Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiế...

Tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam

.PDF
149
40
112

Mô tả:

--1-- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Trong hơn 4 thập kỷ qua cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2012 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn cầu đạt 1.350,926 tỷ USD, trong khi đó vào năm 1970 số lượng vốn này chỉ đạt 13,346 tỷ USD (tăng gấp 144 lần). Mặt khác, khi so sánh tương quan với giá trị tổng sản phẩm quốc nội dòng vốn FDI toàn cầu trong 4 thập kỷ qua đã tăng nhanh hơn gấp 6 lần. Đối với các nước đang phát triển dòng vốn FDI cũng có sự gia tăng rất đáng kể, nếu như ở thập kỷ 90 dòng vốn FDI vào các nước này chỉ chiếm 29% tổng vốn toàn cầu thì trong thập kỷ qua con số này đã thay đổi rất nhiều, chiếm đến 46% (UNCTAD, 2013). Điều này đã cho thấy xu hướng dịch chuyển rõ rệt dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay, đang dần chuyển sang các nước đang phát triển. Cùng với sự gia tăng về lượng vốn FDI còn được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009). Nhiều chính phủ các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển tin rằng FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks et al., 2010). Theo Bwalya (2006), FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đòi hỏi chính phủ mỗi quốc gia phải đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. Xu hướng này xuất hiện không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Trên thực tế, xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến sự dịch chuyển rất lớn nguồn lực từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Trong thế kỷ 21, theo dự đoán của các nhà kinh tế nguồn lực sẽ chuyển từ các quốc gia phát triển đến các --2-- quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (Kokko et al., 2003). Sau khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể, từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến năm 2013 ước tính tăng lên 22.352,2 triệu USD, mức tăng trưởng hàng năm trên 30% (Tổng cục Thống kê, 2014). Cao điểm quá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên 71.000 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay (từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23.107,3 triệu USD đã giảm xuống còn 16.348 triệu USD năm 2012, giảm 29,3%). Mặc dù sự sụt giảm này không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu vực ASEAN và Trung Quốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4 năm qua. Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam là gì?. Để trả lời các câu hỏi này đòi hỏi phải: xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Nếu như kết quả ước lượng và kiểm định không có ý nghĩa đồng nghĩa đối với các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam hoàn toàn không có lợi thế cạnh tranh nổi bật gì so với các nước, hoặc không có sự khác biệt về lợi thế giữa các địa phương trong thu hút dòng chảy FDI tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả lời các câu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng trong thời gian tới. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. --3-- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kết quả tổng quan của tác giả cho thấy hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm được thực hiện. Các công trình nghiên cứu lý thuyết nhằm mục đích củng cố và xây dựng khung lý thuyết đối với yếu tố quyết định vị trí của dòng vốn FDI. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các yếu tố cụ thể ảnh hưởng thu hút hay cản trở dòng vốn này đến nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương trong một quốc gia. Tuy vậy, vẫn còn khá ít các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút và phân bố không gian vốn FDI tại Việt Nam. Về yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam, hầu hết trong các nghiên cứu được tổng kết các tác giả đã sử dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khác nhau sao cho phù hợp với cơ sở dữ liệu thống kê. Theo đó, kết quả tổng quan phân thành hai nhóm liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp. Đại diện cho nhóm thứ nhất liên quan đến dữ liệu thống kê sơ cấp có các nghiên cứu của Hafiz and Giroud (2004), Lei et al. (2011) và Nguyen et al. (2013). Ngược lại, các nghiên cứu khác của Parker et al. (2005), Hoang (2006), Hồ Nhựt Quang (2010), Pham (2011), Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả vì sự hạn về dữ liệu thống kê nên chỉ có 3 nghiên cứu điển hình có liên quan là nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005), Nguyen et al. (2008) và Dinh (2009). 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Cụ thể luận án tập trung trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu chính sau: - Câu hỏi thứ nhất, các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam? --4-- - Câu hỏi thứ hai, các yếu tố nào ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu (1) Các số liệu về kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 20131. (2) Để nghiên cứu đánh giá của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay tác giả thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến của 217 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và đã nhận được sự phản hồi của 171 doanh nghiệp. Quá trình khảo sát được thực hiện từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013. (3) Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam số liệu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 2000-2012 đã sử dụng. Cụ thể bao gồm: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ giá hối đoái (LCU tính theo USD), Tỷ trọng tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân so với GDP, Tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ trọng dân số thành thị tính theo % dân số, Tỷ trọng giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài so với GDP, Tỷ trọng giá trị quặng và kim loại xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Số thuê bao di động tính trên 100 người, Số học sinh trung học, Chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng, Chỉ số đánh giá về chất lượng quy định và Chỉ số đánh giá về luật pháp từ năm 2000 đến năm 2012. Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ cơ sở dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). 1 Số liệu năm 2013 là số liệu sơ bộ --5-- (4) Cuối cùng, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 đã được sử dụng. Cụ thể các dữ liệu có liên quan bao gồm: Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tốc độ gia tăng Chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ trước, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá hiện hành), Chỉ số phát triển GDP, Dân cư thành thị, Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của địa phương, Lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương, Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp, Số điện thoại cố định. Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê của các tỉnh/thành phố. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng trong phân tích đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. Theo đó, quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, từ đó diễn giải, đánh giá đối tượng nghiên cứu và đặc biệt sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia để hoàn chỉnh bảng câu hỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu sau. Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm thiết lập bảng câu hỏi, quá trình nghiên cứu chính thức được thực hiện theo hai công đoạn. Một là, tiến hành điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp FDI theo mẫu tính toán thuận tiện. Hai là, với dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, tác giả đã tính toán các kết quả thống kê mô tả nhằm phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. - Đối với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam: với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt kết quả kiểm định không chệch, vững và hiệu quả, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương pháp ước lượng GMM sai phân (Generalized Method of Moments) thay vì phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS (Pooled Regress Model) hay phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS (Generalized Least Square). --6-- Trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng, bên cạnh các biến độc lập khác độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc FDI được xem là biến độc lập, nên về mặt lý thuyết đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data models) có tồn tại vi phạm tự tương quan, biến nội sinh. Ngoài ra, kết quả kiểm định đối với phương pháp ước lượng OLS cho thấy trong mô hình còn tồn tại vi phạm phương sai thay đổi, hiệu ứng tác động cố định hàm chứa trong sai số của mô hình. Do đó, phương pháp ước lượng GMM sai phân được sử dụng nhằm khắc phục các vi phạm trên từ đó đạt được kết quả ước lượng hiệu quả và tin cậy nhất, đồng thời phương pháp ước lượng GMM sai phân còn phù hợp với dữ liệu bảng sử dụng cho nghiên cứu có đặc điểm thời gian ngắn (T nhỏ) và mảng không gian lớn (N lớn). Kết quả kiểm định tính phù hợp hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM được thể hiện ở kết quả kiểm định Sargan (hay còn được biết đến là kiểm định Hansen hoặc kiểm định J) và Arellano-Bond. Quá trình phân tích áp dụng đối với hai loại dữ liệu hiện tại và quá khứ của các biến độc lập trong mô hình. Từ kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân xác định mô hình đặc trưng cho Việt Nam và kiểm định các giả thuyết đặt ra đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam. Hình 1 mô phỏng về trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với mô hình các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam. --7-- Hình 1: Trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với mô hình các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam (Nguồn: Tác giả tự mô phỏng) - Cuối cùng, lập luận như đối với trường hợp Việt Nam nói chung mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam cũng được xác định là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động. Do đó, phương pháp nghiên cứu để ước lượng và kiểm định các giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam sẽ được thực hiện tương tự. 6. Tính mới và đóng góp của luận án Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI --8-- giữa các địa phương tại Việt Nam, đây không phải là vấn đề mới và đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu chưa tiến hành kiểm định các vi phạm liên quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh, chủ yếu chỉ dừng lại ở phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) nên kết quả ước lượng chưa đáng tin cậy. Đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu nào sử dụng biến trễ FDI để nghiên cứu tác động lên dòng vốn FDI. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Campos and Kinoshita (2003), Carstensen and Toubal (2004), Bellak et al. (2008) và Anyanwu (2012) đã cho thấy đây là một biến quan trọng nên đưa vào mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả tổng quan cho thấy chỉ có 3 nghiên cứu có liên quan của Meyer and Nguyen (2005); Nguyen and Nguyen (2008) và Dinh (2009). Khác với các tác giả này sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và không đồng nhất về mặt thời gian, trong luận án chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp liên quan đến các biến từ một nguồn duy nhất là Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2005 – 2013 nên đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy, đồng thời sự cập nhật về dữ liệu giúp kết quả ước lượng hứa hẹn sẽ có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả tổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến thông tin quá khứ có thể ảnh hưởng đến việc phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Kết quả kiểm định ở chương 4 chứng tỏ đây lại là đặc trưng trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như sau:  Về lý thuyết: - Đối với trường hợp của Việt Nam, xác định không tồn tại tác động của biến trễ bậc 1 FDI (FDI_1) lên biến phụ thuộc FDI. - Trong phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam xác định có tồn tại tác động của thông tin quá khứ các biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI. --9-- - Sử dụng biến tương tác nhằm nghiên cứu sự khác biệt về hệ số độ dốc các yếu tố ảnh hưởng đối với FDI của Việt Nam trong so sánh tương đồng với các nước ASIA 24.  Về thực tiễn: - Cung cấp bằng chứng thực tế về đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. - Xác định mô hình đặc trưng đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Kết quả cho thấy quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không những bị chi phối bởi thông tin hiện tại mà còn bị chi phối bởi thông tin quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng. - Dựa trên kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân, có 3 trong 6 giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam là vì tác động khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên. - Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với dữ liệu hiện tại và quá khứ đã không đủ cơ sở bác bỏ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra, liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả, và hiệu ứng tích tụ FDI. Các biến được kiểm định có ý nghĩa thống kê bao gồm tỷ lệ lạm phát, dân cư thành thị, lực lượng lao động, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp và các biến giả phản ánh hiệu ứng tích tụ đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất. - Cuối cùng, việc dựa trên dữ liệu bảng của các nước ASIA 24 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam nên kết quả nghiên cứu không những --10-- có thể cho thấy được động cơ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mà còn có thể so sánh tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực. Vì vậy kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, hàm ý chính sách kết cấu luận án gồm các chương sau: Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Nội dung chính của chương là nghiên cứu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khung lý thuyết được xây dựng nhằm giải thích hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia và lý thuyết liên quan đến các yếu tố quyết định vị trí đầu tư của các công ty này. Trên cơ sở khung lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã tiến hành tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào một nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia cụ thể. Đây chính là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu, biến, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cho nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam trong chương 3 và chương 4. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam nói riêng sẽ cho phép tác giả tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Nội dung chính của chương phản ánh thực trạng xu hướng, kết cấu dòng chảy FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2013 cũng như so sánh dòng vốn FDI vào Việt Nam với các nước trong khu vực. Ngoài ra, trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ cuộc điều tra khảo sát trong 2 năm 2012 và 2013, kết quả phân tích đã phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay. --11-- Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Trong chương này luận án đã đưa ra các giả thuyết cần kiểm định nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với các phương pháp hồi quy khác nhau nhằm đưa ra kết quả kiểm định đáng tin cậy và hiệu quả nhất. Vì hạn chế về dữ liệu của Việt Nam nên dữ liệu của các nước ASIA 24 (Việt Nam và 23 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á khác) đã được sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu này. Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Kế thừa kết quả phân tích trong chương 3, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam luận án đã đưa ra 5 giả thuyết cần kiểm định. Nhìn chung, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng sai phân GMM đã ủng hộ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra liên quan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả và hiệu ứng tích tụ FDI. Liên quan giả thuyết 5, biến FDI_1 được kiểm định không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI ngay tại mức ý nghĩa 10%. Chương 5: Hàm ý chính sách Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích chương 2, 3 và 4, trong chương 5 một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất. --12-- CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1.1. Giới thiệu Trên nền tảng lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí FDI tác giả đã tiến hành thống kê các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia. Cụ thể, tác giả tập trung các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào nhóm nước đang phát triển và chuyển đổi, trong khi đó ở cấp độ khu vực tập trung khu vực Châu Á và Châu Phi. Trung Quốc và Ấn Độ với thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn FDI đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Ngoài ra, luận án có điểm qua một số nghiên cứu nổi bật về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và phân bố giữa các địa phương nói riêng. Cuối cùng, trên cơ sở tổng quan nền tảng lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả tìm ra khoảng trống từ đó định hướng vấn đề nghiên cứu. 1.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã (đang) ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Theo đó đã có nhiều quan điểm được đưa ra nhằm định nghĩa cho hành vi này: Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 1996) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. --13-- Dunning (1970) sử dụng một định nghĩa ngắn cho các công ty đa quốc gia (MNEs) là: "bất cứ công ty thực hiện hoạt động sản xuất tại nhiều hơn một quốc gia". Những người khác, chẳng hạn như Vernon (1971) đã nhấn mạnh thêm vấn đề quy mô và cơ cấu tổ chức của các MNEs. Cụ thể, “Các tập đoàn đa quốc gia là các công ty lớn tổ chức các hoạt động của họ ở nước ngoài thông qua một bộ phận tổ chức tích hợp, được lan truyền quốc tế và việc đầu tư của họ được dựa trên các sản phẩm và thị trường tiêu thụ”. Lý thuyết đã chỉ ra rằng FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút (ví dụ, Dunning, 1981, 1988; UNCTAD, 2006). Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc đẩy hành vi đầu tư ra bên ngoài của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn… ở nước thu hút. Sau đây là bảng mô tả các yếu tố “đẩy” và “kéo” dẫn đến xu hướng đầu tư của FDI. Bảng 1.1: Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI Yếu tố “Đẩy” - Nước chủ đầu tư 1. Thị trường Thị trường nước chủ đầu tư hạn và Thương mại chế buộc công ty phải tìm kiếm một Yếu tố “Kéo” - Nước thu hút Thị trường lớn và phát triển là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư. thị trường mới. 2. Chi phí sản xuất Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào Nguồn lực tài nguyên sẵn có, chi như nguồn tài nguyên, chi phí lao phí lao động thấp giúp giảm chi phí động cao gây ra xu hướng đầu tư ra sản xuất nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu nước ngoài. tư. Xu hướng toàn cầu hóa và áp lực Những Hiệp ước thương mại, Đầu nghiệp địa cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa tư song phương, đa phương tạo điều phương phương là động lực tác động công ty kiện thuận lợi cho vốn đầu tư nước 3. Doanh tìm kiếm thị trường nước ngoài. ngoài. --14-- 4. Thể chế Chính sách hỗ trợ như cắt giảm Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư chi phí, nâng cao các khả năng hoạt như chính sách tự do hóa và tư nhân động doanh nghiệp. hóa, ổn định chính trị, quản trị minh bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, quyền sở hữu, v.v… (Nguồn: UNCTAD, 2006) Như vậy, FDI có thể xảy ra theo xu hướng tác động của cả hai nhóm yếu tố: yếu tố “đẩy” của nước chủ đầu tư và yếu tố “kéo” của nước thu hút cùng với sự quan tâm từ cả hai phía chính phủ của các quốc gia này. Các chính sách ưu đãi vốn đầu tư nước ngoài được đưa ra bởi nước sở tại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu chỉ dựa trên các yếu tố có lợi thế cạnh tranh cao, chẳng hạn như sự sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc hứa hẹn lợi nhuận đầu tư cao hơn từ chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích đơn giản như vậy thường không đủ và ít có tác động tốt trong việc thúc đẩy thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài. Nước chủ đầu tư, tốt hơn hết, nên mở rộng sự hiểu biết của mình với một danh sách mở rộng hơn các yếu tố thúc đẩy hoặc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong khi đó nước thu hút cần tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả. Cuối cùng tác động hỗ trợ từ cả hai phía hình thành những đặc điểm tiềm năng của dòng vốn FDI trong tương lai. Một chính sách khuyến khích phải được xây dựng với sự cân nhắc và nghiên cứu đầy đủ nhằm thu hút tối ưu hóa số lượng và chất lượng FDI. Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 mà Quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua ngày 29-2-1987 có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. --15-- 1.3. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Trong quá khứ đã có rất nhiều nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế là khá phổ biến. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hai hướng: trực tiếp và gián tiếp, trong đó tác động gián tiếp của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn gọi là tác động lan tỏa. Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Một số nghiên cứu đề cập việc đo lường tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế nói chung theo cách tác động trực tiếp, trong khi những nghiên cứu khác lại tập trung nghiên cứu tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất, thương mại quốc tế, đầu tư địa phương theo hướng tác động lan tỏa. 1.3.1. Tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất FDI sẽ tác động vào hoạt động sản xuất từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Điều này xuất phát từ lập luận cho rằng các công ty đa quốc gia sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiến nên sẽ “kích thích” nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ trong nước. Thật vậy, quá trình cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới mình, nâng cao trình độ sản xuất để có thể tồn tại trên thương trường, nhất là khi họ muốn đối đầu với những công ty đa quốc gia. Ngoài ra, các công ty đa quốc gia thường sử dụng kỹ thuật quản lý hiện đại để tối đa hóa trong sử dụng các nguồn lực, giảm chi phí sản xuất, do đó thu hút các công ty đa quốc gia sẽ tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực bằng cách nâng cao năng suất, thúc đẩy khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, FDI góp phần cải thiện kỹ năng lực lượng lao động địa phương, hỗ trợ sử dụng các phương tiện sản xuất hiện đại. Theo Hong (1997), trong nghiên cứu điều tra (giai đoạn 1970-1990) tại Hàn Quốc về vai trò của vốn đầu tư nước ngoài và vay thương mại trong thúc đẩy tăng năng suất đã cho thấy hiệu ứng dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài tốt đối với năng suất hơn so với vay thương mại. Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân ở Hàn Quốc đã thành công trong việc thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thăm dò dầu khí, điện tử và ngành công nghiệp nặng. --16-- Blomström and Kokko (1996) đã đề cập đến vai trò tốt các công ty đa quốc gia trong việc tăng năng suất sản xuất ở Kenya, đặc biệt là đóng góp của họ trong thúc đẩy công nghệ tiên tiến đối với các công ty địa phương. Các kết quả tương tự cũng đã đạt được trong các nghiên cứu tại Cameroon (Ghura, 1997) và tại Cộng hòa Séc (Djankov and Hoekman, 2000). Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu cho thấy tác động tốt của FDI đến năng suất một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng FDI đã tác động không rõ ràng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, ví dụ như nghiên cứu của Blomström and Kokko (1996); Kokko et al. (1996); Hansen and Rand (2006); Blalock and Gertler (2008). 1.3.2. Tác động của FDI đối với thương mại quốc tế Nhiều công ty đa quốc gia đạt được hiệu quả kinh doanh thông qua việc quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm sử dụng thương hiệu uy tín. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập của các công ty này vào thị trường nước ngoài. Ngày nay, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế mới theo quy định của WTO, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm từ các nước đang phát triển không đáp ứng các tiêu chuẩn này. Vai trò của FDI rất quan trọng trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển đạt được các tiêu chuẩn quốc tế cần thiết để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và cũng để nâng cao chất lượng sản xuất trong nước. Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế. Chen and Chang (1995) tìm thấy mối quan hệ tốt giữa vốn FDI vào Trung Quốc và xuất khẩu của Trung Quốc. Aitken et al. (1997) nhấn mạnh tác động tốt của các công ty đa quốc gia đến các công ty địa phương thông qua lợi ích nhận được từ quá trình cung cấp các dịch vụ cho các công ty đa quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phân phối. Đối với Thái Lan, quốc gia này đã đạt được tăng trưởng bình quân hàng năm 12,6% từ năm 1989 đến năm 1992, thành tựu này không thể không nói đến sự đóng góp của các công ty đa quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là trong các sản phẩm điện tử (Hoekman et al., 1996). Lutz et al. (2003) kiểm tra hiệu ứng lan tỏa của FDI lên xuất khẩu và kết quả nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Đối với Việt Nam, trong nghiên --17-- cứu của Anwara and Nguyen (2011) từ dữ liệu bảng của 19 đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2007 cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và dòng vốn FDI. Theo đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã góp phần gia tăng đáng kể cho cả hoạt động xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Những nghiên cứu khác đã tập trung vào nghiên cứu tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế bằng cách nghiên cứu chiến lược phát triển ở nước đó là chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hay hạn chế, thay thế nhập khẩu. Nghiên cứu của Balasubramanyam et al. (1996) xem xét tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại liên quan đến sự thay đổi trong chiến lược sản xuất. Ông thừa nhận rằng đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước sở tại tùy theo loại hình chiến lược sản xuất và ông kết luận rằng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu sẽ thu hút dòng vốn FDI, từ đó gia tăng xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích của Alvarez and Lo'pez (2008) cũng cho thấy xúc tiến xuất khẩu là một chiến lược đặc biệt hữu ích vì nó góp phần tác động lan tỏa năng suất. Tuy nhiên, ảnh hưởng thực lên năng suất sẽ tốt khi và chỉ khi các chi phí chìm liên quan đến xuất khẩu nhỏ hơn đáng kể so với hiệu ứng lan toả tốt. 1.3.3. Tác động của FDI đối với đầu tư địa phương Khi nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng, bên cạnh nghiên cứu tác động của FDI đến sản xuất, thương mại quốc tế, một vấn đề quan trọng không kém là nghiên cứu tác động của FDI đến đầu tư trong nước theo xu hướng FDI và đầu tư trong nước hỗ trợ hay thay thế nhau. Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ này với kết quả thu được là khác nhau. Trong một nghiên cứu ở Nhật Bản, Bayoumi and Lipworth (1997) thấy rằng vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ vốn đầu tư địa phương chứ không phải là thay thế nó. Năm 2003, Kim and Seo đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc bằng cách sử dụng dữ liệu quý giai đoạn 1985–1999, và áp dụng một số kỹ thuật chuỗi thời gian (mô hình VAR). Phát hiện của họ đã không hỗ trợ việc FDI lấn át đầu tư trong nước tại Hàn Quốc. Ngược lại, Fedderke and Romm (2006), với dữ liệu chuỗi thời gian (1960-2003) ở Nam Phi, cho thấy rằng FDI tác động hỗ trợ đầu tư trong nước trong dài hạn, nhưng --18-- trong ngắn hạn thì không. Gần đây, Tang et al. (2008) bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian quý giai đoạn 1988-2003 đã phát hiện FDI có hiệu ứng bổ sung cho đầu tư trong nước của Trung Quốc thông qua phổ biến công nghệ. Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy có nhiều kết luận khác nhau về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Vai trò của FDI thể hiện khác nhau giữa các quốc gia, có thể là tốt, xấu, hoặc không đáng kể. Tác động này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thể chế và công nghệ trong nền kinh tế của nước chủ nhà. Ngay cả trong một quốc gia, kết luận vẫn chưa rõ ràng đối với các khoảng thời gian khác nhau trong quá trình quan sát và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung dòng vốn FDI luôn được xem là một yếu tố quan trọng có tác dụng hỗ trợ nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, xuất khẩu… đặc biệt, tác động lan tỏa đã góp phần rất lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển. 1.4. Lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí của FDI 1.4.1. Ở cấp độ quốc gia Các lý thuyết về đầu tư nước ngoài được đề xuất chủ yếu thông qua việc quan sát quá trình đầu tư nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ, các công ty Nhật Bản và các công ty đa quốc gia từ các nước phát triển khác kể từ cuối Thế chiến thứ II, và sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây. Về bản chất, các lý thuyết đưa ra nhằm cố gắng trả lời các câu hỏi sau đây: Thứ nhất, tại sao doanh nghiệp lựa chọn chuyển hoạt động của mình đến một nước khác? Thứ hai, tại sao họ chọn làm điều này thay vì xuất khẩu hoặc cấp giấy phép? Cuối cùng, tại sao họ chọn một vị trí trong một khu vực cụ thể? Sự phát triển theo trình tự thời gian của các lý thuyết được thảo luận trong các nội dung ở phần sau. 1.4.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory) Mô hình lý thuyết đầu tiên giải thích hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên lý thuyết thương mại quốc tế là mô hình Heckscher-Ohlin do Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933) xây dựng. Theo Lancaster (1957, p 19) "lần đầu tiên mô hình HeckscherOhlin đã cung cấp một phân tích phù hợp các yếu tố thị trường vào lý thuyết thương mại quốc tế". Đây là mô hình cân bằng tổng thể nhằm xác định lợi thế so sánh của một --19-- quốc gia. Mô hình dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng gì trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia, đồng thời mô hình đưa ra kết luận sau: Quốc gia có nhiều yếu tố đầu vào tốt hơn nên xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào kia, kết luận này được gọi là Định lý Heckscher-Ohlin. Điều này cung cấp một lời giải thích ban đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.4.1.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific Ownership Advantages) Lý thuyết này được khởi xướng bởi Hymer (năm 1960), đây là nỗ lực đầu tiên xây dựng một lý thuyết độc lập nhằm giải thích xu hướng đầu tư nước ngoài. Hymer đưa ra quan điểm của mình xuất phát từ các nền kinh tế công nghiệp và khẳng định rằng một công ty muốn vượt qua các rào cản quốc tế, tham gia vào quá trình sản xuất khi công ty phải có lợi thế độc quyền. Khi đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư có một số bất lợi như: khoảng cách địa lý làm tăng chi phí vận chuyển các nguồn lực, thiếu hiểu biết về môi trường mới làm tăng chi phí thông tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng mới và hệ thống cung cấp mới cũng mất nhiều chi phí so với các công ty bản địa. Tuy vậy, họ vẫn nên tiến hành đầu tư ra nước ngoài khi có những lợi thế độc quyền vì dựa vào những lợi thế này họ có thể giảm được chi phí kinh doanh và tăng doanh thu so với các công ty bản địa. Các lợi thế độc quyền có thể là công nghệ hay nhãn hiệu. Như vậy, Hymer quan sát thấy rằng FDI xảy ra khi một công ty sở hữu lợi thế độc quyền hơn các đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp, cho phép các công ty gia nhập thị trường ở các nước khác. 1.4.1.3. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories) Lý thuyết này được Hirsch đưa ra trước tiên năm 1965 và sau đó được Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép --20-- lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm" sau đó đến các nước "bắt chước muộn". Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản phẩm bắt đầu được sản xuất ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết được đưa ra ta có thể mô phỏng lý Quốc gia có nhiều lợi thế Sản lượng thuyết vòng đời sản phẩm theo mô hình sau: Sản xuất Tiêu dùng Sản phẩm mới Sản phẩm chín muồi Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Tiêu dùng Sản lượng Quốc gia có ít lợi thế Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Sản phẩm mới Sản phẩm chín muồi Sản xuất Xuất khẩu Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Hình 1.1: Mô hình mô phỏng lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Nguồn: Tác giả tự mô phỏng) 1.4.1.4. Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory) Lý thuyết nội bộ hoá do Buckley và Casson đưa ra năm 1976, lý thuyết này dựa trên lý thuyết công ty của Coase (1937). Theo lý thuyết này, giao dịch bên trong công ty (Internal Transaction-IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market TransactionMT). IT tốt hơn MT khi thị trường không hoàn hảo: không hoàn hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận tải), không hoàn hảo mang tính cơ cấu (rào cản thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ). Khi thị trường không hoàn hảo như vậy, công ty phải tự tạo ra thị trường bằng cách tạo ra Internal Market, sử dụng tài sản trong nội bộ công ty mẹ – con, con – con. Lợi ích của việc nội bộ hoá là tránh được độ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất