Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp tỉnh sơn la từ đầu thế kỉ xix đến năm 1945...

Tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp tỉnh sơn la từ đầu thế kỉ xix đến năm 1945

.PDF
247
1
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ PHƯỢNG KINH TÕ N¤NG NGHIÖP TØNH S¥N LA Tõ §ÇU THÕ KØ XIX §ÕN N¡M 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ PHƯỢNG KINH TÕ N¤NG NGHIÖP TØNH S¥N LA Tõ §ÇU THÕ KØ XIX §ÕN N¡M 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ VĂN SEN PGS.TS. NGUYỄN DUY BÍNH HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận án Trần Thị Phượng ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...........8 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................8 1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 .............................................................8 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời trung đại .............................................................8 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc .......................................................10 1.2. Những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp, về các tộc người, về tộc người Thái ở Tây Bắc và Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 ........................................................................................16 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp ........................................................................................................16 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các tộc người ở Tây Bắc .....................19 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về người Thái ở Tây Bắc, Sơn La ............21 1.3. Những vấn đề nghiên cứu đã được làm rõ và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết .............................................................................................25 1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được làm rõ .............................................25 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết ........................................26 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SƠN LA TRƯỚC NĂM 1945 ...............28 2.1. Sự thay đổi đơn vị hành chính ........................................................................28 2.1.1. Sơn La trước thế kỉ XIX ..........................................................................28 2.1.2. Sơn La dưới triều Nguyễn (từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1885) ................29 2.1.3. Sơn La từ năm 1886 đến năm 1945 ........................................................31 2.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ........................................................................32 2.3. Dân cư - xã hội ..................................................................................................35 2.3.1. Dân cư ....................................................................................................35 2.3.2. Xã hội......................................................................................................39 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................49 CHƯƠNG 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1895 .........................................................................................50 3.1. Chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh tế nông nghiệp ............................50 iii 3.1.1. Phân loại ruộng đất ................................................................................50 3.1.2. Đo đạc ruộng đất và lập địa bạ trong cả nước ......................................50 3.1.3. Chính sách ban cấp ruộng đất ...............................................................51 3.1.4. Chính sách khai hoang ...........................................................................52 3.1.5. Chính sách tô thuế ruộng đất .................................................................53 3.2. Tình hình ruộng đất .........................................................................................55 3.2.1. Qua địa bạ ..............................................................................................55 3.2.2. Qua các nguồn tài liệu khác ...................................................................68 3.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ....................................................................83 3.3.1. Trồng trọt................................................................................................84 3.3.2. Chăn nuôi ...............................................................................................95 3.3.3. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .............................................................98 3.4. Nhận xét về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 ..........................................................................................................99 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................109 CHƯƠNG 4: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1895 ĐẾN NĂM 1945 .....................................................................................................111 4.1. Những điều kiện lịch sử mới tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La.....................................................................................................................111 4.1.1. Thực dân Pháp đánh chiếm và đặt ách cai trị tại Sơn La ....................111 4.1.2. Chính sách nông nghiệp của chính quyền thuộc địa ............................114 4.2. Tình hình ruộng đất .......................................................................................119 4.2.1. Diện tích và phân bố ............................................................................119 4.2.2. Các loại hình ruộng đất........................................................................121 4.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ..................................................................129 4.3.1. Trồng trọt..............................................................................................129 4.3.2. Chăn nuôi .............................................................................................140 4.3.3. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ...........................................................145 4.4. Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 ................................................................................................151 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................164 KẾT LUẬN ............................................................................................................165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................170 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................171 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1 PL iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 AFC Phông Nha Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thương mại Đông Dương 2 CB Chủ biên 3 ĐHSP Đại học sư phạm 4 GL4 Gia Long 4 5 KHXH Khoa học xã hội 6 KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân dân 7 MM21 Minh Mệnh 21 8 NCLS Nghiên cứu lịch sử 9 Nxb Nhà xuất bản 10 RST Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ 11 TĐ1 Tự Đức 1 12 TT1 Thiệu Trị 1 13 TT3 Thiệu Trị 3 14 TT4 Thiệu Trị 4 15 TTLTQG I Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 16 tr Trang 17 66.8.13.2.0 66 mẫu 8 sào 13 thước 2 tấc 0 phân (1 mẫu = 10 sào, 1 sào = 15 thước, 1 thước = 10 tấc, 1 tấc = 10 phân) v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố dân cư theo tộc người của các vùng thuộc tỉnh Sơn La năm 1935 - 1936 .................................................................................36 Bảng 2.2. Bảng 3.1. Sự phân tầng xã hội trong thể chế xã hội mường – so sánh giữa người Mường và người Thái ...............................................................46 Danh mục địa bạ Sơn La (Trung tâm lưu trữ quốc gia I) ...................55 Bảng 3.2. Phân bố địa bạ Sơn La theo châu và niên đại .....................................57 Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Tình hình ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Gia Long 4 (1805) ............58 Tình hình ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .......60 Quy mô sở hữu ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Gia Long 4 (1805).........63 Quy mô sở hữu ruộng đất ở Sơn La qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840).....64 Bảng 3.7. Bảng 3.8. Sở hữu ruộng đất của các họ ở Sơn La qua địa bạ Gia Long 4 (1805) .......... 65 Sở hữu ruộng đất của các họ ở Sơn La qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ..................................................................................... 66 Bảng 3.9. Sở hữu ruộng đất của các chức dịch ở Sơn La qua địa bạ Gia Long 4 (1805) .....................................................................................67 Bảng 3.10. Sở hữu ruộng đất của các chức dịch ở Sơn La qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...................................................................................68 Bảng 3.11. Bảng 3.12. Bảng 4.1. Lệ nộp thóc lười của 4 mường phìa ngoài Mai Sơn (Sơn La) ................... 74 Ngày công và thu nhập bằng canh tác trên nương của người Khơ mú ..... 95 Diện tích ruộng của Sơn La năm 1919 phân theo các châu ..............120 Bảng 4.2. Ruộng chức dành cho phìa tạo và các chức dịch thời Pháp thuộc ....123 Bảng 4.3. Sản lượng cánh kiến của tỉnh Sơn La bán ra ngoài tỉnh từ năm 1929 đến năm 1931, phân bổ theo các châu (đơn vị: kg) .................138 Đàn gia cầm ở Sơn La giai đoạn 1929 – 1938 (đơn vị: con) ............145 Bảng 4.4. Bảng 4.5. Bảng 4.6. Thương mại xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La từ năm 1901 đến năm 1931 ...................................................................145 Thương mại xuất khẩu cánh kiến của tỉnh Sơn La từ năm 1901 đến năm 1931 ....................................................................................146 Bảng 4.7. Thương mại xuất khẩu da động vật của tỉnh Sơn La từ năm 1901 đến năm 1931 ....................................................................................149 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1.Diện tích lúa tỉnh Sơn La (1917 - 1941) ..................................................132 Hình 4.2. Sản lượng lúa tỉnh Sơn La (1917 - 1941)................................................133 Hình 4.3. Năng suất lúa tỉnh Sơn La (1917 - 1941) ................................................135 Hình 4.4. Diện tích ngô tỉnh Sơn La (1917 - 1941) ................................................135 Hình 4.5. Sản lượng ngô tỉnh Sơn La (1917 - 1941) ..............................................136 Hình 4.6. Năng suất ngô tỉnh Sơn La (1917 - 1941) ...............................................137 Hình 4.7. Tổng đàn gia súc, gia cầm ở Sơn La giai đoạn 1929 – 1938 (con) .........141 Hình 4.8. Tổng đàn trâu, bò Sơn La giai đoạn 1929 – 1939 (Đơn vị: con) ............143 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lâu đời. Trước khi tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của nông nghiệp Việt Nam nói chung và mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại có những nét khác biệt và biến đổi theo từng thời kì do những tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể. Ở khu vực miền núi hay các vùng biên viễn do điều kiện tự nhiên, đặc điểm tổ chức xã hội có nhiều nét đặc trưng nên tình hình ruộng đất, tập quán canh tác, kỹ thuật sản xuất, phương thức trao đổi… và kinh tế nông nghiệp nói chung cũng có những nét khác biệt. Cho đến nay, hoạt động nông nghiệp ở những khu vực này mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi tụ cư của nhiều tộc người cùng sinh sống nhưng đa phần là người Thái. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đây vẫn là khu vực nằm dưới quyền cai quản chủ yếu của các dòng họ quý tộc người Thái. Do tính chất và tổ chức xã hội có nhiều nét riêng biệt cộng với chính sách quản lý của nhà nước phong kiến Nguyễn cũng như chính quyền thực dân Pháp có sự phân biệt đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 trên nhiều phương diện. Ở Sơn La hiện nay, hầu hết các tộc người vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo, tuyệt đại đa số cư dân sống dựa vào kinh tế nông nghiệp. Song trong thực tế, những nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Sơn La trong lịch sử còn mờ nhạt. Với mục đích đi sâu nghiên cứu nhằm phục dựng lại bức tranh kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La với những biến đổi cụ thể qua hai thời kỳ (từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945), đề tài luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rõ rệt. Đề tài góp phần lấp dần những khoảng trống và làm phong phú thêm bức tranh nhiều màu sắc về kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó góp phần lý giải nguyên nhân của sự phát triển chậm chạp ở các khu vực miền núi như tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần tạo dựng cơ sở, nền tảng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Sơn La – Tây Bắc theo hướng bền vững và hiện đại. Với những lý do trên tôi lựa chọn vấn đề “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945” làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phục dựng lại tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. Luận án rút ra những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công trong cả nước (năm 1945) trong sự đối sánh với khu vực Tây Bắc nói chung và một số địa phương cụ thể như Hòa Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những yếu tố tác động tới kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La (từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945): sự thay đổi đơn vị hành chính, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, đời sống xã hội, các chính sách của nhà Nguyễn, các chính sách của thực dân Pháp… - Phục dựng tình hình kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 qua 2 giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 (mốc thành lập tỉnh Sơn La); từ năm 1895 đến năm 1945, trên các lĩnh vực: tình hình ruộng đất, các loại hình kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi), hoạt động trao đổi buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, một số tác động đến đời sống nhân dân, tình hình chính trị - xã hội… - Chỉ ra những biến đổi về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La giữa hai giai đoạn trong phạm vi nghiên cứu, rút ra một số đặc điểm của kinh tế nông nghiệp địa phương trên cơ sở đặt tỉnh Sơn La trong không gian chung của vùng Tây Bắc và so sánh giữa tỉnh Sơn La với một số địa phương cụ thể như Lai Châu, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang. Tác giả luận án sẽ tiến hành nhiệm vụ này lồng ghép trong từng nội dung của luận án để có minh chứng cụ thể thông qua những dẫn chứng trực tiếp nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 (bao gồm chế độ ruộng đất, kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, xuất khẩu nông sản). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Sơn La đầu thế kỉ XIX, từ thời Gia Long, Sơn La thuộc trấn Hưng Hóa gồm các châu: Thuận, Sơn La, Mộc, Phù Hoa, Mai Sơn, Việt. Theo cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, địa phận Sơn La thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa gồm 6 châu: 3 Phù Yên, Mộc, Thuận, Mai Sơn, Sơn La, Yên. Dưới thời Pháp thuộc, theo Nghị định 10/10/1895, phạm vi Sơn La gồm 12 châu: Mộc, Phù Yên, Sơn La, Yên, Mai Sơn, Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên, Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Phong Thổ. Tuy nhiên, ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Lai, Luân thành lập một tỉnh mới lấy tên là Lai Châu (thuộc đạo Quan binh 4); tách tổng Nghĩa Lộ nhập vào địa bàn tỉnh Yên Bái. Địa hạt Sơn La còn lại 6 châu: Sơn La (hay Mường La và địa phận Thành phố Sơn La hiện nay), Thuận Châu, Mai Sơn, Yên, Mộc, Phù Yên (gồm cả Bắc Yên ngày nay) và được duy trì đến hết thời Pháp thuộc. Địa phận tỉnh Sơn La bao gồm 6 châu như trên chính là không gian nghiên cứu của luận án. Về thời gian: Luận án nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945, tương ứng với giai đoạn từ khi nhà Nguyễn tiến hành lập địa bạ trong cả nước thời Gia Long năm 1805 đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945. Về nội dung: Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Còn theo nghĩa hẹp kinh tế nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Với các tộc người ở tỉnh Sơn La, ngoài hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, các tộc người còn đánh bắt và nuôi cá (người Thái) cũng như khai thác các sản vật trong rừng. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát các tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp và các nguồn tài liệu trong nước, chúng tôi chỉ tiếp cận được với những số liệu và ghi chép về hoạt động trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu. Còn những tài liệu về hoạt động khai thác rừng, đánh bắt cá của người Thái rất ít, nếu có cũng chỉ là một số nhận xét về thói quen dựa vào tự nhiên của các tộc người. Mặc dù đây là một trong những hoạt động giúp các tộc người nhất là người Thái đảm bảo nguồn thực phẩm nhưng những hoạt động này mang tính chất tự phát, theo mùa, phục vụ nhu cầu từng gia đình và cống nạp cho bộ phận thống trị… Hay nói cách khác, nuôi trồng thủy sản ở trong ao, ruộng của người Thái chỉ như sinh kế bổ sung của tộc người này; còn lâm nghiệp chủ yếu là khai thác các sản vật lâm nghiệp và lâm nghiệp ngoài gỗ để tiêu dùng trong gia đình nên chúng tôi không đủ dữ liệu để phân tích, đánh giá. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu kinh tế nông nghiệp truyền thống tỉnh Sơn La bao gồm hai ngành trồng trọt và chăn nuôi qua hai giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến khi tỉnh Sơn La được thành lập (năm 1895) và từ năm 1895 đến năm 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Với đề tài “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945”, tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac – 4 Lênin, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về những yếu tố tác động tới kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La, thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh trong phạm vi nghiên cứu, chỉ ra những biến đổi của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La qua hai giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945, rút ra một số đặc điểm của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành Lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu... Trong đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử giúp tác giả luận án tái hiện lại một cách chính xác, có hệ thống các vấn đề kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La theo tiến trình thời gian và đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp lôgic giúp tác giả luận án phân tích và trình bày các vấn đề nghiên cứu cần phải giải quyết hay các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án được chặt chẽ, liền mạch và hợp lý nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Phương pháp thống kê nhằm thu thập tài liệu bởi luận án sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau (nguồn tài liệu tiếng Pháp, nguồn tài liệu Hán – Nôm, nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã tại địa phương, các công trình nghiên cứu sách chuyên khảo, luận án...), xử lý và chắt lọc dẫn chứng và tài liệu quan trọng. Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu những thay đổi về kinh tế nông nghiệp của Sơn La qua 2 giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1945, đồng thời có so sánh chọn điểm với một số tỉnh ở miền núi phía Bắc. Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình tiến hành làm luận án. Tác giả tiến hành sưu tầm các nguồn tài liệu tiếng việt, tiếng Thái, Hán Nôm, tiếng Pháp có liên quan đến luận án. Từ những tài liệu sưu tầm được tác giả tiến hành phân định mức độ liên quan đến luận án và tiến hành sắp xếp, xử lí các nguồn tư liệu phù hợp với từng nội dung cụ thể trong luận án. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành nhất là dân tộc học, địa lý học… kết hợp điều tra, phỏng vấn, điền dã tại địa phương. Bởi trong luận án, các nghiên cứu dân tộc học về các tộc người đặc biệt là các hoạt động kinh tế nông nghiệp được mô tả, phục dựng qua hàng loạt quá trình điền dã, thu thập tư liệu của các nhà dân tộc học. Từ đó, tác giả luận án cũng tiến hành phỏng vấn những nhà nghiên cứu, những người cao tuổi của các tộc người, 5 tiến hành điền dã, khảo sát tại địa phương để có thêm những dữ liệu và đối chứng với những tài liệu lưu trữ nhằm phục dựng một cách hoàn chỉnh nhất về kinh tế nông nghiệp truyền thống của các tộc người tại tỉnh Sơn La. 4.2. Nguồn tài liệu Trong luận án tác giả sử dụng ba nguồn tài liệu: nguồn tài liệu lưu trữ được lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (TTLTQG I), Hà Nội bao gồm nguồn tài liệu địa bạ dưới triều Nguyễn và nguồn tài liệu tiếng Pháp; nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã tại địa phương; nguồn tài liệu tham khảo là các công trình nghiên cứu, sách, luận án, luận văn, các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo… Cụ thể: - Thứ nhất, với nguồn tài liệu lưu trữ: + Nguồn tài liệu địa bạ trong luận án tác giả sử dụng các bản địa bạ của tỉnh Sơn La được lưu tại TTLTQG I, Hà Nội. Với 34 địa bạ bằng chữ Hán Nôm của tỉnh Sơn La là 34 động, xã thuộc các thời điểm khác nhau. Địa bạ thời Gia Long thuộc 5 châu (Phù Yên, Thuận, Sơn La, Mai Sơn, Mộc). Địa bạ thời Minh Mệnh thuộc 5 châu (Phù Yên, Thuận, Yên, Sơn La, Mai Sơn). Thông tin do địa bạ cung cấp rất phong phú, không chỉ gồm các số liệu về diện tích ruộng đất theo các loại hình sở hữu, chủ sở hữu, các xứ đồng mà còn chứa đựng những tư liệu về địa giới các đơn vị hành chính, về từng thửa ruộng, những tư liệu liên quan đến cảnh quan tự nhiên, như: các loại địa hình, sông, hồ, ao đầm, đồi gò, chất lượng ruộng đất...; liên quan đến chỗ ở của một số nhân vật lịch sử... của tỉnh Sơn La thời Nguyễn. Có thể nói, đối với kinh tế nông nghiệp, ruộng đất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nên những tư liệu địa bạ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với luận án. Tuy nhiên, những tư liệu địa bạ này chủ yếu tập trung ở thời Gia Long 4 (1805) với 19 địa bạ và cũng là niên đại địa bạ triều Nguyễn sớm nhất ở Sơn La. Kế đến là địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840) với tổng số 11 địa bạ, địa bạ năm Thiệu Trị 1 (1841), Thiệu Trị 3 (1843), Thiệu Trị 4 (1844), Tự Đức 1 (1848) mỗi năm có 1 địa bạ. Niên đại địa bạ triều Nguyễn muộn nhất ở Sơn La là địa bạ năm Tự Đức 1 (1848). Như vậy, hạn chế của luận án khi nói tới vấn đề ruộng đất ở Sơn La sẽ thiếu các số liệu từ năm 1848 đến 1895. Thêm vào đó, các tư liệu địa bạ này được lập không phải ở tất cả các động, xã cùng một thời điểm nên không thể thấy được tính liên tục cũng như sự thay đổi của tình hình ruộng đất. Trong thông tin do địa bạ Sơn La cung cấp, các vấn đề liên quan đến kinh tế nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi… lại rất ít. Như vậy, nguồn tư liệu gốc như địa bạ không thể nghiên cứu hết tình hình nông nghiệp ở Sơn La thời kỳ này, tác giả luận án buộc phải phục dựng lại bức tranh kinh tế nông nghiệp Sơn La thời phong kiến thông qua các nguồn tài liệu như các công trình 6 chính sử thời Nguyễn để hiểu chính sách chung về nông nghiệp, những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp cả nước đầu thế kỉ XIX như các công trình sách báo, luận án mà tác giả sẽ làm rõ ở phần Tổng quan, thêm vào đó là các tài liệu địa phương như phần tài liệu sưu tầm, điền dã tác giả luận án sẽ làm rõ ngay sau đây. + Nguồn tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp được lưu tại TTLTQG I, Hà Nội. Tài liệu được tác giả khai thác chủ yếu thuộc về các nội dung: báo cáo kinh tế (từ năm 1902 đến năm 1941), báo cáo tình hình chung của tỉnh hàng năm, các phiên họp hội đồng tỉnh, các biên bản chuyển nhượng, các đơn xin cấp đất… chủ yếu ở phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (với kí hiệu RST) và phông Nha Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thương mại Đông Dương (với kí hiệu AFC). Tuy nhiên, các tài liệu tiếng Pháp cũng bị gián đoạn, thiếu các số liệu thống kê mang tính chất liên tục. – Thứ hai, đối với nguồn tài liệu sưu tầm, điền dã tại địa phương: Nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng trong luận án là luật tục của người Thái ở các địa phương như Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu, Mai Sơn… đã được Cầm Trọng, Ngô Đức Thịnh sưu tầm, dịch ra tiếng Việt và tập hợp lại trong công trình Luật tục Thái ở Việt Nam [155]. Thông qua các bản luật tục này, tác giả luận án có những đối sánh với tài liệu gốc nhất là thời kì phong kiến nhà Nguyễn để xem xét mức độ thực hiện chính sách nông nghiệp và ruộng đất của triều đình trung ương với các tộc người ở Sơn La. Đặc biệt, qua luật tục của người Thái cũng làm rõ được những loại hình sở hữu ruộng đất ở Sơn La thời kì trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các cuốn Chuyện kể bản mường (Quam tô mương) của người Thái tại các động/xã thuộc các châu ở Sơn La như Mai Sơn, Thuận, Mộc, Phù Yên, Yên…, các sách ghi chép lai lịch các dòng họ chúa đất ở từng địa phương như Lai lịch dòng họ Bạc Cầm ở Mường Muổi (Thuận Châu), Danh sách tổ tiên họ Lò Cầm ở Mai Sơn… cũng đã cung cấp cho tác giả luận án những căn cứ quan trọng khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp các tộc người, đặc biệt là người Thái ở Sơn La. Ngoài ra còn có những tư liệu truyền miệng và tư liệu phỏng vấn những nhà nghiên cứu Thái học, những nghệ nhân người Thái, người cao tuổi của các tộc người am hiểu lịch sử… Tuy nhiên, tất cả các nguồn tư liệu này đều viết về người Thái là chủ yếu, các tộc người khác có được nhắc đến nhưng với tư cách là những bộ phận lệ thuộc vào người Thái, chỉ có người Thái nơi đây mới có những ghi chép thông qua các bản luật tục đến trước năm 1945. Vì vậy, đối với những nghiên cứu về nông nghiệp tỉnh Sơn La nhất là thời kì phong kiến khi bị khuyết các tài liệu gốc như địa bạ, tác giả luận án đã sử dụng đến luật tục của người Thái để minh chứng, phác họa những luận điểm đưa ra trong tài liệu gốc, tìm ra những điểm tương đồng, khác 7 biệt, từ đó chỉ ra những đặc trưng trong kinh tế nông nghiệp cũng như tình hình ruộng đất của tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. - Thứ ba, đối với nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu, sách, luận án, luận văn, các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo… đây là những tài liệu tham khảo đề cập đến hàng loạt các vấn đề liên quan đến kinh tế nông nghiệp cả nước nói chung, vùng Tây Bắc và tỉnh Sơn La nói riêng trên những khía cạnh khác nhau. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án được coi là một trong những công trình đầu tiên tái hiện lại một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. - Luận án phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La như: điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử hình thành, các chính sách của nhà nước phong kiến và thực dân Pháp từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945. - Kết quả nghiên cứu của Luận án đã góp phần làm rõ những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La nói riêng, khu vực Tây Bắc nói chung từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 như: ruộng đất manh mún; mang nặng tính chất tự cung tự cấp, phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên; phương thức canh tác lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ công theo kiểu “chọc lỗ tra hạt”, năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi thấp kém; phương thức bóc lột đặc trưng chủ yếu là “cống nạp sản vật và phu phen tạp dịch không công”… - Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung; kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu tham khảo để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường Đại học, Cao đẳng và Phổ thông ở khu vực Tây Bắc và cả nước. - Kết quả nghiên cứu về “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945” góp phần tạo dựng cơ sở, nền tảng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu để ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Sơn La – Tây Bắc hiện đại và bền vững, nhất là bài học về quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Khái quát về tỉnh Sơn La trước năm 1945 Chương 3: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1895 Chương 4: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945 Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều tác giả đề cập tới trong hàng loạt các công trình nghiên cứu. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời trung đại Trước hết phải kể đến công trình Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (thế kỷ XV) của tác giả Phan Huy Lê [129]. Với nguồn tư liệu chủ yếu là các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến, tác giả đã trình bày khái quát những nét lớn về chính sách ruộng đất và tình hình kinh tế nông nghiệp của nước ta thế kỷ XV. Đây được coi là công trình đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất của Việt Nam trong suốt thời kì phong kiến. Với vấn đề ruộng đất, nông dân dưới triều Nguyễn thế kỉ XIX, tác giả Nguyễn Kiến Giang đã xuất bản công trình Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám [118]. Đây được coi là công trình phác họa đầy đủ, sâu sắc những vấn đề liên quan đến kinh tế nông nghiệp, sở hữu ruộng đất, thực trạng nông dân Việt Nam thời phong kiến và sự bóc lột của đế quốc... Khi nhắc tới tình hình nông dân thuộc các dân tộc thiểu số tác giả đã khẳng định “thời phong kiến, ở vùng tồn tại chế độ thổ ty, lang đạo, phìa tạo... mà ruộng đất căn bản là của công (tức là của thổ ty, lang đạo) song “ruộng đất ở các vùng này tuy gọi căn bản là của công song thực tế đều do bọn thống trị chiếm giữ và phân phối” [118, tr.234]. Có thể nói, tác phẩm này đã chỉ rõ những nét đặc trưng bao trùm trong quyền sở hữu ruộng đất của các tộc người Thái, Tày – Nùng, Mường. Từ đó tác giả luận án có thể đi vào tìm hiểu, làm rõ những đặc trưng này diễn biến như thế nào ở tỉnh Sơn La - nơi mà chế độ phìa tạo của người Thái có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong xã hội cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, chúng ta thấy xuất hiện một số chuyên khảo lớn, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất – kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Trong đó đáng chú ý là cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Vũ Huy Phúc (1979) [135]. 9 Trong tác phẩm này tác giả đã hệ thống hóa những chính sách ruộng đất lớn của nhà Nguyễn, các biểu ngạch về tô thuế ruộng đất, những tác động qua lại và hậu quả của chính sách ruộng đất đối với yêu cầu phát triển của lịch sử nửa đầu thế kỷ XIX... Trong tình hình chung của cả nước qua các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức đã thấy được những thay đổi trong chính sách ruộng đất, tình hình sở hữu ruộng đất công tư, đời sống nông dân, tô thuế ruộng đất của từng khu vực… Sơn La nửa đầu thế kỉ XIX nằm trong khu vực Hưng Hóa đã được đề cập tới với những thay đổi trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Dĩ nhiên khi nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tại một địa phương cụ thể như Sơn La phải đặt trong bối cảnh chung của cả nước, đặt trong những chính sách chung của nhà Nguyễn. Công trình Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của các tác giả Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang (chủ biên) [150] đã nghiên cứu địa bạ thời Nguyễn và tình hình ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, làm rõ được tình hình kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân dưới thời Nguyễn (1802 – 1884), cũng như chỉ ra những chuyển biến kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khi thực dân Pháp xâm lược. Nhiều vấn đề liên quan đến Sơn La trong thời kì này được làm sáng tỏ trên cơ sở nghiên cứu tình hình chung của cả nước như: Vì sao địa bạ Sơn La tập trung phần lớn vào niên đại Gia Long 4 (1805)? “Phần lớn địa bạ (59%) có niên đại Gia Long 4 (1805) tập trung các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ” [150, tr.11]. Cũng lí giải vì sao địa bạ tập trung thời kì này “địa bạ Bắc Kỳ gồm 4.296 tập với 8.704 địa bạ của 162 huyện đương thời thuộc 9 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ…, và 10 tỉnh miền núi…” trong đó có Sơn La [150, tr.12]. Với số lượng 7.225 bản có niên đại Gia Long 4 (1805) chiếm 83%, “Đây là năm triều Nguyễn tiến hành đợt làm địa bạ đầu tiên, trên đất Bắc Hà” [150, tr.12]. Đây là một trong số rất ít tác phẩm đề cập cụ thể, chi tiết đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn. Có thể nói tác phẩm này đã cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở tiền đề để đặt vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Sơn La trong sự phát triển chung của cả nước. Bên cạnh các cuốn sách nói trên, còn có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Dân tộc học của các tác giả: Nguyễn Hồng Phong, Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, NCLS, 1/1959, tr. 42-55 [236]. Trương Hữu Quýnh, Vấn đề ruộng đất bỏ hoang ở đồng bằng Bắc Bộ buổi đầu thời Nguyễn, NCLS, 261/1992, tr. 26-30 [242]. Vũ Minh Quân với Khái quát về tình hình ruộng đất và giải quyết vấn đề ruộng đất của Nhà nước ở nửa đầu thế kỷ XIX, NCLS, số 4 (914), tr. 52 – 58 [239]... Các bài 10 viết trên đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến. Điều này đã giúp tác giả có những nhận định ban đầu khi đặt chế độ ruộng đất của Sơn La trong sự vận động của chế độ sở hữu ruộng đất của cả nước nói chung và bên cạnh các vùng miền khác nói riêng. Khi nhắc đến sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở các địa phương cụ thể qua các thời điểm đã xuất hiện nhiều công trình, tiêu biểu trong số này phải kể đến các luận án đã được bảo vệ thành công: Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải – Luận án Phó Tiến sĩ của tác giả Bùi Quý Lộ (1987) [233], Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn – Luận án Phó Tiến sĩ của tác giả Đào Tố Uyên [257]. Gần đây xuất hiện một số luận án Tiến sĩ về ruộng đất, kinh tế nông nghiệp của một số huyện, tỉnh trong cả nước như: Luận án của tác giả Bùi Việt Hùng, Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, ĐHSP Hà Nội, 1999 [227]. Tác giả Trịnh Thị Thủy, Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) nửa đầu thế kỉ XIX, Hà Nội, 2002 [247]. Tác giả Thái Quang Trung, Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX, ĐHSP Hà Nội, 2009 [253]. Tác giả Đàm Thị Uyên (2000), Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX, ĐHSP Hà Nội [258]. Luận án Kinh tế, văn hóa huyện La Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Lê Hiến Chương (2013), ĐHSP Hà Nội [218]. Tác giả Nguyễn Thành Lương (2016), Vấn đề sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa đầu thế kỷ XIX, Học viện KHXH, Hà Nội [235]… Các luận án trên giúp tác giả có định hướng nhất định khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp địa phương đồng thời thông qua các luận án, tác giả có thể rút ra những đặc trưng của kinh tế nông nghiệp Sơn La với các địa phương khác trong cả nước. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc * Nhóm công trình nghiên cứu của người Pháp Nông nghiệp Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của chính quyền và các nhà thực dân Pháp từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt liên quan tới chế độ ruộng đất, thủy lợi và sản xuất nông nghiệp (cây trồng, sản lượng, năng suất, xuất khẩu nông sản). Về chế độ ruộng đất, đã có một số công trình chuyên khảo đề cập tới chế độ ruộng đất trước khi người Pháp xâm lược Việt Nam và những can thiệp, thay đổi của chế độ ruộng đất trong thời kỳ thuộc địa. Trong số đó phải kể tới các nghiên cứu 11 của Albert Boudillon công bố năm 1915 và năm 1927; nghiên cứu của Pierre Aquarone năm 1915; Nghiên cứu của E. Rény năm 1931; của P. de Feyssal năm 1931. Trong hai nghiên cứu của mình với tựa đề, Le régime de la propriété foncière en Indochine: ce qui à été fait, ce qu'il faudrait faire, Émile Larose, Libraire-éditeur, Paris, 1915 (Chế độ sở hữu ruộng đất ở Đông Dương, việc đã làm và sẽ cần phải làm) [183] và La réforme du régime de la propriété foncière en Indochine, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoï, 1927 (Cải cách chế độ sở hữu ruộng đất ở Đông Dương) [184], Albert Boudillon đề cập chi tiết các chính sách can thiệp của chính quyền thuộc địa Pháp vào chế độ ruộng đất ở Việt Nam, đặc biệt là các quy định liên quan tới chế độ sở hữu đất nhượng trong toàn cõi Đông Dương, trong đó có Việt Nam, như: quy định về thủ tục cấp nhượng, vai trò chính quyền các cấp, số diện tích được cấp nhượng, trách nhiệm và quyền sở hữu của người nhận đất nhượng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng liên quan tới cải cách chế độ ruộng đất ở Đông Dương, trong tác phẩm La réforme foncière en Indochine (Cải cách ruộng đất ở Đông Dương), Paris, 1931, tác giả P. de Feyssal [201] cũng đề cập tới những thay đổi trong chính sách ruộng đất của chính quyền thuộc địa ở Đông Dương và Việt Nam, đặc biệt là chế độ đất nhượng cho cá nhân và công ty Pháp để lập đồn điền. Nếu như Albert Boudillon tập trung nghiên cứu về quyền sở hữu đất nhượng thì E. Rény tập trung nghiên cứu, khảo sát về thực tiễn, hiệu quả của việc quản lý ruộng đất thông qua địa bạ. Trong các công trình Monographie générale du cadastre en Indochine, Éditeur Scientique, Paris, 1931 (Chuyên khảo chung về địa bạ ở Đông Dương) [191], E. Rény đề cập tới lịch sử thiết lập địa bạ, quản lý ruộng đất ở Việt Nam trước và trong thời kỳ thuộc địa, trong đó có đề cập tới địa bạ và quản lý đất đai ở các tỉnh Bắc Kỳ. Cũng liên quan tới quản lý ruộng đất, Pierre Aquarone đề cập tới vấn đề an ninh trong sở hữu ruộng đất và bất động sản ở Đông Dương nhìn từ phương diện luật pháp. Trong công trình nghiên cứu Les sûretés immobilières en Indochine: essai théorique et critique, Université de Bordeaux, 1936 (An ninh bất động sản ở Đông Dương, lý thuyết và phê phán) [205]. Pierre Aquarone phê phán những hạn chế trong chính sách quản lý ruộng đất và đề xuất thiết chặt thực hiện các quy định liên quan tới việc đầu cơ ruộng đất, vấn đề sở hữu ruộng đất của người nước ngoài ở Đông Dương và Việt Nam. Liên quan tới chế độ ruộng đất và chính sách quản lý ruộng đất của chính quyền thuộc địa, năm 1930, chính quyền Đông Dương cho công bố một cuốn sách 12 gồm tất cả các Sắc lệnh, Nghị định và Thông tri của Chính phủ Pháp, chính quyền thuộc địa Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) về chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ thuộc địa cho đến năm 1929. Cuốn sách có tựa đề Recueil des décrets, arrêtés et circulaires relatifs au régime de la propriété foncière en Cochinchine et dans les concessions françaises en Annam et au Tonkin, Imprimerie d’ExtrêmeOrient, Hanoï, 1930 (Tập hợp các Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư về chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Kỳ, trong các vùng nhượng địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ) [194]. Trong số các Nghị định về chế độ ruộng đất, có các Nghị định quan trọng ngày 19/9/1926, ngày 4/11/1928 quy định về quyền sở hữu đất nhượng của người bản xứ, công dân Pháp, công dân và các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thuộc địa hóa nông nghiệp ở Đông Dương. Về phân bố và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam thời Pháp thuộc, năm 1940, tác giả Pierre Gourou công bố tác phẩm L’utilisation du sol en Indochine, Paris (Sử dụng đất ở Đông Dương) [206]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đề cập tới phân bố đất trồng, diện tích trồng, hiện trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng. Khía cạnh thứ hai quan trọng của nông nghiệp Việt Nam thời thuộc địa được các nhà nghiên cứu Pháp quan tâm đó là vấn đề thủy lợi. Đã có một số chuyên khảo về thủy lợi, trong đó phải kể tới cuốn L’Hydraulique agricole en Indochine của tác giả Constantin, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoï, 1918 (Thủy lợi cho phát triển nông nghiệp ở Đông Dương) [190]; Nghiên cứu của Pétayvin, La crue du fleuve Rouge et les inondations du Tonkin en 1915, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoi, 1916 (Lũ sông hồng và lụt ở Bắc Kỳ năm 1915) [204]… Các nghiên cứu trên đề cập tới tình trạng lũ lụt, vỡ đê, hạn hán và chính sách phát triển nông nghiệp của chính quyền thuộc địa, trong đó có việc nghiên cứu, xây dựng các công trình thủy lợi: đào kênh, đắp đê, xây dựng hệ thống tưới tiêu, xây cống, trạm bơm của chính quyền thuộc địa Pháp trong các tỉnh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, trong đó có đề cập tới hạn hán, lụt lội ở tỉnh Sơn La năm 1915 gây ra sự sụt giảm sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, những thông tin liên quan tới tỉnh Sơn La rất ít và không tập trung. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa còn được đề cập rải rác trong các nghiên cứu của người Pháp về tình hình kinh tế Đông Dương. Kinh tế Việt Nam trước năm 1929 có các nghiên cứu như: La situation de l’Indochine de 1902 à 1907, Saigon, 1908 của Paul Beau (Tình hình kinh tế Đông Dương từ 1902 đến 1907) [202]; Note sur la situation économique de l’Indochine depuis le début de la guerre, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoï, 1915 của George Guerrier (Ghi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất