Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ nghiên cứu văn bản ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập...

Tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu văn bản ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập

.PDF
282
1
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHAN THANH VIỆT NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHAN THANH VIỆT NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chuyên ngành: HÁN NÔM Mã số: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS Hà Văn Minh 2: PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả Phan Thanh Việt LỜI CẢM ƠN  Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn, Tổ Bộ môn Hán Nôm cùng quý thầy cô Giảng viên Bộ môn Hán Nôm và Văn học. Chân thành tri ân PGS.TS Hà Văn Minh, PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng - hai người thầy đã tận tình chỉ dẫn cho Nghiên cứu sinh hoàn thành tốt luận án này. Đặc biệt thầy Hà Văn Minh là người thầy mà Nghiên cứu sinh có cơ duyên được học tập và làm việc từ buổi đầu học Cao học Hán Nôm tại Hà Nội. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn quý thầy cô, nhà khoa học là thành viên hội đồng trong các Hội đồng khoa học của luận án từ cấp Tổng quan, Chuyên đề, Xemina, Bộ môn, Phản biện độc lập và Hội đồng cấp Trường chính thức đã giành thời gian đọc, sửa và góp ý cho luận án ngày càng hoàn thiện.  Con xin thành kính niệm công ơn của Thầy Tổ, Gia đình - Cha mẹ, các bậc Thiện hữu tri thức đã luôn hỗ trợ, động viên trong suốt thời gian học tập nghiên cứu. Luận án là công trình mở đầu cho con đường nghiên cứu khoa học của tác giả nên sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết. Kính mong các bậc thức giả cao minh chỉ giáo. Kính chúc vô lượng cát tường! Thăng Long - Phú Xuân, Tân Sửu niên Trọng Xuân Phan Thanh Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................................. 5 6. Cấu trúc của luận án........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM ...................................................................................................................................................... 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 7 1.1.1 Tư liệu cổ ghi chép thơ Ngự chế và tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập của Thiệu Trị .......................................................................................................................... 7 1.1.2. Công trình thư mục học, số hoá về thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị ............................ 9 1.1.3. Nghiên cứu về tiểu sử, sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị .................................... 10 1.1.4 Nghiên cứu về tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập ................................. 14 1.2 Tác giả Thiệu Trị ........................................................................................................... 16 1.2.1 Thân thế cuộc đời và sự nghiệp chính trị .................................................................... 16 1.2.2 Khái quát sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị.......................................................... 25 1.2.3 Giới thiệu tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập ........................................ 32 1.3 Định hướng nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 33 Tiểu kết chương 1.................................................................................................................................. 35 CHƯƠNG 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP ..... 36 2.1 Tên gọi, niên đại và quá trình biên định tác phẩm ......................................................... 36 2.2 Phân loại và hiện trạng văn bản ..................................................................................... 40 2.2.1 Tư liệu lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội .............................................. 40 2.2.2 Tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội ........................................................... 42 2.2.3 Tư liệu mộc bản lưu trữ lại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt .......................... 44 2.3 Khảo dị, xác định và bổ khuyết thiện bản...................................................................... 46 2.3.1 Khảo dị và xác định thiện bản .................................................................................... 46 2.3.2 Bổ khuyết thiện bản .................................................................................................... 50 2.4 Khảo cứu cấu trúc nội dung văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập . 56 2.4.1. Khảo cứu bài Biểu ..................................................................................................... 57 2.4.2. Khảo cứu tựa dẫn của các sáng tác ............................................................................ 58 2.4.3 Khảo cứu nội dung văn bản tác phẩm ......................................................................... 60 Tiểu kết chương 2.................................................................................................................................. 69 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP ........................................................................................................................ 70 3.1 Quan niệm về thể cách thi pháp của Thiệu Trị .............................................................. 70 3.2 Thể cách thi pháp cổ kim ............................................................................................... 75 3.2.1 Khái quát thể cách thi pháp cổ kim............................................................................. 75 3.2.2 Luận giải thể cách thi pháp cổ kim ............................................................................. 80 3.3 Thể cách thi pháp tân sáng ........................................................................................... 118 3.3.1 Khái quát thống kê thể cách thi pháp tân sáng ......................................................... 118 3.3.2 Luận giải thể cách thi pháp tân sáng ......................................................................... 119 3.4 Giá trị thi học của tác phẩm ......................................................................................... 129 Tiểu kết chương 3................................................................................................................................132 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP ...................................................................................................................................133 4.1 Quan niệm về nội dung thơ ca và mối quan hệ của nó với thể cách thi pháp.............. 133 4.1.1 Quan niệm về nội dung thơ ca thời trung đại Việt Nam ........................................... 133 4.1.2 Quan niệm về nội dung thơ ca của Thiệu Trị ........................................................... 135 4.1.3 Mối quan hệ giữa nội dung thơ ca và thể cách thi pháp ........................................... 136 4.2 Nội dung thơ ca trong cương vị một Hoàng đế ........................................................... 138 4.2.1 Vận dụng tư tưởng Nho giáo trong trị quốc an dân .................................................. 138 4.2.2 Chấn hưng văn trị ..................................................................................................... 144 4.2.3 Thương dân, chăm lo nông nghiệp ........................................................................... 147 4.3 Nội dung văn chương trong tư cách một thi nhân ....................................................... 150 4.3.1 Tình cảm với vua cha ................................................................................................ 150 4.3.2 Hình tượng con người, thiên nhiên trong thơ Thiệu Trị ........................................... 152 Tiểu kết chương 4................................................................................................................................163 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................169 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... PL1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê tác phẩm văn chương của Thiệu Trị .........................................30 Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng lưu trữ văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập ..............................................................................................45 Bảng 2.2: Bảng đối hiệu các dị bản của tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp với Thiệu Trị Ngự chế thi ........................................................................47 Bảng 2.3: Bổ khuyết nội dung cho thiện bản ............................................................51 Bảng 2.4: Thống kê số lượng bài thơ và tựa của tác phẩm .......................................68 Bảng 3.1: Thống kê sáng tác theo đặc trưng thể cách cổ kim...................................76 Bảng 3.2: Thống kê sáng tác theo đặc trưng thể cách tân sáng ............................. 118 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triều Nguyễn - triều đại cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam, đã để lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cho dân tộc. Thời đại này, còn lưu lại nhiều bộ sách có giá trị lớn: Đại Nam thực lục (tiền biên, chính biên), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí… đây là những nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Bên cạnh những giá trị đó, thời đại nhà Nguyễn còn để lại một kho tàng văn chương đồ sộ. Văn học thời kì này phát triển rất hưng thịnh, là một giai đoạn lớn của nền văn học trung đại Việt Nam, với chính sách “chấn hưng văn trị” đã hình thành nên đội ngũ sáng tác đông đảo với nhiều tác gia lớn mà trong đó nhiều vị xuất thân từ Hoàng tộc như: vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức có tài văn hay chữ tốt, với số lượng các tập thơ văn ngự chế hàng nghìn bài; các bậc vương công, hoàng tử, công chúa như: Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Mai Am Công chúa và tầng lớp Nho sĩ quan lại như: Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Nguyễn Du, Vũ Phạm Khải, Phạm Phú Thứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu… là những tác gia lớn với khối lượng thơ văn hàng nghìn bài. Văn học thời kỳ này đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, là một kho tàng có giá trị của nền văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên văn học giai đoạn này, đặc biệt là văn chương trong Hoàng tộc triều Nguyễn chưa được nghiên cứu đầy đủ, xứng tầm với giá trị vốn có của nó. Hoàng đế Thiệu Trị là vị vua thứ 3 triều Nguyễn, trị vì trong 7 năm (18411847), tuy thời gian tại vị không lâu nhưng số lượng tác phẩm mà ông để lại khá lớn với thể loại và nội dung rất phong phú gồm: 4 tập Ngự chế thi, 2 tập Ngự chế văn và các tập Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, Ngự chế Bắc tuần thi tập, Ngự chế vũ công thi tập, Ngự đề đồ hội thi tập… tổng số lên đến hàng nghìn bài. Thơ của Thiệu Trị chú trọng về nghệ thuật chơi chữ, đã đạt đến những giá trị tiêu biểu trong nền Thi pháp học, với nội dung mang âm hưởng thanh tao, chân thành, viết cho non sông đất nước, nhân dân, vua cha và quê hương xứ sở thần kinh. Vua Thiệu Trị sáng tác thơ văn không những là đam mê, thể hiện chí khí mà còn mang tính giáo hóa, chấn hưng văn trị và đặc biệt là nghệ thuật chơi thơ. Điều 1 đó minh chứng qua các sáng tác độc đáo, được thể hiện một cách tài hoa trong tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập 御製古今體格詩法集 gồm 157 bài (chương) và khoảng 72 thể cách. Đây là tác phẩm bao gồm những thể cách thi pháp cổ kim được Thiệu Trị sử dụng và đặc biệt là những thể cách do chính vua tự sáng tạo ra. Trong đó, nổi tiếng hơn cả là bài thơ chữ Hán Vũ trung sơn thủy (Non nước trong mưa) được làm theo thể Hồi văn thể kiêm Liên hoàn, được xem là một kiệt tác văn chương. Tập thơ là một hệ thống nghệ thuật chơi chữ rất trí tuệ, không những thể hiện một tâm hồn thi sĩ của Thiệu Trị mà còn mang giá trị thi học to lớn. Tác phẩm thể hiện tính chất đặc trưng của nghệ thuật sử dụng thể cách thi pháp và cách luật âm vận, là ý thức về tinh thần độc lập trong việc sáng tác văn chương của Thiệu Trị. Bên cạnh đó, văn bản tác phẩm này hiện vẫn còn nguồn tư liệu gốc mộc bản tại TTLTQGIV-Đà Lạt, một tư liệu di sản vật thể giá trị của tiền nhân. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là, với số lượng tác phẩm phong phú như vậy nhưng đến nay thơ văn của ông vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu đúng mức. Thiệu Trị cần phải được hậu thế biết đến không chỉ với tư cách một vị Hoàng đế mà còn là một tác gia văn học, một nhà nghiên cứu thi học của văn học thời Nguyễn nói riêng và văn học thời kỳ trung đại Việt Nam nói chung. Thơ văn của ông cần được nghiên cứu một cách bài bản quy mô, đặc biệt là cần nghiên cứu nghệ thuật thể cách thi pháp trong thơ văn Ngự chế mà tiêu biểu là tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, đây là điểm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Qua đó, dần khẳng định vị thế và làm sáng tỏ đóng góp của ông đối với nền thi pháp học trung đại Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp sáng tác của ông xứng đáng được nhắc đến trong các tác phẩm văn học, từ điển văn học để cho các thế hệ mai sau biết rõ về sự nghiệp và đóng góp của ông cho nền văn học trung đại Việt Nam. Với những lí do cấp thiết đó, sau một quá trình tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập của Thiệu Trị. Chúng tôi quyết định chọn thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị để làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình là: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. 2 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. Ngoài ra, luận án còn mở rộng đối tượng là các văn bản, tư liệu, tác phẩm chữ Hán có ghi chép thơ văn của Thiệu Trị để tham khảo đối chiếu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: - Nghiên cứu tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập: Tác giả, văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phạm vi tư liệu: - Tư liệu khảo sát chỉ giới hạn trong phạm vi tra cứu ở các thư viện và trung tâm lưu trữ: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội; Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Xã hội, Hà Nội; Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt; Quần thể di tích Cung đình Huế có liên quan đến tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. - Các công trình sử học: Đại Nam thực lục (tiền biên, chính biên); Đại Nam nhất thống chí; Đại Nam liệt truyện (tiền biên, chính biên); Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Châu bản triều Nguyễn… được sử dụng làm công cụ tra cứu làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, khóa luận, luận văn… là nguồn tư liệu có giá trị sử dụng khác nhau tùy theo từng thể loại: cung cấp thông tin khái quát hoặc cụ thể về vấn đề nghiên cứu, giúp người viết có cái nhìn tổng thể trong việc phác họa sự nghiệp thơ văn và đóng góp của vua Thiệu Trị. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để khai thác các nội dung nghiên cứu: - Phương pháp văn bản học: Đây là phương pháp đặc thù của chuyên ngành Hán Nôm để tiếp cận tác phẩm trên góc độ cấu trúc hình thành nên một tác phẩm Hán Nôm. Phương pháp nhằm xác định lại tính chính xác của văn bản, niên đại 3 hình thành, truyền bản, lưu trữ, khảo dị đối sánh và lựa chọn một văn bản tối ưu nhất để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp thi pháp học: Đây là phương pháp thi pháp học kiểu phương Đông, được ứng dụng rộng rãi trong nghiêu cứu thể thức văn học cổ, tìm hiểu nghiên cứu về thể cách thi pháp từ cổ đại đến thời kỳ trung đại của Việt Nam và Trung Quốc, để nhằm tìm hiểu, đánh giá, so sánh giá trị những thể cách của Thiệu Trị đã sử dụng và các thể cách do vua tự sáng tạo trong tập thơ. - Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Tìm hiểu lịch sử văn học qua các thời kỳ, khái quát cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác gia văn học và khai thác đặc điểm giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Phương pháp điền dã: Là phương pháp khảo cứu thực địa, chúng tôi đi đến trực tiếp những địa điểm gắn liền với vua Thiệu Trị như: Điện Long An nơi lưu trữ thơ Ngự chế của nhà vua, đặc biệt hiện còn tồn tại đồ bản khảm xà cừ hai bài thơ Hồi văn kiêm liên hoàn; Xương Lăng - nơi an táng vua Thiệu Trị; Khiêm Lăng lăng vua Tự Đức nơi có những bức tranh gương ghi chép thơ của vua Thiệu Trị; chùa Diệu Đế nơi nhà vua được sinh ra, tháp Phước Duyên - chùa Thiên Mụ… để có một cái nhìn toàn cảnh và bổ sung những tư liệu hình ảnh cho nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Vận dụng mối liên hệ giữa Hán Nôm với Văn học, Lý luận Văn học, Thi pháp học, Lịch sử, Địa lí… vận dụng tri thức giữa các ngành đó để tiếp cận, tìm hiểu văn bản tác phẩm một cách chính xác và đầy đủ. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng rộng rãi các thao tác nghiên cứu như: thống kê, phân loại, so sánh, v.v… 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: - Làm rõ quá trình hình thành văn bản, xác định và bổ khuyết thiện bản của tác phẩm; Tìm hiểu, luận giải vấn đề thể cách thi pháp và đặc điểm, giá trị nội dung của tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; Làm rõ vai trò của Thiệu Trị trên cương vị một Hoàng đế với những dữ kiện lịch sử trong giai đoạn trị vì và vị trí một tác gia văn học, nhà nghiên cứu thi học. * Nhiệm vụ: Tương ứng với mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ sau: 4 - Khái quát tổng quan những nghiên cứu liên quan đến văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập; giới thiệu tác giả Thiệu Trị và sự nghiệp của ông. - Tiến hành khảo cứu văn bản tác phẩm, nhận định về hình thức của văn bản, xác định thiện bản, hiệu điểm, bổ khuyết thiện bản để nhằm phục vụ cho nghiên cứu luận án và những nghiên cứu sau này. - Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thể cách thi pháp của tác phẩm. Thông qua tác phẩm, bước đầu đánh giá đóng góp của Thiệu Trị đối với nền thi học trung đại Việt Nam. - Tìm hiểu những đặc điểm nội dung nổi bật của tập thơ dựa trên quan niệm sáng tác văn chương chủ đạo của Thiệu Trị. Và làm rõ tính liên kết giữa đặc điểm thể cách thi pháp và nội dung trong tác phẩm. 5. Đóng góp mới của luận án Khi tiến hành nghiên cứu, người viết dự kiến những đóng góp của luận án sẽ đạt được như sau: - Đưa ra đánh giá một cách tổng quan tình hình nghiên cứu về tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập của Thiệu Trị. - Nêu rõ hiện trạng lưu trữ của văn bản tác phẩm. Xác định thiện bản, đối hiệu văn bản và bổ khuyết nội dung cho thiện bản để phục vụ cho luận án và các nghiên cứu chuyên sâu về sau. - Làm sáng tỏ những đóng góp về mặt nghệ thuật thể cách thi pháp của Thiệu Trị cho nền thi học trung đại Việt Nam. Luận giải đặc điểm giá trị thể cách và tìm hiểu đặc điểm nội dung của tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. - Từ việc phân tích bối cảnh lịch sử thời kỳ này đi đến những nhận xét đánh giá về cống hiến trong văn học cũng như chính trị của vua Thiệu Trị với xã hội đương thời, nêu được vị trí của tác giả trong lịch sử văn học trung đại nước nhà. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, luận án trình bày theo nội dung bốn chương như sau: 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM Chương này, bước đầu thống kê tất cả những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và bước đầu giới thiệu văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. Khái quát giới thiệu về thân thế, sự nghiệp chính trị và văn chương của Thiệu Trị. Từ đó, đưa ra những đánh giá và định hướng nghiên cứu cho luận án. Chương 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chương này đặt trọng tâm việc nghiên cứu văn bản học, khảo dị đối hiệu giữa các dị bản, xác định thiện bản, bổ khuyết nội dung cho thiện bản nhằm làm căn cứ cho việc nghiên cứu chuyên sâu tác phẩm và phiên dịch. Tiến hành khảo cứu phân tích cấu trúc nội dung từng quyển của tác phẩm và đối chiếu với Thiệu Trị Ngự chế thi. Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Chương này tìm hiểu quan niệm về thể cách thi pháp của Thiệu Trị. Nghiên cứu luận giải đặc điểm nghệ thuật của các thể cách cổ kim và tân sáng được Thiệu Trị sử dụng trong tập thơ. Qua đó, luận án làm rõ giá trị thi học của tác phẩm và mục đích chủ đạo của Thiệu Trị khi cho biên soạn tập thơ này. Chương 4: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP Với khuôn khổ của luận án, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đặc điểm nội dung để làm rõ quan điểm sáng tác của Thiệu Trị trong tư cách một vị Hoàng đế dùng văn chương bình trị thiên hạ và tư cách là một thi sĩ yêu văn chương, thiên nhiên non nước. Và làm rõ mối quan hệ giữa nội dung với thể cách thi pháp. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM Chương này, bước đầu thống kê tất cả những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và bước đầu giới thiệu văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. Khái quát giới thiệu về thân thế, sự nghiệp chính trị và văn chương của Thiệu Trị. Từ đó, đưa ra những đánh giá và định hướng nghiên cứu cho luận án. 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tư liệu cổ ghi chép thơ Ngự chế và tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập của Thiệu Trị a. Ghi chép trong chính sử: Trong mục này, chúng tôi bước đầu khảo cứu ở hai bộ chính sử quan trọng là: Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí. Sách ĐNTL ghi chép về việc Thiệu Trị hạ lệnh Nội các lựa chọn các bài thơ trong Thiệu Trị Ngự chế thi để biên soạn thành tác phẩm và đặt tên là Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, sau đó đưa tác phẩm đi san khắc, lưu hành. Điểm này chúng tôi trình bày rõ ở chương 2. Sách ĐNTL và ĐNNTC, mục cung Bảo Định, có giới thiệu về thơ ngự chế của Thiệu Trị như sau: “Kính xét: đời Thiệu Trị có thơ thánh chế vịnh 12 cảnh cung Bảo Định: 1. Cung khai phiên yến (Cung mở tiệc đãi phiên vương); 2. Điện hội từ thần (Điện họp bầy tôi văn học); 3. Các thưởng hồ sơn (Trên gác ngắm cảnh hồ và núi); 4. Tạ lâm thiên thủy (Thủy tạ nhìn trời nước); 5. Hiên đàm kinh sử (Trước hiên bàn kinh sử); 6. Lang nạp yên hà (Hành lang chứa mây ráng); 7. Nam y cung khuyết (Phía Nam tựa vào cung khuyết); 8. Bắc tiếp viên trì (Phía Bắc liền với vườn hồ); 9. Đông quan vạn tỉnh (Phía Đông xem muôn cái giếng); 10. Tây lãm thiên phong (Phía Tây xem ngàn ngọn núi); 11. Hạm tĩnh khán hoa (Dựa lan can lặng xem hoa); 12. Song thanh tọa nguyệt (Ngồi ở cửa sổ thưởng trăng sáng)” [64, tr.977; 68, tr.38]. Sách ĐNNTC, mục chép về Doanh Châu: “Khoảng niên hiệu Thiệu Trị có thơ thánh chế tả 22 cảnh Doanh Châu, đầu đề là: 1. Gác Hải Tĩnh niên phong; 2. Lầu Vô hạn ý; 3. Lầu Nhật thành; 4. Đường Cát vân; 5. Hiên Tự ấm; 6. Tạ Tứ phương bình định; 7. Tạ trừng tâm; 8. Tạ truyền tâm; 9. Đình Hồ tâm; 10. Đình Quang đức; 11. Đình Bát phong tùng luật; 12. Đình Bộ nguyệt; 13. Đình Thất 7 hạm; 14. (khuyết); 15. Hiên Ấm lục; 16. Thanh khả cư; 17. Tiên sa; 18. An phường; 19. Đảo Thiêu hô; 20. Đảo Trấn bắc; 21. Cầu Kim thủy; 22. Đê Phượng anh” [68, tr. 51-52]. Sách ĐNTL và ĐNNTC, mục chép về vườn Cơ Hạ: “Đầu đời Thiệu Trị dựng dinh điện, tôn gọi là viên. Thơ thánh chế tả 14 cảnh Cơ Hạ viên, đầu đề là: 1. Điện khai văn yến; 2. Lâu thưởng bồng doanh; 3. Các minh tứ chiếu; 4. Lang tập quân phương; 5. Hiên sinh thi tứ; 6. Trai tả thi hoài; 7. Trị lưu liên phưởng; 8. Sơn tủng tùng đình; 9. Nghê kiều tễ nguyệt; 10. Thủy tạ quang phong; 11. Vũ giang thắng tích; 12. Tiên động phương tung; 13. Hồ tâu liễu lãng; 14. Đảo thụ oanh thanh”. [64, tr.542; 68 , tr. 53;]. Sách ĐNNTC, mục chép về hồ Tĩnh Tâm: “Niên hiệu Thiệu Trị thơ thánh chế vịnh 20 cảnh thần kinh, nơi đây là một cảnh, gọi là Tĩnh hồ hạ hứng có chạm vào bảng đồng” [68, tr.55] và mục chép vườn Thư Quang: “Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), thánh chế thi vịnh 20 cảnh thần kinh, đây là một cảnh gọi là Thư uyển xuân quang, có chạm vào bảng đồng” [68, tr.56]. Sách ĐNTL và ĐNNTC, mục chép về vườn Thường Mậu do vua Minh Mạng xây và ban cho Hoàng tử Miên Tông khi còn tiềm để, dùng làm chỗ nghiên cứu kinh sử sau khi thị vấn được rảnh rỗi. Đầu niên hiệu Thiệu Trị nơi này từng được dùng làm chỗ tư tất cày ruộng Tịch điền. “Có thơ Ngự chế vịnh 10 cảnh trong vườn Thường Mậu: 1. Cao lâu thắng thưởng; 2. Quảng hạ đàm văn; 3. Hiên lan hoa lộ; 4. Trai dũ tịch hà; 5. Sơn đình mai vũ; 6. Thủy các hoa phong; 7. Thanh trì hương luyện; 8. Lương tạ tình ba; 9. Song kiều giá nguyệt; 10. Tam phong sáp vân” [64, tr.502; 68, tr.57]. Vườn Thường Mậu và Quốc Tử Giám là những thắng cảnh trong Thần kinh nhị thập cảnh với các bài thơ Thường Mậu quan canh chạm vào biển đồng và Hoàng vũ thư thanh, chạm vào bia dựng ở đình trước Quốc Tử Giám. b. Ghi chép trên miếu điện: Thơ văn trên kiến trúc cung điện, lăng tẩm chính là hồn cốt của người xưa để lại. Về thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị ghi chép trên miếu điện, chúng tôi tập trung khảo sát tại điện Long An mà nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 8 Theo sách ĐNNTC, điện Long An (隆安殿) là điện chính thuộc cung Bảo Định trong Tử Cấm Thành, được xây dựng năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), là thời kỳ thịnh vượng của mỹ thuật cung đình Nguyễn. Điện Long An là hành cung được dùng làm chỗ thư giãn ngâm thơ của Thiệu Trị những lúc nhàn rỗi, dùng làm chỗ nghỉ chân của nhà vua sau lễ Tịch điền hàng năm. Nơi này được mệnh danh là một bảo tàng thơ, vì mục đích xây dựng dùng để thưởng ngoạn ngâm nga thơ phú, nên khi xây dựng Thiệu Trị đã cho trang trí khắc chạm thơ của mình lên đây bằng nhiều hình thức phong phú, tạo cho ngôi điện mang một nét tao nhã đúng với đúng ý nghĩa vườn thơ. Thơ ca được chạm khắc chìm nổi trên các ô hộc, liên ba, đố bản bằng gỗ với lối thể hiện đặc trưng ‘nhất thi nhất họa’ (一詩一畫, một bài thơ một bức tranh) của nghệ thuật cung đình thời kì này, thơ được sơn son thếp vàng, khảm xà cừ, khảm ngà voi… hai gian chính ngôi điện Long An nổi bật trang trọng với nghệ thuật khảm xà cừ hai bài thơ Vũ trung sơn thủy 雨中山水 (Non nước trong mưa) và Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm 福園文會良夜漫吟 (Đêm thơ ở Phước Viên) được trình bày theo thể Hồi văn thể kiêm liên hoàn độc đáo là một bí ẩn thơ trong nghệ thuật dùng chữ, chơi chữ của Thiệu Trị. Mặt sau đố bản của hai bài thơ này đều chạm bài minh Ngự diên văn bảo minh 御筵文寶銘, đây là bài minh Thiệu Trị sáng tác phỏng theo bài Cổ nghiễn minh 古硯銘 của Lương Vũ Đế, được trình bày theo dạng hình tròn vơi ý nghĩa răn mình. Ngoài ra, trong điện Long An còn hàng trăm bài thơ, câu thơ được trích dẫn trang trí, khiến cho ngôi điện mang dáng vẻ thanh tao và đậm chất thi tứ. Thơ văn Ngự chế của vua được ghi chép trong các nguồn tư liệu cổ là các bộ chính sử và trên các công trình cung điện, lăng tẩm, đền gác có niên đại từ thời nhà Nguyễn, điều này thể hiện tính chính thống của nó, thể hiện tính chất giáo hóa và chức năng mô phạm của thơ văn. 1.1.2. Công trình thư mục học, số hoá về thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị a. Về Thiệu Trị Ngự chế thi 紹治御製詩, theo Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu, Trần Nghĩa và Francois Gros, thơ ngự chế của Thiệu Trị hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Hà Nội gồm có 3 bản in có mục lục, 1 tựa, 1 biểu, 1 bạt, 1 chí, gồm: Thiệu Trị Ngự chế thi 紹治御製詩, kí hiệu: A.135/19 13; Thiệu Trị Ngự chế thi 紹治御製詩, kí hiệu: VHv.71/1-7 và VHv.72/1-11; Thiệu Trị Ngự chế thi 紹治御製詩, kí hiệu: VHv.124/1,4,5. b. Về tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, được ghi chép trong các bộ sách sau: - A.3052: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, bản in quyển nhất, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - A.1960: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, bản chép tay gồm 4 quyển, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - VHv.123: Thiệu Trị Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, 150 trang, khổ 29 x 17, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - VHv.1165: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp, 62 trang, khổ 27 x 15,5, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - A.1877: Ngự chế cổ kim thi thể tập sao, 54 trang, khổ 29,5 x 19, lưu trữ tại VNCHN, Hà Nội. - R.1597: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, bản in quyển mục lục, lưu trữ tại TVQG, Hà Nội. - R.1598: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, bản in quyển tam, lưu trữ tại TVQG, Hà Nội. - Tư liệu mộc bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, 4 quyển đang bảo quản tại TTLTQG IV - Đà Lạt. Trong nghiên cứu Mộc bản triều Nguyễn - Đề mục tổng quan, đã thống kê số lượng và kí hiệu các văn bản thơ Ngự chế của Thiệu Trị hiện đang lưu trữ ở TTLTQG IV - Đà Lạt. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về các văn bản tác phẩm Ngự chế thi mà chưa có khảo cứu cụ thể về văn bản học cũng như giá trị của văn bản. 1.1.3. Nghiên cứu về tiểu sử, sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị a. Về tác giả Thiệu Trị - vị Hoàng đế thứ 3 của triều Nguyễn nên phần nhiều các tiểu sử đều được ghi chép rất rõ ràng đầy đủ trong chính sử, cụ thể là bộ Đại Nam thực lục, chính biên đệ tam kỷ 大南實錄, 正編第三紀 của Quốc Sử quán triều Nguyễn, đã ghi 10 chép chi tiết cuộc đời, quá trình trị vì và sự nghiệp sáng tác của ông. Các nghiên cứu về thân thế sự nghiệp của ông đều dựa theo tài liệu chính thống này. Bộ sử này đã được Viện Sử học phiên dịch vào những năm 60 của thế kỷ XX và xuất bản. Sách Nguyễn Phúc tộc thế phả của Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, phần Đế phả, Thiệu Trị - Nguyễn Phúc Tuyền thuộc đời thứ 13 tính từ Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế - Nguyễn Kim. Nghiên cứu này, ghi chép khái quát về thân thế sự nghiệp chính trị và thơ văn của Thiệu Trị, ghi chép đầy đủ về gia đình, hậu phi, hậu duệ của ông theo hình thức của một cuốn tộc phả. Ngoài ra, các nghiên cứu trong sách, luận văn, khoá luận, bài báo khoa học đều có đề cập sơ lược tiểu sử Thiệu Trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập một cách tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của ông mà chưa có phân tích chi tiết từng khía cạnh cuộc đời và đóng góp của ông với đất nước trên lĩnh vực trị quốc và văn chương. b. Về sự nghiệp văn chương Những giá trị văn học, văn hóa và lịch sử thời Nguyễn vốn đã được nghiên cứu từ những thời kỳ trước nhưng phải đến cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX mới được nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy văn học giai đoạn này, đặc biệt là văn chương hoàng tộc thì hầu như vắng bóng trong diễn đàn nghiên cứu học thuật. Đó cũng là điều dễ hiểu khi những nghiên cứu về văn chương hoàng tộc chỉ được tìm thấy trong những thời gian gần đây1. Sách Thần kinh nhị thập cảnh, thơ vua Thiệu Trị, do nhóm tác giả Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (1998). Tác phẩm này, dịch chú và giới thiệu chùm thơ Thần kinh nhị thập cảnh gồm hai mươi bài thơ vịnh hai mươi cảnh đẹp tại kinh đô Phú Xuân đã được Thiệu Trị phân loại và đề vịnh thơ ca, đây chỉ là một chùm thơ nhỏ trong toàn bộ phần thơ Ngự đề danh thắng đồ hội thi tập nói riêng và tập thơ Ngự đề đồ hội thi tập nói chung. Vĩnh Cao và Phan Thanh Hải với bài viết Vườn Thiệu Phương qua thơ Ngự chế, đăng ở Tạp chí Sông Hương năm 2003. Bài viết trình bày những kiến trúc của Ngoại trừ hai bài thơ Vũ trung sơn thủy và Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm của Thiệu Trị được Việt Nam khảo cổ tập san đưa ra vấn đề nghiên cứu vào năm 1960 tại Sài Gòn được xem là sớm nhất. 1 11 vườn Thiệu Phương thông qua các bài thơ Ngự chế của Minh Mạng và Thiệu Trị, nhằm mục đích tìm hiểu kiến trúc để tiến hành phục dựng khu vườn này. Bài viết trích dẫn và dịch chú những bài thơ Ngự chế của Thiệu Trị như: Phương viên xuân sắc, Vĩnh Thiệu Phương văn, Vĩnh Phương hiên, Dạ nguyệt Trừng Quang tạ… Trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức năm 2015 tại Huế, với những tham luận có đề cập đến giá trị thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị được khắc chạm trên cung điện, di tích: Ngô Thời Đôn với bài viết Thơ ký ức sắc màu đất nước kinh đô trên cung điện Huế, đã nêu lên một quan điểm cảm nhận sâu sắc về thơ văn trên cung đình Huế qua khía cạnh Ký ức sắc màu đất nước - kinh đô. Tác giả có đề dẫn nhiều bài thơ của Thiệu Trị tại điện Long An như: Vũ trung sơn thủy, Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm và tác phẩm Thần kinh nhị thập cảnh là sắc màu lý tưởng của kinh đô Phú Xuân, tượng trưng cho sự lớn mạnh của một vương triều. Phạm Đức Thành Dũng với bài viết Khảo sát văn tự chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế - Khái quát lịch sử hình thành và đặc điểm nội dung, đã trình bày một cách khái quát về hệ thống thơ văn chữ Hán được khắc chạm trên các di tích cung đình, lăng tẩm. Nội dung có nhắc đến thơ văn trên điện Long An, Minh Trưng các và đình Hương Nguyện ở chùa Thiên Mụ đều là mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Thiệu Trị và thơ văn được chạm khắc ở đây đều là thơ Ngự chế của nhà vua. Bài viết có trích dẫn bài thơ Nhu viễn 柔遠 (Chính sách phủ dụ phương xa) của Thiệu Trị. Trần Đại Vinh với bài viết Thơ khắc trang trí tại điện Long An, đã cung cấp số liệu thống kê sơ bộ số lượng và nêu giá trị các bài thơ ở điện Long An được chạm khắc trên các ô hộc trang trí do chính Thiệu Trị chọn lựa. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, với bài viết Thơ trên di tích kiến trúc điện Long An; Lê Thị Mỹ Châu, với bài viết Thơ văn của vua Thiệu Trị trên điện Biểu Đức, đã trình bày sơ lược về tiểu sử Thiệu Trị, trích dịch một số bài thơ tiêu biểu được chạm khắc trên ô hộc của ông. Phan Đăng với bài viết Thơ ngự chế của Hoàng đế Thiệu Trị trang trí bên trong đình Hương Nguyện chùa Thiên Mụ, trong tập san Liễu Quán (Huế, 2019), đã 12 giới thiệu, phiên dịch các bài thơ của Thiệu Trị được chạm khắc ở dãy liên ba trong đình Hương Nguyện: Linh Quán khánh vận, Vân sơn thắng tích, Đề Diệu Đế tự, Diệu Đế tự, Đạo Nguyên các, Đại Giác điện, Cát Tường từ thất, Đề Hoằng Phúc tự. Nguyễn Phố với bài viết Thơ ngự chế của Hoàng đế Thiệu Trị trang trí trên bao lam phái ngoài đình Hương Nguyện, trong tập san Liễu Quán (Huế, 2019), đã giới thiệu, phiên dịch các bài thơ ngự chế của Thiệu Trị được chạm khắc ở bao lam bên ngoài đình Hương Nguyện: Đề Đại Từ các, Đăng Điều Ngự tháp, Tiến Sảng đình, Huân phong lâu nguyệt tịch đắc cú, Quán Âm trúc, La Hán tùng. Nguyễn Huy Khuyến với bài viết Làm rõ tác giả của văn bản Ngự chế Bắc tuần thi tập và tìm hiểu giá trị của tập thơ, đã làm rõ Thiệu Trị là tác giả thực sự của tập thơ này. Điều này góp phần khẳng định gia tài thơ văn của Thiệu Trị và thuận tiện cho việc nghiên cứu sau này. Luận án Tiến sĩ, Nghiên cứu văn bản khắc in thơ ngự chế của Minh Mạng của Nguyễn Huy Khuyến, đã khảo sát sự nhầm lẫn khi sắp xếp thơ văn ngự chế giữa Minh Mạng và Thiệu Trị tại TTLTQG IV - Đà Lạt và tiến hành cung cấp phương pháp sắp xếp đúng vị trí, góp phần cho việc nghiên cứu thơ văn Ngự chế của hai tác gia này. Luận án Tiến sĩ, Thế giới nghệ thuật trong thơ trên kiến trúc cung đình Huế của Nguyễn Phước Hải Trung, đã liệt kê những tư liệu thơ văn của Thiệu Trị được chạm khắc trên điện Long An và điện Biểu Đức, đề cập đến bài thơ Vũ trung sơn thủy tại chính điện Long An cùng những nghiên cứu của Nguyễn Tài Cẩn về kỹ xảo Hồi văn liên hoàn của bài thơ này. Ngoài ra, các luận văn Thạc sĩ và khóa luận của các tác giả Nguyễn Văn Phương (luận văn Khảo cứu tác phẩm Ngự đề đồ hội thi tập); Nguyễn Thị Huyền Trang (luận văn Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác gia văn học qua Đại Nam thực lục); Phạm Thị Lê (khóa luận Tìm hiểu Hoàng Huấn cửu thiên của vua Thiệu Trị); Lưu Thị Nhận (khóa luận Tìm hiểu tác phẩm Ngự chế lịch đại sử tổng luận), đã bước đầu giới thiệu tiểu sử, khảo cứu văn bản và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất