Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học...

Tài liệu Luận án tiến sĩ kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học

.PDF
181
1
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số : 9220120 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Trà My 2. TS. Trần Ngọc Hiếu HÀ NỘI MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4 5. Đóng góp mới của luận án.................................................................................4 6. Cấu trúc luận án.................................................................................................5 Chương 1 TỔNG QUAN.........................................................................................6 1. 1. Kịch bản như là một thành tố của phim truyện điện ảnh................................6 1.1.1. Phim truyện điện ảnh như một phương thức kể chuyện............................6 1.1.2. Kịch bản - khâu khởi đầu của phim truyện điện ảnh...............................12 1.2. Những công trình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh.......................13 1.2.1. Nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh trong những công trình nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh....................................................................................13 1.2.2. Nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh trong những công trình nghiên cứu liên ngành văn học - điện ảnh và trong nghiên cứu văn học.......................28 1.3. Nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như một thể loại văn học: Vấn đề nguyên tắc xác lập thể loại...................................................................................32 1.3.1. Vấn đề thể loại văn học...........................................................................32 1.3.2. Quan điểm nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học34 Tiểu kết chương 1................................................................................................36 Chương 2 KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ MÔ HÌNH THẾ GIỚI QUAN..................................................................................................37 2.1. Tiếp cận đời sống ở những xung đột, mâu thuẫn hay là dấu ấn tư duy kịch bản sân khấu trong kịch bản phim truyện điện ảnh.....................................................39 2.1.1. Tính chất kịch tính trong kịch bản phim truyện điện ảnh........................40 2.1.2. Mức độ kịch tính trong kịch bản phim truyện điện ảnh...........................42 2.2. Tiếp cận đời sống ở thì hiện tại chưa hoàn thành hay là dấu ấn tư duy tiểu thuyết trong kịch bản phim truyện điện ảnh.........................................................50 2.2.1. Thế giới chưa ngã ngũ, chưa hoàn kết.....................................................50 2.2.2. Tính chất đời thường...............................................................................54 2.3. Giới hạn tiếp xúc đời sống và những xu hướng chính của kịch bản phim truyện điện ảnh................................................................................................................60 2.3.1. Xu hướng kịch hóa..................................................................................61 2.3.2. Xu hướng tiểu thuyết hóa........................................................................67 Tiểu kết chương 2................................................................................................79 Chương 3 KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ MÔ HÌNH GIAO TIẾP............................................................................................................80 3.1. Đối tượng giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh................................80 3.1.1. Cộng đồng làm phim và khán giả mục tiêu.............................................80 3.1.2. Người đọc tự do......................................................................................89 3.2. Tính biểu hành của kịch bản phim truyện điện ảnh và vai trò của tác giả.....92 3.2.1. Tính biểu hành của kịch bản phim truyện điện ảnh.................................92 3.2.2. Vai trò của tác giả kịch bản phim truyện điện ảnh..................................94 3.3. Tính tạo sinh của kịch bản phim truyện điện ảnh và số phận của tác giả......98 3.3.1. Tính tạo sinh của kịch bản phim truyện điện ảnh....................................98 3.3.2. Số phận tác giả kịch bản phim truyện điện ảnh.....................................109 Tiểu kết chương 3..............................................................................................112 Chương 4 KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ MÔ HÌNH TỰ SỰ..................................................................................................................114 4.1. Cấu trúc trần thuật của kịch bản phim truyện điện ảnh...............................114 4.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba.............................................................114 4.1.2. Góc quay như một điểm nhìn................................................................115 4.2. Trường đoạn và nhịp điệu tự sự trong kịch bản phim truyện điện ảnh........122 4.2.1. Trường đoạn..........................................................................................122 4.2.2. Nhịp điệu tự sự......................................................................................126 4.3. Lời văn của kịch bản phim truyện điện ảnh.................................................130 4.3.1. Tính tạo hình.........................................................................................131 4.3.2. Tính gợi................................................................................................137 4.3.3. Sự tương đồng của ngôn từ kịch bản phim truyện điện ảnh với một số thể loại văn xuôi tự sự..........................................................................................141 Tiểu kết chương 4..............................................................................................146 KẾT LUẬN..........................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................152 PHỤ LỤC.............................................................................................................170 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính đến nay, điện ảnh đã có hơn 100 năm ra đời và phát triển. Mặc dù ban đầu xuất phát điểm của nó chỉ được hình dung như là trò tiêu khiển trong đời sống thị dân phương Tây, điện ảnh dần trở thành nghệ thuật thứ bảy có vị trí, vai trò lớn lao trong đời sống văn hóa bên cạnh các loại hình nghệ thuật truyền thống đã xuất hiện từ thời cổ đại. Được ghi nhận là nghệ thuật tổng hợp - có rất nhiều yếu tố cấu thành - điện ảnh dung hợp đa dạng loại hình nghệ thuật: hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, kiến trúc… và trong đó có văn học. Bộ phận quan trọng nhất của văn học thực hiện kiến tạo bộ phim là kịch bản. Vị trí kịch bản quan trọng tới mức Alfred Hitchcock - nhà làm phim nổi tiếng nước Anh, một trong những đạo diễn lớn nhất lịch sử điện ảnh khẳng định: "Để làm nên một bộ phim lớn, cần ba thứ: kịch bản, kịch bản và kịch bản" [46]. Với chất liệu ngôn ngữ - chất liệu của văn học, kịch bản cho thấy điều hiển nhiên: văn học là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm điện ảnh. 1.2. Những năm gần đây, nghiên cứu điện ảnh đang là một lĩnh vực phát triển năng động và có nhiều đổi thay quan trọng. Tại các trường đại học ở nhiều quốc gia, khoa Điện ảnh được thành lập. Tuy nhiên, đời sống học thuật vẫn rất thưa vắng những nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh dưới góc nhìn văn học, dù kịch bản có vị thế đặc biệt. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, trên báo Văn Nghệ đã có cuộc thi sáng tác kịch bản, hai tác phẩm nổi tiếng đoạt giải là Cây bạch đàn vô danh (Nguyễn Quang Thân), Trăng trên đất khách (Nguyễn Thị Hồng Ngát). Rất nhiều nhà thơ, nhà văn Việt Nam hoạt động sôi nổi trong các Hội Điện ảnh, lĩnh vực điện ảnh như: Đặng Nhật Minh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phạm Thùy Nhân, Lê Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Ngọc Tiến, Chu Lai, Ngụy Ngữ, Hoàng Nhuận Cầm... Như vậy, Việt Nam đã sớm ý thức được vai trò đặc biệt của kịch bản phim truyện điện ảnh trong cả hai loại hình nghệ thuật: điện ảnh và văn học. Nhiều kịch bản phim truyện công khai trên các trang Internet, được dịch, xuất bản thành sách như tập kịch bản của Đặng Nhật Minh, Phạm Thùy Nhân, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Trần Anh Hùng, Võ Thị Hảo…, có tác phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nhà nước. Không chỉ dừng lại ở chất liệu làm phim, kịch bản phim truyện điện ảnh còn ảnh hưởng tới lối viết của văn học, gắn với những phát kiến mới về mặt trần thuật. Nhiều tiểu thuyết mang tính “xi-nê” ra đời, tác phẩm của Marguerite Duras là một trong những ví dụ tiêu biểu. 1.3. Việc nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh từ góc độ văn học có thể soi sáng đặc trưng thẩm mỹ của thể loại này; góp phần cung cấp cho người nghiên cứu điện 2 ảnh tri thức nhất định và trang bị tới bạn đọc thông thường phương pháp giải mã kịch bản, có được cách đọc hiệu quả. Luận án thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi kịch bản, cho thấy sự hoàn thiện không ngừng của kịch bản từ lúc ra đời đến khi lên phim và khẳng định thái độ trân trọng đặc biệt với nhà biên kịch - những tác giả am hiểu về lĩnh vực điện ảnh, luôn nỗ lực tìm tòi cái mới trong đề tài, chủ đề, nghệ thuật thể hiện… và đặc biệt là có lòng kiên nhẫn cao độ, sự hi sinh trong nghề nghiệp để hoàn thành kịch bản đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, những cơ quan, tổ chức… cùng nhiều yêu cầu phức tạp khác. Nghiên cứu này một mặt thúc đẩy, tác động đến hoạt động sáng tác kịch bản, bởi chất liệu của kịch bản là ngôn từ; mặt khác khiến chúng ta tư duy lại những đặc thù của loại hình văn học kịch. Lâu nay nghiên cứu văn học kịch mới chỉ chú ý đến kịch bản kịch, dù điện ảnh ở vị thế “người em” lân cận của sân khấu. Nhìn lại lịch sử văn học thế giới, từng bị phủ nhận vị thế nhưng giờ đây kịch bản kịch đã trở thành một thể loại văn học độc lập, được viết ra để phục vụ nghệ thuật sân khấu, đồng thời mang đến khoái cảm của sự đọc; nhiều kịch gia trở thành tác giả điển phạm/ được trao giải Nobel văn học như Shakespeare, Harold Pinter, Eugene O'Neill… Đã đến lúc nhìn nhận vai trò biên kịch/ kịch bản phim truyện điện ảnh một cách tương xứng. Đây cũng là ý nghĩa lí thuyết của đề tài. Chúng ta có thể kỳ vọng tên tuổi các nhà biên kịch điện ảnh được vinh danh tại giải Nobel vào một ngày không xa. Từ tất cả những lí do về mặt thực tiễn và lí luận trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học (Movie script as a literary genre). 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của công trình này là những đặc trưng của thể loại kịch bản phim truyện điện ảnh khi được nhìn nhận ở tư cách một thể loại văn học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của công trình là những kịch bản phim truyện điện ảnh dài của biên kịch (phân biệt với kịch bản phim ngắn và kịch bản phân cảnh của đạo diễn giàu yếu tố kỹ thuật). Trong tiếng Anh, khái niệm kịch bản được nói đến theo hai nghĩa: script và screenplay. Script mang hàm nghĩa kịch bản tiền sản xuất, tác phẩm của biên kịch. Screenplay chỉ kịch bản đã được hiện thực hóa trên màn ảnh thành một bộ phim - khi xem phim, đối tượng tiếp nhận ở mức độ nào đó có thể hình dung được kịch bản của bộ phim ấy. Trong các giải thưởng về điện ảnh thường có hạng mục dành cho kịch bản, không thể chắc chắn rằng những người trao giải đã từng đọc kịch bản văn học gốc (script), nhưng việc xem phim vẫn có thể giúp họ hình dung về một kịch bản thú vị, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật biểu hiện… Do thực hiện nghiên cứu kịch 3 bản phim truyện điện ảnh từ góc độ văn học, trọng tâm nghiên cứu của người viết là script. Tuy nhiên, đôi khi chúng tôi vẫn phải thực hiện thao tác đối chiếu với screenplay - kịch bản được hiện thực hóa bằng bộ phim - trong một số trường hợp, bởi những lí do về bảo mật hồ sơ phim, thất lạc kịch bản, rào cản ngôn ngữ… Luận án tập trung khảo sát chủ yếu kịch bản Việt Nam, mở rộng thêm một số kịch bản nước ngoài với 38 kịch bản phim truyện điện ảnh tiếng Việt, 15 kịch bản nước ngoài; ngoài ra còn khảo sát, đối chiếu hơn 70 kịch bản khác. Trong số ấy, có những kịch bản đã được xuất bản thành sách, như tập kịch bản của Đặng Nhật Minh, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phạm Thùy Nhân, Trần Anh Hùng, Võ Thị Hảo, Nora Ephron,…; hoặc những kịch bản được in thành văn bản để người đọc thưởng thức một cách độc lập như: Đời cát, Đảo của dân ngụ cư của Nguyễn Quang Lập; Thời xa vắng của Hồ Quang Minh; Cây bạch đàn vô danh của Nguyễn Quang Thân; Chơi vơi, Bi, đừng sợ!…, Cha và con và… của Phan Đăng Di; Vẻ đẹp Mỹ của Alan Ball; Bố già của Mario Puzo, Francis Ford Coppola; Thelma and Louise của Callie Khouri… Một số kịch bản kịch, phim truyền hình, phim ngắn… cũng được đưa vào khảo sát nhằm so sánh, đối chiếu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với nghiên cứu này, lần đầu tiên kịch bản phim truyện điện ảnh được tiếp cận như một thể loại văn học. Luận án hướng đến sự khẳng định tính đặc thù thể loại của kịch bản phim truyện điện ảnh, phân biệt nó với kịch bản sân khấu và các loại hình tự sự khác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học, xác lập những đặc trưng của nó trong sự phân biệt với kịch bản sân khấu “người anh” lân cận của kịch bản phim truyện điện ảnh - và với các văn bản tự sự khác, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu: xây dựng mô hình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như một thể loại văn học. Mô hình này không chỉ giúp chúng ta hiểu đặc trưng văn học của kịch bản phim truyện điện ảnh, mà còn góp phần gợi ý cho người làm phim và khán giả phần nào tiêu chí đánh giá về khâu kịch bản phim ở những mức độ nhất định. Việc đề xuất mô hình nghiên cứu sẽ khu biệt luận án với các tài liệu dạy viết kịch bản - nơi ta sử dụng kịch bản như là những trường hợp nghiên cứu cụ thể để hướng dẫn làm nghề điện ảnh. Mục đích luận án không nhằm giúp bạn đọc có được những hiểu biết, kỹ năng để viết kịch bản, mà cho thấy kịch bản là một văn bản nghệ thuật mang tính thẩm mỹ, không chỉ cần thiết đối với người và nghề làm phim, mà còn có thể tạo khoái cảm đọc cho người tiếp nhận. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi chủ trương kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính như sau: Phương pháp cấu trúc: Với luận án này, người viết thực hiện công việc mô hình hóa - đề xuất mô hình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như một thể loại văn học, nên phương pháp quan trọng nhất được thực hiện là phương pháp cấu trúc. Phương pháp loại hình: Dựa trên hệ thống kịch bản phim truyện điện ảnh đa dạng được khảo sát, người viết tìm ra những đặc trưng chung cơ bản, cộng đồng giá trị của các kịch bản dưới góc nhìn văn học. Phương pháp liên ngành: Do đối tượng nghiên cứu của luận án là đối tượng rất đặc thù - kịch bản phim truyện điện ảnh - một thành tố của tác phẩm điện ảnh, điện ảnh lại là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, kế thừa tinh hoa của những loại hình nghệ thuật trước đó, nên người viết thực hiện nghiên cứu từ góc độ liên ngành - văn học, điện ảnh; điện ảnh, sân khấu; điện ảnh, nhiếp ảnh; điện ảnh, hội họa… Phương pháp so sánh: Thao tác quan trọng cần được sử dụng trong luận án là so sánh, bởi nếu không thực hiện so sánh, ta khó có thể tìm ra đặc trưng của thể loại kịch bản phim truyện điện ảnh. Dù đối tượng nghiên cứu chủ đạo của luận án là kịch bản văn học gốc của các nhà biên kịch (script) nhưng chúng tôi vẫn cần có những so sánh, đối chiếu nhất định với “screenplay” - kịch bản được hiện thực hóa trên màn ảnh thành một bộ phim. Phương pháp thống kê: Từ số lượng kịch bản nhất định (đảm bảo nguyên tắc đa dạng, phong phú), chúng tôi thực hiện thao tác này để phân tích những khía cạnh về tính văn học thể hiện trong các kịch bản được đưa vào khảo sát; từ đó rút ra những nét đặc trưng chung cơ bản dưới góc nhìn văn học ở kịch bản phim truyện điện ảnh. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tập trung và có hệ thống kịch bản phim truyện điện ảnh không phải dưới góc nhìn điện ảnh mà với tư cách một thể loại văn học độc lập. Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như một thể loại văn học, xác lập những đặc trưng của thể loại này trong sự phân biệt nó với kịch bản sân khấu và các văn bản tự sự khác. Luận án có đóng góp nhất định trong đời sống thưởng thức văn học. Kịch bản phim truyện điện ảnh - văn bản quan trọng trong quá trình sản xuất phim và người ta thường nghi ngờ tính văn học của nó, nhưng trên thực tế kịch bản là loại hình văn bản nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ, tạo nên khoái cảm đọc, có thể tồn tại độc lập như mọi tác phẩm văn học khác. Luận án góp phần cung cấp những hiểu biết nhất định để bạn đọc có được sự đọc chính xác, hiệu quả; đồng thời giúp người 5 xem phần nào đánh giá được giá trị kịch bản phim thông qua việc đọc văn bản trực tiếp hay qua quá trình xem phim. Luận án có ý nghĩa thực tiễn nhất định với người sáng tác kịch bản phim truyện điện ảnh. Kịch bản phim truyện điện ảnh mang những đặc trưng riêng so với các thể loại văn học khác, biên kịch cần tránh viết kịch bản như một truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản kịch… trong thực tế làm nghề. Trong khi các nhà nghiên cứu văn học còn đang tập trung vào phương thức chuyển thể, coi đó như là mối quan hệ liên văn bản giữa văn học và điện ảnh, thì nghiên cứu này là một hướng nghiên cứu phù hợp và khả quan khi tiếp cận nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh dưới góc nhìn văn học, bởi kịch bản sử dụng chất liệu ngôn ngữ - chất liệu của nghệ thuật văn học. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Công trình khoa học đã công bố, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì Nội dung luận án được triển khai cụ thể trong các chương như sau: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Kịch bản phim truyện điện ảnh như là mô hình thế giới quan Chương 3. Kịch bản phim truyện điện ảnh như là mô hình giao tiếp Chương 4. Kịch bản phim truyện điện ảnh như là mô hình tự sự 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1. 1. Kịch bản như là một thành tố của phim truyện điện ảnh 1.1.1. Phim truyện điện ảnh như một phương thức kể chuyện Điện ảnh thường được hiểu là một khái niệm lớn, bao gồm “các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và ngành công nghiệp thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh)” [136]. Người ta quen gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy, bên cạnh những loại hình nghệ thuật ra đời trước đó: thơ văn, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, vũ kịch (khiêu vũ, sân khấu) và kiến trúc theo quan điểm của nhà triết học người Đức - Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Điện ảnh được coi là nghệ thuật tổng hợp khi nó kế thừa và phát huy tinh hoa ngôn ngữ nghệ thuật của tất cả các loại hình nghệ thuật còn lại. Là môn nghệ thuật đa phương tiện, nghệ thuật nghe nhìn, hay một nền công nghiệp giải trí hàng đầu thế giới... điện ảnh tiến bước, gắn với sự phát triển về máy móc, công nghệ ghi hình và thu thanh, đồng thời các nhà làm phim đã không còn dừng lại ở kênh nghe - nhìn mà đang nỗ lực mang lại nhiều chiều cảm xúc bằng việc tìm cách mở rộng thêm các kênh giác quan của người tiếp nhận. Điện ảnh - nghệ thuật thứ bảy, là bộ môn tổng hợp nhiều dạng thức ngôn ngữ, sử dụng những thuộc tính của các ngành nghệ thuật khác và lấy yếu tố kỹ thuật, công nghệ làm nền tảng quan trọng để tạo đà phát triển. Ngôn ngữ đặc trưng của điện ảnh là hình ảnh động, kết hợp với âm thanh cùng nhiều yếu tố kỹ thuật khác được sắp xếp với nhau một cách hợp lí để tạo thành tác phẩm nghệ thuật. Sự ra đời điện ảnh trở thành một bước ngoặt kể chuyện quan trọng của loài người. Lịch sử loài người ban đầu chưa có chữ viết, những câu chuyện được truyền miệng - kể bằng lời nói. Hầu hết các quốc gia đều tồn tại nền văn học dân gian truyền miệng riêng mình. Ví như Arập xa xưa có rất nhiều thơ ca truyền miệng, nhiều thi sĩ dân gian và “họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc du mục nghe” [150; tr.57]. Hai bộ sử thi đồ sộ của Ấn Độ (Mahabharata và Ramayana) khởi điểm cũng là tác phẩm truyền miệng. Thần thoại Hy Lạp - tập hợp đồ sộ truyện kể về những vị thần, người anh hùng và sinh vật thần thoại - được kể với hình thức đầu tiên là thơ ca truyền miệng… Ngoài chất liệu ngôn ngữ, con người kể chuyện bằng đa dạng các hình thức: hình vẽ khắc trong hang núi, những bài dân ca, các điệu nhạc, tranh ảnh trên bình gốm, đồ tế lễ… Chữ viết ra đời là khúc ngoặt kể chuyện lớn lao của nhân loại. Hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời vào thời điểm cuối thiên niên kỷ thứ ba Trước công nguyên, tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) [247]. Khi có chữ viết, con người kể chuyện bằng những lời 7 văn. Khoảng 20 thế kỷ tiếp theo, nghệ thuật kể chuyện phát triển đỉnh cao với thể loại tiểu thuyết. Không chỉ vậy, với nhu cầu chia sẻ ở những mức độ khác nhau, các câu chuyện được kể bằng nhiều loại chất liệu đa dạng đã phát triển tinh hoa thành nghệ thuật: bằng màu sắc, đường nét trong hội họa; tiết tấu, nhịp điệu, âm vực trong âm nhạc; nghệ thuật diễn xuất của diễn viên tại bối cảnh nhất định ở sân khấu; hình ảnh tĩnh trong nhiếp ảnh… Điện ảnh ra đời, bắt đầu thời kỳ loài người kể chuyện bằng hình ảnh động. Có ý kiến cho rằng: trong việc kể chuyện thì ngôn từ và hình ảnh có mối quan hệ từ khởi nguyên của nhiều nền văn minh - một số sinh viên và học giả điện ảnh tìm thấy “mối tương kết ban đầu giữa điện ảnh và văn học từ những hình ảnh trong hang động thời tiền sử, những biểu tượng Ai Cập, hay nhiều nét thư pháp trong các nền văn minh sơ khai, chẳng hạn như chữ tượng hình Trung Quốc” [214; tr.147]. Các nhà sử học và phê bình tìm thấy nỗ lực rất sớm của loài người trong việc ghi lại hệ thống các sự kiện, kể chuyện, hoặc khơi dậy sức mạnh tâm linh với phong cách giống như “người ta dùng trong điện ảnh nhiều thế kỷ sau, nhằm giới thiệu về lịch sử của mình, kể lại chuyện của mình” [214; tr.15]. Điện ảnh là môn nghệ thuật hình ảnh, nảy sinh từ sự gợi ý của thành tựu, sức hấp dẫn ở nghệ thuật nhiếp ảnh. Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng rất lí thú về đôi mắt của con người: khả năng lưu lại hình ảnh sự vật, hiện tượng trong khoảng một phần nhỏ của giây sau khi sự vật ấy đã dời đi, gọi là sự lưu ảnh (Persistence of vision). Mắt người có khả năng nhận ra những dư ảnh - lưu ảnh, đó là tiền đề, nguồn động lực cho những thử nghiệm kỹ thuật phim ảnh trong suốt thế kỷ trước [10]. Nếu nhiếp ảnh là bức ảnh tĩnh thì điện ảnh lại là nghệ thuật của hình ảnh động. Lịch sử ra đời và phát triển điện ảnh gắn liền sự ra đời máy quay phim và những bước tiến của kỹ thuật ghi hình. Năm 1888, cuốn phim đầu tiên xuất hiện tại Anh, là thử nghiệm của nhà phát minh Louis Le Prince. Tuy nhiên, do kỹ thuật hạn chế, tốc độ ghi hình mới chỉ dừng lại ở mức 12 hình/ giây (khi xem phim, khán giả sẽ thấy hình ảnh bị giật). Ngày 28 tháng 12 năm 1895 là mốc đánh dấu sự ra đời của điện ảnh - ngày hai anh em Auguste và Louis Lumière (xuất phát điểm là nhà nhiếp ảnh cự phách) nhận bằng đăng kí phát minh máy chiếu phim (cinématographe) và tổ chức buổi chiếu phim thu tiền đầu tiên tại Paris. Chiếc cinématographe là sự kế thừa hài hòa, thành công của nhiều phát minh trước đó; đồng thời hội tụ ba yếu tố quan trọng của phim ảnh: thứ nhất là ghép động ảnh - tạo ra những tấm ảnh tức thời, theo những kì tư thế của một động tác/ vận động liên tiếp nhau, thứ hai là chiếu rọi các hình ảnh của động tác ấy lên màn hình và thứ ba là tồn tại cơ cấu đẩy phim cả trong máy quay và máy chiếu. Những thước phim đầu của loài người đơn thuần ghi lại cảnh sinh hoạt hàng 8 ngày trong thực tế. Sau đó, điện ảnh nhanh chóng trở thành nghệ thuật giải trí có sức cuốn hút mạnh mẽ. Năm 1902 là mốc đánh dấu kỹ xảo điện ảnh ra đời, khi thành công tạo được khuôn mặt người trong mặt trăng ở phim Cuộc du hành lên mặt trăng (Le Voyage dans la lune) của Georges Méliès - người được tôn vinh là đã đưa điện ảnh thoát khỏi khủng hoảng của sự nhàm chán, thậm chí bị coi là đang hấp hối... Những thước phim mang tính chất người thật việc thật đơn thuần không còn hấp dẫn khán giả như buổi đầu, nhiều bộ phim chất lượng thấp và thiếu an toàn khi trình chiếu (ví như thảm họa Chợ Từ thiện, đèn ê-te của máy chiếu đã gây ra đám cháy khiến khoảng hai trăm người thuộc xã hội thượng lưu chết trong biển lửa)... Bằng việc sáng tạo ra vị trí đạo diễn, các cảnh phim được xếp đặt theo dụng ý nhất định một cách rõ ràng hơn so với giai đoạn trước, kế thừa cách kể chuyện của nghệ thuật sân khấu, chú trọng sản xuất những cảnh huyền ảo, nhiều xảo thuật... Méliès cứu điện ảnh khỏi thân phận bị xua đuổi, đồng thời góp phần giúp điện ảnh giành thế chủ động khi cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác. Phim The Birth of a Nation (1915) được coi là bước thay đổi lớn lao trên cả hai phương diện: kịch bản và kỹ thuật dàn dựng. Đạo diễn D.W.Griffith trở thành người có công lớn trong việc chuẩn hóa nhiều thuật ngữ điện ảnh và tổng kết lại các khâu cần thiết trong quy trình sản xuất phim. Tuy nhiên, điện ảnh vẫn chỉ dừng lại ở phim câm - đầy hạn chế khi thể hiện những thước phim yêu cầu về chiều sâu tâm lí nhân vật, vì vậy thể loại hài lên ngôi (diễn viên phát huy thế mạnh của ngôn ngữ hình thể, diễn xuất qua sắc diện, vẻ mặt...); mỗi khi chiếu phim có thể cần các tấm biển đề lời thoại của nhân vật, cần người đọc thoại, thậm chí cần cả dàn nhạc sống đi theo đoàn chiếu phim để minh họa... Năm 1927, phim có tiếng đầu tiên ra đời - The Jazz Singer. Nhờ công nghệ ghép nhạc trực tiếp vào cuộn phim, điện ảnh trở nên hấp dẫn, phim ca nhạc xuất hiện. Nghệ thuật điện ảnh tiếp tục hoàn thiện mình với sự ra đời của phim màu. Thực tế, phim màu xuất hiện từ thế chiến thứ II, đã có thành tựu nhiều mặt trên các phương diện về góc quay đa dạng cũng như nghệ thuật dựng. Tuy nhiên, phải đợi đến những năm 1950 phim màu mới thực sự phổ biến. Màu sắc trên phim trở thành công cụ đặc biệt và hữu ích, giúp điện ảnh thắng thế khi cạnh tranh trên cuộc đua thu hút khán giả với nhiều loại hình giải trí. Tuy so sánh có phần khập khiễng, người ta có thể tưởng tượng điện ảnh qua thời gian như một cô gái xinh đẹp, bình dị và lặng câm đã biết cất lên tiếng nói đầy hấp dẫn và điểm trang cho mình bằng phấn son, trang sức mỹ lệ, giàu màu sắc… khiến hầu hết nhân loại mê say. Ở giai đoạn tiếp theo, nhiều trào lưu điện ảnh ra đời - chẳng khác nào trăm hoa đua nở nơi khu vườn nghệ thuật. Kỹ thuật làm phim và quy trình sản xuất phim không ngừng 9 hoàn thiện, chuyên môn hóa ở mức độ cao. Cuối thế kỷ 20, quy trình sản xuất phim kỹ thuật số xuất hiện, áp dụng trên cả phương diện máy quay và dựng phim. Điều đó giúp giải quyết nhiều vấn đề về kinh phí cũng như nghệ thuật làm phim - máy móc gọn nhẹ và đảm bảo độ an toàn cao, các phần mềm dựng phim ra đời, định dạng viết kịch bản cũng được phổ biến, kỹ xảo âm thanh lẫn hình ảnh ngày một tiến bộ, đạt tới đỉnh cao. Sự ra đời và phát triển của điện ảnh là hành trình tiến bước từ những kỹ thuật ghi hình giải trí đơn thuần đến một môn nghệ thuật thực sự. Khi mới ra đời, điện ảnh chưa có vị thế nghệ thuật, trong các chương trình chiếu phim của Lumier chỉ xuất hiện những cảnh quay thực, ngắn ngủi... Hãng phim Lumier đã phái các nhà quay phim được đào tạo đi khắp nước Pháp cùng nhiều quốc gia trên thế giới để quay và chiếu phim, người ta ví von rằng đó không khác gì những chiến dịch săn lùng hình ảnh động. Thể loại phim được chú trọng thời điểm bấy giờ là phim tài liệu, du lịch… Tuy nhiên, với sức hấp dẫn đặc biệt, điện ảnh nhanh chóng bứt phá, vượt lên thân phận thấp kém của một trò giải trí chợ phiên. Sau khi bước vào sinh hoạt của loài người với tư cách một sáng chế kỹ thuật trước ngưỡng cửa thế kỉ XX chừng ba thập kỷ, nó đã trở thành nghệ thuật hùng vĩ sở hữu những ưu trội nổi bật so với các loại hình nghệ thuật khác - văn học, sân khấu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc - ra đời trước đó cả ngàn năm. Chúng ta cũng nhận ra rằng, điều ấy chỉ có thể xảy ra được vì “linh cảm về hình ảnh chuyển động và mang theo âm thanh đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước” - công cuộc khai phá kỹ thuật của điện ảnh tiến triển dần qua thời gian và các nguyên tắc nghệ thuật của nó được nảy sinh cả trăm năm ngay trong lòng những nghệ thuật xuất hiện trước đó [199; tr.22]. Điều đáng nói hơn hết là con người đã dùng điện ảnh như một cách thức tư duy, một phương thức giao lưu đồng loại và “tra vấn bản chất của sự hiện hữu” trong cuộc đời - nhằm chứng minh và thể hiện trách nhiệm làm Người của mình trước nhân sinh vô cùng vô tận [204; tr.6]. Như vậy, điện ảnh gắn với nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh. Ban đầu, điện ảnh đơn thuần mang tư cách một loại hình giải trí kể điều gì đó đang diễn ra với hình ảnh động: cảnh đoàn tàu vào ga, những công nhân ra khỏi nhà máy... Sau đó, điện ảnh trở thành ngành công nghiệp giải trí hàng đầu thế giới, gắn với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng là một bộ môn nghệ thuật hấp thu trong nó tinh thần của nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa. Từ phim câm, điện ảnh xuất hiện phim có tiếng; từ phim đen trắng, phim màu ra đời; từ phim tài liệu giản đơn, phim truyện nghệ thuật được khai sinh và mang trong mình vô vàn sức quyến rũ… Điện ảnh vươn lên mạnh mẽ và nhanh chóng được thừa nhận vị trí loại hình nghệ thuật thứ bảy bên cạnh sáu loại hình nghệ thuật đã được khái quát từ thời cổ điển. Điều khiến điện ảnh có sức cuốn hút đặc biệt tới đại chúng là nhờ khả năng tổng hợp và khắc phục nhiều giới hạn của những nghệ 10 thuật tạo hình và biểu hiện trước đó. Điện ảnh khắc phục giới hạn của nghệ thuật sân khấu đầy tính ước lệ gắn với quy tắc vàng - tam duy nhất, kể chuyện bằng hình ảnh động, hấp thu sự hấp dẫn của văn học, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh… Phim điện ảnh có nhiều thể loại: phim truyện điện ảnh, phim tài liệu (thể loại phim có đối tượng là người thật việc thật, hạn chế tính hư cấu, nội dung phim thể hiện bản chất của đối tượng phản ánh và cho thấy ý nghĩa xã hội của đối tượng ấy), phim khoa học (thể loại phim cung cấp những nội dung, kiến thức khoa học), phim giáo khoa (thể loại phim mà nội dung của nó phục vụ cho các chương trình môn học, như một phương tiện cho quá trình dạy và học)… Về phim truyện điện ảnh, Trung Quốc gọi loại phim này là Cố sự phiến - nghĩa là phim có cốt truyện. Trong thuật ngữ tiếng Anh, người ta gọi phim truyện là Story film, khái niệm tương đương ở tiếng Pháp là Film de fiction; điện ảnh Anh và Mỹ sử dụng thuật ngữ tương tự là Fiction film với nghĩa: phim được tưởng tượng, phim được hư cấu [199; tr.143]. Phim truyện điện ảnh có thể được định nghĩa đơn giản mà cốt lõi như sau: Là bộ phim kể một câu chuyện nào đó bằng ngôn ngữ điện ảnh giàu tính nghệ thuật. Sức hấp dẫn ở phim truyện liên quan đến thuộc tính của bộ não và tâm lí người. Về vấn đề này, xin được mượn ý kiến tổng kết của David Robson trong bài nghiên cứu Tại sao nhân loại say mê đọc truyện (Why humans need stories). Tác giả David Robson khẳng định sự đáng tin của vấn đề: truyện kể đã luôn giữ vai trò trung tâm, đặc biệt quan trọng không chỉ ngày nay mà còn từ ngàn năm trước trong đời sống con người. Bằng chứng là các bức tranh được khắc trên hang động ở những địa điểm như Chauvet và Lascaux (nước Pháp) cách đây khoảng 30.000 năm đã thể hiện nhiều cảnh rất sống động, mà nội dung ẩn chìm sau đó thực chất là những câu chuyện được kể bằng hình thức truyền miệng (văn học dân gian). Ngày nay, con người tuy không còn duy trì nếp sống quây quần bên ánh lửa trại như thời xa xưa, nhưng một người trưởng thành được thống kê là thường vô thức hoặc hữu ý đắm chìm nơi những câu chuyện tưởng tượng ít nhất 6% thời gian thức mỗi ngày.... Nhìn từ lăng kính thiên về vật chất và đầy thực tế của thế giới hiện đại vội vã, nhiều áp lực... sự chìm đắm đó có thể bị cho là phí phạm thời gian vào những việc không có thật, trốn tránh và thay thế cuộc sống thực tại bằng một thế giới phi thực, đầy ảo mộng... Tuy nhiên, những nhà tâm lí học và các nhà lí luận văn học đã nghiên cứu và khẳng định rằng: việc đọc truyện mang lại cho con người vô số những lợi ích hữu hình cũng như vô hình. Đọc truyện như một dạng của trò chơi nhận thức, giúp rèn luyện trí óc, cho phép con người mô phỏng thế giới xung quanh theo cách của riêng mình, đồng thời tưởng tượng ra các chiến lược khác nhau, nhất là những tình huống xã hội. Giáo sư Joseph Carroll giải thích rằng việc đọc truyện là phương thức giúp người với người hiểu nhau hơn, đó cũng là một con đường hữu hiệu để mỗi chúng ta có thể luyện 11 tập thấu cảm, luyện tập trí óc. Bằng chứng khoa học được đưa ra đầy sức thuyết phục: các hình ảnh quét não đã cho thấy tác dụng từ việc đọc/ nghe những câu chuyện rất lớn lao - giúp kích hoạt mạnh mẽ, đa dạng các khu vực nơi vỏ não con người - bộ phận có chức năng xử lí cảm xúc và ứng biến xã hội. “Chúng ta càng đọc truyện nhiều thì chúng ta càng dễ dàng cảm thông với người khác” [257]. Nhà lý luận và phê bình văn học người Mỹ là Jonathan Culler trong cuốn Nhập môn lý thuyết văn học (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2020) từng tổng kết: Vào thế kỷ 20, tiểu thuyết làm lu mờ thơ ca, với tư cách vừa là tác phẩm do nhà văn viết, vừa là đối tượng được đông đảo độc giả lựa chọn đọc; tự sự đã thống trị chương trình dạy và học văn học kể từ những năm 1960. Vị trí trung tâm của văn hóa tự sự chiếm lĩnh cả trên bình diện lí thuyết văn học và lí thuyết văn hóa. Luận điểm câu chuyện là phương thức chủ yếu để hiểu được mọi sự được đưa ra - chúng không đi theo logic nhân quả mang tính khoa học mà là logic của câu chuyện, ở đó, hiểu một vấn đề tức là “nhận biết thứ này dẫn đến thứ khác như thế nào, một thứ nào đó có thể đã xuất hiện như thế nào” [240; tr.129]. Tựu chung lại, những thuộc tính về sự tò mò, ham học, thích thông tin của bộ não; tính người và ký ức người trong cộng đồng là động lực để chúng ta ham mê những câu chuyện và đắm say với thể loại phim truyện điện ảnh. Trong thế giới phim điện ảnh, phim truyện giữ vị trí nổi bật. Phim truyện điện ảnh vừa là một phương thức kể chuyện của loài người, vừa là loại hình giải trí hàng đầu hiện nay của thế giới. Chỉ tính số liệu ở Việt Nam, người ta đã thống kê: trên 50% dân số đến rạp chiếu phim ít nhất 1 lần trong tháng. Đại diện của một đơn vị sở hữu cụm rạp BHD khẳng định: Ở bất cứ quốc gia nào, sau khi thoát khỏi những khó khăn về vật chất tối thiểu, con người sẽ bắt đầu quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần thêm phong phú, giàu màu sắc, tiệm cận tới hạnh phúc thực sự - tồn tại nơi tâm hồn. “Việt Nam là nước đang phát triển, đã trải qua giai đoạn lo miếng cơm manh áo thì mọi người bắt đầu nghĩ nhiều hơn về vấn đề giải trí”. Đó là sự lí giải tại sao các rạp chiếu phim ở Việt Nam đang phát triển nhanh, mạnh, đồng đều trên cả phương diện số lượng lẫn chất lượng, và sẽ còn tiếp tục tiến xa trong tương lai [84]. Giai đoạn đầu, phim truyện điện ảnh chưa có kịch bản, nói cụ thể hơn thì kịch bản phim truyện điện ảnh mới chỉ tồn tại dưới dạng ý tưởng. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật giải trí khác (như sân khấu), đồng thời phục vụ cho quá trình làm phim chuyên nghiệp, hiệu quả kinh tế cao (bởi chi phí quay - dựng, làm âm thanh... đắt đỏ, tốn kém, cần có sự chuẩn bị kỹ càng)… kịch bản ra đời và vai trò của biên kịch dần định hình rõ nét. Nhờ kịch bản, những bộ phim có cốt truyện, nhân vật, sự kiện chặt chẽ theo logic, dụng ý sáng tạo nhất định. Sau này, các loại hình nghệ thuật như truyền hình, sitcom… vẫn luôn cần kịch 12 bản và kịch bản trở thành khâu tối quan trọng trong giai đoạn tiền sản xuất. 1.1.2. Kịch bản - khâu khởi đầu của phim truyện điện ảnh Trong phần đầu của nghiên cứu, chúng tôi tạm thời đưa ra khái niệm kịch bản phim truyện mang tính chuyên ngành điện ảnh, dựa trên sự tổng kết nội dung của Giáo trình biên kịch nội bộ thuộc học viện TVM SBS - HTV3 liên kết Hàn Quốc: Kịch bản phim truyện điện ảnh là kịch bản cho một câu chuyện. Nó là một bộ phim bằng giấy; là một trạng thái trung chuyển, một dạng thức văn bản nhất thời để rồi tự biến đổi và mất đi để thành phim, được viết ra cho đối tượng chủ yếu là các thành viên đoàn phim đọc - mỗi đối tượng sẽ có cách đọc và mục đích đọc riêng, phục vụ cho quá trình sản xuất phim, không phải nhằm mục đích thưởng thức văn chương. Kịch bản chỉ bao gồm những gì rất trực quan: hình ảnh, âm thanh, những cái nhìn, sự im lặng, động tác, và bất động [55]. Hiện nay, phần lớn các bộ phim ra đời đều trải qua ba giai đoạn trong sản xuất. Giai đoạn thứ nhất: Phát triển ý tưởng phim. Người làm phim nhận cấp phát chi phí cho bộ phim, thành lập ê-kip làm phim. Giai đoạn thứ hai: Người làm phim quay hình và ghi tiếng - bao gồm lời thoại, tiếng động, âm nhạc. Giai đoạn thứ ba: Dựng phim. Giai đoạn này có thể lồng với giai đoạn quay phim, hình ảnh và âm thanh kết hợp với nhau trong một hình thức cuối cùng. Công việc này gồm dựng hình và tiếng, làm kỹ xảo, bổ sung âm thanh hoặc thêm lời thoại, tựa đề. Kịch bản nằm trong giai đoạn đầu tiên của quá trình làm phim, còn gọi là giai đoạn tiền sản xuất - ý tưởng phim được đưa ra, văn bản kịch bản đã được viết chi tiết, cụ thể. Khi đoàn làm phim có trong tay kịch bản đảm bảo chất lượng, họ sẽ nhận số vốn nhất định và tiến hành làm phim (quay hình, ghi tiếng) - trực tiếp sản xuất phim. Như trên đã nói, điện ảnh giai đoạn đầu đơn thuần là một hình thức giải trí, hầu như chưa hề có kịch bản… Tuy nhiên, ý thức về kịch bản xuất hiện khá sớm. Ra đời trong thời kỳ đầu của điện ảnh, bộ phim Người tưới vườn bị tưới (L’Arroseur arrose’) được xem là phim truyện đầu tiên. Trong những thước phim ngắn do anh em Lumière sản xuất và trình chiếu, chỉ bộ phim này được quay theo kịch bản đã chuẩn bị từ trước. Câu chuyện hài hước được kể bằng hình ảnh ấy đã mở đường cho thể loại phim truyện điện ảnh ra đời và phát triển. Những kịch bản điện ảnh đầu tiên khá thô sơ. Dần dần, điện ảnh hoàn thiện ngôn ngữ đặc trưng riêng mình, phim có tiếng ra đời, kịch bản đóng vai trò tối quan trọng, nó có thoại. Đó vừa là vấn đề phát triển nội tại của nghệ thuật điện ảnh, vừa để tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực giải trí. Ở giai đoạn tiền sản xuất (giai đoạn đầu tiên của quá trình làm phim), nhiệm vụ của biên kịch là chuẩn bị kịch bản. Phải qua nhiều chặng biên kịch mới có được kịch bản hoàn chỉnh, thường bao gồm: bản tóm lược, kịch bản qua một/ vài lần sửa 13 chữa, kịch bản hoàn chỉnh (còn gọi là kịch bản chi tiết). Thật khó khăn nếu muốn một nhà văn/ nhà thơ sửa tác phẩm, viết lại, thay đổi cách kể… nhưng với biên kịch, họ thường lắng nghe những đề xuất, góp ý và sửa chữa nhiều lần tác phẩm để kịch bản không những thể hiện ý tưởng của tác giả mà còn phù hợp với sáng tạo của đạo diễn cũng như điều kiện sản xuất phim. Biên kịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác làm phim, thông thường không có kịch bản thì cũng không có những bộ phim. Kịch bản phim viết cho nghệ thuật điện ảnh, và nó là một khâu của quá trình sản xuất phim. Nếu như kịch bản được thực hiện với văn bản ngôn ngữ nghệ thuật thì các khâu còn lại là sự chuyển hóa văn bản ấy thành phim bằng những thao tác kỹ thuật, diễn xuất, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác (hội họa, âm nhạc, điêu khắc,...) nhằm tạo ra những thước phim sống động, giàu tính hấp dẫn người xem. Người viết xin được mượn lời đạo diễn người Pháp - Robert Bresson - để nói về vấn đề này: “Bộ phim đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi và chết trên những trang kịch bản, nó được sống lại nhờ những nhân vật, đối tượng có thật mà tôi ghi lại trên phim, sắp xếp theo trật tự nhất định rồi chiếu lên màn ảnh. Nó trở nên sống động, tươi tắn như hoa được cắm vào nước” [176; tr.9]. 1.2. Những công trình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh 1.2.1. Nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh trong những công trình nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh Là khâu khởi đầu mang tính chất nền tảng cho sự ra đời của bộ phim nhưng khi xem phim, ít ai nhớ tới kịch bản cũng như tác giả kịch bản. Trong lịch sử phim ảnh, những nhà làm phim thường không có nhiều ưu ái với biên kịch. Bằng chứng là khi khán giả đi xem phim, những dòng tiêu đề giới thiệu ê-kip làm phim được mở ra với tên tuổi của những ngôi sao màn bạc, nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim, dựng phim, thiết kế mỹ thuật, phục trang, chuyên viên âm thanh, ánh sáng, nhạc sĩ... “rồi tận cùng mới là cái tên của nhà biên kịch” [252; tr.16]. Về phía người tiếp nhận, thông thường đi xem phim là xem những diễn viên ngôi sao hoặc vì các đạo diễn nổi tiếng, được mến chuộng..., chứ “chẳng bao giờ đi xem vì nhà biên kịch yêu thích” [252; tr.18]. Nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch điện ảnh Nguyễn Quang Lập từng bày tỏ: “Ai cũng biết nhà biên kịch đóng góp ít nhất 50 % cho sự thành công mỗi bộ phim, phim truyền hình thì ít nhất 70%, nhưng người ta thường vẫn hồn nhiên quên các nhà biên kịch mỗi khi phim được ra mắt hay nhận giải. (…) Nhà biên kịch và đạo diễn là tương đồng cả trong nhuận bút lẫn trong sự tôn vinh. Bỏ qua nhà biên kịch trong khi tôn vinh một bộ phim là sai lầm, nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết” [89]. Chính vì thực trạng đó, với hệ thống tài liệu nghiên cứu về điện ảnh nói chung, kịch bản thường được nhắc tới ở những mức độ đậm - nhạt khác nhau, chủ yếu trên các phương diện: định nghĩa, hình thức, vai trò/ chức năng của 14 kịch bản trong lịch sử điện ảnh nói chung và đối với những người làm phim nói riêng (đạo diễn, nhạc sĩ, diễn viên...) trong quá trình sản xuất phim. Ở những tài liệu dạy viết kịch bản phim truyện điện ảnh, kịch bản tuy giữ vị trí trung tâm, nhưng không phải để nghiên cứu cái hay cái đẹp trong văn bản tác phẩm mà gắn với mục đích chủ đạo là dạy cho người đọc những kỹ thuật viết kịch bản, đưa ra các mẫu kịch bản (viết theo hình thức như một truyện vừa/ tiểu thuyết hay theo mẫu quốc tế với phần mềm chuyên biệt), phân loại kịch bản (sáng tác nguyên gốc, chuyển thể,...). Có thể chia hệ thống tài liệu này thành các nhóm công trình nghiên cứu sau: * Thứ nhất, những công trình nói về định nghĩa kịch bản phim truyện điện ảnh Mang vai trò và tính chất chuyên biệt, kịch bản phim truyện điện ảnh được định nghĩa với tiêu chí chức năng rất rõ ràng trong cuốn Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình (DIXT/ Jean Pierre Fougea và Hội Điện ảnh Việt Nam đồng xuất bản, 2007) của tác giả Bruno Tousssaint. Kịch bản được nhận định như một “bản nhạc” dành trong nhạc trưởng và các nhạc sĩ trong dàn nhạc. Tất cả những yếu tố: câu chuyện, mô tả địa điểm, các nhân vật, hội thoại giữa các nhân vật cùng mọi chỉ dẫn cần thiết cho việc dàn dựng, đều nằm trong kịch bản. Trước khi tiến hành quay phim, kịch bản là căn cứ quan trọng nhà sản xuất đánh giá chất lượng nghệ thuật của bộ phim tương lai ở mức độ nhất định, đồng thời giúp họ lên dự án về kinh phí sản xuất và đi tìm các nguồn tài trợ cần thiết cho việc thực hiện. Cũng trong cuốn sách này, tác giả trình bày tập trung, cô đọng những nội dung đa dạng như: ngôn ngữ của hình ảnh và âm thanh; thể loại, mẫu dạng và phương tiện nghe nhìn; băng hình ảnh; băng âm thanh… để phục vụ cái nhìn điện ảnh cho người làm nghề đầy thực tiễn. Phim truyện được khẳng định là một bộ máy nặng nề, tốn kém và mất nhiều thời gian sản xuất. Việc tổ chức quay phim đòi hỏi các chi tiết có độ chính xác cao, kịch bản giống như bản vẽ của một kiến trúc sư trước khi xây nhà, dựa trên bản vẽ đó, nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim, diễn viên, các kỹ thuật viên... mới có thể thực hiện công việc của mình. Tác giả Cao Thụy biên soạn cuốn Điện ảnh, nghệ thuật thứ bảy (Nhà xuất bản Trẻ, 2004) với mục đích: Giúp bạn đọc hiểu tại sao điện ảnh được gọi là môn nghệ thuật thứ bảy và loại hình nghệ thuật ấy có ý nghĩa gì với nhân loại. Ở công trình này, người viết tổng kết định nghĩa về kịch bản phim truyện đơn giản và dễ hiểu, gắn với thực tế ngành điện ảnh chuyện nghiệp: kịch bản văn học điện ảnh (hay truyện phim) được viết với tay nghề vững vàng coi như là “một bộ phim được chiếu ra trên giấy” [200; tr.27]. Trong cuốn Dạo chơi vườn điện ảnh (Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2006), Việt Linh đưa ra định nghĩa về kịch bản bằng lối lập luận từ xa đến gần, từ khái quát đến chi tiết, cụ thể và gắn với những công tác điện ảnh đầy tính thực tiễn như sau: Mỗi bộ phim được khán giả đón nhận trên màn ảnh thường bắt đầu từ những điều tưởng chừng rất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất