Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng cand trong đảm b...

Tài liệu Luận án tiến sĩ phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng cand trong đảm bảo an ninh quốc gia ở việt nam

.PDF
159
18
147

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CNDVBC&DVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM XUÂN PHÚC HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả ĐỖ THỊ BÍCH THẢO MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan ................................................................................................ 6 1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia...... 16 Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: .................... 16 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia................... 19 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết ........................................................................................ 23 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM ......................... 27 2.1. Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ....................................................................... 27 2.2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia: khái niệm và đặc điểm .................................................. 58 Chƣơng 3: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................................................................. 72 3.1. Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ....................................................................... 72 3.2. Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ....................................................... 104 Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................ 114 4.1. Một số yêu cầu phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay ............................. 114 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay .... 117 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 144 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANND : An ninh nhân dân ANPTT : ANQG : An ninh quốc gia ANTT : An ninh, trật tự CAND : Công an nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐKKQ : Điều kiện khách quan NTCQ : Nhân tố chủ quan XHCN : Xã hội chủ nghĩa n ninh phi tru ền thống MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An ninh quốc gia là vấn đề cơ bản, hệ trọng của quốc gia, là điều kiện hàng đầu để quốc gia phát triển. Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Ý thức được điều đó, Đảng và nhà nước ta luôn xác định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [41, tr.45]. Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình luôn có những phương thức, cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo an ninh quốc gia một cách hiệu quả trên bình diện tổng thể, cũng như trong từng lĩnh vực. Nhận thức nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia là trọng trách vô cùng khó khăn, đồng thời là niềm vinh dự mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho lực lượng công an thực hiện vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh quốc gia. Đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng luôn quán triệt tinh thần, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ”, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới đang có nhiều tha đổi, biến động phức tạp, tác động nhiều chiều đến công tác đảm bảo an ninh quốc gia của lực lượng công an. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, tu đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng GDP chưa cao, cơ cấu kinh tế có mặt chưa hợp lý, các ngu cơ chệch hướng, tụt hậu xa hơn về kinh tế chưa bị đẩy lùi. Tình hình an ninh các vùng chiến lược còn tiềm ẩn ngu cơ mất ổn định. Các thế lực thù địch gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tha đổi chế độ XHCN ở nước ta. Xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực 1 tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức, làm chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc các mối quan hệ chính trị - xã hội, đem lại những lợi ích to lớn cho nhân loại, nhưng cũng bị các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sử dụng đe dọa hòa bình và ổn định chung. Các ngu cơ an ninh phi tru ền thống diễn biến phức tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực tiễn đòi hỏi lực lượng công an phải luôn luôn cảnh giác, có những biện pháp hữu hiệu đấu tranh với những những luận điệu sai trái, phá hoại chính trị tư tưởng cũng như những hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hòng gây áp lực đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi đa đảng, đòi tha đổi chế độ. Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin trong giải quyết mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia, trước hết đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ công an phải là người giác ngộ chính trị cao, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học công nghệ hiện đại; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có sức dẻo dai về tâm lý, cường tráng về thể chất…Thực chất, những đòi hỏi này chính là yêu cầu phát phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia. Trong nhận thức cũng như trong nghiên cứu hiện đang tồn tại một số quan điểm khác nhau khi đưa ra quan niệm về nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan cũng như vai trò và cơ chế hoạt động của nhân tố chủ quan trong sự vận động của quy luật xã hội. Ở góc độ an ninh quốc gia, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn… trong đảm bảo an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an. Việc khai thác vấn đề thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia từ góc độ nhân tố chủ quan trong bối cảnh hiện nay của đất nước chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập. 2 Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết. Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ, chu ên ngành CNDVBC và DVLS. 2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng Công an Nhân dân, luận án đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Ba là, phân tích thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế cùng với nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an. Bốn là, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hiệu quả vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo 3 an ninh quốc gia trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2013 đến nay (Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa du vật biện chứng và chủ nghĩa du vật lịch sử: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp qu nạp, diễn dịch, phương pháp kết hợp lịch sử - logic, phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng chu ên gia và các phương pháp chung của khoa học xã hội. 5. Cái mới của luận án Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam; luận án cũng làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế trong việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an hiện nay. Về thực tiễn: Luận án là công trình góp phần tổng kết thực tiễn phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và ngu ên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và những nhà nghiên cứu mácxít về vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ. Trên cơ sở làm rõ vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, luận án đã đưa ra êu cầu và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. 4 Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan, nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa khu ến nghị trong việc nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 10 tiết. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình khoa học. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan, tiêu biểu là các công trình của các tác giả sau đâ . Trong các nghiên cứu của tác giả Liên Xô (cũ), có thể kể đến các công trình “Phép biện chứng về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” của G.E.Gleserman, Tạp chí “Những vấn đề triết học” [47]; tác phẩm “Cái khách quan và chủ quan” của V.Ph.Cudơmin [108]; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xã hội” của A.Ph.Iaxkevich, Minxcơ; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong CNXH phát triển” của tập thể tác giả, Kiep, 1980; bài “Cái chủ quan và cái khách quan trong các quá trình xã hội” của B.A.Vôrônôvích, Tạp chí “Các khoa học triết học”, số 3/1984… Các công trình của các nhà triết học Liên Xô (cũ) kể trên có điểm giống nhau chủ yếu là đề cập đến vấn đề khách quan, chủ quan liên quan đến việc vận dụng các quy luật xã hội trong quá trình xây dựng CNXH. Các tác giả đã xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng để xem xét cái khách quan, cái chủ quan, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, cũng như quan hệ biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan và vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng CNXH và Chủ nghĩa Cộng sản. Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận cơ bản và sự vân dụng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Vấn đề vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thì không được đề cập. 6 Ở Việt Nam, liên quan đến các vấn đề này, có các công trình như bài viết của tác giả Hồ Văn Thông - “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong thực tiễn” [96, tr.195-221]. Trong công trình này, tác giả đã bàn về mối quan hệ khách quan - chủ quan liên hệ với phạm trù vật chất, ý thức; từ đó, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa 2 cặp phạm trù này. Viện dẫn quan điểm của V.I.Lênin và qua sự phân tích của mình, tác giả đi đến kết luận: Khách quan là tất cả những gì không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động và chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể hoạt động. Chủ quan và khách quan có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau; nhưng ếu tố khách quan bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở qu định nhân tố chủ quan và là nguyên tắc cơ bản về thế giới quan - vật chất quyết định ý thức. Trong công trình này, tác giả còn đặt vấn đề cần phải phân biệt rõ đâu là bản chất, khả năng khách quan sẵn có trong thực tế và đâu là trách nhiệm, nỗ lực chủ quan của con người làm chuyển biến những khả năng khách quan đó thành hiện thực. Đề cao vai trò nhân tố chủ quan nhưng tác giả khẳng định rằng, đâ là quan điểm dựa trên cơ sở duy vật khoa học và khác biệt hoàn toàn với chủ nghĩa chủ quan; đồng thời khẳng định rằng, sức mạnh chủ quan chính là ở chỗ biết sử dụng sức mạnh của thế giới khách quan. Mác- Ăngghen- Lênin- Stalin bàn về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và khách quan [30]. Đâ là tài liệu dùng cho các lớp quản lý, trình bày các quy luật xã hội, các hoạt động của con người trong lịch sử, tính khách quan của quy luật xã hội, vai trò của nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội, mối quan hệ giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Vai trò của Đảng, Nhà nước chuyên chính vô sản, và của quần chúng trong việc phát huy nhân tố chủ quan. Công trình chưa đề cập và phân tích cấu trúc của NTCQ mà chủ yếu đi vào trình bày nội dung vai trò của quy luật khách quan. Trong bài viết “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội” [48], tác giả Lương Việt Hải đã đề cập tới những quan niệm khác nhau về vấn đề phép biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ 7 quan trong cơ chế tác động và trong sự vận dụng các quy luật xã hội, từ đó chỉ ra những quan niệm chưa hợp lý về vai trò nhân tố chủ quan. Ví dụ như khi coi nhân tố chủ quan chỉ là hoạt động tự giác của chủ thể hoặc nhân tố chủ quan là lao động sống…Từ đó, tác giả đưa ra cách hiểu khác về nhân tố chủ quan để trên cơ sở đó vận dụng, xác định vai trò của nó trong sự hoạt động động của các quy luật xã hội. Nhân tố chủ quan, theo tác giả, là loại hoạt động mang tính tích cực, năng động và sáng tạo của chủ thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện, nội dung, bản chất của các quy luật, bao gồm hai dạng hoạt động: Dạng thứ nhất là hoạt động phù hợp với yêu cầu, quy luật khách quan do chủ thể chủ động thực hiện nên đã nhận thức được nội dung, bản chất của sự vật- đó chính là hoạt động tri giác. Dạng thứ hai chính là hoạt động của chủ thể phù hợp với yêu cầu quy luật khách quan nhưng chủ thể chưa nhận thức được tính tất yếu, nội dung của quy luật chưa nhận thức được bản chất của sự vật. Ở dạng hoạt động này, chủ thể chưa thấ rõ được tiến trình phát triển của sự vật, chưa chủ động điều khiển hành động của mình và tiến trình phát triển của sự vật cho phù hợp với quy luật song chủ thể có thể dần dần điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với tiến trình phát triển của sự vật. Dạng hoạt động này được tác giả đánh giá là hoạt động mang tính chất khám phá rõ nét và dựa trên cơ sở chưa có đầ đủ sự nhận thức đúng đắn về sự vật. Để đưa ra quan niệm này, theo tác giả, hoạt động con người do ý thức điều khiển nhưng có loại hoạt động được điều khiển bởi ý thức phản ánh đúng, phù hợp điều kiện khách quan, thể hiện tính tích cực, năng động, sáng tạo của chủ thể (nhân tố chủ quan); có loại hoạt động điều khiển bởi ý thức phản ánh sai, không phù hợp với quy luật khách quan. Khi ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực khách quan thì chủ thể không thể nhận thức được quy luật khách quan, không thấ được bản chất của sự vật. Hoạt động này của chủ thể chính là hoạt động tự phát và không thuộc về nhân tố chủ quan. Xem xét vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan, tác giả cũng lưu ý phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Khi những điều kiện khách quan đã chín muồi thì nhân tố chủ quan có điều kiện để phát huy sức 8 mạnh tối đa của mình. Có thể thấy rằng, những quan điểm nghiên cứu trên của tác giả là nguồn tài liệu rất quý cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và vận dụng trong nghiên cứu của mình. Tác giả Phạm Văn Đức, trong bài viết “Vị trí và vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội” [44] đã cho rằng, trước hết phải hiểu đúng khái niệm nhân tố để đưa ra êu cầu phải hiểu nhân tố chủ quan là những ngu ên nhân và điều kiện xuyên suốt, là một trong những cái quyết định cơ bản và bền vững của quá trình lịch sử. Chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về nhân tố chủ quan, tác giả khẳng định, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan là những mặt đối lập, tác động lẫn nhau trong bất kì hoạt động nào (hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị tư tưởng, hoạt động tự giác, hoạt động tự phát). Nhân tố khách quan là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ với chủ thể nhất định; là những yếu tố không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể và quyết định ý thức hoạt động của chủ thể. Nhân tố chủ quan của quá trình lịch sử là cái đối lập với nhân tố khách quan, là cái duy trì hoặc biến đổi nhân tố đó, là cái được đối tượng hóa trong những nhân tố khách quan của hoạt động tiếp theo. Từ phân tích trên, tác giả đưa ra quan niệm về nội dung của nhân tố chủ quan gồm hai thành phần cơ bản là hoạt động sống trực tiếp và ý thức định hướng hoạt động đó, cũng như những chất lượng xác định của chủ thể hành động (như tính qu ết đoán, tính tổ chức…). Tác giả nhấn mạnh rằng, nhân tố chủ quan là một bộ phận không thể thiếu trong cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Nó vừa là phương tiện điều chỉnh, vừa là nguyên nhân hoạt động và một trong những đặc điểm quan trọng của nhân tố chủ quan là sự tác động của chúng gắn liền với sự thúc đẩy. Từ đó, tác giả kết luận, nhân tố khách quan ảnh hưởng hết sức to lớn, giữ vai trò quyết định những đặc điểm của cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan đóng vai trò không nhỏ, nhân tố khách quan chỉ có thể thể hiện vai trò quyết định của mình khi chúng tìm thấy sự khúc xạ của mình trong lĩnh vực chủ quan. Đặc biệt, khi đã được hình thành, nhân tố chủ quan 9 đóng vai trò trong quyết định đối với sự tồn tại và biến đổi các nhân tố khách quan ở giai đoạn sau. Những nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi nắm rõ cơ chế hoạt động của các quy luật xã hội và thấy nó không chỉ phụ thuộc vào nhân tố khách quan, mà phụ thuộc cả những yếu tố của nhân tố chủ quan, để từ đó có cơ sở lý giải vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan. Tác giả Phạm Văn Nhuận, trong bài “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” [85], có cách nhìn nhận khác về vấn đề điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan. Tác giả xem điều kiện khách quan là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xu ên tác động, quy định hoạt động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định. Từ quan niệm này, tác giả xem phạm trù điều kiện khách quan luôn gắn liền với một quá trình, một hoạt động cụ thể. Do đó, theo tác giả, cần phải phân biệt phạm trù khách quan với điều kiện khách quan, chủ quan với nhân tố chủ quan. Tiếp tục phân tích và chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, tác giả kết luận rằng, nhân tố chủ quan là tất cả những nhân tố, đặc trưng hợp thành phẩm chất và năng lực nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được hu động vào những hoạt động cụ thể dưới sự chi phối, thúc đẩy của nguồn gốc - động lực nội tại, tạo nên tính năng động sáng tạo của chủ thể nhằm cải biến điều kiện khách quan trong quá trình thực hiện mục tiêu xác định do chủ thể đặt ra. Trong bài “Tìm hiểu về khái niệm nhân tố chủ quan của đời sống xã hội” [100] tác giả Nguyễn Thị Bích Thủ đặt vấn đề, để nghiên cứu, nhận thức, giải thích và cải tạo xã hội, triết học mácxít sử dụng hệ thống phạm trù: lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội - ý thức xã hội,… phản ánh cấu trúc của đời sống xã hội. Việc sử dụng phạm trù: chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan, nhân tố chủ quan - nhân tố khách quan là để phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát triển của đời sống xã hội. Tác giả nhấn mạnh rằng, tự mình chủ quan và khách quan không là nhân tố, chỉ 10 trong hoạt động (tác động giữa chủ thể và khách thể) đặt trong những điều kiện nhất định chúng mới trở thành động lực thúc đẩy sự cải biến xã hội. Từ đó tác giả khẳng định, nhân tố chủ quan là tổng hợp tất cả những phẩm chất khoa học, lý luận, tư tưởng, niềm tin, ý chí quyết tâm, tính tổ chức, … của chủ thể, được bộc lộ trong hoạt động và trở thành động lực của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm những phẩm chất cơ bản của chủ thể, như tri thức khoa học, lý luận, tư tưởng, mục đích, tình cảm, niềm tin, đạo đức, ý chí quyết tâm hoạt động; kế hoạch, nội dung, phương pháp hoạt động. Những phẩm chất nà được thể hiện trong hoạt động của chủ thể và trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh cải tạo hiện thực. Với những điều đã trình bà trên, có thể thấy rằng, nhìn chung, vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ đã được các tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng, NTCQ bị chi phối bởi điều kiện khách quan, do điều kiện khách quan qu đinh. Nhưng NTCQ có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại và làm biến đổi điều kiện khách quan. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến bài viết của tác giả Sergeev Những đặc điểm của phép biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc quản lý xã hội, xã hội chủ nghĩa trong cuốn “Quản lý xã hội một cách khoa học” của V.G Afanasev chủ biên [117, tr.46-90]. Trong nội dung này, tác giả đã đề cập đến mối tương quan giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan và chúng là điều kiện vô cùng quan trọng của việc quản lý xã hội một cách khoa học. Tác giả cho rằng, nhân tố chủ quan lớn lên từ những điều kiện lịch sử và những quan hệ xã hội nhất định, mà những điều kiện và quan hệ này quyết định nội dung, nhịp độ và phương hướng phát triển của nó. Nhân tố chủ quan được quyết định thực sự bằng những điều kiện khách quan nhưng nó hoàn toàn không phải là kết quả máy móc, là sự phản ánh thụ động, vô vị những điều kiện ấy. Trong bài viết này, tác giả còn chỉ ra những nguyên nhân của chủ nghĩa chủ quan cũng như nhấn mạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phải có quan điểm lịch sử. 11 Trong bài viết Nhân tố chủ quan và các điều kiện khách quan trong quản lý xã hội chủ nghĩa [58], tác giả Vũ Hu đã đặt vấn đề sự tác động qua lại giữa các hệ thống quản lý và các hệ thống bị quản lý trong xã hội có liên quan mật thiết đến vấn đề chủ thể - khách thể, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan gắn liền với sự phát triển xã hội. Theo tác giả, những điều kiện khách quan không phụ thuộc vào ý chí của các tập đoàn, đảng phái, giai cấp. Đó là tiêu chuẩn làm cho phạm trù “điều kiện khách quan” khác với phạm trù “nhân tố chủ quan”. Nhân tố chủ quan của sự phát triển xã hội là hoạt động có ý thức, có tổ chức của mọi người nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử nhất định và đạt tới những mục tiêu nhất định. Do đó, nhân tố chủ quan của quản lý có một cơ cấu tổ chức phức tạp gồm các chính đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan chu ên ngành của Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người hoạt động trong tổ chức chính trị, Nhà nước, xã hội để đề xuất và thông qua cùng tổ chức thi hành các nghị quyết quản lý. Hạt nhân của nhân tố nà là Đảng. Đảng chịu trách nhiệm cơ bản trong việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống xã hội cũng như từng khâu của hệ thống này. Trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự thống nhất ba lợi ích [79], tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã chứng minh rằng, loài người bao giờ cũng hoạt động theo những lợi ích nhất định. Trong quá trình hoạt động đó, con người tạo ra hàng chuỗi những sự kiện tất yếu khách quan làm tha đổi tồn tại xã hội. Chính vì vậy, họ tạo ra những điều kiện thuận lợi, cơ sở để xây dựng thành công CNXH. Qua đó, tác giả đưa ra êu cầu phải có sự thống nhất ba lợi ích (Cá nhân - Tập thể - Xã hội) và để thực hiện được điều đó phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thống nhất ba lợi ích thành động lực mạnh mẽ để phát triển XHCN. Tác giả Trần Bảo trong bài viết Về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng CNXH [18] đã đưa ra những nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn để phân biệt những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong đời sống xã hội, phân cấp độ, trình độ 12 khác nhau của điều kiện khách quan đến hoạt động của chủ thể để từ đó chủ thể chủ động tiến hành hoạt động đạt kết quả để tránh những sai lầm và trên cơ sở đó phát hu cao độ nhất sức mạnh của nhân tố chủ quan. Trong công trình này, tác giả cũng chỉ ra nhân tố chủ quan và xây dựng chủ nghĩa xã hội là toàn bộ hoạt động của chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, nhân tố chủ quan ở đâ là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Toàn bộ những hoạt động nà đều nhằm thực hiện một mục đích thống nhất là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả, những hoạt động này có những chức năng và tính chất khác nhau tương ứng với mỗi bộ phận cụ thể của chủ thể. Để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan trong xây dụng chủ nghĩa xã hội, tác giả chỉ ra những vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết, đó là, thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan để phát huy tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan; thứ hai, lợi ích vật chất bộ phận quan trọng nhất trong cơ chế tác động của các quy luật khách quan, yếu tố cơ bản kích thích hoạt động sáng tạo của nhân tố chủ quan. Tác giả Trần Thành trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay [96] đã đề cập tới vấn đề phải tiếp tục phát huy vai trò nhân tố chủ quan, trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xã hội và có những căn cứ, việc làm, bước đi cụ thể nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Và để làm đúng điều đó, tác giả chỉ ra rằng, cần phải có niềm tin vững chắc trên tinh thần thật sự khoa học về mô hình kinh tế nà ; nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng; tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò và hiện thực quản lý kinh tế của Nhà nước, bảo đảm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 13 Ngoài các công trình trên, đã có một số luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề nhân tố chủ quan nói chung. Tác giả Lê Hữu Xanh, trong Luận án tiến sĩ Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dụng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nông thôn nước ta hiện nay [113], đã khẳng định, vấn đề vai trò nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến yếu tố con người. Trong công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích và đưa ra những nguyên tắc và giải pháp phát huy vai trò NTCQ trong xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nông thôn [113, Tr. 57- 132]. Trong đó, tác giả tập trung vào các giải pháp, như: (a) làm sáng tỏ quan điểm lý luận về đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn theo định hướng XHCN; trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, cần quán triệt trong đội ngũ cán bộ đảng viên các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế nông thôn. (b) Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng của các tổ chức Đảng cơ sở nông thôn. (c) Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và nâng cao trình độ dân trí chung của nông dân. (d) Tạo điều kiện khai thác và phát huy mặt tích cực trong các quan hệ xã hội nông thôn [113, Tr. 93-152]. Luận án Tiến sĩ Tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam của tác giả Dương Thị Liễu [64] đã đưa ra định nghĩa về nhân tố chủ quan: “Nhân tố chủ quan là toàn bộ hoạt động của chủ thể (hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn) nhằm thực hiện mục đích của mình và những thuộc tính, phẩm chất, trạng thái của chủ thể được biểu hiện (định hướng) trong hoạt động đó” [68, tr. 20]. Tuy nhiên, khi phân tích nội dung phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tác giả lại chưa làm rõ khái niệm phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường là như thế nào [68, tr. 75-100]. Trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng XHCN ở thanh niên quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay [102] tác giả Nguyễn Đức Tiến cho rằng, NTCQ là trình độ về 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất