Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác g...

Tài liệu Luận án tiến sĩ nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội

.PDF
160
37
95

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Phạm Văn Nam LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực, Viện Sau đại học. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS. Vũ Hoàng Ngân và TS. Phạm Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường đại học Thương Mại đã cho phép tác giả đến tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại trường. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các trường đại học khối kinh tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã giúp đỡ tác giả trong định hướng nghiên cứu cũng như tạo điều kiện cho tác giả thu thập các dữ liệu. Xin cảm ơn 206 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia trả lời bản câu hỏi của tác giả qua thư và cung cấp các tài liệu, thông tin bổ ích để tác giả hoàn thành Luận án. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả Phạm Văn Nam MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 1 1. Giới thiệu đề tài .................................................................................................1 2. Lí do chọn đề tài ................................................................................................2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................5 4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................9 6. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................9 7. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu ..............................................................9 8. Kết cấu của luận án ........................................................................................11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 13 1.1. Một số vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo trình độ đại học .................13 1.1.1. Khái niệm về chất lượng và đào tạo .......................................................13 1.1.2. Các quan điểm về chất lượng đào tạo trình độ đại học ..........................15 1.2. Một số vấn đề lý luận về hợp tác nhà trường và doanh nghiệp ..............18 1.2.1. Khái niệm về hợp tác ..............................................................................18 1.2.2. Các hình thức hợp tác .............................................................................19 1.2.3. Mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp........................................21 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ở một số quốc gia.........................22 1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore ...................................................................22 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ ..............................................................................32 1.4. Phát triển mô hình nghiên cứu từ lý thuyết ..............................................38 1.4.1. Một số lý thuyết nền trong các nghiên cứu trước ...................................38 1.4.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết....................................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 50 Chương 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ... 51 2.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................51 2.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................52 2.1.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu ..........................................................................52 2.1.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ...................................................52 2.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................54 2.3.1. Thiết kế mẫu ..........................................................................................54 2.3.2. Thu thập số liệu ......................................................................................55 2.3.3. Phân tích số liệu......................................................................................56 2.4. Kết quả phân tích và kiểm định mô hình ..................................................59 2.4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................59 2.4.2. Độ tin cậy và xác thực của thang đo.......................................................62 2.4.3. Kiểm định hệ số tương quan...................................................................67 2.4.4. Kiểm định ANOVA ................................................................................68 2.4.5. Kiểm định giả thuyết ..............................................................................71 2.4.6. Mô hình kiểm định M1 và M2 ...............................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 75 Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP .................................................................................................... 76 3.1. Một số đặc điểm của các trường đại học khối kinh tế ..............................76 3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ ..........................................................................76 3.1.2. Đặc điểm của trường đại học khối kinh tế..............................................76 3.2. Đào tạo trình độ đại học đáp ứng nhu cầu xã hội .....................................79 3.2.1. Sơ lược tình hình kinh tế-xã hội và nhân lực Việt Nam.........................79 3.2.2. Quy mô đào tạo trình độ đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực ..................81 3.2.3. Thực hiện chính sách đào tạo trình độ đại học theo nhu cầu xã hội ......83 3.2.4. Tình hình việc làm của lực lượng lao động đã qua đào tạo trình độ đại học ....................................................................................................................86 3.2.5. Sự đáp ứng về chất lượng của nhân lực có trình độ đại học ..................88 3.2.6. Các hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp ở một số trường đại học khối kinh tế...............................................................................91 3.3. Nghiên cứu điển hình chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại trường đại học Thương Mại ...............................97 3.3.1. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu .................................................97 3.3.2. Thực trạng chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.....................................................................................................98 3.4. Sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trình độ đại học ................................................................................................................110 3.4.1. Tác động của các hình thức hợp tác .....................................................110 3.4.2. Tác động của Cơ sở vật chất.................................................................112 3.4.3. Tác động của Chương trình đào tạo .....................................................113 3.4.4. Tác động của Chất lượng đội ngũ giảng viên.......................................113 3.4.5. Tác động của Quản lý đào tạo ..............................................................114 3.4.6. Tác động của Kiểm soát chất lượng đào tạo ........................................114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 117 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP. ...................... 118 4.1. Một số giải pháp .........................................................................................118 4.1.1. Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp .............................................................................................................118 4.1.2. Tăng cường cơ sở vật chất ....................................................................119 4.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ..............................................119 4.1.4. Đổi mới về quản lý đào tạo ..................................................................120 4.1.5. Cải tiến kiểm tra chất lượng đào tạo.....................................................121 4.1.6. Hợp tác nhà trường và doanh nghiệp ...................................................121 4.2. Khuyến nghị ...............................................................................................123 4.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.........................123 4.2.2. Với các trường đại học khối kinh tế .....................................................124 4.2.3. Với doanh nghiệp .................................................................................126 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 128 1. Tổng kết các kết quả đạt được của luận án ................................................128 2. Những hạn chế của luận án và kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo ..130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 133 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 139 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Ví dụ về thu nhập từ cấp phép của ba trường đại học .............................. 36 Bảng 1.2. Sản phẩm của trường đại học và đối tượng khách hàng. .......................... 44 Bảng 1.3. Sản phẩm là sinh viên tốt nghiệp .............................................................. 45 Bảng 1.4. Sản phẩm là các khóa học........................................................................... 45 Bảng 1.5. Sản phẩm là khoa học-công nghệ................................................................ 46 Bảng 1.6. Mô tả các biến độc lập .............................................................................. 48 Bảng 1.7. Biến phụ thuộc .......................................................................................... 49 Bảng 2.1. Thông tin về các đối tượng tham gia phỏng vấn ...................................... 52 Bảng 2.2. Hệ số factor loading đạt yêu cầu theo cỡ mẫu .......................................... 57 Bảng 2.3. Kết quả thu thập phiếu điều tra ................................................................. 59 Bảng 2.4. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra ................................................................ 60 Bảng 2.5. Thông tin về đối tượng trả lời phiếu điều tra ............................................ 60 Bảng 2.6. Độ tin cậy của biến phụ thuộc: Chất lượng đào tạo QUA ........................ 63 Bảng 2.7. Độ tin cậy của biến: Trao đổi thông tin INF............................................. 63 Bảng 2.8. Độ tin cậy của biến: Tham gia đào tạo TRA ............................................ 64 Bảng 2.9. Độ tin cậy của biến: Hỗ trợ tài chính FIN ................................................ 64 Bảng 2.10. Độ tin cậy của biến: Cơ sở vật chất INS................................................. 64 Bảng 2.11. Độ tin cậy của biến: Quản lý đào tạo MAN ........................................... 64 Bảng 2.12. Độ tin cậy của biến: Kiểm soát chất lượng đào tạo COT ....................... 65 Bảng 2.13. KMO và Bartlett's Test với biến phụ thuộc ............................................ 65 Bảng 2.14. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) ............................ 65 Bảng 2.15. Tổng biến động các thang đo (Total Variance Explained) ..................... 67 Bảng 2.16. Ma trận hệ số tương quan (với biến phụ thuộc QUA) ............................ 68 Bảng 2.17. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất ............................................... 69 Bảng 2.18. Kiểm định ANOVA phương sai trung bình giữa các nhóm ................... 69 Bảng 2.19. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo70 Bảng 2.20. Tóm tắt kiểm định giả thuyết .................................................................. 71 Bảng 2.21. Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình ................................................. 74 Bảng 3.1. Số lượng cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam ......................................... 81 Bảng 3.2. Quy mô sinh viên ...................................................................................... 82 Bảng 3.3. Chất lượng lao động được đào tạo của 3 khối trường đại học. ................ 88 Bảng 3.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ và giảng viên của nhà trường............................... 97 Bảng 3.5. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ........................... 99 Bảng 3.6. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy thực hành ................................... 105 Bảng 3.7. Đánh giá của CBQL doanh nghiệp về mức độ hợp tác NT-DN............. 115 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu trình Deming về chất lượng ............................................................... 39 Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá trong đào tạo..................................................................... 39 Hình 1.3. Độ chênh lệch về chất lượng đào tạo ........................................................ 42 Hình 1.4. Chu trình phát triển giá trị ......................................................................... 43 Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 47 Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 51 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 54 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Ý kiến DN về việc thường xuyên nhận SV đến thực tập từ các trường đại học khối kinh tế ................................................................................................... 93 Biểu đồ 3.2. Ý kiến DN về việc tuyển dụng SV kinh tế đã thực tập tại DN ............ 94 Biểu đồ 3.3. Ý kiến CBQL, GV về thực trạng tham gia của DN vào quá trình đào tạo của nhà trường ................................................................................................... 108 Biểu đồ 3.4. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 116 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Ý kiến của DN chất lượng đào tạo ............................................................. 89 Hộp 3.2. Hiệu quả khóa thực tập của sinh viên ........................................................ 93 Hộp 3.3. Hợp tác, liên kết giữa nhà trường và DN ................................................... 95 Hộp 3.4. Xây dựng chương trình đào tạo ................................................................ 100 Hộp 3.5. NT cần có sự hỗ trợ của DN về tài chính ................................................. 100 Hộp 3.6. Đào tạo theo đơn đặt hàng........................................................................ 101 Hộp 3.7. Tăng cường thực tập tại DN ..................................................................... 101 Hộp 3.8. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp ................. 102 Hộp 3.9. Yêu cầu hợp tác với DN của Khoa tài chính-ngân hàng .......................... 103 Hộp 3.10. Chất lượng sinh viên Khoa tài chính-ngân hàng qua ý kiến DN ........... 103 Hộp 3.11. Đổi mới phương thức quản lý và đào tạo ............................................... 104 Hộp 3.12. Chiến lược hợp tác của trường ............................................................... 104 Hộp 3.13. Trang thiết bị thực hành ......................................................................... 106 Hộp 3.14. Trang bị cơ sở vật chất tiếp cận thực tiễn .............................................. 106 Hộp 3.15. Đội ngũ giảng viên trẻ ............................................................................ 107 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CL : Chất lượng CLĐT : Chất lượng đào tạo CSĐT : Cơ sở đào tạo CSSDNL : Cơ sở sử dụng nhân lực DN : Doanh nghiệp DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam ĐH : Đại học ĐT : Đào tạo ĐTNL : Đào tạo nhân lực GD-ĐT : Giáo dục-Đào tạo GDĐH : Giáo dục đại học GV : Giảng viên KH : Khách hàng KH-TC : Kế hoạch - tài chính LLLĐ : Lực lượng lao động NCKH : Nghiên cứu khoa học NCL : Ngoài công lập NCXH : Nhu cầu xã hội NL : Nhân lực NT : Nhà trường NSX : Nhà sản xuất SP : Sản phẩm SX-KD : Sản xuất-Kinh doanh SV : Sinh viên TGĐ : Tổng Giám Đốc HĐQT : Hội đồng quản trị VCCI : Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu đề tài Sự hình thành ý tưởng nghiên cứu: Vấn đề chất lượng đào tạo của sinh viên sau khi ra trường là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và toàn xã hội. Trước thực tế, các sinh viên tốt nghiệp tìm được việc phù hợp là không dễ dàng, sinh viên tốt nghiệp phải có năng lực chuyên môn có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng. Các trường đại học nói chung và trường đại học khối kinh tế nói riêng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn. Câu hỏi đặt ra việc phối hợp, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động - đó là các doanh nghiệp có nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học hay không? Trong những năm gần đây, một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... đã tiến hành các hoạt động phối hợp với một số doanh nghiệp về hỗ trợ đào tạo, thực tập tốt nghiệp, tuyển dụng sinh viên ra trường. Đặc biệt trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội” thì vấn đề phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Đây là những tiền đề đầu tiên để tác giả suy nghĩ cần có một nghiên cứu khoa học về mức độ tác động của việc hợp tác này, cụ thể là các cách thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, với chất lượng đào tạo trình độ đại học. Hơn nữa, việc nghiên cứu thực trạng hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là cần thiết để đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Về kết cấu tổng thể của luận án: ngoài phần mở đầu và tổng quan các vấn đề nghiên cứu gồm 8 mục, phần nội dung gồm 4 chương. Trong đó luận án có 35 bảng, 7 hình, 4 biểu đồ và 15 hộp. Về các kết quả của luận án: Luận án đã làm sáng tỏ các định nghĩa về chất lượng đào tạo trình độ đại học qua các cách tiếp cận khác nhau, trong đó cách tiếp cận thông qua khách hàng làm thay đổi các khái niệm truyền thống về chất lượng đào tạo trình độ đại học. Trong đó luận án xác định được thêm một yếu tố - hợp tác với doanh nghiệp - bổ sung vào hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào 2 tạo đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Hơn nữa, luận án đã đưa ra được các biến hợp tác cụ thể bao gốm: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính, thước đo cho các yếu tố này được phát triển mới dựa trên quá trình tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính. Luận án khẳng định sự ảnh hưởng của các yếu tố hợp tác trên cơ sở kết quả kiểm định thực nghiệm trên 176 doanh nghiệp (thành viên của VCCI ) trên địa bàn Hà Nội từ đó các bên liên quan thấy rõ sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Luận án cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rất quan trọng, được coi là động lực cốt yếu để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học khối kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận án xác định và chỉ ra mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, từ đó giúp nhà trường và doanh nghiệp kiểm soát các yếu tố này theo tỷ lệ tác động để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, gắn chặt giữa nhà trường với doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, tham gia đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua các hợp đồng. Nhà trường coi doanh nghiệp như là những khách hàng đặc biệt, vừa tham gia tiêu dùng, vừa tham gia sản xuất. Các trường đại học cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cùng với nhà trường tổ chức các diễn dàn nghề nghiệp, tuyển dụng, quảng bá thông tin tuyển dụng, đặt hàng trường đại học trong việc đào tạo. 2. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây ngành giáo dục và các trường ĐH, CĐ đã triển khai một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Năm 2004 Bộ GD-ĐT đã thành lập Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, hướng dẫn các trường tự đánh giá chất lượng đào tạo. Triển khai chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội bằng các hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế chủ lực như công nghệ thông tin, đóng tàu, tài chính - ngân hàng, du lịch, chế biến nông sản, y tế, qua đó có hơn 600 hợp đồng, thỏa thuận đào tạo đã được ký kết giữa các trường ĐH, CĐ và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù các giải pháp nói trên là đúng 3 đắn, song thực tế chưa tạo được chuyển biến đáng kể trên diện rộng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo [8]. Ngày 6-1-2010, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Nghị quyết về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Ngày 11 - 1-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình hành động đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Và ngày 27-2-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: "Cần quán triệt nhận thức: Phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo" [11, trang 1]. Vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội được Bộ GD&ĐT quan tâm, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức một số Hội thảo quốc gia về “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”, với mục tiêu tìm ra những định hướng và giải pháp cho đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng [5]. Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, việc chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu xã hội là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay [8]. Hội thảo Hợp tác hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính-kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội được Diễn đàn giáo dục ACCA Việt Nam tổ chức ngày 6-5-2010, tại Hà Nội. Đại diện nhiều doanh nghiệp và các trường đã cùng nhau bàn thảo các giải pháp hợp tác trong thời gian tới. Đại diện nhiều doanh nghiệp phát biểu ý kiến, cho rằng chất lượng sinh viên mới tốt nghiệp còn kém, không sử dụng được ngay. Để sử dụng được, các doanh nghiệp đã phải tốn kém chi phí và thời gian để đào tạo lại. Đại diện Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu ý kiến đều cho rằng, chất lượng đào tạo nhân lực chưa cao cũng có một phần “lỗi” của chính doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng. Để sự hợp tác, phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả, nhiều đại biểu cho rằng, đã đến lúc cần có một chế tài, có thể đưa vào Luật giáo dục về trách nhiệm của cả hai bên[8]. 4 Công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta được tiến hành năm 1986 từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Đi cùng với sự nghiệp đổi mới, nền giáo dục nước ta cũng đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó có hệ thống đào tạo khối các trường kinh tế. Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đào tạo đại học khối các trường kinh tế gần như đã được thay đổi cơ bản về nội dung, chương trình, giáo trình, cơ cấu ngành nghề và chuyên ngành đào tạo [4]. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của bước ngoặt lịch sử, khi nước ta đã chính thức gia nhập WTO, việc đào tạo trình độ đại học khối các trường kinh tế đang đứng trước những thách thức lớn. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới đào tạo trình độ đại học khối các trường kinh tế để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế thị trường khu vực và thế giới [16]. Yêu cầu hội nhập kinh tế của nước ta với WTO, AFTA là phải cạnh tranh với các nước có nền giáo dục chất lượng cao, hiện đại nhưng các cơ sở giáo dục đại học khối kinh tế lại chưa theo kịp về nội dung chương trình, trang thiết bị. Hơn nữa, yêu cầu của thị trường lao động cạnh tranh lớn cả thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế nhưng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu xã hội về chất lượng [10]. Trong quá trình đổi mới, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các trường đại học khối kinh tế đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng trong giai đoạn mới khi nước ta gia nhập WTO, việc đào tạo trình độ đại học lại đứng trước những thử thách lớn, đòi hỏi các trường đại học khối kinh tế phải đối mặt để vượt qua [20]. Nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng là tri thức là lợi thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế [15]. Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam như một con rồng châu Á đang vươn mình với nhiều lợi thế như tốc độ kinh tế cao, nguồn nhân lực dồi dào trong đó có đến 50% lao động trẻ đưới 30 tuổi [18]. Tuy nhiên, “nguồn nhân lực Việt Nam tuy thừa mà vẫn thiếu-thừa lượng, thiếu chất”. Hiện nay hệ thống đào tạo của chúng ta chưa tuân thủ quy luật cung-cầu, đào tạo chưa gắn được với nhu cầu của thị trường lao động nên gây tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động kỹ thuật [8]. Đây là một vấn đề quan tâm hàng đầu và cũng là một thách 5 thức to lớn từ cả hai phía nhà truờng và doanh nghiệp để có thể nâng cao chất lượng đào tạo. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn nhiều hạn chế, như trình độ chuyên môn lành nghề thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế, sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo giữa các loại trình độ, sự lệch pha giữa đào tạo và sử dụng [30] Trước sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hoá và các hoạt động khác như hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn [16]. Yêu cầu cung cấp nhân lực có trình độ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngày càng được xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, là trọng trách của giáo dục - đào tạo [15]. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy việc gắn kết giữa đào tạo nhân lực và nhu cầu của xã hội về nhân lực còn rất hạn chế. Hiện tại, cung nhân lực chưa đáp ứng được cầu đang là vấn đề rất được dư luận quan tâm. Đa số các trường đại học chủ yếu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo sẵn có, không nắm bắt được nhu cầu về nhân lực theo trình độ, ngành nghề của thị trường lao động nên nhiều người tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng [2]. Vậy làm thế nào để gắn đào tạo với sử dụng, để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đáp ứng được nhu cầu nhân lực của nhà sử dụng, của các bộ, ngành, các cơ quan, doanh nghiệp là vấn đề lớn không chỉ đặt ra đối với ngành giáo dục- tác nhân chính, mà còn là đối với Nhà nước và các ban, ngành khác. Câu hỏi này đã được “bàn” trong rất nhiều hội thảo để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhưng dường như chưa có hồi kết thúc, chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” ngoài việc đóng góp thực tiễn còn đóng góp về lý luận nhằm hoàn thiện hơn nữa các khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Các nghiên cứu nước ngoài: Trong nghiên cứu của mình Harvey & Green (1993) cho rằng chất lượng đào tạo trình độ đại học được thể hiện ở các khía cạnh: (1) Sự xuất chúng, tuyệt vời, ưu 6 tú, xuất sắc; (2) Sự hoàn hảo; (3) Sự phù hợp, thích hợp; (4) Sự thể hiện giá trị; (5) Sự biến đổi về chất [45]. Còn Philip, B. (1980) cho rằng chất lượng là sự phù hợp với yếu cầu [57]. Astin (1991) đã đề xuất mô hình Đầu vào – Ngoại cảnh – Đầu ra (I-E-O) và được nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, yếu tố ngoại cảnh và chất lượng đầu ra của sinh viên [33]. Nghiên cứu tiếp theo, Kerr, C (1987) đánh giá sự phát triển, chất lượng đào tạo và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc này [47]. Ngoài ra còn có Clark, NR. (1983), Harman, G. (1998), Ellis, R. (1993), Soutar, G. and McNeil, M (1996). Tất cả các biến được phân thành 3 khối: Đầu vào, Ngoại cảnh và Đầu ra. Giả thuyết đưa ra là các đặc điểm đầu vào của sinh viên đồng thời ảnh hưỏng đến quá trình và chất lượng đào tạo [37], [44], [65]. Theo Astin (1993), các yếu tố đầu vào có thể là nhân thân, nền tảng giáo dục, định hướng chính trị, kiểu hành vi, khát vọng học tập, động cơ chọn trường, tình trạng tài chính, tình trạng thể chất, lựa chọn nghề nghiệp, lĩnh vực chuyên ngành, mục tiêu cuộc đời...Các yếu tố ngoại cảnh có thể là chương trình, giảng viên, cán bộ, môi trường học thuật, thiết bị, môn học, phương pháp giảng dạy, bạn bè và các hoạt động ngoại khoá...Và đầu ra là chất lượng giáo dục được thể hiện qua kết quả kiểm tra sau khoá học, kết quả tốt nghiệp [33]. Wong, Poh-Kam, Yuen-Ping Ho (2006) đưa ra các mô hình mô tả mối quan hệ giữa kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực. Mô hình đã đưa ra 5 mức độ kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp [71]. Nhu cầu của người sử dụng lao động được biểu hiện bằng mong muốn của họ có được những lao động được đào tạo với những kiến thức và phẩm chất con người đáp ứng được yêu cầu của những vị trí công việc mà những lao động này phải đảm nhiệm trong các cơ quan, tổ chức cũng như trong doanh nghiệp. Bằng cách đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có được nguồn lực quan trọng, thậm trí là quan trọng bậc nhất để làm tròn sứ mạng của mình, để tồn tại và phát triển; đặc biệt là trong điều kiện thời đại của kinh tế tri thức ngày càng chiếm vai trò chủ đạo [34]. Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác nhà trường – doanh nghiệp (University Business Cooperation- UBC), các tác giả tổng kết: Mối quan hệ hợp tác giữa nhà 7 trường và doanh nghiệp được hiểu như là những giao dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Mối quan hệ này đang chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có nhận thức về lợi ích của sự hợp tác, cũng như những rào cản và động lực của sự hợp tác đó [60], [67], [69] . Hơn nữa, theo Carayon (2003); Gibb & Hannon (2006) những nhân tố thuộc về hoàn cảnh như tuổi tác, giới tính, số năm học đại học, số năm làm việc trong giới doanh nghiệp, đặc điểm của nhà trường và của quốc gia…cũng ảnh hưởng tới phạm vi của việc hợp tác [38], [42]. - Các nghiên cứu trong nước: Nguyễn Hữu Châu (2008) đưa ra mô hình (I-P-O-C) kết hợp giữa các yếu tố chất lượng của các thành phần tạo nên một cơ sở giáo dục, mô hình bao gồm: chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình, chất lượng đầu ra và hoàn cảnh cụ thể. Các tiêu chí và chỉ số cụ thể cần được xác định để chỉ rõ mức độ đạt được của các thành phần này [14]. Trong đào tạo, chất lượng đào tạo trình độ đại học được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo [20]. Cụ thể hơn, chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành cụ thể [27]. Một cách khái quát có thể hiểu chất lượng đào tạo trình độ đại học được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đề ra đối với chương trình đào tạo [14]. Qua các quan điểm trên ta có thể thấy, chất lượng đào tạo trình độ đại học thể hiện cả hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do nhà trường đề ra, ở khía cạnh này chất lượng đào tạo được xem là chất lượng bên trong [33]. Ở khía cạnh thứ hai, chất lượng được xem là sự thoả mãn nhu cầu của người sử dụng lao động, ở khía cạnh này chất lượng được xem là chất lượng bên ngoài. Như vậy, mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được uỷ thác, nhiệm vụ này thường được do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường. Vấn đề đặt ra là, nhà trường làm thế nào để xác định các mục tiêu của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp - đạt chất lượng bên ngoài. Về chất lượng, nhu cầu về chất lượng đối với sản phẩm đào tạo là những kiến thức, các kỹ năng và phẩm chất con người mà người học đòi 8 hỏi phải có được sau khi kết thúc quá trình đào tạo hoặc sử dụng lao động mong muốn ở những người lao động mà họ sẽ tuyển dụng [27]. Trong thực tế, bấy lâu nay chúng ta vẫn đào tạo theo chỉ tiêu được Bộ GDĐT giao và theo yêu cầu của nhà trường. Còn nó có phù hợp với yêu cầu cụ thể của xã hội hay không thì thực ra chúng ta cũng không biết rõ. Bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trường có việc làm, có phù hợp với nghề đào tạo hay không, chất lượng đào tạo có đáp ứng yêu cầu thực tế không...là những câu hỏi mà các cơ sở đào tạo khó có câu trả lời chính xác [25]. Để đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học đáp ứng NCXH thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa CLĐT và NCXH về đào tạo. Cần có sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để giải quyết một loạt các vấn đề cả hai phía đều quan tâm [24]. Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước thường đề cập đến mục tiêu của từng phía hoặc nhà trường hay doanh nghiệp (người sử dụng lao động), chưa đi sâu vào nghiên cứu làm thế nào để gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, nhất là chưa có nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhân tố hợp tác với doanh nghiệp đối với chất lượng đào tạo trình độ đại học. Mặc dù đã có các nghiên cứu trên thế giới đưa ra các hình thức hợp tác cho riêng trường của mình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của họ. Nhưng chưa có nghiên cứu một cách tổng thể các hình thức hợp tác một cách có hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp đặc biệt là các hình thức nào phù hợp và có thể áp dụng ở Việt Nam. 4. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các quan điểm về chất lượng, chất lượng đào tạo trình độ đại học. Phát triển lý luận hợp tác đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại học với doanh nghiệp. - Xác định yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Yếu tố hợp tác với doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các hình thức hợp tác có mức độ tác động như thế nào trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. - Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của các trường đại học khối kinh tế - Khuyến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp. 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế về thông tin, dữ liệu, lý luận, phương pháp nghiên cứu, thời gian, kinh phí,…nghiên cứu xác định phạm vi nghiên cứu như sau: - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng sẽ được giới hạn trong thời kỳ 2000 – 2012. - Về không gian: Nghiên cứu được xác định khảo sát các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên phạm vi Hà Nội là chủ yếu. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. 6. Những đóng góp mới của đề tài Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Cụ thể: - Về mặt lý luận: Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận về chất lượng đào tạo trình độ đại học: (1) Đưa ra 6 yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó yếu tố hợp tác với doanh nghiệp được cụ thể hóa thành các yếu tố: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính (2) Nghiên cứu chỉ ra được việc hợp tác hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp là nhân tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các nhân tố hợp tác và xác định mức độ tác động cụ thể của những nhân tố này đến chất lượng đào tạo trình độ đại học. - Về mặt thực tiễn: Việc thực hiện hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp nhằm tận dụng nguồn nội lực và ngoại lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng tổ chức trong đào tạo nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu luận án đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các hình thức: (1) Tham gia đào tạo, (2) Hỗ trợ tài chính, (3) Trao đổi thông tin. 7. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến chất lượng đào tạo trình độ đại học? - Bên cạnh những yếu tố đã được xác định là có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, mức độ ảnh hưởng của yếu tố hợp tác đến chất lượng đào tạo trình độ đại học như thế nào? 10 - Hợp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp như thế nào thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học? - Thực trạng chất lượng đào tạo trình độ đại học của các trường đại học khối kinh tế thông qua hợp tác với các doanh nghiệp? - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp? 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được tiến hành qua các bước nghiên cứu chính như: (1) Thiết kế mô hình nghiên cứu. (2) Nghiên cứu định tính. (3) Nghiên cứu định lượng. +Thiết kế mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu trước tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các thang đo. + Nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở lý luận và những nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập tương ứng với 6 yếu tố tác động đến biến phụ thuộc chất lượng đào tạo trình độ đại học. Tác giả dựa vào phương pháp nghiên cứu điển hình tại một trường đại học khối kinh tế (ĐH Thương Mại) và tham khảo ý kiến 6 nhà quản lý tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Khi áp dụng phương pháp này tác giả dùng công cụ phỏng vấn sâu, kết hợp thu thập dữ liệu thứ cấp với mục đích là xem xét, đánh giá sự phù hợp của mô hình đã đưa ra trong điều kiện thực tế tại một trường đại học, tác giả chọn trường đại học Thương Mại vì trường đã và đang triển khai một số hoạt động liên quan đến hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đầu tiên tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, báo cáo của các hội thảo, hội nghị tổng kết tại trường ĐH Thương Mại cũng như các trường có phỏng vấn sâu lãnh đạo. Đối tượng phỏng vấn sâu bao gồm: (1) Lãnh đạo trường đại học khối kinh tế phụ trách mảng đào tạo (2) Lãnh đạo các khoa và giảng viên các khoa có các hoạt động, đang triển khai hoặc quan tâm tới hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp (3) Sinh viên của trường đã tốt nghiệp đang làm việc trong các doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này giúp tác giả có thể điều chỉnh lại mô hình. Từ đó, tác giả có thể điều chỉnh câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lượng. 11 + Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát. Phiếu điều tra dựa trên cách đo lường các biến được thực hiện ở các nghiên cứu trước đây. Tác giả có bổ sung các biến được rút ra từ nghiên cứu định tính. Thử nghiệm phiếu điều tra được tiến hành trên một bộ phiếu hỏi gồm 300 phiếu hỏi sẽ được phát ra cho các DN thành viên của VCCI đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Các dữ liệu thu thập dùng để kiểm định mô hình, đánh giá thang đo cũng như là kiểm định giả thuyết. Xử lý số liệu: Tác giả dùng phần mềm SPSS để phân tích tương quan nhằm đánh giá sự tác động của các nhân tố hợp tác và các nhân tố chất lượng đào tạo. Trước tiên, dùng phương pháp đo độ tin cậy của các biến (reliability) thông qua hệ số Cronbach Alpha và các hệ số tương quan biến - tổng (item-to-total correlation) và giá trị tương quan bội bình phương (squared multiple correlation). Do mỗi biến trong mô hình được đo lường bằng một thước đo có nhiều tiêu chí nên phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA) được thực hiện để kiểm tra tính đơn hướng (udinimentionality) của thước đo nhằm loại bỏ một số tiêu chí đo lường không phù hợp. Sau khi phân tích EFA cho từng biến, trước khi sử dụng cho các phân tích tiếp theo, thước đo của các biến được kiểm tra lại cùng một lúc, thực hiện thao tác varimax rotation với tiêu chí egenvalue > 1.0 cho toàn bộ các tiêu chí đo lường. Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy EFA cho các thước đo đo lường cho các biến độc lập và phụ thuộc sẽ phân tích tương quan theo cặp, cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến (regression) để kiệm định lại giả thuyết và mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Ngoài ra, phương pháp phân tích thống kê mô tả sẽ được dùng để phân tích các đánh giá của các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. 8. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 3 phần chính, có bố cục như sau: - Phần mở đầu gồm 8 mục: 12 Giới thiệu đề tài; Lý do chọn đề tài; Tổng quan tình hình nghiên cứu; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Những đóng góp mới của đề tài; Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu; Kết cấu của luận án. - Phần nội dung gồm 4 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH. Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP - Phần kết luận gồm 2 mục: Tổng kết các kết quả đạt được của đề tài luận án và những hạn chế của đề tài luận án Ngoài ra, luận án còn bao gồm những nội dung sau: - Các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất