Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông hồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng (la00020)

.PDF
27
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- KHÚC KIM LAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG QUỐC BẢO PGS.TS. NGUYỄN THÀNH VINH Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN TIẾN HÙNG Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi 14 giờ 00 ngày 28 tháng 12 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin thƣ viện Học viện Quản lý Giáo dục 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều dưỡng (ĐD) là nguồn lực quan trọng trong hệ thống y tế, có mối liên hệ chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế, là yếu tố góp phần đảm bảo hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế, tăng cường việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của mỗi quốc gia. Ngoài ra, trước xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, khi chính phủ đã kí kết thỏa thuận chung thừa nhận lẫn nhau với các quốc gia trong ASEAN về việc công nhận điều dưỡng trong khu vực. Đây là một cơ hội lớn giúp cho điều dưỡng Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời cũng là thách thức đối với điều dưỡng Việt Nam nếu không nâng cao chất lượng chuyên môn và tay nghề sẽ khó cạnh tranh với điều dưỡng trong khu vực và thế giới. Mặt khác, đứng trước tình hình bệnh tật, dịch bệnh ngày càng phức tạp như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra (Covid -19) hiện nay với mức độ lây lan nhanh chóng từ người sang người gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng con người và mọi mặt của đời sống, gây thiệt hại to lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, các chính phủ đã huy động mọi nguồn lực bao gồm các y bác sỹ và điều dưỡng tham gia vào công tác khám chữa bệnh và chăm sóc cho người bệnh; do vậy vai trò của ngành Y tế nói chung, nguồn nhân lực điều dưỡng cũng như việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ĐD chất lượng cao nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đào tạo là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở giáo dục đại học. Chỉ có đổi mới quản lý đào tạo mới nâng cao chất lượng đào tạo bởi vì thông qua quản lý đào tạo, việc thực hiện các mục tiêu đào tạo, các chủ trương, chính sách quốc gia mới được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đảm bảo chất lượng đào tạo (ĐBCL) là một cấp độ của quản lý chất lượng đào tạo. ĐBCL tác động vào cơ chế quản lý nhằm thực hiện đúng ở mọi khâu trong suốt quá trình đào tạo. Đối với với QLĐT theo tiếp cận ĐBCL thì ở mỗi hoạt động đào tạo đều được quản lý thực hiện theo 5 bước sau: xác định chuẩn; xây dựng quy trình thực hiện; tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thực hiện quy trình; tổ chức thực hiện quy trình; giám sát, đánh giá thực hiện quy trình và cải tiến. Kết quả đánh giá vòng trước được rút kinh nghiệm cải tiến và điều chỉnh hoạt động ở vòng sau. Cứ như vậy, việc thực hiện QLĐT TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL sẽ được đảm bảo và từng bước nâng cao tại các cơ sở đào tạo. Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiều bệnh viện hạng nhất với số lượng bệnh nhân lớn, mô hình bệnh tật phức tạp, do vậy cần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở vùng này phần lớn là các trường mũi nhọn và có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo điều dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng cho cả nước. Công tác quản lý đào tạo của các trường đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng khu vực đồng bằng sông Hồng những năm qua chủ yếu vẫn còn quản lý theo kinh nghiệm, còn tập trung nhiều vào kiểm soát chất lượng, thanh tra kiểm tra, đặc biệt là một số trường mới được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học; một số ít trường mới bắt đầu quan tâm cho công tác đảm bảo chất lượng, vì thế đã bộc lộ hạn chế trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ, xây dựng và điều chỉnh chương trình đào 2 tạo, tổ chức đào tạo, giám sát thực hành lâm sàng, thực tế tốt nghiệp; phát triển kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tay nghề, tự đánh giá và sử dụng kết quả tự đánh giá trong nâng cao chất lượng đào tạo. Đến nay, đã có nhiều đề tài, luận án nghiên cứu đưa ra các mô hình quản lý đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng đối với nhiều ngành nghề khác nhau như quân sự, kinh tế, sư phạm… nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận ĐBCL. Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời để phù hợp với chuyên ngành quản lý giáo dục, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận án với tiêu đề “Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đào tạo, quản lý đào tạo ở các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL; luận án đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận ĐBCL. - Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận ĐBCL. - Đề xuất các giải pháp QLĐT TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận ĐBCL - Khảo nghiệm, thử nghiệm một số giải pháp để chứng tỏ tính khả thi của các giải pháp đề xuất 5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Địa bàn nghiên cứu: Đề tài triển khai nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Y dược Thái Bình. - Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên, sinh viên điều dưỡng TĐĐH tại Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Y dược Thái Bình, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Hải Phòng - Đối tượng thử nghiệm: sinh viên năm thứ ba đại học điều dưỡng; giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành điều dưỡng và một số cán bộ, chuyên viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 đến năm 2019 3 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1. Đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì? Có thể phân tích quản lý quá trình đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận quản lý các thành tố của nội dung hoạt động đào tạo kết hợp với CIPO làm cơ sở đánh giá thực trạng và xác định các giải pháp quản lý cho các vấn đề đó được không? 6.2. Cần đề xuất và triển khai những giải pháp quản lý nào theo tiếp cận ĐBCL để đảm bảo chất lượng đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng? 6.3. Cần đề xuất và triển khai những giải pháp quản lý nào theo tiếp cận ĐBCL để đảm bảo chất lượng đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng? 7. Giả thuyết khoa học Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay vẫn nặng về cách tiếp cận KSCL, trọng tâm vào thanh tra, kiểm soát khâu cuối của quá trình đào tạo, vì thế, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, thị trường và hội nhập. Nếu quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL với 6 giải pháp và mỗi giải pháp gồm 5 bước xác định chuẩn; xây dựng quy trình thực hiện; tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thực hiện quy trình; tổ chức thực hiện quy trình; chỉ đạo và giám sát, đánh giá và cải tiến các quy trình và chuẩn; kết quả đánh giá vòng trước được rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động ở vòng sau thì chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ được nâng lên. 8. Quan điểm tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Quan điểm tiếp cận - Theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - Tiếp cận quá trình - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận năng lực - Tiếp cận chuẩn đầu ra 8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 9. Những luận điểm bảo vệ 9.1. Quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL là quản lý theo chuẩn và quy trình của tất cả các hoạt động, công việc trong quá trình đào tạo để đảm bảo rằng “làm đúng ngay từ đầu”, phòng ngừa sai sót, sản phẫm lỗi xuất hiện, cuối cùng cho ra sản phẩm (người tốt nghiệp) đạt chất lượng như đã thiết kế. 9.2. Các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng khu vực đồng bằng sông Hồng chủ yếu theo tiếp cập kiểm soát chất lượng, trọng tâm thanh tra, kiểm soát vào khâu 4 cuối của quá trình đào tạo, vì thế đã bộc lộ những hạn chế, sai sót trong quá trình đào tạo, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, thị trường và hội nhập. 9.3. Các giải pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học khu vực đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được đề xuất là phù hợp và khả thi trong bối cảnh hiện nay. 9.4. Cần thiết đề xuất và áp dụng quy trình ĐBCL 5 bước để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng 10. Đóng góp mới của luận án + Về lý luận: Hệ thống hóa, khái quát hóa và làm phong phú thêm lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; Vận dụng khung các thành tố đào tạo, xây dựng khung lý luận QLĐT theo tiếp cận ĐBCL + Về thực tiễn: Luận án làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng hiện nay Đề xuất và chứng minh tính cấp thiết, khả thi, hiệu quả của các giải pháp quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng . Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và các giảng viên trường đào tạo TĐĐH ngành ĐD, các trường đại học Y. 11. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của Luận án gồm 3 chương. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Luận án khái quát các nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng trên các hướng cơ bản sau: 1.1.1. Những nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Vấn đề đào tạo nói chung, đào tạo trình độ đại học nói riêng và đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng đã được khá nhiều tác giả nước ngoài cũng như trong nước quan tâm nghiên cứu. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Vấn đề quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL nói chung đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu về quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL còn hạn chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu nước ngoài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ĐBCL trong đào tạo điều dưỡng. Một số báo cáo đã đề xuất các trường đào tạo ngành điều dưỡng cần xem xét vấn đề ĐBCL về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, chính sách cho đội ngũ cán bộ giảng viên, các nguồn lực phục vụ đào tạo như thư viện, giảng đường, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành lâm sàng, vấn đề kiểm tra đánh giá… 5 1.1.3. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo Thứ nhất, QLĐT theo tiếp cận ĐBCL trong mỗi cơ sở đào tạo nói chung, các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng nói riêng là một vấn đề rất quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo uy tín của các trường. Thứ hai, QLĐT theo tiếp cận ĐBCL được rất nhiều tác giả nghiên cứu trong một số lĩnh vực như đào tạo nghề, an ninh nhân dân, sư phạm…Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đầy đủ, hệ thống về QLĐT TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL ở Việt Nam. Vì vậy đây là vấn đề mới, thiết thực cần nghiên cứu chuyên sâu để áp dụng cải tiến trong đào tạo của các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khẳng định vị thế của các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và yêu cầu thực tiễn của xã hội. 1.2. Các khái niệm của đề tài 1.2.1. Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Luận án sử dụng khái niệm: Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 1.2.2. Đào tạo Hiện nay có nhiều cách tiếp cận về thành tố trong đào tạo. Đào tạo ở đây được xem xét dưới dạng các hoạt động, các thành tố của đào tạo bao gồm các hoạt động đầu vào, các hoạt động quá trình, các hoạt động đầu ra diễn ra trong bối cảnh của nhà trường, mỗi hoạt động được đặt trong một chỉnh thể thống nhất và diễn ra theo một quy trình với những mục tiêu riêng và được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. 1.3. Đảm bảo chất lƣợng trong đào tạo đại học 1.3.1. Chất lượng Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng, chất lượng trong đào tạo. Có thể thấy chất lượng là: - Khái niệm tương đối, động, đa chiều; - Phù hợp với mục tiêu và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội; - Thỏa mãn nhu cầu, kì vọng của khách hàng. Chất lượng trong đào tạo điều dưỡng trình độ đại học là sự đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra đối với cử nhân điều dưỡng, hay còn gọi là đáp ứng chuẩn đầu ra của CTĐT điều dưỡng, là sự hoàn thiện trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mức độ đã xác định và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội hoặc cá nhân, đồng thời thoả mãn được yêu cầu đa dạng của kinh tế - xã hội luôn phát triển. Các cấp độ chính của quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng, Đảm bảo chất lượng, Quản lý chất lượng tổng thể.Trong đó cấp độ ĐBCL là trung gian, là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đạt mức cần thiết để thỏa mãn các yêu cầu chất lượng của khách hàng, tạo niềm tin về chất lượng cho khách hàng. 1.3.2. Quản lý chất lượng Có nhiều khái niệm về quản lý chất lượng 6 “QLCL là tập hợp các hoạt động của chức năng QL chung nhằm xác định chính sách CL, mục đích CL và trách nhiệm thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch CL, điều chỉnh CL, ĐBCL, cải tiến CL trong khuôn khổ một hệ thống CL”. (Dẫn theo Nguyễn Đức Chính (2015), Quản lý Chất lượng trong giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam) “QLCL là một hệ thống hoạt động thống nhất, có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số CL, duy trì mức CL đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng” (Feigenbaum) Deming Edward người đặt nền móng cho quản lý chất lượng với quy trình PDCA (Plan – Do – Check – Act) (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra giám sát – Hành động, cải tiến) 1.3.3. Các cấp độ của quản lý chất lượng * Kiểm soát chất lượng (KSCL) * Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) * Quản lý chất lượng tổng thể (QLCLTT) 1.3.4. Một số mô hình đảm bảo chất lượng * Mô hình các yếu tố tổ chức OEM (Organizational Elements Model) * Mô hình ĐBCL châu Âu EFQM (European Foundation for Quality management) * Mô hình ĐBCL của AUN (ASEAN University Network Quality Assurance – AUN-QA) * Mô hình ĐBCL CIPO (UNESCO, 2000) Luận án tham khảo vận dụng các thành tố chính trong các thành tố đào tạo của mô hình ĐBCL CIPO, quy trình ĐBCL PDCA (Plan – Do – check – Act) của tác giả Deming đồng thời thông qua quá trình nghiên cứu tổng hợp để xây dựng mô hình ĐBCL cho các trường Đại học đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng 1.4. Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dƣỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng 1.4.1. Các thành tố của đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng 1.4.2. Đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng 1.4.2.1. Khái niệm điều dưỡng 1.4.2.2. Chức năng, vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng trình độ đại học 1.4.2.3. Đặc điểm của đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng trình độ đại học có mã số đào tạo 7720301 trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học theo Thông tư số 24/2017/TT – BGD ĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trường Bộ giáo dục và Đào tạo. Đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng với thời gian 4 năm. 1.4.3. Nội dung và quy trình quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Dựa trên các khái niệm về quản lý, quản lý đào tạo và mô hình ĐBCL đã đề cập ở phần trên, quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL là thực hiện hệ thống có mục đích, có tổ chức, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý vào cơ chế quản lý nhằm ngăn ngừa lỗi trước, trong quá 7 trình đào tạo của nhà trường nhằm tạo ra người tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra đã công bố của nhà trường. Khi thực hiện quản lý theo tiếp cận ĐBCL, mỗi hoạt động đào tạo đều được thực hiện 5 bước quản lý: 1) Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí của nội dung quản lý 2) Xây dựng kế hoạch, quy trình thực hiện nội dung quản lý 3) Bồi dưỡng cán bộ thực hiện quy trình nội dung quản lý 4) Tổ chức thực hiện quy trình nội dung quản lý 5) Giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình nội dung quản lý và cải tiến Do vậy, quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL với mỗi nội dung quản lý đều phải tuân theo 5 bước: ĐBCL Xây dựng Giám sát, Xác định các Tập huấn, bồi Tổ chức quy trình, đánh giá việc tiêu chuẩn, dưỡng cán bộ thực hiện kế hoạch thực hiện quy TT tiêu chí của thực hiện quy quy trình thực hiện trình nội dung nội dung trình của nội nội dung nội dung quản lý và cải Nội dung quản lý dung quản lý quản lý quản lý tiến quản lý Quản lý hoạt Tiêu chí khảo Khảo sát thị Khảo sát thị Khảo sát Khảo sát thị động khảo sát sát thị trường trường lao trường lao thị trường trường lao 1 thị trường lao lao động động động lao động động động phục vụ đào tạo Quản lý hoạt Tiêu chí xây Xây dựng Xây dựng Xây dựng Xây dựng 2 động xây dựng dựng chuẩn chuẩn đầu chuẩn đầu ra chuẩn đầu chuẩn đầu ra chuẩn đầu ra đầu ra ra ra Quản lý hoạt Tiêu chí xây Xây dựng Xây dựng Xây dựng Xây dựng động xây dựng dựng CTĐT CTĐT CTĐT CTĐT CTĐT 3 CTĐT TĐĐH ngành ĐD Quản lý hoạt Ngưỡng đảm Tuyên Tuyên truyền, Tuyên Tuyên truyền, động tuyển bảo chất truyền, tư tư vấn và thực truyền, tư tư vấn và 4 sinh lượng đầu vấn và thực hiện tuyển vấn và thực hiện vào hiện tuyển sinh thực hiện tuyển sinh sinh tuyển sinh Quản lý đội Chuẩn giảng Tuyển Tuyển dụng, Tuyển Tuyển dụng, ngũ cán bộ, viên và nhân dụng, bồi bồi dưỡng và dụng, bồi bồi dưỡng và giảng viên và viên dưỡng và bổ bổ nhiệm đội dưỡng và bổ nhiệm đội 5 nhân viên phục nhiệm đội ngũ bổ nhiệm ngũ vụ đào tạo ngũ đội ngũ TĐĐH ĐD Quản lý Tiêu chí cơ Quản lý và Quản lý và sử Quản lý và Quản lý và sử CSVC, trang sở vật chất, sử dụng cơ dụng cơ sở sử dụng cơ dụng cơ sở 6 thiết bị, học trang thiết bị, sở vật chất, vật chất, trang sở vật chất, vật chất, liệu phục vụ học liệu trang thiết thiết bị, học trang thiết trang thiết bị, 8 ĐBCL TT Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí của nội dung quản lý Nội dung quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng Quản lý hoạt Tiêu chí thực động dạy học hiện hoạt 7 của giảng viên động dạy học Xây dựng quy trình, kế hoạch thực hiện nội dung quản lý Giám sát, Tập huấn, bồi Tổ chức đánh giá việc dưỡng cán bộ thực hiện thực hiện quy thực hiện quy quy trình trình nội dung trình của nội nội dung quản lý và cải dung quản lý quản lý tiến bị, học liệu liệu Dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập Quản lý hoạt Tiêu chí thực Học lý động học của hiện hoạt thuyết, thực 8 sinh viên điều động học tập hành, dưỡng lý thuyết, thực hành Quản lý hoạt Tiêu chí kiểm Kiểm tra, động kiểm tra, tra, đánh giá đánh giá đánh giá học học tập của học tập của 9 tập của SV ĐD SV SV trình độ đại học Quản lý đánh Tiêu chí đánh Đánh giá giá sinh viên giá sinh viên sinh viên 10 điều dưỡng điều dưỡng điều dưỡng chuẩn bị tốt chuẩn bị tốt tốt nghiệp nghiệp nghiệp bị, học liệu học liệu Dạy học lý Dạy học lý thuyết, thực thuyết, hành, thực tập thực hành, thực tập Học lý thuyết, Học lý thực hành thuyết, thực hành Dạy học lý thuyết, thực hành, thực tập Học lý thuyết, thực hành Kiểm tra, đánh giá học tập của SV Kiểm tra, Kiểm tra, đánh giá đánh giá học học tập của tập của SV SV Đánh giá sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp Đánh giá sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp Đánh giá sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp 1.4.4. Sự cần thiết phải quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo TĐĐH ngành điều dƣỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng 1) Yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo của nhà trường 2) Yếu tố thuộc về môi trường đào tạo 3) Mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội 4) Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương 5) Yếu tố cơ chế chính sách và hành lang pháp lý 6) Sự phát triển khoa học - kỹ thuật 7) Sự biến động về dân số, thay đổi mô hình bệnh tật và yêu cầu chăm sóc sức khỏe Kết luận chƣơng 1 9 Quản lý đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng là hệ thống các giải pháp quản lý tác động vào tất cả các khâu của hoạt động đào tạo, nhằm tạo ra người tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Trong quản lý đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, mỗi hoạt động quản lý đào tạo đều được thực hiện năm bước: 1) Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí cho nội dung quản lý; 2) Xây dựng kế hoạch, quy trình thực hiện nội dung quản lý; 3) Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thực hiện quy trình, kế hoạch quản lý; 4) Tổ chức thực hiện quy trình, kế hoạch các nội dung quản lý; 5) Giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy trình các nội dung quản lý và cải tiến Các nội dung quản lý đào tạo ở các trường đào tạo TĐĐH ngành Điều dưỡng theo tiếp cận ĐBCL dựa trên khung các thành tố đào tạo thể hiện qua quản lý các hoạt động: khảo sát thị trường lao động; xây dựng và điều chỉnh chuẩn đầu ra; xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo; tuyển sinh; khai thác cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; đội ngũ giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo; hoạt động dạy, hoạt động học, thực hành, thực tập; kiểm tra, đánh giá; đánh giá chất lượng của sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp. Chƣơng 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG 2.1. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dƣỡng và bài học cho Việt Nam 2.1.1. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng hiện nay là một trong những ngành học đang được quan tâm và ưa chuộng trên thế giới. Nhiều nước phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Australia… đã có nhiều thành tựu trong đào tạo điều dưỡng. Luận án đã nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo điều dưỡng trên khía cạnh: quản lý chương trình đào tạo, quản lý cơ sở vật chất tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy, tổ chức quá trình đào tạo... 2.1.2. Một số bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Từ những kinh nghiệm quốc tế trên có thể áp dụng cho đào tạo điều dưỡng ở Việt Nam, đó là: + Về quản lý nguồn nhân lực phục vụ đào tạo: tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy của giảng viên, năng lực nghiên cứu và hợp tác giữa các giảng viên với sinh viên. + Về quản lý tài liệu giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: tăng cường chỉ đạo sử dụng giáo trình giảng dạy dành cho sinh viên điều dưỡng một cách phong phú đa dạng, không tập trung vào một loại giáo trình duy nhất; tăng cường khai thác sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị như phòng thực hành tiền lâm sàng, bệnh viện mô phỏng, các mô hình mô phỏng bệnh nhân giả….để nâng cao năng lực thực hành 10 và tiền lâm sàng trước khi cho sinh viên thực hành trên bệnh nhân thật tại các cơ sở y tế thực hành của các nhà trường. + Về quản lý yếu tố môi trường đào tạo: tăng cường quyền tự chủ cho các khoa Điều dưỡng để chủ động trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá các học phần điều dưỡng; tăng cường hợp tác, trao đổi sinh viên giảng viên quốc tế để học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong đào tạo điều dưỡng + Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học và cấp Khoa/ bộ môn Điều dưỡng. 2.2. Giới thiệu về đào tạo ngành điều dƣỡng ở Việt Nam 2.3. Giới thiệu chung về quy mô đào tạo của các trƣờng tham gia nghiên cứu 2.4. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 2.4.1. M c tiêu khảo sát 2.4.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát Luận án khảo sát 601 khách thể thuộc 5 trường ĐH. Trong đó có: Số lượng sinh viên là: 350; Giảng viên, chuyên viên: 196; Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 55 Bảng 2.3: Tổng hợp mẫu khảo sát GV, Lãnh Sinh Tổng cán bộ, Trƣờng CBQL chuyên đạo viên giảng viên viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương 2 25 95 100 122 Đại học Y Hà Nội 2 5 20 50 27 Đại học Y dược Hải Phòng 2 5 25 50 32 Đại học Y dược Thái Bình 2 5 31 60 38 Đại học Điều dưỡng Nam Định 2 5 25 90 32 Tổng 10 45 196 350 251 Thời gian khảo sát: từ năm 2017-2019 2.4.3. Quy trình tổ chức khảo sát - Xây dựng phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường ĐH tham gia khảo sát - Tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo trường ĐH, các cán bộ quản lý các khoa, phòng của trường ĐH; xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn, sau đó hoàn chỉnh và gửi đến các đối tượng khảo sát. - Gửi các phiếu khảo sát và thu nhận lại các phiếu khảo sát. - Tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin khảo sát. - Phân tích, đánh giá kết quả thu thập qua khảo sát. 2.4.4. Nội dung khảo sát Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án triển khai nội dung khảo sát thực trạng ĐT và quản lý ĐT TĐĐH ngành điều dưỡng bao gồm: *) Thực trạng đào tạo (9 nội dung): Thực trạng khảo sát thị trường lao động phục vụ đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng; Thực trạng xây dựng và điều chỉnh chuẩn đầu ra; Thực trạng xây dựng CTĐT ĐD trình độ đại học; Thực trạng công tác tuyển sinh đối với ngành điều dưỡng trình độ đại học; Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng; Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên đáp ứng yêu cầu 11 ĐBCL đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng; Thực trạng hoạt động học của sinh viên điều dưỡng trình độ đại học; Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên điều dưỡng trình độ đại học *) Thực trạng quản lý đào tạo (10 nội dung) - Thực trạng quản lý khảo sát thị trường lao động phục vụ đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng - Thực trạng quản lý xây dựng chuẩn đầu ra CTĐT trình độ đại học ngành điều dưỡng - Thực trạng quản lý CTĐT trình độ đại học ngành điều dưỡng - Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng - Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên phục vụ đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng - Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng - Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giảng viên - Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên điều dưỡng - Thực trạng quản lý hoạt động học của sinh viên điều dưỡng trình độ đại học - Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp 2.4.5. Phư ng pháp khảo sát Bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát 2.4.6. Xử lý số liệu khảo sát Tổng hợp và xử lý số liệu trên phần mềm thống kê SPSS 2.5. Thực trạng hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành điều dƣỡng tại các trƣờng đại học khu vực đồng bằng sông Hồng 2.5.1. Thực trạng khảo sát thị trường ph c v đào tạo Các trường đều tiến hành khảo sát thị trường phục vụ tuyển sinh và đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng, được đánh giá ở mức Khá ( ̅ =2,71), trong đó nội dung “Kết quả thu thập thông tin khảo sát thị trường góp phần xác định nhu cầu đào tạo của thị trường, điều chỉnh CĐR và CTĐT “đứng ở vị trí thứ hạng cao nhất với ̅ = 2,96, khẳng định công tác khảo sát thị trường có vai trò quan trọng giúp các trường ít nhiều xác định nhu cầu đào tạo, tuyển dụng của thị trường lao động, đồng thời giúp các trường điều chỉnh CĐR và CTĐT 2.5.2. Thực trạng xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT TĐĐH ngành điều dưỡng Các trường đã quan tâm tới vấn đề xây dựng và điều chỉnh mục tiêu, chuẩn đầu ra CTĐT TĐĐH ngành điều dưỡng, kết quả thực hiện ở mức Khá Tốt ̅ = 3,13 2.5.3. Thực trạng xây dựng chư ng trình đào tạo ngành điều dưỡng Mức độ thực hiện xây dựng CTĐT TĐĐHngành điều dưỡng được đánh giá ở mức khá tốt, X =3,02. Tuy nhiên một số chỉ báo được đánh giá ở mức Khá như: “CTĐT được xây dựng có sự tham khảo CTĐT của các cơ sở giáo dục đại học điều dưỡng có uy tín trong nước và thế giới” với X = 2,83 và chỉ báo “Xây dựng CTĐT đáp ứng yêu cầu quốc gia và hội nhập quốc tế” với X = 2,67 12 2.5.4. Thực trạng công tác tuyển sinh đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng Công tác tuyển sinh chuyên ngành điều dưỡng được các trường thực hiện Tốt, X = 3,54. Các chỉ báo đều được đánh giá ở mức cao. Các trường đã tuân thủ các quy định tuyển sinh hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo; Số lượng tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và theo nhu cầu xã hội; Công khai, minh bạch quy trình tuyển chọn người học của nhà trường. 2.5.5. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên ph c v đào tạo Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên tham gia đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng được đánh giá ở mức Tốt với X = 3,30. 2.5.6. Thực trạng c sở vật chất, máy móc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu ĐBCL đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng được đánh giá ở mức Khá tốt với X = 3,20, cao nhất là chỉ báo “Có đủ thiết bị dạy học, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu giảng dạy, thực hành tay nghề và nghiên cứu khoa học” 2.5.7. Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên Về thực trạng đáp ứng yêu cầu hoạt động giảng dạy của giảng viên có sự tham gia khảo sát cả giảng viên và sinh viên cho thấy hoạt động này được đánh giá ở mức Khá với X = 3,04 2.5.8. Thực trạng hoạt động học của sinh viên điều dưỡng trình độ đại học Thực trạng học tập của sinh viên được đánh trên các đối tượng bao gồm giảng viên, nhân viên phục vụ đào tạo và sinh viên. Kết quả cho thấy hoạt động học tập được đánh giá ở mức Khá X = 3,00, trong đó cao nhất là chỉ báo “Thực hiện các quy định, quy chế về học tập của Bộ giáo dục và Đào tạo và nhà trường” đạt X =3,17. 2.5.9. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá học tập đối với sinh viên điều dưỡng Hoạt động kiểm tra đánh giá ở các trường tham gia nghiên cứu được đánh giá ở mức Khá, ĐTB 2,75. Trong đó tiêu chí hình thức kiểm tra đánh giá phản ánh được kiến thức, kỹ năng thái độ của sinh viên ĐTB 2,97; nội dung KTĐG phù hợp với CĐR ĐTB 2,8. Phương pháp kiểm tra đánh giá đúng thực chất năng lực của sinh viên 2,87. 2.6. Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành điều dƣỡng theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng 2.6.1. Thực trạng quản lý hoạt động khảo sát thị trường lao động ph c v đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Đánh giá mức độ cần thiết các hoạt động QL khảo sát TTLĐ tại các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng đạt ở mức khá cao với X =3,72. Cả năm chỉ báo đều đạt ở mức cao từ 3,63 đến 3,80, trong đó chỉ báo “Xây dựng quy trình, kế hoạch khảo sát thị trường lao động” đạt cao nhất với X = 3,80. Tuy nhiên, bên cạnh mức độ đạt được ở mức cao, mức độ thực hiện các hoạt động QL khảo sát TTLĐ còn ở mức khá với X = 2,60. 2.6.2. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng chuẩn đầu ra chư ng trình đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Mức độ Mức độ TT Nội dung cấp thiết đã thực hiện 13 TB Thứ bậc TB Thứ bậc Xây dựng các tiêu chí xây dựng và điều chỉnh mục 3,81 1 3,10 1 tiêu, chuẩn đầu ra Xây dựng quy trình và văn bản hướng dẫn thực hiện 2 3,78 2 2,91 4 xây dựng và điều chỉnh nục tiêu, chuẩn đầu ra Tổ chức tập huấn cán bộ thực hiện xây dựng và điều 3 3,45 4 3,05 2 chỉnh mục tiêu, chuẩn đầu ra Tổ chức thực hiện theo đúng quy trình và hướng dẫn 4 việc thực hiện xây dựng và điều chỉnh mục tiêu, chuẩn 3,34 5 2,60 5 đầu ra Giám sát, đánh giá thực hiện quy trình xây dựng và 5 3,75 3 3,01 3 điều chỉnh chuẩn đầu ra và cải tiến Trung bình 3,63 2,93 Chỉ số tƣơng quan (r) 0,6 2.6.3. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng chư ng trình đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Mức độ Mức độ cấp thiết đã thực hiện TT Nội dung Thứ Thứ TB TB bậc bậc 1 Xây dựng các tiêu chí thiết kế CTĐT 3,76 2 2,76 4 Xây dựng quy trình và văn bản hướng dẫn thực hiện 2 3,79 1 3,08 1 xây dựng và điều chỉnh CTĐT Tổ chức tập huấn cán bộ thực hiện công tác xây dựng, 3 3,75 3 3,02 2 điều chỉnh CTĐT Tổ chức thực hiện theo đúng quy trình và hướng dẫn 4 3,62 4 2,97 3 việc thực hiện xây dựng và điều chỉnh CTĐT Giám sát đánh giá việc thực hiện quy trình xây dựng 5 3,41 5 2,71 5 và điều chỉnh CTĐT và cải tiến Trung bình 3,67 2,91 Chỉ số tƣơng quan (r) 0,7 2.6.4. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh trình độ đại học ngành điều dưỡng Xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện nay là giao quyền tự chủ cho các trường, do đó công tác tuyển sinh có vai trò hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của các trường đại học hiện nay. Thực trạng mức độ cần thiết các hoạt động quản lý công tác tuyển sinh của các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng đạt ở mức cao ( X = 3,74; 3,67< Xi < 3,78); mức độ thực hiện các hoạt động quản lý công tác tuyển sinh cũng được đánh giá ở mức khá ( X = 2,86; 2,56 < X < 3). 2.6.5. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên, nhân viên ph c v đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Nguồn nhân lực mà cụ thể là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên là tiêu chí đánh giá xem một cơ sở đào tạo có chất lượng hay không, qua đó đóng vai trò quyết định cơ sở đào tạo có thể thu hút được người học hay không. Mức độ cần thiết của việc quản lý công tác chuẩn bị nguồn nhân lực tại các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng là rất cao với X = 3,77; 3,75 ≤ Xi ≤ 3,80.. 1 14 2.6.6. Thực trạng quản lý các hoạt động chuẩn bị c sở vật chất trang thiết bị, ph c v đào tạo trình độ đại học ngành điều dưỡng Mức độ nhận thức mức độ cần thiết quản lý các hoạt động chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu tại các trường đào tạo TĐĐH ngành điều dưỡng là khá cao với X = 3,58; 3,38 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất