Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ lịch sử tính hiện đại trong kịch nói việt nam về đề tài lịch sử...

Tài liệu Luận án tiến sĩ lịch sử tính hiện đại trong kịch nói việt nam về đề tài lịch sử

.PDF
149
17
62

Mô tả:

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2016 Tác giả luận án Phạm Thị Hà 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................4 Chương 1: KHÁI NIỆM TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU VÀ KỊCH NÓI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ 1.1. Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu qua nghiên cứu của các học giả .....11 1.2. Khái niệm tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu........................................26 1.3. Khái niệm về sân khấu đề tài lịch sử..............................................................28 1.4. Tính hiện đại trong kịch nói về đề tài lịch sử.................................................31 Tiểu kết ..................................................................................................................34 Chương 2: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN, TÁI HIỆN SỰ KIỆN LỊCH SỬ .........................................................36 2.1. Tổ chức lại sự kiện, hình thành diện mạo lịch sử mới trong tác phẩm ..........36 2.2. Phát hiện và phát triển ý nghĩa của sự kiện lịch sử ........................................52 2.3. Nhận thức lại sự kiện lịch sử ..........................................................................60 2.4. Hư cấu hợp lý sự kiện lịch sử.........................................................................75 Tiểu kết ................................................................................................................282 Chương 3: TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN, SÁNG TẠO NHÂN VẬT LỊCH SỬ ...................................................84 3.1. Hiện thực hóa nhân vật lịch sử .......................................................................84 3.2. Đánh giá lại nhân vật lịch sử ..........................................................................97 3.3. Hiện thực hóa ngôn ngữ nhân vật lịch sử.....................................................107 3.4. Hư cấu nhân vật không có trong lịch sử.......................................................118 Tiểu kết ................................................................................................................128 KẾT LUẬN ............................................................................................................129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...............138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................139 PHỤ LỤCP... .........................................................................................................145 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT 1 Viết tắt Viết đầy đủ CLB Câu lạc bộ GS Giáo sư GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ HCV Huy chương Vàng HCB Huy chương Bạc 3 NCS Nghiên cứu sinh 4 Nxb Nhà xuất bản 5 PGS Phó Giáo sư 6 PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ SK Sân khấu tr Trang TS Tiến sĩ VHNT Văn học nghệ thuật 2 7 8 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làm sống lại những nhân vật, sự kiện và câu chuyện trong lịch sử luôn là nguồn cảm hứng của sáng tạo văn học nghệ thuật ở nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, bởi con người dù ở thời đại nào cũng đều mong muốn tìm đến với cội nguồn của mình, muốn đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn và những tồn nghi quá khứ. Hơn thế nữa, lịch sử còn là điểm tựa văn hóa, là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giúp con người hiểu cha ông và hiểu chính mình. Đề tài lịch sử đã và luôn có sức hấp dẫn với những thế mạnh của riêng nó, thông qua tác phẩm nghệ thuật, lịch sử không được tái hiện vì bản thân nó mà bao giờ cũng hướng tới đời sống đương đại. Nói cách khác, sự trở về của những nhân vật, sự kiện, câu chuyện lịch sử qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ đương thời đã làm nên tính hiện đại cho tác phẩm. Tính hiện đại chính là mối dây liên hệ giữa tác phẩm văn học nghệ thuật với đời sống đương đại, là sự thẩm định sức sống của mỗi tác phẩm cùng với thời gian. Tính hiện đại làm nên giá trị của tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, đưa những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm vươn tới được tầm nhìn lịch sử, không tách bạch sự kiện lịch sử của một thời với sự vận động liên tục của cả tiến trình lịch sử. Khi đó, lịch sử trong tác phẩm không còn đơn thuần là sự chuyển dịch từ con số và những sự kiện được liệt kê trong sử sách sang ngôn ngữ của hình ảnh, của hình tượng nhân vật, mà là hành trình tiếp tục chặng đường mà các sử gia dừng lại để có thể tìm tòi, tiên nghiệm một sự thật còn hơn cả sự thật được ghi trong sử sách, đó là sự thật theo lòng người, theo lẽ đời mà con người ở mọi thời đại khác nhau đều có thể đồng cảm, sẻ chia. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, kịch nói Việt Nam đã có những vở diễn về đề tài lịch sử để lại những dấu ấn đậm nét như Vũ Như Tô, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc, Đêm trắng, Lịch sử và nhân 5 chứng, Bài ca Điện Biên… Song, so với bề dầy lịch sử hào hùng của dân tộc thì đó vẫn là một số lượng khiêm tốn. Kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử phần lớn thiếu sức hấp dẫn, thường rơi vào một trong hai tình trạng: Hoặc lệ thuộc lịch sử đến mức trở thành mô phỏng lịch sử; hoặc áp đặt thô bạo cách nghĩ, cách tư duy của con người hiện đại lên lịch sử, biến hiện thực lịch sử trở nên méo mó, khó chấp nhận. Sáng tạo của sân khấu về đề tài lịch sử thực chất là hiện thực hóa nhu cầu khám phá quá khứ bằng quan điểm, cách nghĩ của con người đương thời, qua đó, tạo một sự kết nối tinh tế giữa những vấn đề của lịch sử với hiện thực đương đại. Trong quá trình khám phá và tái tạo quá khứ ấy, người sáng tạo hiển nhiên sẽ mang theo bản ngã, nhận thức, trình độ, nhân sinh quan và thế giới quan của mình. Dù muốn dù không, thì tinh thần thời đại vẫn sẽ ùa vào tác phẩm, nó chi phối người sáng tạo một cách vừa có ý thức, vừa vô thức. Dấu ấn của con người hiện đại, của tinh thần thời đại được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử ở việc tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử và sáng tạo nhân vật lịch sử của người nghệ sĩ. Nếu các tác giả thiếu nhạy cảm, lựa chọn những sự kiện lịch sử không còn giá trị với đời sống đương thời hoặc không phát hiện ra giá trị tiềm ẩn của sự kiện lịch sử sẽ dẫn đến việc minh họa lịch sử, tái hiện lịch sử một cách khô khan, giáo điều. Nếu các tác giả không nắm vững kiến thức lịch sử, quá nôn nóng với việc bày tỏ, gửi gắm quan điểm và thông điệp cho hiện tại sẽ dẫn đến tình trạng bóp méo lịch sử, mượn xưa nói nay một cách khiên cưỡng. Trên thực tế, mỗi tác giả khi tìm đến đề tài lịch sử hoặc do chính sự thôi thúc của hiện thực thời đại mình, hoặc chính lịch sử đã gợi mở những liên tưởng nào đó đến vấn đề của ngày hôm nay. Và dù tác giả có dụng ý hay không, bao giờ họ cũng “làm mới” lịch sử bởi chính tầm nhìn, nhận thức của mình về lịch sử. Sự hiện diện của tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói Việt 6 Nam về đề tài lịch sử không nằm ngoài xu thế khám phá quá khứ và nhận thức hiện tại của con người. Khi đã đưa những vấn đề của lịch sử trở về với đương thời, hiển nhiên người sáng tạo sẽ làm mới nó bằng nhận thức, quan điểm, cách nghĩ hôm nay. Tính hiện đại sẽ hiện diện trong tác phẩm một cách hiển nhiên mà không người nghệ sĩ sáng tạo nào có thể phủ nhận hay đi ngược lại xu thế đó. Bên cạnh việc mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm, tính hiện đại cũng có thể ảnh hưởng đến tính chân thực lịch sử trong sáng tác kịch nói đề tài lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề này chưa từng được nghiên cứu một cách có hệ thống ở một công trình khoa học nào. Đó là lý do NCS lựa chọn đề tài Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Thông qua việc nghiên cứu tính hiện đại trong các kịch bản kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, tác giả luận án muốn góp phần giải quyết những vấn đề lý luận về sáng tác kịch bản sân khấu kịch nói đề tài lịch sử. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tính hiện đại trong cách tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử được phản ánh trong tác phẩm sân khấu kịch; đánh giá những thành công và hạn chế, bước đầu rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn những sự kiện lịch sử và cách thức thể hiện nó trên sân khấu kịch hôm nay. - Nghiên cứu tính hiện đại trong cách tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử trong tác phẩm sân khấu kịch; đánh giá những thành công và hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng những nhân vật lịch sử tích hợp được sự thật quá khứ và hơi thở cuộc sống hôm nay trong tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, tập trung ở các kịch bản viết về các triều đại phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án có bàn tới một số vở diễn sân khấu thuộc đối tượng nghiên cứu trên mà NCS đã có điều kiện xem trực tiếp, nhằm chứng minh hay làm sáng tỏ hơn một số luận điểm của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu tính hiện đại trong các tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, thuộc thể loại kịch nói. Các tác phẩm về đề tài lịch sử ở thể loại kịch thơ, kịch hát không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này. Trong số các tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử, NCS chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu các kịch bản viết về các triều đại phong kiến Việt Nam, cụ thể là 11 kịch bản sau: - Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng; - Nguyễn Trãi ở Đông Quan của tác giả Nguyễn Đình Thi; - Rừng trúc của tác giả Nguyễn Đình Thi; - Ngọc Hân công chúa của tác giả Lưu Quang Vũ; - Hoàng hậu của hai vua của tác giả Lê Duy Hạnh; - Độc thoại đêm của tác giả Lê Duy Hạnh; - Cột trụ chống trời của tác giả Nguyễn Anh Biên; - Mệnh đế vương của tác giả Hùng Tấn; - Đời luận anh hùng của tác giả Lê Chí Trung; - Mỹ nhân và anh hùng của tác giả Chu Thơm; - Ngàn năm tình sử của tác giả Nguyễn Quang Lập. 8 Đây là những kịch bản đã được dàn dựng và biểu diễn, một số vở đã được giải trong các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, là những tác phẩm sân khấu thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn vì đặt ra nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu xung quanh việc sáng tác và biểu diễn về đề tài lịch sử. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu về tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử. NCS nhận thức được rằng, tính hiện đại không phải là một khái niệm “đông cứng”, mà là một khái niệm có tính lịch sử, có vận động và không ngừng tiếp nhận vào mình những thành quả của nhân loại trong tiến trình phát triển; tính hiện đại cũng không phải là một hằng số, hay là mẫu số chung bất biến, mà có sự biến đổi qua các thời kỳ, tùy thuộc vào các quan niệm, các yêu cầu khác nhau của các trào lưu hay quan điểm tư tưởng, nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, luận án cần vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, với hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu. Trên cơ sở các quan điểm và phương pháp luận khoa học trên của triết học Mác - Lênin, luận án sẽ luận giải về tính hiện đại trong tác phẩm kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử được thể hiện trong cách tiếp cận, lý giải sự kiện lịch sử và cách tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử. Tiếp cận, lý giải tính hiện đại trong sự vận động, phát triển của kịch nói đề tài lịch sử và mối quan hệ của tính hiện đại với sự thật lịch sử và chân thực nghệ thuật. 4.2. Phương pháp tiếp cận Đề tài luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử đòi hỏi sự tiếp cận từ ba thành tố: Tính hiện đại - Kịch nói Việt Nam - đề tài lịch sử. Trong đó, tính hiện đại được nhìn nhận dưới góc độ là một đặc tính, là 9 phẩm chất của tác phẩm văn học nghệ thuật; Kịch nói là một loại hình nghệ thuật sân khấu; đề tài lịch sử nói lên phạm vi, tính chất hay thể loại của đề tài. Như vậy, để giải quyết các vấn đề của luận án, NCS đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như: văn học, nghệ thuật học (trong đó có sân khấu học), sử học, xã hội học và văn hóa học, v.v... 4.3. Phương pháp nghiên cứu - thao tác cụ thể Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình triển khai luận án, NCS sử dụng các phương pháp - thao tác cụ thể như: - Phương pháp lịch sử Phương pháp lịch sử được sử dụng để tiếp cận đến thời điểm ra đời của các kịch bản mà NCS đã chọn để bàn luận, liên hệ với hoàn cảnh lịch sử giai đoạn đó, nhằm nhận diện tính hiện đại trong từng tác phẩm. Trong quá trình này, người viết cũng đặt các kịch bản trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để tiếp cận, nghiên cứu tính hiện đại trong tác phẩm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là những phương pháp – thao tác phổ biến và không thể thiếu khi làm việc với tư liệu, nhằm hệ thống hóa và đúc kết các vấn đề lý luận, các luận điểm nghiên cứu được đặt ra trong luận án. - Phương pháp khảo tả Phương pháp này được sử dụng khi NCS tiếp cận các kịch bản kịch nói Việt Nam đề tài lịch sử, qua đó, phân tích, chứng minh làm rõ sự hiện diện của tính hiện đại trong tác phẩm. - Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận án xem xét 11 kịch bản sân khấu (và một số vở diễn) của nhiều tác giả khác nhau, sáng tác ở các thời điểm khác nhau, dàn dựng và biểu diễn ở các đơn vị nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, NCS sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu là các thao tác không thể thiếu. 10 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Từ góc độ nghiên cứu tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam đề tài lịch sử, luận án sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về phương diện lý luận đối với nghệ thuật sáng tác kịch bản kịch nói đề tài lịch sử. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà hoạt động sân khấu và xã hội quan tâm, hướng tới xây dựng nền sân khấu Việt Nam có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực và sáng tạo những trang sử hào hùng của dân tộc. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp, trong đó mọi thành phần và công đoạn sáng tạo đều có mối liên quan và tác động chặt chẽ đến nhau. Vì vậy, mặc dù luận án tập trung nghiên cứu các kịch bản kịch nói về đề tài lịch sử, nhưng kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tính hiện đại không chỉ chi phối công việc của người sáng tác kịch đề tài lịch sử, mà còn chi phối cả công việc dàn dựng và biểu diễn các tác phẩm ấy. Vì vậy, luận án sẽ có một số đóng góp đối với thực tiễn hoạt động sân khấu ở nước ta nói chung và với thực tiễn sáng tác, dàn dựng, biểu diễn kịch nói đề tài lịch sử ở Việt Nam 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (7 trang), phần Kết luận (9 trang), Tài liệu tham khảo (6 trang) và Phụ lục (4 trang), nội dung luận án gồm 3 chương. Chương 1: Khái niệm tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu và kịch nói đề tài lịch sử (25 trang). Chương 2: Tính hiện đại trong cách tiếp cận, tái hiện sự kiện lịch sử (48 trang). Chương 3: Tính hiện đại trong cách tiếp cận, sáng tạo nhân vật lịch sử (45 trang). 11 Chương 1 KHÁI NIỆM TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU VÀ KỊCH NÓI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ 1.1. Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu qua nghiên cứu của các học giả Tính hiện đại là một khái niệm, một thuật ngữ luôn song hành cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Đối với nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại được xem là một phẩm chất của tác phẩm khi nó đạt tới những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn và chuyển tải được hơi thở của thời đại. Cùng với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại cũng luôn được các nhà hoạt động sân khấu ở Việt Nam và trên thế giới tiếp cận, nghiên cứu. 1.1.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu luôn đi cùng với sự cách tân là quan điểm của đạo diễn sân khấu người Nga G.Tốpxtônôgốp trong cuốn sách Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu [52] đã được đạo diễn Dương Ngọc Đức dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Trên cương vị của một đạo diễn, G.Tốpxtônôgốp cho rằng: "Hiện đại ở đây được hiểu là đề tài hiện đại, phương tiện diễn tả hiện đại, nhân vật hiện đại, diễn viên hiện đại… Tính hiện đại và sự cách tân luôn đứng gần nhau" [52, tr15, tr16]. Theo G.Tốpxtônôgốp: Sân khấu mang tính hiện đại - đó là sự kết hợp của kịch bản hiện đại, đạo diễn hiện đại, diễn viên hiện đại, khán giả hiện đại. Sân khấu hiện đại - đó là tư tưởng hiện đại được biểu hiện bằng hình thức hiện đại,… đó là sân khấu phản ánh cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc nhất [52, tr 15]. Về kịch bản hiện đại, tác giả cho rằng: Một kịch bản hiện đại là ở trong đó có những con người, mà hành động của họ theo những nguyên tắc đạo đức mới..., nói theo cách nói của những người thời đại, nghĩ theo cách nghĩ của 12 người thời đại, cảm theo cách cảm của người thời đại. Theo ông, người tác giả - hiện đại chân chính là người biết nhìn thấy cái mới đang nảy sinh trong cuộc sống… Tài năng của người tác giả là ở chỗ biết làm mới những chất liệu cũ. Tính hiện đại trong nghệ thuật đạo diễn đó chính là tính công dân, người đạo diễn mà không yêu thích tư tưởng của công dân thì sẽ không thể là người đạo diễn hiện đại. Theo G.Tốpxtônôgốp, sẽ không thể thành một đạo diễn hiện đại, chân chính nếu thiếu hiểu biết sâu sắc về tất cả những di sản của nghệ thuật sân khấu cổ điển Nga và thế giới. Đối với nghệ thuật diễn viên, G.Tốpxtônôgốp cho rằng: Tính chất đặc biệt của diễn viên hiện đại trên sân khấu là biết diễn cho chính xác và ngắn gọn. Người diễn viên hiện đại cần liên tục đặt ra cho khán giả những câu đố và để họ tự giải đáp. Nếu diễn viên biểu diễn mà để khán giả hiểu trước được mọi điều chưa diễn ra thì đó là cách diễn cổ lỗ sĩ… Về khán giả, theo G.Tốpxtônôgốp, ở mỗi thời đại khán giả lại đòi hỏi một hình thức cảm thụ nghệ thuật phù hợp. Khán giả hiện đại là bộ phận cấu thành của sân khấu hiện đại. Không có khán giả hiện đại, không thể có sân khấu hiện đại. Trên cương vị của một đạo diễn, G.Tôpxtônôgốp đã tiếp cận tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu từ hầu hết các thành phần sáng tạo, nhận diện tính hiện đại trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm. Theo ông, sân khấu mang tính hiện đại là phải phản ánh cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc nhất. G.Tôpxtônôgốp đã lượng hóa tính hiện đại thành số lượng (đầy đủ) và chất lượng (sâu sắc). Sự đầy đủ và sâu sắc ở đây chính là khả năng phát hiện, nắm bắt những vấn đề của hiện thực và cách thức phản ánh vấn đề đó trong tác phẩm. Tuy nhiên, khi phân tích về tính hiện đại trong các thành phần sáng tạo G.Tôpxtônôgốp đã đồng nhất tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu với sân khấu hiện đại cùng những tiêu chuẩn của cái mới, cái hiện đại, sự cách tân, 13 đánh đồng một thuộc tính mang tính bản chất sang những biểu hiện của hình thức. Điều này chỉ phù hợp khi ông đi tìm lời giải cho khái niệm về một sân khấu hiện đại chứ không phải tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu. Có lẽ đó là lý do mà những lập luận, phân tích của ông về tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu chưa rõ ràng và thống nhất. Không trực tiếp gọi tên những nghiên cứu của mình là tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu, nhưng trong bài viết Những tìm tòi mới [52], tác giả X.A Liôsin đã đưa ra khái niệm tính thời đại khi bàn về sự gắn kết của những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm với hiện thực cuộc sống đương thời. Tác giả cho rằng, thực chất của vấn đề tiến bộ trong kịch, trong sân khấu là ở chỗ sáng tạo ra được những tác phẩm có tính thời đại với ý nghĩa sâu xa nhất của từ này. “Một tác phẩm chỉ có thể có ý nghĩa thời đại thực sự nếu nó gắn liền được một cách hữu cơ cái vĩnh cửu và cái của ngày hôm nay” [52, tr 114]. Nói cách khác, nếu tác phẩm trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm thì tác phẩm đó có tính thời đại. Sự thể hiện của tính thời đại trong tác phẩm đôi khi có thể chỉ là một sự đặt vấn đề, nhưng vấn đề đó phải được mọi người đang quan tâm, kích thích được mọi người cùng suy nghĩ và cùng tìm câu trả lời. Theo tác giả, để đạt được tính thời đại trong nội dung và hình thức của tác phẩm thì tác phẩm phải phản ánh được sự thật ở một dạng thật đông đặc về cuộc sống ngày hôm nay và biểu hiện nó qua ngôn ngữ của các nhân vật kịch; người đạo diễn phải nắm bắt được ý tưởng của tác giả và hiện thực hóa nó trên sân khấu (về nội dung) và nghệ thuật biểu diễn phải tái hiện được những giọng điệu mới của thời đại trong vở diễn; sân khấu cần phải được giải phóng đến mức tối đa khỏi những chi tiết thừa (hình thức)… Tính thời đại không phải là tính kịp thời cũng không phải là cái vĩnh cửu mà là sự gắn liền một cách hữu cơ cái vĩnh cửu và cái của ngày hôm nay, trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm. 14 Tính thời đại cũng chính là khái niệm quen thuộc, trở thành một trong những tiêu chí không thể thiếu của sân khấu đề tài lịch sử. Từ năm 1840, nhà lý luận phê bình sân khấu người Đức Heeman Hetne khi nghiên cứu về kịch lịch sử đã viết rằng: “Kịch lịch sử cần phải thấm nhuần bầu nhiệt huyết của trái tim thời đại mình, quan sát ở đó mẩu vụn vỡ lịch sử một cách cần thiết, làm cho các nhân vật nổi bật lên... Và chỉ khi mà nhiệm vụ lớn lao đó được giải quyết thì mới có thể bắt đầu nói rằng, chúng ta có kịch lịch sử mới” [2, tr 125]. “Bầu nhiệt huyết của trái tim thời đại mình” trong quan điểm của Heeman Hetne chính là tính thời đại, hơi thở thời đại theo như quan điểm của X.A Liôsin và của chúng ta ngày hôm nay. Như vậy, có thể thấy rằng, tính thời đại trong quan điểm của X.A Liôsin và khái niệm thời đại trong quan điểm của Heeman Hetne cũng chính là tính hiện đại mà đạo diễn G.Tôpxtônôgốp đã nghiên cứu. Mặc dù xác lập hai khái niệm khác nhau, nhưng các nhà hoạt động sân khấu đều hướng đến một nội dung, đó là tính chất mới mẻ, phản ánh được sự thật cuộc sống ở dạng đông đặc và sâu sắc, tích hợp được hơi thở cuộc sống đương đại của nghệ thuật sân khấu. Một số học giả khi nghiên cứu về sân khấu đề tài lịch sử đã cho rằng tinh thần thời đại là yếu tố làm nên sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm. Các học giả Trung Quốc đã rất quan tâm đến vấn đề lấy xưa, vì nay (cổ vi kim dụng) và tinh thần thời đại trong kịch về đề tài lịch sử. Theo đó, kịch lịch sử muốn có tính hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khán giả hôm nay, phục vụ cuộc sống hôm nay thì phải phản ánh được tinh thần thời đại, phải mang tính thời đại. Trong cuộc Thảo luận về vấn đề kịch lịch sử [66], tác giả Tư Tiến cho rằng: “Kịch lịch sử nếu không thể hiện được tinh thần thời đại hiện nay, tất nhiên sẽ thiếu hẳn sức sống” [66, tr 75]. Theo tác giả Mã Thiếu Ba: “Xử lý tinh thần thời đại của các vở kịch lịch sử chủ yếu là thông qua việc gắn liền 15 những tinh thần tốt đẹp của thời đại lịch sử mà tác phẩm thể hiện một cách đúng đắn với tinh thần của thời đại vĩ đại của chúng ta hiện nay” [66, tr 75, 76]. Các học giả Lý Kiên Ngô, Tiền Anh Úc, Mao Thuẫn trong các bài viết của mình [66] đều cho rằng, viết kịch lịch sử, viết chuyện người xưa, không có nghĩa là viết cho người xưa, viết kịch lịch sử vì lịch sử. Với tư cách là một thành viên trong đời sống hiện thực, người viết kịch không thể không theo yêu cầu của thời đại mà chọn lọc trong những tài liệu lịch sử mịt mù như bể khói, lấy những đề tài có ý nghĩa đối với hiện tại để viết kịch. Các học giả cho rằng, sự lan tỏa, gắn kết những giá trị tốt đẹp của lịch sử với cuộc sống hôm nay trong mỗi tác phẩm về đề tài lịch sử chính là các nghệ sĩ sáng tạo đã mang đến tinh thần thời đại cho tác phẩm. Chính tinh thần thời đại đã mang đến sự mới mẻ, sức hấp dẫn cho tác phẩm, bởi vì chúng ta không viết kịch lịch sử vì lịch sử. Và như thế, cuộc sống đương đại có vai trò hết sức quan trọng trong sáng tác về đề tài lịch sử. Những vấn đề lịch sử được lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm phải thực sự có ý nghĩa với cuộc sống đương đại, xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, về vấn đề này, một số học giả khác cho rằng, không nên để tinh thần thời đại chi phối quá nhiều đến hiện thực lịch sử được phản ánh trong tác phẩm. Karl Marx và Friedrich Engels sau khi xem vở kịch Franz von Sickingen của F. Lassalle cũng đã có những góp ý rất xác đáng về vấn đề này. Lá thư của Marx gửi cho F. Lassalle ngày 19/4/1859 viết: “Khuyết điểm lớn nhất của đồng chí là bắt chước theo Schiller, tức là biến những nhân vật thành ra chỉ là những người phát ngôn cho tinh thần của thời đại” [6, tr 310] và lá thư của Engels gửi F. Lassalle ngày 18/5/1859: “Theo quan niệm về kịch của tôi là không thừa nhận người ta chạy theo lý tưởng mà quên mất thực tế, chạy theo Schiller mà quên mất Shakespeare” [6, tr 315]. Karl Marx và Friedrich 16 Engels đều thể hiện sự không tán thành với những sáng tác hướng theo lý tưởng, thiếu thực tế, bị tinh thần thời đại chi phối. Như vậy, tính hiện đại, tính thời đại, tinh thần thời đại trong nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu về đề tài lịch sử nói riêng đã được các học giả nước ngoài tiếp cận, nghiên cứu, đồng thời xem đó là tiêu chí đánh giá tác phẩm sân khấu trước yêu cầu đổi mới, phản ánh trúng những vấn đề của thời đại và đáp ứng nhu cầu tinh thần của khán giả đương thời. Qua nghiên cứu của mình, các học giả đã bộc lộ rõ quan điểm về vấn đề này: Tính hiện đại, đó là sự phản ánh cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc nhất; Tính thời đại, đó là sự phản ánh sự thật cuộc sống ở dạng đông đặc, trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm; Tinh thần thời đại trong tác phẩm là sự lựa chọn trúng những vấn đề lịch sử có giá trị với đương đại, gắn kết những vấn đề đó với cuộc sống hôm nay. Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng những khái niệm mà các học giả đưa ra lại thống nhất với nhau về nội dung, đó là: để có thể đồng hành cùng đời sống hiện đại, các tác phẩm sân khấu phải lựa chọn được những vấn đề có giá trị với cuộc sống đương thời, lý giải nó bằng quan điểm khoa học, sâu sắc, trả lời được những câu hỏi mà khán giả hôm nay quan tâm. Nói cách khác, cuộc sống ngày hôm nay chính là lý do để sân khấu đưa các vấn đề của lịch sử, của ngày hôm qua trở về. Sự trở về này phải bằng một hình thức, nội dung mới mẻ, hấp dẫn, vừa trung thành với bản chất của lịch sử, vừa không xa lạ với khán giả hôm nay. Đây chính là những vấn đề mà luận án Tính hiện đại trong kịch nói Việt Nam về đề tài lịch sử tiếp tục kế thừa, nghiên cứu, đi tới thống nhất một tên gọi, một khái niệm về một trong những phẩm chất quan trọng của tác phẩm sân khấu nói chung và kịch nói về đề tài lịch sử nói riêng. 17 1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu về đề tài lịch sử nói riêng đã được các nhà hoạt động sân khấu trong nước nghiên cứu cùng với sự đa dạng về thể tài, thể loại và đề tài của sân khấu Việt Nam. Tính hiện đại cũng được tiếp cận trong mối tương đồng với tính đương thời, tính đương đại, tính thời đại và tính thời sự. Tại Hội nghị đầu tiên Bàn về đề tài lịch sử của Viện Sân khấu [74] tổ chức ngày 17/12/1979 tại Hà Nội, tính đương thời trong sân khấu về đề tài lịch sử đã được đặt ra và nhiều học giả đã xem đó như một tiêu chí, một giải pháp để đổi mới, mang đến tính hiện đại cho nghệ thuật sân khấu. Các tác giả Lê Ngọc Cầu, Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Đức Nam đã đưa ra quan điểm rằng, nếu không vì những vấn đề của hiện tại thì lịch sử không được hồi sinh trên sân khấu hiện đại. Bản thân lịch sử ngày hôm qua không thể giải quyết trực tiếp được những vấn đề của hôm nay, nhưng thông qua tác phẩm nghệ thuật, giá trị của lịch sử được phát huy và nhân lên bởi những con người đang làm nên lịch sử hôm nay, nhằm thúc đẩy, cổ vũ và nâng cao những tình cảm đương thời. Đến Hội nghị chuyên đề Sân khấu với đề tài lịch sử [37] do Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức ngày 20, 21/9/1996 tại Hà Nội thì vấn đề tính đương thời trong sân khấu đề tài lịch sử vẫn tiếp tục được đặt ra. Qua các bài tham luận, các tác giả đều thống nhất rằng những vấn đề của cuộc sống đương thời chính là lý do để câu chuyện lịch sử trong quá khứ được trở về với hiện tại. Các tác giả Tất Thắng, Lê Duy Hạnh, Mịch Quang, Xuân Yến, Dương Ngọc Đức, Hồ Ngọc, Trần Trí Trắc... cho rằng viết về đề tài lịch sử chính là hướng tới con người đương thời, con người hôm nay, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện ngày nay. Các tác giả Nguyễn Đình Thi, Ngô Thảo, Nguyễn Đức Lộc, Hà Văn Cầu, Hoàng Luyện cho rằng sân khấu đề tài lịch sử chính là làm cho 18 lịch sử sống lại với đương thời... Tính đương thời ở đây được các học giả lý giải trên cơ sở mối quan hệ giữa cuộc sống đương thời với những vấn đề của lịch sử trong tác phẩm. Khi hình thành được sự kết nối giữa những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm với cuộc sống hôm nay thì tác phẩm có tính đương thời. Chính tính đương thời đã làm nên giá trị của tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử. Khi bàn về tính đương thời trong sân khấu về đề tài lịch sử, một số học giả đã nhấn mạnh đến vai trò, sự hiện diện của cuộc sống hôm nay trong mỗi tác phẩm. Tại Tọa đàm Nghệ thuật sân khấu sáng tạo về đề tài lịch sử [18] do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức ngày 14/11/2012 tại Hà Nội, các tác giả Phạm Duy Khuê, Nguyễn Văn Thành, Lê Quý Hiền qua các bài tham luận của mình đều tán thành quan điểm rằng: Những vấn đề của lịch sử cần phải được cảm nhận, lý giải theo quan điểm của ngày hôm nay, của đương thời, tìm được mối dây liên hệ với cuộc sống hôm nay thì tác phẩm mới có giá trị. Đến Hội thảo khoa học toàn quốc Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử [17] do Hội đồng Lý luận phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương tổ chức ngày 15/12/2012 tại Hà Nội thì mối quan hệ giữa sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử với cuộc sống đương đại đã trở thành một chủ đề được quan tâm. Trong bài tổng kết Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh đã viết rằng, ông rất tâm đắc với ý kiến của nhà văn Thái Bá Lợi: “Lịch sử là hôm nay”, đồng thời nhấn mạnh “nếu không có những hiện thực của đời sống hôm nay thì ông (nhà văn Thái Bá Lợi) sẽ chẳng thể nào viết được cuốn tiểu thuyết Minh sư” [17, 673]. PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh cũng dẫn lời của GS Hà Minh Đức trong bài tham luận rằng: “Viết về lịch sử không phải để thỏa chí tò mò, tìm hiểu quá khứ mà không có mục đích, mà thực ra đến với lịch sử là nhằm phục vụ cho những vấn đề của hiện tại” [17, tr 673]. Cùng quan điểm đó, nhà nghiên cứu chèo Hà Văn Cầu cho rằng: “Bất cứ tác phẩm 19 nào cũng nhằm phục vụ con người đương thời của tác giả, và trong chừng mực nhất định, phục vụ con người của các thế hệ sau” [17, tr 674]. TS Nguyên An cho rằng: “Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử còn được dẫn dụ bởi những ám ảnh riêng, cảm hứng riêng của cả trăm năm, ngàn năm trước và của những tiếng gọi cũng thật thiết tha của ngày hôm nay nữa...” [17, tr 214]. Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, việc dùng xưa nói nay, dùng cũ nói mới... là những phương pháp nghệ thuật phổ biến, sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử với mục đích lấy lịch sử đã qua để nói về lịch sử đương đại, hoặc để soi rọi vào cuộc sống hôm nay cũng đã rất thông dụng... Tác giả Trần Thị Minh Thu trong luận văn Kịch Việt Nam về đề tài lịch sử (giai đoạn 1985 đến nay) [55] đã gắn kết tính đương thời với tính thời sự khi nghiên cứu về những thuộc tính nghệ thuật trong tác phẩm kịch đề tài lịch sử và cho rằng tính đương thời và tính thời sự có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, trong quá trình sáng tạo, các nghệ sĩ luôn phải đứng trước hai hiện thực: hiện thực lịch sử đã qua và hiện thực hiện tại mà nghệ sĩ đang sống. Trong đó, hiện thực lịch sử là đối tượng phản ánh, hiện thực hiện tại là đối tượng liên hệ và người nghệ sĩ đã bằng thế giới quan của mình phán xét hiện thực lịch sử, từ đó, tìm ra mối dây liên hệ với cuộc sống hôm nay. Theo tác giả: Lịch sử chứa đựng trong nó những gì thuộc về quá khứ, nhưng quá khứ ấy dù được thể hiện trong một tác phẩm nghệ thuật sinh động đến mức nào thì cũng chỉ có ý nghĩa khi nó thấm đượm tính đương thời và tính thời sự. Để có thể tìm ra những gì của quá khứ còn có giá trị với cuộc sống hôm nay, bản thân các nghệ sĩ phải dùng quan điểm hiện đại, cảm thụ hiện đại, thái độ hiện đại để nhìn nhận hiện thực, con người lịch sử... “Nếu một tác phẩm lịch sử nào mà thiếu mất hai yếu tố này thì sự tồn tại của nó sẽ chỉ là vô dụng mà thôi...” [55, tr 69]. 20 Như vậy, tính đương thời trong nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu về đề tài lịch sử nói riêng đã được các học giả, các nhà nghiên cứu đánh giá như một thành tố làm nên tính mới, sự hấp dẫn của tác phẩm. Chính cuộc sống đương thời đã tác động, khơi gợi những xúc cảm sáng tạo về đề tài lịch sử của người nghệ sĩ, đồng thời, nhân lên và phát huy những giá trị tích cực của lịch sử. Tính đương thời còn được các học giả tiếp cận, đánh giá trong mối tương quan với tính thời sự và cuộc sống hôm nay. Qua nghiên cứu của mình, các học giả đều thể hiện sự thống nhất trong quan điểm về mối liên hệ giữa hiện thực lịch sử được phản ánh trong tác phẩm với cuộc sống đương đại, tập trung ở một số luận điểm chính: Sáng tạo sân khấu về đề tài lịch sử chính là làm cho lịch sử sống lại với đương thời, hướng tới con người đương thời; Những vấn đề của lịch sử chỉ có thể đồng hành cùng đời sống đương thời khi nó được phát hiện, tiếp cận, lý giải bằng cảm quan lịch sử nhạy bén và quan điểm, thái độ tích cực của con người hôm nay; Sự phát hiện và lý giải mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và đời sống đương thời sẽ bộc lộ phẩm chất, tài năng của người nghệ sĩ, đồng thời quyết định đến thành công của tác phẩm về đề tài lịch sử. Luôn đề cao vai trò của cuộc sống đương thời trong mỗi tác phẩm về đề tài lịch sử, nhưng PGS.TS Phan Trọng Thưởng đã sử dụng khái niệm thời đại khi đề cập đến sáng tạo sân khấu về đề tài lịch sử. Trong bài viết “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lý luận sáng tác về đề tài lịch sử [57], ông cho rằng, sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử là sáng tạo trên cơ sở của những sự kiện, nhân vật có thật và có sẵn. Do vậy, trong quá trình sáng tạo, nghệ sĩ vừa tự do, vừa không tự do… Người nghệ sĩ được tự do lựa chọn giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử để tiếp tục sáng tạo, nhưng sẽ mất tự do khi phải tuân thủ những nguyên tắc chân thực lịch sử, những chế định của thời đại lên nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, người nghệ sĩ còn một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất