Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ thông điệp về biến đổi khí hậu trên báo đảng khu vực đồng bằng s...

Tài liệu Luận án tiến sĩ thông điệp về biến đổi khí hậu trên báo đảng khu vực đồng bằng sông cửu long (khảo sát các báo an giang, cà mau và cần thơ từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2019)

.PDF
182
1
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HỒ THỊ THANH BẠCH THÔNG ĐIỆP VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO ĐẢNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Khảo sát các báo An Giang, Cà Mau và Cần Thơ từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2019) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HỒ THỊ THANH BẠCH THÔNG ĐIỆP VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO ĐẢNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Khảo sát các báo An Giang, Cà Mau và Cần Thơ từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2019) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững 2. PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng HÀ NỘI - 2022 ỜI C ĐO N T C Tác giả luận án Hồ Thị Thanh Bạch ỤC ỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................12 1. Hướng nghiên cứu về biến đổi khí hậu, truyền thông về biến đổi khí hậu.................12 2. Hướng nghiên cứu thông điệp trên báo chí về biến đổi khí hậu .................................17 3. “Báo Đảng” và các nghiên cứu về báo Đảng ...............................................................34 4. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và đề ra hướng nghiên cứu cho luận án ..................................................................................36 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THÔNG ĐIỆP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO ĐẢNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................................41 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................41 1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................53 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO ĐẢNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..........................................68 2.1. Tổng quan về đối tượng khảo sát ...............................................................................68 2.2. Nội dung thông điệp biến đổi khí hậu trên báo Đảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long ...........................................................................................................70 2.3. Hình thức thông điệp biến đổi khí hậu trên báo Đảng đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................................................92 Chƣơng 3: CÔNG CHÚNG BÁO ĐẢNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI THÔNG ĐIỆP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU......................................................................111 3.1. Nhận diện công chúng báo Đảng đồng bằng sông Cửu Long................................111 3.2. Nhận thức, thái độ và hành vi tiếp nhận thông điệp biến đổi khí hậu của công chúng ................................................................................................................115 Chƣơng 4: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT ƢỢNG THÔNG ĐIỆP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO ĐẢNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................................................................129 4.1. Thành công và hạn chế của thông điệp biến đổi khí hậu trên báo Đảng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay .......................................................................129 4.2. Một số giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng thông điệp biến đổi khí hậu trên báo Đảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long ..................................147 KẾT LUẬN .......................................................................................................................156 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QU N ĐẾN ĐỀ TÀI.........................................................................................................161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................162 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................174 D NH ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích Báo AG Báo An Giang Báo CM Báo Cà Mau Báo CT Báo Cần Thơ BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐCS Đảng cộng sản GS Giáo sư HV BC&TT Học viện Báo chí và Tuyên truyền IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu KT - XH Kinh tế - Xã hội LHQ Liên hiệp quốc MTTT Môi trường truyền thông NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sư PL Phụ lục PVS Phỏng vấn sâu TS Tiến sĩ TTĐC Truyền thông đại chúng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá của công chúng về nội dung và hình thức các bài viết về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL ................................................ 119 Bảng 3.2: Tương quan đánh giá công chúng giữa các báo khảo sát ....................... 121 Bảng 3.3: Ý kiến của công chúng về việc điều chỉnh các các khía cạnh nội dung bài viết BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL ............................................ 125 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Các khía cạnh nội dung thông điệp về BĐKH ..................................... 70 Biểu đồ 2.2: Các biểu hiện của BĐKH được đề cập trong thông điệp ..................... 71 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các bài viết có đề cập đến nguyên nhân của BĐKH ................... 83 Biểu đồ 2.4: Thể loại bài viết về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL ............... 93 Biểu đồ 2.5: Tần suất đăng tải bài viết về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL năm 2017 ................................................................................................... 106 Biểu đồ 2.6: Mức độ đề cập đến vấn đề BĐKH ..................................................... 107 Biểu đồ 2.7: Vị trí đăng tải các bài viết .................................................................. 108 Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của công chúng tham gia khảo sát ................................ 112 Biểu đồ 3.2: Trình độ công chúng tham gia khảo sát ............................................. 113 Biểu đồ 3.3: Phương thức tiếp nhận thông tin về BĐKH của công chúng ............. 114 Biểu đồ 3.4: Mức độ quan tâm của công chúng đến vấn đề BĐKH ....................... 115 Biểu đồ 3.5: Nhận xét của công chúng về mức độ tác động của BĐKH ................ 116 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của công chúng về nội dung các bài viết về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL .............................................................................. 120 Biểu đồ 3.7: Đánh giá của công chúng về hình thức các bài viết về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL .............................................................................. 120 Biểu đồ 3.8: Đánh giá của công chúng về thông tin tích cực và tiêu cực ............... 122 Biểu đồ 3.9: Đánh giá của công chúng về tần suất bài viết về BĐKH ................... 123 Biểu đồ 3.10: Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin về BĐKH ................................. 123 Biểu đồ 3.11: Tác động của thông điệp về BĐKH trên báo Đảng đến công chúng địa phương .................................................................................................... 126 Biểu đồ 3.12: Mức độ tương tác giữa công chúng với cơ quan báo Đảng về chủ đề BĐKH .......................................................................................................... 127 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Các bài viết về tác động tích cực của BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL ............................................................................................................... 78 Hình 2.2: Ảnh trong bài “Vàm Xoáy kêu cứu” (Báo CM ngày 31/3/2017) ........... 102 Hình 2.3: Các chùm ảnh/ phóng sự ảnh trên báo Cà Mau ...................................... 103 Hình 2.4: Ảnh trong bài viết “Chủ động đề phòng thời tiết nguy hiểm” ................ 104 Hình 2.5: Ảnh trong bài viết “Tăng cường giải pháp phòng chống khô hạn” ........ 104 Hình 2.6: Ảnh trong bài viết “Cần vào cuộc của toàn dân trong phòng chống sạt lở”............................................................................................................ 104 1 MỞ ĐẦU 1. ý do chọn đề tài BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Sự thay đổi một cách bất thường của các xu hướng thời tiết ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống, đe dọa đến sức khỏe con người, là nguyên nhân “châm ngòi” cho các xung đột nội bộ và giữa các quốc gia, khu vực…, đồng thời tác động làm gia tăng nhiều nguy cơ khác làm thay đổi sự phát triển của thế giới. Theo ước tính của LHQ, từ nay đến năm 2050, sẽ có khoảng 150 triệu người phải rời bỏ nơi sinh sống do BĐKH gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan; phân nửa động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm từ 1,1 - 6,4 độ C. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) ngày 1/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Tác ộ ọ ơ ề ớ p ộ BĐKH ể bề ở ữ ọ ". [10] [11] [14]. Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất của BĐKH. Tác động của BĐKH đã gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường, là nguy cơ hiện hữu cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. ĐBSCL là một trong 03 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Theo các kịch bản BĐKH, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 20 -300 C; mực nước biển có thể dâng cao thêm từ 75 cm đến 1 mét so với thời kỳ 1980 - 1999. Khi đó, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập, 35% dân số chịu ảnh hưởng xấu do thời tiết phức tạp. Thực tế diễn biến thời tiết vùng ĐBSCL 10 năm trở lại đây cũng có nhiều dấu hiệu bất thường, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, ngập úng… trở nên nghiêm trọng hơn; 1,7 triệu người đã di cư khỏi ĐBSCL, hơn gấp đôi trung bình cả nước. Tình trạng này tiềm ẩn những nguy cơ lớn đối với quốc gia vì ĐBSCL là vùng địa kinh tế - chính trị, có số dân chiếm gần 18% dân số cả nước với 17 triệu dân, có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng, đóng góp khoảng 18% GDP với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất 2 khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây của Việt Nam, có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước [11][13] [35][75][89]… Với chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội [17], báo chí nói riêng và truyền thông nói chung được nhiều quốc gia và tổ chức thế giới nhìn nhận như một công cụ hữu ích và được tận dụng tối đa trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho công chúng, tạo dựng các diễn đàn thảo luận về giải pháp phù hợp ứng phó với BĐKH đối với từng khu vực và cộng đồng cụ thể. Đây cũng là giải pháp mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hướng đến nhằm nâng cao nhận thức, năng lực thích nghi và ứng phó với BĐKH của cộng đồng. Bám sát những định hướng chỉ đạo đó, báo chí Việt Nam thời gian qua đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật về BĐKH và ứng phó với BĐKH. Những thông điệp mà báo chí chuyển tải đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích giúp người dân, cộng đồng thêm hiểu biết, có niềm tin và cơ sở để từ đó thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ứng phó với BĐKH [10][31][46]… Mặc dù vậy, những nghiên cứu thực tiễn vừa qua cho thấy báo chí thông tin về BĐKH vẫn còn những hạn chế nhất định, như: Một số cơ quan báo chí chỉ thông tin về BĐKH khi có các sự kiện, hoạt động lớn về nội dung này chứ chưa chủ động xây dựng kế hoạch thông tin thường xuyên. Các thông điệp rời rạc, thiếu hệ thống về BĐKH tác động không đủ mạnh để công chúng nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này với đời sống nhân loại để từ đó thay đổi hành vi nhằm giảm thiểu những tác động có hại đến môi trường. Nhiều tác phẩm báo chí khi đề cập đến nội dung BĐKH chú trọng mô tả diễn biến, nhấn mạnh tác động tiêu cực mà chưa quan tâm những giải pháp “thích nghi”, “thích ứng” với BĐKH; thông tin nhiều về những định hướng, chủ trương chính sách về ứng phó với BĐKH hoặc các hoạt động, phát biểu của lãnh đạo Trung ương, địa phương nhưng lại thiếu những bài phân tích sâu về nguyên nhân, các giải pháp ứng phó và thích nghi hoặc chưa chủ động cung cấp kiến thức, thông tin cho công chúng, cũng như chưa tổ chức diễn đàn thích ứng và dự báo về vấn đề này. Ngôn ngữ sử dụng trong nhiều tác phẩm báo chí về lĩnh vực này còn khô khan, khó hiểu thậm chí chưa chính xác... Những hạn chế này tạo nên những thông điệp hời hợt, sai lệch, chưa khoa học về BĐKH khiến công chúng hoảng sợ, lo lắng và bi quan khi tiếp nhận; ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, hiểu biết và hành động về ứng phó với BĐKH cho công chúng nước nhà [16][31][46][65][93]. 3 Tầm quan trọng của vùng ĐBSCL đối với quốc gia và những nguy cơ, hiểm họa từ tác động tiêu cực của BĐKH mà vùng đất này đang đối mặt đòi hỏi cộng đồng dân cư nơi đây phải nhận thức đúng đắn, có kiến thức và kỹ năng để chủ động ứng phó với tác động tiêu cực của BĐKH một cách hiệu quả. Điều này lệ thuộc rất lớn vào thông điệp mà họ tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông, mà gần gũi nhất là báo chí địa phương. Liệu báo địa phương ĐBSCL có làm tốt chức năng, vai trò định hướng xã hội trong việc xây dựng và chuyển tải đến công chúng trong khu vực những thông điệp khoa học, đa dạng, khách quan, dễ hiểu, có hệ thống …? Đó là câu hỏi đặt ra cần có những nghiên cứu từ các công trình khoa học cụ thể. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thông điệp về biến đổi khí hậu trên báo Đảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Khảo sát các báo An Giang, Cà Mau và Cần Thơ từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2019)” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học. 2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Khi thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phải đẩy mạnh hiệu quả thông tin nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của công chúng trong ứng phó với tác động tiêu cực của BĐKH, báo Đảng khu vực ĐBSCL đã chuyển tải các thông điệp gì và chuyển tải như thế nào về BĐKH đến công chúng? Mức độ ảnh hưởng của các thông điệp về BĐKH trên báo Đảng ĐBSCL đến công chúng như thế nào? Thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL cần đáp ứng những tiêu chí nào? Là những câu hỏi nghiên cứu mà Luận án sẽ tập trung kiến giải. Cụ thể, có những vấn đề đặt ra cần quan tâm: Để thích ứng với quá trình BĐKH, các nhà hoạch định chính sách cũng như cư dân trong vùng cần có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp. Vậy trong quá trình này, báo chí - truyền thông có những vai trò gì? Vai trò này được giới truyền thông khu vực ĐBSCL thể hiện như thế nào qua hoạt động của mình? Trong đó, hệ thống báo Đảng ĐBSCL có thực sự thể hiện vai trò trụ cột, nồng cốt của mình trong cung cấp kiến thức, thông tin, để mở mang hiểu biết và thay đổi nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi công chúng? Nhà báo nói chuyện với công chúng bằng và thông qua thông điệp của mình. Vậy thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL hiện nay như thế nào và vấn đề này có thể nghiên cứu, tổng kết nó nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng thông điệp, để nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của nó đối với khả năng thích ứng với quá trình BĐKH? 4 Chúng tôi cũng nêu ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: - Gi thuy t th nhất: - BĐKH đã và đang là vấn đề quyết định sự phát triển bền vững của đất nước và khu vực ĐBSCL. Với hệ thống và mạng lưới truyền thông rộng khắp khu vực ĐBSCL, báo Đảng địa phương có vai trò trụ cột, đã có những đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi công chúng xã hội và nhân dân nói chung trong khu vực nhằm thích ứng với quá trình BĐKH. - Gi thuy t th hai: - Thông điệp về BĐKH trên báo Đảng địa phương ĐBSCL đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ, và những kết quả này rất cần được tổng kết để rút ra những vấn đề thực tiễn, đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực tác động của thông điệp. - Gi thuy t th ba: - Năng lực, kỹ năng thiết kế thông điệp BĐKH của đội ngũ nhà báo của báo Đảng địa phương khu vực ĐBSCL đang được cải thiện và cần được nghiên cứu, tổng kết để tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực tác động của thông điệp, đáp ứng nhu cầu công chúng bản địa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến BĐKH và vai trò của truyền thông, Luận án bước đầu hình thành khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu; từ đó khảo sát thực trạng, phân tích vấn đề thực tiễn thông điệp về BĐKH trên báo Đảng địa phương khu vực ĐBSCL; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về BĐKH trên báo Đảng địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi công chúng xã hội để ứng phó với BĐKH, góp phần vào quá trình phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu thông điệp về BĐKH nói chung, thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL nói riêng; 5 - Khảo sát thực trạng, nhận diện vấn đề thực tiễn của thông điệp BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL, tiếp cận ở cả hai hướng nội dung thông điệp và hình thức thông điệp. - Tìm hiểu việc tiếp nhận của công chúng về các thông điệp BĐKH trên báo Đảng địa phương, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thông điệp này đối với công chúng xã hội trong khu vực. - Phân tích những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông điệp về BĐKH trên báo đảng địa phương khu vực ĐBSCL - Đề xuất các vấn đề cho các nghiên cứu tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL. 4.2. Phạm vi nghiên cứu *P ạ : Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi không gian như sau: - Không gian nghiên cứu thông điệp về BĐKH chủ yếu ở khu vực ĐBSCL, bao gồm 13 tỉnh, thành phố. - Đối tượng khảo sát thông điệp truyền thông về BĐKH được thực hiện trên các tờ báo in của Đảng bộ 3 địa phương, gồm: An Giang, Cà Mau và Cần Thơ - là các địa phương chịu ảnh hưởng của BĐKH nặng nề hơn so với các địa phương còn lại trong khía cạnh bị tác động mang tính đặc trưng của khu vực. Cụ thể: + An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, nằm trong khu vực Tứ giác Long Xuyên, có đường biên giới giáp với Campuchia. Do thuộc vùng trũng, đây là nơi thường xuyên ngập lũ, đồng thời cũng là địa phương mà tình trạng sạt lở, sụt lún đất diễn ra diện rộng và thường xuyên. + Cà Mau là địa phương ở cực Nam của Tổ quốc, với 3 mặt giáp biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt ăn thông ra biển, vì thế địa phương này hiện bị ảnh hưởng nặng nề do nước biển dâng và xâm nhập mặn. Những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ biển gia tăng làm mỗi năm trên 800ha rừng phòng hộ xung yếu ven biển ở Cà Mau bị mất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đe dọa tính mạng, tài sản của người dân. 6 + Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I, có vị trí địa lý trung tâm vùng ĐBSCL. So với các địa phương trong vùng, TP Cần Thơ không chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH ở biểu hiện cụ thể nào, tuy nhiên tác động của BĐKH mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL đều xuất hiện tại Cần Thơ, như: gia tăng tình trạng ngập lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn, xuất hiện tình trạng lốc xoáy… vì thế, Cần Thơ được xem là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề của BĐKH trong khu vực. - Công chúng báo Đảng địa phương được khảo sát tại 03 tinh/thành như trên. * Phạm vi thời gian: Các tác phẩm báo chí được khảo sát đăng tải trên các báo từ tháng 01 năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2019. Khảo sát công chúng, phỏng vấn sâu được tiến hành trong khung thời gian 2019 có kéo theo sang đầu năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Để giải mã vấn đề nghiên cứu, công trình này dựa trên các cơ sở lý thuyết sau đây: - Cơ sở lý luận Mác-Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam; trong đó quan điểm Mác-Lê-nin cho rằng, báo chí “không chỉ là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể nữa”. Tính tập thể ở đây có thể được hiểu, báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng - Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Đây là cơ sở lý luận cơ bản để luận án nghiên cứu thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vục ĐBSCL. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ đông đảo nhân dân lao động, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu” [52, tr.116]. Nếu coi quần chúng nhân dân là đối tượng chủ yếu, là mục tiêu phục vụ của báo chí cách mạng thì phải viết sao cho quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ đọc và dễ làm theo; sự lao động sáng tạo, ước vọng chân chính, những việc làm hay, những gương sống tốt... của quần chúng nhân dân là chủ đề mà các nhà báo cách mạng phải luôn theo dõi, bám sát. ĐCS Việt Nam đã thiết lập các quan điểm cơ bản chỉ đạo hoạt động báo chí trong Nghị quyết TW 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu 7 mới. Theo đó, báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phải nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả... Văn kiện Đại hội lần thứ IX của ĐCS Việt Nam cũng chỉ rõ hệ thống thông tin đại chúng, trong đó có báo chí phải “làm t t ch sách c Đ xã hội, giới thi hi N ơ ă ền th c hi ờng l i, ch ớc, phát hi n những nhân t mớ ời t t, vi c t t, nhữ ơ ẹp trong ển hình tiên ti n, phê phán các ng tiêu c c, u n nắn những nh n th c l ch lạ ấu tranh với những quan ểm sai trái, coi trọng nâng cao tính chân th t, tính giáo dục và tính chi ấu …” [27, tr.91]. Điều này cũng cho thấy những yêu cầu cơ bản mà thông điệp báo chí cần phải có để đáp ứng các mục tiêu, kỳ vọng mà xã hội đặt ra đối với báo chí. - Về lý thuyết chuyên ngành, luận án sử dụng các lý thuyết sau đây: Một là, Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự. Lý thuyết này cho rằng việc thông tin của TTĐC là hoạt động có mục đích. Các cơ quan báo chí truyền thông dựa vào mục đích tôn chỉ và môi trường thực tế để lựa chọn vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để sản xuất và cung cấp cho công chúng. Tần suất, cường độ của các chủ đề được TTĐC thông tin ảnh hưởng đến mức độ quan tâm, nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của vấn đề đó. Tiếp cận lý thuyết này vào vấn đề nghiên cứu để thấy rằng thông điệp truyền thông có vai trò quan trọng trong việc chỉ dẫn, định hướng công chúng. Tần suất, cường độ, nội dung của thông điệp về BĐKH mà các cơ quan TTĐC chuyển tải sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Hai là, Lý thuyết Đóng khung. Theo lý thuyết này, truyền thông có khả năng dựng khung (framing) để định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội. “Khung” là những phần trừu tượng có tác dụng sắp xếp hoặc cấu trúc ý nghĩa của thông điệp; được thiết kế để nâng cao hiểu biết hoặc được sử dụng làm một “lối tắt” nhận thức để liên kết một vấn đề với bức tranh toàn cảnh của hiện thực. Các cơ quan TTĐC tạo ra “Khung” bằng cách giới thiệu các thông tin trong một ngữ cảnh hẹp rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn 8 bản truyền thông [33]. Từ việc lựa chọn và làm nổi bật các vấn đề, TTĐC tạo dựng các nguyên lý được cộng đồng xã hội chia sẻ, áp dụng để xác định vấn đề, đưa ra định nghĩa, giải thích nguyên nhân, đánh giá kết quả và gợi ý cách giải quyết vấn đề. Tiếp cận lý thuyết này để thấy rằng thông điệp truyền thông gợi lên và chuyển tải những ý tưởng gì, thì sẽ tạo thành khung nhận thức, cách hành xử của công chúng về vấn đề đó. Ba là, Lý thuyết Truyền thông can thiệp xã hội. Lý thuyết này cho rằng, báo chí - truyền thông tham gia can thiệp (hay giải quyết) các vấn đề KT-XH thông qua việc cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm cho công chúng xã hội; thông qua đó giúp công chúng và nhân dân nói chung mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi xã hội trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề KT-XH đó [26, tr.27-28]. Tiếp cận lý thuyết này trong vấn đề nghiên cứu cho thấy truyền thông có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, bao gồm những vấn đề có quy mô mang tính toàn cầu. Hiểu biết, nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng ứng phó với BĐKH của công chúng lệ thuộc rất lớn vào nội dung của thông điệp về BĐKH mà TTĐC chuyển tải. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các lý thuyết về tâm lý tiếp nhận của công chúng, Lý thuyết sử dụng - hài lòng, Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng. Lý thuyết, phương pháp xã hội học TTĐC cũng được vận dụng trong nghiên cứu này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu -P ơ p p u lý thuy t, được dùng để khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan vấn đề này, cũng như làm cơ sở để xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề của luận án. -P ơ p pp ội dung, được thực hiện bằng cả hai hình thức định tính và định lượng. Đối với phân tích nội dung định lượng, quy trình thực hiện là sau khi hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thao tác hóa các khái niệm bằng những chỉ báo cụ thể có thể đo lường được, tác giả tiến hành lập bảng mã định lượng và phân tích trên các bài báo đã được lựa chọn. Kết cấu của bảng mã bao gồm các thông tin định danh và các chỉ báo về nội dung và hình thức thông điệp, được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Mẫu phân tích là 1.290 tác phẩm báo chí trên báo in An Giang, Cà Mau và Cần Thơ xuất bản từ năm 1/1/2017 đến 9 30/ 6/2019 có chứa các từ khóa, bao gồm cụm từ “Biến đổi khí hậu” và các từ có liên quan đến BĐKH như: sự nóng lên của bầu khí quyển (hay nóng lên toàn cầu); tình trạng tan băng ở hai cực địa cầu; nước biển dâng; bão, lũ lụt, ngập lụt, hạn hán, sạt lở, sụt lún, xói mòn, lốc xoáy, mưa trái quy luật (mưa trái mùa) hoặc cường độ bất thường; hiện tượng El Nino, hiện tượng xâm nhập mặn, mất đa dạng sinh học… Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để hỗ trợ cho việc thống kê, phân tích bảng mã. Phân tích nội dung định tính được thực hiện để phân tích sâu các tác phẩm báo chí theo từng chủ đề nghiên cứu, rút trích các thông tin, mô tả, so sánh và kiểm tra một số kết quả… nhằm làm rõ hơn các kết quả của phân tích định lượng. -P ơ p p p ỏng vấn sâu được thực hiện qua hình thức câu hỏi với 18 người trả lời, gồm các chuyên gia - nhà khoa học về BĐKH, các nhà quản lý và các nhà báo chuyên viết về BĐKH ở các báo khảo sát với mục đích thu thập thêm các cứ liệu thực tế, thông tin định tính của vấn đề nghiên cứu. -P ơ p p b ng hỏi anket, được dùng khảo sát công chúng ở 3 địa phương diện khảo sát, mỗi địa phương 150 người, tổng cộng là 450 người, nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các thông điệp BĐKH và thu nhận đánh giá của công chúng đối với thông điệp về BĐKH trên báo Đảng địa phương. -P ơ p p ng kê - phân loại được sử dụng để tìm hiểu tần suất và cơ cấu các loại thông điệp về BĐKH trên báo Đảng diện khảo sát. 6. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống những vấn đề lý luận về nghiên cứu thông điệp báo chí, đặc biệt là trên báo in; xác định vai trò và những yêu cầu đối với báo Đảng khu vực ĐBSCL trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông nhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi công chúng để thích ứng với BĐKH. - Luận án chỉ ra thực trạng thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL hiện nay và thực trạng về thái độ tiếp nhận, nhu cầu công chúng ở ĐBSCL đối với thông điệp về BĐKH. - Luận án đưa ra những dự báo về thuận lợi và thách thức của báo Đảng trong môi trường truyền thông mới, khuyến nghị những giải pháp để nâng cao chất lượng thông điệp về BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL để đáp ứng mục tiêu truyền thông về chủ đề này. 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Là công trình nghiên cứu đầu tiên tiếp cận cơ bản và hệ thống vấn đề thông điệp về BĐKH trên các báo in các tỉnh Đảng bộ khu vực ĐBSCL, luận án sẽ làm phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, cụ thể là khía cạnh phân tích thông điệp trên báo in. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao năng lực tác động và hiệu quả truyền thông về BĐKH trên báo chí nói chung, báo Đảng khu vực ĐBSCL nói riêng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, luận án sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan thực tiễn của thông điệp về BĐKH trên các tờ báo Đảng khu vực ĐBSCL nói chung, cụ thể hơn là của các tờ báo trong diện khảo sát. Qua đó, giúp các cơ quan báo chí nhìn nhận lại kết quả thực hiện nhiệm vụ thông tin trong thời gian qua, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng thông tin về BĐKH. Luận án cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về đề tài BĐKH hoặc lĩnh vực nghiên cứu thông điệp và gợi mở hướng nghiên cứu cho các đề tài khoa học khác có liên quan. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thú vị cho giới báo chí - truyền thông, cho các cơ sở nghiên cứu - đào tạo nguồn nhân lực cho báo chí - truyền thông về thông điệp BDKKH nói chung, thông điệp BĐKH ở ĐBSCL trên báo in của Đảng bộ địa phương nói riêng. Công trình này cũng sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho các nhà hoạch định chính sách về BĐKH, nhất là ở ĐBSCL. Luận án cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai, kể cả người nước ngoài, quan tâm đề thông điệp báo chí - truyền thông về BĐKH. 8. Kết cấu của luận án Ngoài Chương Tổng quan, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương. Chương Tổng quan được viết theo mô thức chung, điểm xuyết một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài; từ đó tìm kiếm để kế thừa và khoảng trống để 11 góp phần lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu đó. Chương 1, luận án thiết lập cơ sở lý luận - thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu; trong đó sau khi giải mã các khái niệm công cụ cơ bản, minh giải các lý thuyết được sử dụng, luận án phân tích yêu cầu thực tiễn cần yếu cho nghiên cứu này. Chương 2, tìm hiểu thực trạng thông điệp BĐKH trên báo Đảng khu vực ĐBSCL; nhìn nhận rõ hơn vấn đề thực tế đặt ra.... Chương 3, tìm hiểu công chúng báo Đảng khu vực ĐBSCL trong quá trình tiếp nhận thông điệp về BĐKH. Theo quan điểm tiếp cận của báo chí học, chúng tôi cho rằng nghiên cứu thông điệp không thể không đặt trong mối quan hệ (ở mức độ nào đó) với công chúng báo chí; và từ kết quả nghiên cứu chương 3, luận án soi chiếu với chương 2 để phân tích vấn đề thực tiễn. Chương 4, trên cơ sở đề cập môi trường truyền thông mới và những yêu cầu đặt ra, luận án chủ yếu phân tích vấn đề thực tiễn qua khảo sát, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về BĐKH trên báo Đảng ĐBSCL. 12 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. HƢỚNG NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài “Thông tin về BĐKH vai trò rất quan trọ Bởi h u h t mọi ề s nóng lên toàn c ểm c i với nh n th ời không tr c ti p tr i nghi BĐKH p ơ ời về vấ TTĐC ề này. p i d a vào nội dung ể phát triển s hiểu bi t về nó” [88]. Vì thế, nhiều nghiên cứu đã tập truyề trung làm rõ vai trò của truyền thông - báo chí đối với việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH để điều chỉnh hành vi phù hợp. The Role of Information and Communication Technologies for community based adaptation to climate change (2010) (tạm dịch: Vai trò c a công ngh thông tin và truyề ng - ơ ở ể thích ng vớ BĐKH) - nghiên cứu được i với cộ thực hiện bởi tổ chức Lương thực thế giới (FAO) nhấn mạnh việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả truyền thông là mấu chốt để thực hiện 3 chiến lược (1)thích ứng, (2)giảm thiểu và (3)cả hai - tức vừa thích ứng vừa giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH. Nghiên cứu này đề ra một quy trình “truyền thông cho sự phát triển” (Communication for Development) gồm 6 giai đoạn, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả truyền thông, đáp ứng nhu cầu kiến thức và thông tin về BĐKH của các tổ chức và các nhóm dễ bị tổn thương nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, thiết kế thông điệp nằm trong giai đoạn thứ 3, được xem là giai đoạn đòi hỏi nhiều sự sáng tạo nhất trong toàn bộ quy trình [110, tr16-18]. Sách A history of The science and politics of Climate change: The Role of the Intergovernmental Panel on Climate Change (2008) (tạm dịch: L ch sử khoa học và chính tr c BĐKH: V ò a IPCC i vớ BĐKH) [98] được viết bởi Giáo sư Bert Bolin, Chủ tịch đầu tiên của IPCC, cung cấp cái nhìn trung thực về sự phức tạp để triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách về BĐKH cũng như những khuyến cáo, giải pháp để các chính sách về BĐKH được thực thi một cách suôn sẻ và hiệu quả. Đề cập đến TTĐC thông tin về về BĐKH, tác giả cho rằng các thông tin về BĐKH thời gian qua “đã có một sự phân cực đáng tiếc” và các thông điệp về BĐKH trên truyền thông đang rất hỗn độn. Thay vì nêu những dự báo và những gì nên làm, TTĐC lại cường điệu hóa, mô tả BĐKH như một thảm họa…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất