Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ kinh tế phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030

.PDF
285
40
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI  NGUYỄN MINH TÂM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI  NGUYỄN MINH TÂM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Chuyên ngành: THƯƠNG MẠI Mã số: 62.34.10.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 3 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án "Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận án đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Viện Nghiên cứu Thương mại đề ra. Xin trân trọng cảm ơn./. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tâm ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN 5 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI 18 1.1. Khái niệm phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 18 1.1.1. Thương mại và phát triển thương mại 18 1.1.2. Văn minh và hiện đại 21 1.1.3. Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 22 1.1.4. Phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội 23 1.2. Phân biệt giữa cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống và hiện đại 24 1.3. Một số loại hình cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại 26 1.3.1. Siêu thị 26 1.3.2. Trung tâm thương mại 29 1.3.3. Cửa hàng bách hóa 33 1.3.4. Cửa hàng chuyên doanh 33 1.3.5. Cửa hàng tiện lợi 34 1.3.6. Cửa hàng bán giá rẻ 35 iii 1.3.7. Chuỗi cửa hàng bán lẻ 36 1.3.8. Trung tâm kho hàng phân phối 39 1.3.9. Thương mại điện tử 40 1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 41 1.4.1. Tiêu chí định lượng 41 1.4.2. Tiêu chí định tính 43 1.5. Nội dung và sự cần thiết phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 44 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại văn minh, hiện đại 45 1.6.1. Yếu tố kinh tế 45 1.6.2. Yếu tố chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về thương mại 45 1.6.3. Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội 46 1.6.4. Các yếu tố khác 47 1.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 48 1.7.1. Kinh nghiệm của một số Thủ đô quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 48 1.7.2. Một số bài học chung trong phát triển thương mại văn minh, hiện đại 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 59 2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - thương mại Hà Nội 59 2.2. Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008 - 2013 64 2.2.1. Tổ chức mạng lưới, trình độ công nghệ thương mại bán lẻ thành phố Hà Nội 64 iv 2.2.2. Thực trạng cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ thống thương mại bán lẻ 86 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước với phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 90 2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008 - 2013 106 2.3.1. Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 106 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 117 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 120 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển thương mại của Việt Nam và Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 120 3.2. Quan điểm và mục tiêu, phương hướng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 124 3.2.1. Quan điểm 124 3.2.2. Mục tiêu 126 3.2.3. Phương hướng 126 3.3. Giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030 133 3.3.1. Nâng cao và thống nhất nhận thức, chỉ đạo phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 133 3.3.2. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội 134 3.3.3. Hoàn thiện quy hoạch và tạo quỹ đất phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 144 3.3.4. Khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 145 v 3.3.5. Kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm và tăng cường quản lý thị trường 148 3.3.6. Đồng bộ hóa điều kiện và năng lực thương mại điện tử 149 3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại văn minh, hiện đại 150 3.3.8. Khuyến khích các tổ chức thương mại chủ động tự tái cấu trúc và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại 151 3.3.9. Các giải pháp khác 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 157 KIẾN NGHỊ 159 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 170 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CCHC Cải cách hành chính CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân GCNQSD Đ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTX Hợp tác xã NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PCCC Phòng cháy chữa cháy ST Siêu thị STCD Siêu thị chuyên doanh STTH Siêu thị tổng hợp TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMĐT Thương mại điện tử TSBĐ Tài sản bảo đảm TTTM Trung tâm thương mại UBND Ủy ban nhân dân VMHĐ Văn minh, hiện đại AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á GDP Tổng sản phẩm quốc nội WTO Tổ chức Thương mại thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang Bảng 1.1. So sánh thương mại bán lẻ truyền thống và hiện đại 24 1 Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành, phân theo khu vực kinh tế. 60 2 Bảng 2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hoá theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế và phân theo nhóm hàng giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội 62 3 Bảng 2.3. Doanh thu thương nghiệp, dịch vụ phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế 63 4 Bảng 2.4. Số lượng một số loại hình tổ chức thương mại trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 65 5 Bảng 2.5. Phân loại siêu thị trên địa bàn Hà Nội năm 2013 72 6 Bảng 2.6. Phân loại trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội năm 2013. 75 7 Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ 2008 - 2013 87 8 Bảng 2.8. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân theo ngành nghề giai đoạn 2008 - 2013 89 9 Phụ lục 1. Phiếu điều tra, khảo sát 170 10 Phụ lục 2. Tổng hợp kết quả phiếu điều tra, khảo sát 177 11 Phụ lục 3. Dân số trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 182 12 Phụ lục 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu thương mại nội địa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 Phụ lục 5. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội 182 Phụ lục 6. Cơ cấu doanh thu thương nghiệp, dịch vụ phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế 183 13 14 183 viii 15 Phụ lục 7. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013 184 16 Phụ lục 8. Cơ cấu xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013 Phụ lục 9. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013 Phụ lục 10. Cơ cấu nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013 Phụ lục 11. Cơ cấu doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ 2008 - 2013 Phụ lục 12. Cơ cấu cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân theo ngành nghề giai đoạn 2008 - 2013 Phụ lục 13. Lao động các doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn giai đoạn 20082013 Phụ lục 14. Cơ cấu lao động các doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn giai đoạn 2008-2013 185 Phụ lục 15. Lao động thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân theo ngành nghề giai đoạn 2008-2013 Phụ lục 16. Cơ cấu lao động thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân theo ngành nghề giai đoạn 2008-2013 Phụ lục 17. Số thuê bao điện thoại và internet trên địa bàn Hà Nội 189 Phụ lục 18. Số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo ứng dụng CNTT có đến 01/7/2012 Phụ lục 19. Số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo ứng dụng CNTT trên địa bàn Hà Nội có đến 01/7/2012 Phụ lục 20. Số cơ sở SXKD cá thể có địa điểm cố định ứng dụng CNTT trên địa bàn Hà Nội Phụ lục 21. Số lượng các đơn vị có giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội phân theo lĩnh vực hoạt động thời điểm 31/12/2013 Phụ lục 22. Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013. Phụ lục 23. Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 191 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 186 187 187 188 188 189 190 190 191 192 192 193 194 ix 32 Phụ lục 24. Tuyến phố đi bộ - chợ đêm Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm 195 33 Phụ lục 25. Thống kê siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12/2013 Phụ lục 26. Thống kê trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12/2013 Phụ lục 27. Tổng hợp phân loại siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12/2013 196 32 33 201 204 x DANH MỤC CÁC HÌNH TT Nội dung Trang 1 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại. 26 2 Hình 2.1. Biểu đồ Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế. 61 3 Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức thương mại trên địa bàn Hà Nội. 66 4 Hình 2.3. Biểu đồ phân hạng chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013. 66 5 Hình 2.4: Biểu đồ phân loại siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội 2013. 70 6 Hình 2.5. Biểu đồ phân bố hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 73 7 Hình 2.6. Biểu đồ phân loại trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội theo vốn đầu tư. 74 8 Hình 2.7. Biểu đồ phân bố trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội. 76 9 Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu các đơn vị thương mại có giao dịch TMĐT trong tổng số các đơn vị giao dịch TMĐT trên toàn thành phố Hà Nội năm 2013. 82 10 11 Hình 2.9. Biểu đồ tỷ trọng thương mại của các kênh phân phối hiện đại. Hình 3.1. Định hướng phân bố mạng lưới các loại hình tổ chức thương mại chủ yếu ở thành phố Hà Nội. 108 129 xi 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Kinh tế càng phát triển thì hình thức hoạt động thương mại càng phong phú, sự phát triển của thương mại là một trong những yếu tố phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển thương mại của một nước được thể hiện trên cả khía cạnh nội dung và hình thức. Về khía cạnh nội dung, sự phát triển của thương mại được phản ánh qua khối lượng hay giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua bán trao đổi, tạo ra sự thông suốt nối liền sản xuất và tiêu dùng. Về khía cạnh hình thức, sự phát triển thương mại phản ánh việc mua bán trao đổi được tiến hành theo phương thức hay hình thức nào. Tính văn minh và hiện đại của hoạt động thương mại không chỉ góp phần làm tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển trong nền kinh tế mà còn là hình thức biểu hiện sự phát triển của một quốc gia. Văn minh hóa và hiện đại hóa thương mại là hai xu thế có tính quy luật của phát triển thương mại nói chung, thương mại bán lẻ đương đại nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và gia tăng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên tất cả các hoạt động kinh tế. Xuất phát từ vai trò của các hình thức hoạt động thương mại, bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò lưu thông của thương mại đối với phát triển kinh tế, Đảng ta còn nhấn mạnh vai trò của các hình thức hoạt động thương mại, một trong những định hướng quan trọng là phát triển thương mại theo hướng văn minh và hiện đại. Là thủ đô của cả nước, Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thương mại Hà Nội là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của thương mại cả nước, nên đương nhiên được định hướng phát triển văn minh, hiện đại. Đồng thời, phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại còn là điều kiện và công cụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Việc phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Hà Nội mà còn đối với cả nước. Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, mặc dù có nhiều khó khăn song kinh tế Hà Nội vẫn tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức bình quân của cả nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Một trong những nguyên nhân góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua là sự phát triển các hình thức hoạt động thương mại. 2 Bên cạnh các phương thức thương mại truyền thống, nhiều hình thức thương mại mới theo hướng văn minh hiện đại được hình thành và phát triển như hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử… Sự phát triển của các hình thức thương mại này không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần quan trọng đối với việc phát triển thủ đô theo hướng xanh - sạch - đẹp, từng bước đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người dân trong nước cũng như khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, sự phát triển của thương mại Hà Nội còn nhiều hạn chế và không ít bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Số lượng các cơ sở thương mại bán lẻ đã được tăng lên, song tỷ trọng còn nhỏ. Bên cạnh các cơ sở bán lẻ được gọi là “văn minh, hiện đại” vẫn còn những điểm kinh doanh thương mại lấn chiếm vỉa hè lòng đường, làm cản trở giao thông, mất mỹ quan thành phố và gây phản cảm với khách du lịch quốc tế. Về hàng hóa, bên cạnh các cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại, các mặt hàng được bày bán với giá cả được niêm yết rõ ràng, chất lượng bảo đảm; vẫn còn các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, giá cả mập mờ chất lượng không bảo đảm, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các mặt hàng kém chất lượng… Để phát huy vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, cần tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của thương mại Hà Nội thời gian qua, chỉ ra các nguyên nhân hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030" làm đề tài luận án tiến sỹ của mình, với hy vọng kết quả của luận án sẽ góp phần phát triển Thủ đô trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Trên cơ sở nhận diện nội hàm lý luận chung và thực tế, yêu cầu phát triển thương mại văn minh hiện đại trên địa bàn Hà Nội, luận án đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh sự phát triển thương mại trên địa bàn Thủ đô theo hướng văn minh, hiên đại, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 - Nghiên cứu lý thuyết nhằm góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận chung về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại văn minh, hiện đại ở một số Thủ đô các nước trong khu vực và rút ra bài học cho phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại ở thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua. - Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển thương mại Hà Nội, theo hướng văn minh, hiện đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2008 đến 2014, đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Phạm vi nội dung: + Tập trung vào thương mại bán lẻ hàng hóa ở Hà Nội. + Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển của một số cơ sở bán lẻ văn minh, hiện đại tiêu biểu như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán giá rẻ, chuỗi cửa hàng bán lẻ, thương mại điện tử... 4. Phương pháp nghiên cứu - Xuất phát từ câu hỏi đặt ra là: Quan niệm, nội hàm về thương mại văn minh, hiện đại?; Các tiêu chí đánh giá, những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển thương mại văn minh, hiện đại?; Hà Nội đã có thuận lợi và khó khăn, thành công và bất cập nào trong phát triển ngành thương mại theo hướng văn minh, hiện đại?; Phương hướng và các giải pháp nào là chủ yếu và cần có để đẩy nhanh phát triển thương mại trên địa bàn Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại? - Phương pháp nghiên cứu: lịch sử và biện chứng, hệ thống, đồng bộ, từ khái quát đến cụ thể, kết hợp lôgíc và lịch sử, đặc biệt được tiếp cận từ góc độ cho rằng thương mại văn minh, hiện đại là kết quả cộng hưởng và tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, cũng như quản lý nhà nước, có liên quan đến vị thế và yêu cầu phát triển Thủ đô với các địa phương và ngành trong từng giai đoạn, bối cảnh cụ thể...; 4 - Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng hài hòa và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể, gồm: + Các phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn các đơn vị, cá nhân có liên quan và thu thập tài liệu thông qua các nguồn: Thư viện Quốc gia; Thư viện của Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương; Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội (UBND Thành phố, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội...) và thông qua mạng internet, các cơ quan thông tin đại chúng,... + Phương pháp phân tích thống kê (phân tích chỉ số, phương pháp phân tích động thái…) sử dụng trong việc phân tích hiện trạng, thực trạng làm cơ sở dự báo xu hướng phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. + Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, dự báo, lựa chọn... được sử dụng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, xây dựng các quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp thiết thực, có tính khoa học và khả thi để phát triển thương mại văn minh, hiện đại. + Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học thông qua kỹ thuật lọc dữ liệu (AutoFilter) trong chương trình Excel để xử lý số liệu báo cáo thu thập được làm cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá định lượng và định tính về đặc điểm một số ngành hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. 5. Kết cấu luận án Ngoài Mở đầu, Tổng quan, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục các công trình công bố của tác giả và Tài liệu tham khảo, Phụ lục; luận án có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008-2013. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến 2020, tầm nhìn 2030.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất