hiểu (kế hoạch chung của lớp) ..............127 Bảng 3. 5. Kế hoạch thực hiện dự án tìm hiểu (Nhóm em là diễn viên).................128 Bảng 3. 6. Xác định chủ đề dự án nghiên cứu ........................................................129 Bảng 3. 7. Kế hoạch thực hiện dự án nghiên cứu ...................................................131 Bảng 3. 8. Xác định chủ đề dự án thực hành ..........................................................132 Bảng 3. 9. Kế hoạch thực hiện chủ đề dự án “Tìm hiểu về hoa và cây cảnh trong nhà trường ......................................................................................................................134 Bảng 3. 10. Xác định chủ đề dự án hỗn hợp ...........................................................135 Bảng 3. 11. Kế hoạch thực hiện chủ đề dự án “Thiết kế chậu cây tự tưới nước” ...138 Bảng 4. 1. Đối tượng thực nghiệm ..........................................................................144 Bảng 4. 2. Nội dung thực nghiệm ...........................................................................144 Bảng 4. 3. Nội dung, phương pháp và công cụ đánh giá ........................................145 Bảng 4. 4. Kết quả kiểm tra đầu vào của lớp TN và ĐC (vòng 1) ..........................149 Bảng 4. 5. Kết quả kiểm tra đầu ra của lớp TN và ĐC (vòng 1) ............................150 Bảng 4. 6. So sánh năng lực hợp tác của HS sau TN ..............................................152 Bảng 4. 7. So sánh sự khác biệt về năng lực hợp tác của HS lớp TN và ĐC .........153 Bảng 4. 8. Kết quả kiểm tra học sinh trước TN tác động .......................................158 Bảng 4. 9. Kết quả kiểm tra học sinh sau TN tác động ..............................................158 Bảng 4. 10. Kiểm định kết quả trước và sau TN .....................................................159 Bảng 4. 11. Năng lực hợp tác của lớp TN và ĐC ...................................................160 Bảng 4. 12. Giá trị trung bình của các cặp TN và ĐC ............................................161 Bảng 4. 13. Kết quả kiểm định cặp lớp TN và ĐC .................................................162 Bảng 4. 14. Năng lực thiết kế kĩ thuật của nhóm TN và ĐC ..................................163 Bảng 4. 15. Giá trị trung bình của các cặp TN và ĐC ............................................164 Bảng 4. 16. Kết quả kiểm định cặp lớp TN và ĐC .................................................165 Bảng 4. 17. Đối sánh kế hoạch bài dạy đối chứng và bài dạy thực nghiệm ...........167 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1. Quy trình dạy học dự án .........................................................................25 Sơ đồ 3. 1. Quy trình thực hiện dự án trong môn kĩ thuật .....................................107 Sơ đồ 3. 2. Phát triển chủ đề dự án .........................................................................137 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Mức độ vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật......................................89 Biểu đồ 4. 1. So sánh kết quả của lớp 4A và 4B sau TN ........................................150 Biểu đồ 4. 2. So sánh kết quả của lớp 4C và 4D sau TN ........................................151 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đem lại cơ hội phát triển vượt bậc cho nhân loại, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để bảo đảm phát triển bền vững, cần phải thực hiện đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã phân tích tình hình, nguyên nhân và đưa ra quan điểm chỉ đạo đó là: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…[1]. Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh [2]. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đặt ra thách thức đối với những người làm công tác nghiên cứu giáo dục, nhà quản lí và giáo viên trực tiếp dạy học về sự cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn các nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp đánh giá phù hợp nhằm phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh trong chương trình mới. 1.2. Trong hơn một thế kỉ qua, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục ở khắp nơi trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và ghi nhận về những lợi ích của việc học tập qua trải nghiệm, thực hành và lấy người học làm trung tâm. Dựa trên quan điểm học thông qua làm (learning by doing), dạy học dự án (DHDA) là cách tiếp cận trong đó học sinh (HS) có được kiến thức và kĩ năng bằng cách làm việc trong một thời gian dài để điều tra và trả lời một câu hỏi, vấn đề hoặc thách thức phức tạp [3]. Bằng việc được trao quyền làm chủ quá trình học tập, HS hình thành tinh thần trách nhiệm đối với việc học, chủ động tìm kiếm, khám phá tri thức theo cách của mình đồng thời sử 2 dụng tri thức để giải quyết vấn đề, giải đáp câu hỏi của dự án. Khi được chủ động đặt câu hỏi, khám phá, phân tích và trình bày, HS có cơ hội để trau dồi các kĩ năng của thế kỉ XXI như: Tư duy phê phán, hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, đổi mới… Ngoài ra, vận dụng các dự án trong dạy học còn cung cấp một loạt các lợi ích cho cả người dạy và người học, đó là: tăng cường sự tham gia của HS vào hoạt động học tập, nâng cao tính tự lực và cải thiện thái độ đối với việc học; Nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tác giữa những người dạy cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ với người học [4]. Bên cạnh đó DHDA phát triển mạnh mẽ các chiến lược giải quyết vấn đề và chuyển giao các kĩ năng mới, bồi dưỡng những phẩm chất của người lao động của thời đại đó là tính trách nhiệm, tính độc lập và kỷ luật của người học [5]. Ở Việt Nam, DHDA được nghiên cứu vận dụng vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XX với các nghiên cứu và thử nghiệm của tác giả như Nguyễn Văn Cường, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Diệu Thảo, Lê Khoa, Phan Thanh Hà… đa số các nhà nghiên cứu đều khẳng định việc sử dụng các dự án trong dạy học là chất xúc tác hữu hiệu để phát triển năng lực của HS, nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng [6], [7], [8], [9], [10]… 1.3. Trong chương trình 2006, môn kĩ thuật là môn học bắt buộc ở lớp 4 và lớp 5, đây là môn học có ưu thế để tổ chức DHDA vì nội dung môn học là những vấn đề gần gũi với cuộc sống thuận lợi để thiết kế thành các chủ đề dự án đồng thời HS phải nghiên cứu lí thuyết và thực hành để tạo ra sản phẩm. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn kĩ thuật với tên gọi mới là Công nghệ, được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của chương trình môn kĩ thuật hiện hành (2006) và có một số thay đổi phù hợp với đặc điểm, vai trò và xu thế quốc tế của giáo dục công nghệ. Điểm mới của chương trình là hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực HS, thúc đẩy giáo dục STEM, tích hợp với việc giáo dục hướng nghiệp và tiếp cận nghề nghiệp [11]. Do đó việc tổ chức các dự án học tập môn công nghệ cũng là một trong những biện pháp thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực HS. 1.4. Thực trạng dạy học môn kĩ thuật mặc dù đã có những thay đổi theo hướng tích cực theo các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc như lựa chọn nội dung thiết kế các chủ đề dạy 3 học, các cách tiếp cận dạy học và kiểm tra, đánh giá HS. Hơn nữa, theo kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 3 mới bắt đầu học môn công nghệ, các lớp 4, 5 vẫn triển khai theo chương trình 2006 cho đến hết năm học 2024-2025. Để thuận lợi cho những HS theo học chương trình GDPT 2006 ở cấp tiểu học vẫn có thể thích ứng và học tốt chương trình trung học cơ sở (Chương trình GDPT 2018), trong thời điểm giao thoa này, GV tiểu học cần có sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS, định hướng theo CTGDPT 2018. Là một trong những kiểu dạy học hiện đại, phát triển năng lực và phẩm chất của người học, DHDA đáp ứng được sự điều chỉnh trong dạy học môn kĩ thuật của hiện tại và hướng đến thực hiện những định hướng mới của chương trình môn công nghệ 2018 trong tương lai. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất quy trình DHDA trong dạy học môn kĩ thuật định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học môn học này ở trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo chương trình GDPT 2018. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được quy trình DHDA phù hợp với đặc điểm của môn kĩ thuật, phù hợp với tiếp cận dạy học phát triển năng lực người học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì sẽ góp phần phát triển được năng lực hợp tác, năng lực thiết kế kĩ thuật của HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học môn kĩ thuật ở trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng DHDA trong dạy học môn kĩ thuật ở trường tiểu học. 5.3. Xây dựng quy trình DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm và đánh giá giả thuyết đã nêu ra. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu quy trình DHDA trong môn kĩ thuật lớp 4, lớp 5 nhằm nâng cao kết quả học tập môn kĩ thuật và phát triển năng lực hợp tác, năng lực thiết kế kĩ thuật của HS. Địa bàn khảo sát: Địa bàn khảo sát ở các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng). Đối tượng khảo sát là GV tiểu học và Cán bộ quản lí ở 82 trường Tiểu học. Giới hạn về thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Tô Hiệu, trường tiểu học Võ Thị Sáu thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk. Mỗi trường chúng tôi thực nghiệm các loại dự án: dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành và dự án hỗn hợp để đánh giá (ĐG) kết quả học tập và năng lực hợp tác, năng lực thiết kế kĩ thuật của HS. Thời gian thực nghiệm: - Thực nghiệm vòng 1: học kì 2, năm học 2019 – 2020. - Thực nghiệm vòng 2: học kì 2, năm học 2020 – 2021. 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau: 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hoạt động Trong luận án này, việc vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học được nghiên cứu với tư cách là một lĩnh vực của hoạt động, được hình thành, biểu hiện và phát triển trong hoạt động, bằng hoạt động, thông qua hoạt động. Ở đây, chúng tôi 5 nghiên cứu đề xuất quy trình DHDA trong môn kĩ thuật khi xem xét tất cả các yếu tố liên quan như giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện thực tiễn địa phương và chương trình môn kĩ thuật ban hành năm 2006, chương trình môn công nghệ tiểu học ban hành năm 2018. 7.1.2. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Quá trình giáo dục là một hệ thống có cấu trúc gồm nhiều thành tố (cấu trúc nội dung) và các giai đoạn (cấu trúc quá trình). Quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu khoa học giáo dục yêu cầu người nghiên cứu phải xem xét các yếu tố của quá trình giáo dục, dạy học trong một chỉnh thể thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau [12]. Vận dụng quan điểm này để xem xét thiết kế quy trình DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học môn kĩ thuật nói riêng. Ở phương diện vĩ mô, cần xem xét việc vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật như một phương thức dạy học tích cực theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự phát triển của xã hội. Ở phương diện vi mô, DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học cũng là một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh. Vì vậy, nghiên cứu cần xem xét tổng thể các nhân tố: Các lực lượng tham gia (GV, HS, phụ huynh, chuyên gia…), môn kĩ thuật lớp 4 và lớp 5, cơ sở vật chất và điều kiện thực tiễn của địa phương; các quá trình: dạy học, thực hành, trải nghiệm… để hệ thống có thể vận hành một cách logic và đạt hiệu quả giáo dục tối ưu. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn giáo dục Quá trình nghiên cứu khoa học giáo dục cần phải xuất phát từ thực tiễn và sản phẩm phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề cấp thiết do thực tiễn đặt ra. Thực tế dạy học môn kĩ thuật hiện nay cho thấy việc đổi mới phương thức dạy học để phát triển năng lực của HS là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng những cải cách lớn của ộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về thực trạng dạy học môn kĩ thuật, mức độ vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật của GV tiểu học ở các tỉnh Tây Nguyên là hết sức cần thiết cho việc đề xuất quy trình DHDA sao cho phù hợp với các điều kiện dạy học trong thực tiễn. Thực nghiệm sư 6 phạm là khâu quan trọng trong nghiên cứu để kiểm tra giả thuyết nêu ra và có những điều chỉnh phù hợp. 7.1.4. Quan điểm lịch sử Khi nghiên cứu các hiện tượng giáo dục phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để phát hiện ra qui luật tất yếu của quá trình dạy học [12]. Xuất phát trên quan điểm này, Luận án xem xét việc vận dụng DHDA ở những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, từ đó, kế thừa những kết quả của những công trình nghiên cứu trước đó, cả trong và ngoài nước để thiết lập quy trình DHDA trong dạy học môn kĩ thuật. Quá trình này được vận dụng phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương; phù hợp với đặc điểm của HS; phù hợp với đặc điểm của môn học. Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu về DHDA cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và triển vọng của DHDA, mặt khác giúp ta phát hiện qui luật tất yếu của sự phát triển DHDA trong bối cảnh hiện nay, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn giáo dục tránh được những sai lầm. 7.1.5. Quan điểm dạ học phát triển n ng ực Dạy học theo hướng phát triển năng lực hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra của quá trình dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp [13]. Đây là quan điểm chủ đạo chi phối việc thiết kế mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và đánh giá trong dạy học tiểu học nói chung và dạy học môn kĩ thuật nói riêng. Theo đó, các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn kĩ thuật được mô tả một cách chi tiết, lượng hóa và có thể đánh giá được thông qua hệ thống tiêu chí, chỉ báo, chỉ số chất lượng hành vi. Nội dung cốt l i được lựa chọn nhằm đạt kết quả đầu ra, gắn với thực tiễn dạy học môn kĩ thuật ở trường tiểu học. GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá tình tự học, tự rèn luyện năng lực chung, năng lực đặc thù của môn kĩ thuật. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận 7 Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát các quan điểm, công trình nghiên cứu đã có về lý luận và thực tiễn ở trong nước và nước ngoài, làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết của đề tài, định hướng cho triển khai nghiên cứu thực tiễn. Luận án phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đó là: - Nghiên cứu các văn kiện, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học ở phổ thông nói chung và dạy học tiểu học nói riêng; - Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về lý luận và thực tiễn DHDA, dạy học môn kĩ thuật, chương trình giáo dục phổ thông môn kĩ thuật năm 2006 và chương trình công nghệ 2018; - Các tư liệu, số liệu thống kê… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Mục đích của phương pháp quan sát là ĐG thực trạng dạy học môn kĩ thuật và thực trạng vận dụng DHDA vào việc tổ chức dạy học môn kĩ thuật ở các trường tiểu học trên địa nghiên cứu. Cách tiến hành: dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học môn kĩ thuật của giáo viên (GV) và HS để tìm hiểu về thực trạng dạy học và thực trạng vận dụng phương pháp DHDA vào việc tổ chức dạy học môn kĩ thuật. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục đích: Tìm hiểu thực trạng dạy học môn kĩ thuật và vận dụng DHDA trong dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học. Cách tiến hành: Lập phiếu điều tra GV và tiến hành khảo sát theo kế hoạch. 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Tìm hiểu sâu nhận thức của GV về DHDA và thực tiễn dạy học môn kĩ thuật nhằm làm r hơn những kết quả thu được qua phiếu khảo sát đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Cách tiến hành: phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, gián tiếp với một số GV. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Mục đích: Nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. 8 Cách tiến hành: Thực nghiệm ở hai trường tiểu học (Trường tiểu học Võ Thị Sáu và Trường tiểu học Tô Hiệu) là hai trong tổng số 82 trường được khảo sát thực trạng. Trước khi tiến hành thực nghiệm, tiến hành kiểm tra kết quả học tập của cả nhóm TN và nhóm ĐC, sau đó tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch đã thiết kế. Kết thúc thực nghiệm, đánh giá kết quả học tập và sự phát triển năng lực của HS. So sánh kết quả trước và sau TN để đánh giá tính khả thi của việc vận dụng DHDA trong dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí, phân tích kết quả điều tra, khảo sát thực trạng dạy học môn kĩ thuật và mức độ vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật ở tiểu học; đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. Số liệu được thu thập từ các công cụ khảo sát trực tuyến và được thống kê bằng phần mềm I M SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences). Thực hiện các thống kê mô tả với các thông số cơ bản gồm: giá trị trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (SD); thực hiện các kiểm định: Paired Sample T test, ANOVA để tìm kiếm mối liên hệ giữa các biến độc lập, phụ thuộc trong khảo sát và thực nghiệm. 8. Đóng góp mới của luận án Xây dựng, bổ sung, phát triển, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về DHDA trong môn kĩ thuật định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khái quát được thực trạng dạy học môn kĩ thuật và vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật ở một số trường tiểu học. Phân loại được các loại dự án môn kĩ thuật và xây dựng quy trình dạy học dự án của môn kĩ thuật theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Gợi ý xây dựng chủ đề dự án trong dạy học môn kĩ thuật định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Góp phần khẳng định vai trò và vị thế của môn kĩ thuật trong chương trình tiểu học. 9. Luận điểm cần bảo vệ 9.1. Dạy học dự án là hướng tiếp cận dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và phù hợp đặc điểm của môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo 9 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng. Bởi vì, khi vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật, GV đóng vai trò tổ chức, dẫn dắt để HS phát hiện vấn đề, giải quyết một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành mang đặc trưng của môn kĩ thuật để tạo ra sản phẩm. Dự án môn kĩ thuật không chỉ hình thành kiến thức, kĩ năng mà còn giúp học sinh tìm kiếm được tri thức mới, cách thức tư duy mới, cách thức hành động mới, từ đó góp phần phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học. 9.2. Thực trạng dạy học môn kĩ thuật ở tiểu học hiện nay cho thấy, việc dạy học theo tiếp cận năng lực và theo đặc điểm của môn học chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Thực trạng nhận thức và mức độ vận dụng DHDA trong môn kĩ thuật của giáo viên ở tiểu học còn rất hạn chế. 9.3. Xây dựng quy trình dạy học dự án phù hợp với đặc điểm của môn kĩ thuật, phù hợp với GV và HS tiểu học là cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn kĩ thuật trong bối cảnh hiện nay. 9.4. Kết quả dạy học môn kĩ thuật được nâng cao, năng lực hợp tác và thiết kế kĩ thuật của HS được phát triển khi vận dụng quy trình DHDA trong môn kĩ thuật theo quy trình vận dụng DHDA được đề xuất trong Luận án. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung của Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương 2: Thực trạng vận dụng dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương 3: Thiết kế quy trình dạy học dự án trong môn kĩ thuật ở tiểu học định hướng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất