Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành vận tải việt nam

.PDF
171
64
80

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Chu thÞ bÝch ngäc HOµN THIÖN PH¦¥NG PH¸P TÝNH Vµ PH¢N TÝCH GI¸ TRÞ GIA T¡NG NGµNH VËN T¶I VIÖT NAM Hµ néi, n¨m 2014 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Chu thÞ bÝch ngäc HOµN THIÖN PH¦¥NG PH¸P TÝNH Vµ PH¢N TÝCH GI¸ TRÞ GIA T¡NG NGµNH VËN T¶I VIÖT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC (THỐNG KÊ KINH TẾ) Mã số: 62.31.01.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Bïi §øc TriÖu 2. GS.TS Phan C«ng NghÜa Hµ néi, n¨m 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong Luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Chu Thị Bích Ngọc ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ .............................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................9 5. Những đóng góp của Luận án .........................................................................10 6. Kết cấu của luận án ..........................................................................................11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG NGÀNH VẬN TẢI THEO HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA .................12 1.1.Tổng quan Hệ thống Tài khoản quốc gia .....................................................12 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển SNA ............................................................12 1.1.2 Vai trò của SNA ...................................................................................................13 1.1.3 Các khái nệm cơ bản của SNA ............................................................................14 1.1.4 Các phân tổ chủ yếu của SNA .............................................................................16 1.1.5 Nội dung cơ bản của SNA ...................................................................................18 1.2 Những vấn đề chung về ngành Vận tải .........................................................21 1.2.1 Vận tải và vai trò của vận tải ...............................................................................21 1.2.2 Phân loại vận tải ...................................................................................................22 1.2.3 Hệ thống ngành Vận tải Việt Nam ......................................................................24 1.3 Phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải theo SNA ......................25 1.3.1 Một số nguyên tắc thống kê đối tượng vận tải ...................................................25 1.3.2 Nguyên tắc tính giá trị gia tăng ngành vận tải ....................................................27 1.3.3. Phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải theo SNA .............................28 1.3.4. Nguồn thông tin phục vụ tính VA ngành Vận tải theo SNA ............................32 Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................33 iii CHƯƠNG 2 HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIA TĂNG NGÀNH VẬN TẢI VIỆT NAM HIỆN NAY ..........................35 2.1 Khái quát chung thống kê SNA ở Việt Nam ...............................................35 2.1.1 Sơ lược về tổ chức thống kê của Việt Nam ........................................................35 2.1.2 Cơ quan biên soạn số liệu thống kê SNA của Việt Nam ...................................36 2.1.3 So sánh mức độ thực hiện thống kê SNA của Việt Nam với qui định của IMF ...37 2.2 Hoàn thiện phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam trên phạm vi cả nước hiện nay ............................................................................39 2.2.1 Thực trạng phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải cho phạm vi cả nước ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................39 2.2.2 Hoàn thiện phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải trên phạm vi cả nước ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................43 2.3 Hoàn thiện phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay ......46 2.3.1 Thực trạng phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay ..........47 2.3.2 Hoàn thiện phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay ..........48 2.4 Hoàn thiện nguồn thông tin, đảm bảo cho việc vận dụng phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt nam ...............................54 2.4.1 Thực trạng thông tin thống kê vận tải ở Việt Nam hiện nay .............................54 2.4.2 Hoàn thiện nguồn thông tin đảm bảo tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải trên phạm vi cả nước ........................................................................................63 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................69 CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM TÍNH VÀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIA TĂNG NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 .......72 3.1 Tổng quan về đường sắt trên thế giới và ở Việt nam ..................................72 3.1.1 Tổng quan về đường sắt thế giới .........................................................................72 3.1.2 Xu hướng phát triển đường sắt trên thế giới .......................................................73 3.1.3 Kinh nghiệm của các nước về phát triển đường sắt ...........................................74 3.1.4 Tổng quan Đường sắt Việt Nam .........................................................................74 3.2 Tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt ............................................80 iv 3.2.1 Tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt theo cách tính của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Tổng cục Thống kê .......................................................................80 3.2.2 Tính VA ngành Vận tải Đường sắt theo hướng hoàn thiện ...............................85 3.2.3 So sánh kết quả tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt của tác giả và Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Tổng cục Thống kê ......................................................89 3.3 Phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt ....................................91 3.3.1 Phân tích biến động VA ngành Vận tải Đường sắt theo thời gian ....................91 3.3.2 Phân tích cơ cấu VA ngành Vận tải Đường sắt theo các yếu tố........................92 3.3.3 Phân tích thị phần vận tải Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2008-2012 .............93 3.3.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt ..100 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................112 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải C1 Khấu hao tài sản cố định CPI Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước GNI Gross National Incom - Thu nhập quốc dân GTVT Giao thông vận tải GO Gross Output – Tổng giá trị sản xuất IC Intermediate Consumption- Chi phí trung gian MPS Meterial Product system – Hệ thống sản phẩm vật chất PPI Production Price Index – Chỉ số giá sản xuất SNA System of National Account - Hệ thống Tài khoản Quốc gia SUT Supply And Úse Tables VA Value Added - Giá trị gia tăng VSIC The Vietnam System of Industrial Classification - Phân ngành kinh tế Việt Nam vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1: Nhóm chỉ tiêu sử dụng trong phân tích VA ngành Vận tải do ảnh hưởng bởi các nhân tố ..........................................................................................................51 Bảng 2.2: Hoàn thiện các chỉ tiêu trong biểu số 01-CS/VTKB ................................64 Bảng 3.1: Khối lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách vận tải Đường sắt giai đoạn 2008-2012 .........................................................................................................81 Bảng 3.2: Kết quả tính VA ngành Vận tải Đường sắt giai đoạn 2008-2012 theo cách tính của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia ........................................................84 Bảng 3.3: Nhóm chỉ tiêu cơ bản để tính VA vận tải Đường sắt giai đoạn 20082012...........................................................................................................................85 Bảng 3.4: Kết quả tính VA ngành Vận tải Đường sắt giai đoạn 2008-2012 ............86 Bảng 3.5: Kết quả tính VA ngành Vận tải Đường sắt giai đoạn 2008-2012 ...........88 Bảng 3.6: Kết quả tính VA – 1 và VA - 2 .................................................................89 Bảng 3.7: Biến động VA vận tải Đường sắt theo giá hiện hành giai đoạn 2008-2012 ....91 Bảng 3.8: Cơ cấu VA ngành Vận tải Đường sắt theo các yếu tố giai đoạn 2008-2012 ...92 Bảng 3.9: Tỷ trọng VA vận tải Đường sắt theo giá hiện hành giai đoạn 2008-201294 Bảng 3.10: Thị phần vận tải hàng hóa theo ngành đường giai đoạn 2008-2012 ......94 Bảng 3.11: Thị phần vận tải hàng hóa luân chuyển theo ngành đường giai đoạn 2008-2012..................................................................................................................95 Bảng 3.12: Thị phần vận tải hành khách theo ngành đường giai đoạn 2008-2012 .96 Bảng 3.13: Thị phần vận tải hành khách luân chuyển theo ngành đường giai đoạn 2008-2012..................................................................................................................97 Bảng 3.14: Hệ số hành khách sử dụng phương tiện các ngành Vận tải giai đoạn 2008-2012..................................................................................................................98 Bảng 3.15: Nhóm chỉ tiêu sử dụng phân tích VA vận tải Đường sắt theo giá hiện hành do ảnh hưởng các chỉ tiêu kết quả vận tải hiện vật ........................................101 vii Bảng 3.16: Kết quả phân tích VA vận tải Đường sắt giá hiện hành do ảnh hưởng các chỉ tiêu kết quả vận tải hiện vật theo phương pháp chỉ số ................................102 Bảng 3.17: Kết quả phân tích VA vận tải Đường sắt theo giá hiện hành do ảnh hưởng của các chỉ tiêu kết quả vận tải tính bằng hiện vật theo phương pháp phân tích tổng hợp từng phần biến động..........................................................................104 Bảng 3.18: Nhóm chỉ tiêu sử dụng phân tích VA vận tải Đường sắt theo giá hiện hành do ảnh hưởng các chỉ tiêu chi phí ...................................................................105 Bảng 3.19: Kết quả phân tích VA vận tải Đường sắt theo giá hiện hành do ảnh hưởng các chỉ tiêu chi phí theo phương pháp chỉ số ...............................................105 Bảng 3.20: Kết quả phân tích VA vận tải Đường sắt giá hiện hành do ảnh hưởng các chỉ tiêu chi phí vận tải hiện vật theo phương pháp phân tích tổng hợp từng phần biến động .................................................................................................................106 Bảng 3.21 : Bảng tính phân tích biến động VA vận tải Đường sắt do ảnh hưởng bởi 3 nhân tố ..................................................................................................................107 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Kết quả tính VA – 1 và VA – 2 ............................................................90 Biểu đồ 3.2: Biến động của GO, IC, VA theo giá hiện hành ngành Vận tải Đường sắt giai đoạn 2008-2012 ...........................................................................................92 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu VA vận tải đường sắt theo các yếu tố ......................................93 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Quy trình tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay ...........39 Trong sơ đồ trên: .......................................................................................................40 Sơ đồ 2.2: Quy trình tính giá trị gia tăng ngành Vận tải đối với các doanh nghiệp vận tải Nhà nước .......................................................................................................43 Sơ đồ 2.3: Quy trình tính giá trị gia tăng ngành Vận tải đối với các doanh nghiệp vận tải ngoài nhà nước và các cơ sở kinh tế vận tải cá thể .......................................45 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA - System of National Accounts) của Liên Hợp Quốc được các nhà kinh tế hàng đầu thế giới đứng đầu là Richard Stone (giải Nobel về Kinh tế năm 1984) đưa ra. Hệ thống này tập hợp một cách hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm mô tả và phân tích các các hiện tượng kinh tế cơ bản. SNA mô tả quá trình lưu chuyển sản phẩm và tiền tệ trong một quốc gia. SNA là một tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chỉ tiêu này được xây dựng trên các khái niệm, định nghĩa và quy tắc chuẩn mực được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới. SNA phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích cơ bản là cung cấp thông tin để phân tích và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô làm cơ sở cho các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp giám sát, nghiên cứu, điều hành và ứng xử với nền kinh tế. Đầu năm 1993, bằng Quyết định số 183-TTg ngày 25/12/1992 của Thủ tường Chính phủ, SNA được chính thức thống nhất áp dụng trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống các bảng cân đối vật chất (MPS - Material Product Balance System). Mặc dù hai hệ thống (SNA và MPS) có sự giống nhau về mục đích, đối tượng nghiên cứu và nguyên tắc xây dựng, nhưng lại khác nhau cơ bản về nội dung, phạm vi nghiên cứu và hình thức mô tả. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Việt Nam cần sử dụng thước đo chung về hoạt động kinh tế với các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế. Do đó, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc chuyển từ hệ thống MPS sang hệ thống SNA là một tất yếu khách quan. MPS là hệ thống bảng đã được sử dụng trong cơ chế kế hoạch tập trung của các nước XHCN và Việt Nam. SNA là hệ thống tài khoản được Liên Hợp Quốc khuyến nghị các nước thành viên sử dụng từ năm 1953. SNA là cơ sở quan trọng để xác định các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế như tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI); xác định tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xác định 2 những cân đối lớn của nềnkinh tế. Do đó, SNA được coi là công cụ quan trọng để phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch. Để thống nhất phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, thống nhất việc lập các tài khoản cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế, trong các năm 1998, 2003 ngành Thống kê nước ta đã biên soạn và xuất bản tài liệu “Phương pháp biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam”. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng SNA ở Việt Nam đến nay đã bộc lộ một số điểm bất cập như: (1) Một số chỉ tiêu tính toán ở phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa thực sự ăn khớp với cả nước [Ví như chỉ tiêu GDP của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (còn gọi là GRP (Gross Regional Products) /GRDP(Gross Regional Domestic Products) /GDPR(Gross Domestic Products of Region)) chưa ăn khớp với GDP cả nước]; (2) Nguồn thông tin và phương pháp biên soạn các biểu mẫu báo cáo thống kê chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành nền kinh tế. Trong bối cảnh chung đó, ngành Vận tải cũng không phải là một ngoại lệ. Theo SNA, ngành Vận tải là ngành kinh tế cấp I trong hệ thống ngành kinh tế. Đối với nền kinh tế, ngành Vận tải là một trong những ngành trọng yếu, không thể thiếu được trong cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia. Sự phát triển mạng lưới vận tải góp phần và thúc đẩy hình thành và phát triển của các vùng - miền, đưa đến những thay đổi cơ bản trên bản đồ địa lý kinh tế mỗi quốc gia - dân tộc. Tùy theo điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cụ thể mỗi nước, đóng góp của ngành Vận tải trong GDP của mỗi nước mỗi khác nhưng đều chiếm một tỉ lệ đáng kể. Việc xác định chính xác giá trị gia tăng ngành Vận tải sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của chỉ tiêu GDP của cả nước, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quyết sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Tính chính xác của chỉ tiêu giá trị gia tăng ngành Vận tải hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải. 3 Từ khi SNA được chính thức áp dụng ở nước ta (1993) tới nay đã có một số đề tài, bài viết nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến phương pháp tính VA nói chung và VA ngành Vận tải nói riêng. Các công trình nghiên cứu này đã tiếp cận vấn đề dưới các giác độ khác nhau và với các mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Cụ thể là một số công trình dưới đây: (1) Bài “Một số suy nghĩ về phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất trong chế độ báo cáo tài khoản quốc gia” của Ths. Nguyễn Bích Lâm đăng trên Thông tin khoa học thống kê số 2 năm 2005 (trang 16). Ở bài viết này, tác giả đã nêu ra những tồn tại, hạn chế của việc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá sản xuất được quy định trong chế độ báo cáo tài khoản quốc gia. Với lý luận sắc bén cùng những minh họa cụ thể, bài viết đã nêu ra những bất cập chung đối với hầu hết các ngành cũng như các bất cập riêng đối với một số ngành khi chỉ tiêu giá trị sản xuất được xác định theo giá sản xuất. Cũng trong bài viết này, bằng những tính toán, phân tích cụ thể, tác giả đã minh chứng một cách khái quát những tồn tại, bất cập khi tính giá trị sản xuất theo giá sản xuất, đồng thời chứng minh hiệu quả và tính ưu việt khi tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản. Do giới hạn của một bài báo, trong bài viết này, tác giả chưa đưa ra các yêu cầu của chế độ báo cáo tài khoản quốc gia và phương pháp xác định giá trị sản xuất theo giá cơ bản đối với từng ngành cụ thể. (2) Bài “Khả năng áp dụng giá cơ bản trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất” của Ths. Nguyễn Bích Lâm đăng trên Thông tin khoa học thống kê số 2 năm 2006. Trong bài báo này, từ phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của phương pháp luận tính toán; nhu cầu quản lý đối với các chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản, cũng như khả năng về chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp, khả năng tổ chức thu thập, xử lý thông tin thống kê từ kết quả các cuộc điều tra; trình độ và kết quả ứng dụng công nghệ thông tin, tác giả đã chỉ ra khả năng chuyển đổi phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất từ giá sản xuất sang giá cơ bản là hiện thực, có tính khả thi cao. Mặt khác tác giả cũng chứng minh khá rõ ràng ưu điểm 4 của việc xác định cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế bằngchỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản là phản ánh chính xác hơn, sát thực hơn kết quả sản xuất kinh doanh, loại trừ được ảnh hưởng của nhân tố ngoài quá trình sản xuất (chính sách thuế). Tuy nhiên, ở bài viết này, tác giả chưa đề cập đến phương pháp tính toán cụ thể cho từng ngành trong nền kinh tế nói chung và cho ngành Vận tải nói riêng. (3) Bài “Phương pháp tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm về giá so sánh năm 2005 theo hệ thống chỉ số giá” của tác giả Nguyễn Văn Minh đăng trên Thông tin khoa học thống kê các số số 5 và 6 năm 2007. Trong bài này, tác giả nêu ra nguyên tắc, phương pháp chung để tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm năm hiện hành theo giá so sánh năm 2005 theo hệ thống chỉ số giá để từ đó nghiên cứu, đánh giá tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như trong phạm vi mỗi tỉnh, thành phố; dùng phương pháp chỉ số giá [chỉ số giá bán của người sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá tiêu dùng (CPI)] để tính giá trị sản xuất theo giá so sánh. Mặt khác, bài viết này cũng đã làm rõ đơn vị thường trú của một số lĩnh vực, một số ngành cụ thể, đồng thời qui ước dùng tỷ lệ chi phí trung gian theo giá thực tế để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm theo giá so sánh. Như vậy, trong bài viết này, tác giả chưa làm rõ cách tính giá trị tăng thêm cho từng ngành theo giá so sánh năm 2005; chưa chỉ ra, chưa khắc phục được những vướng mắc cụ thể về nguồn thông tin để tính các chỉ số PPI và CPI. (4) Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính giá trị sản xuất ngành Vận tải theo giá hiện hành ở Việt Nam”, mã số 14CS2002 của Vụ Xây dựng - Giao thông - Bưu điện (Tổng cục Thống kê), chủ nhiệm đề tài: CN Dương Tiến Bích. Qua việc nghiên cứu phương pháp chuẩn quốc tế tính giá trị sản xuất ngành Vận tải; Qua nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác thu thập số liệu để tính giá trị sản xuất ngành Vận tải, đề tài đã đề xuất phương pháp tính giá trị sản xuất và phương hướng hoàn thiện việc thu thập số liệu làm cơ sở tính giá trị sản xuất ngành 5 Vận tải. Ở đề tài này, tác giả chưa đề cập đến thực trạng, chưa lý giải được sự cần thiết phải tính giá trị sản xuất ngành Vận tải theo giá hiện hành (5) Đề tài khoa học “Nghiên cứu khả năng tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của các ngành kinh tế theo giá cơ bản” do Viện Khoa học Thống kêTổng cục Thống kê thực hiện (đề tài cấp Tổng cục đã được hoàn thành, nghiệm thu năm 2005, chủ nhiệm đề tài: Ths.Nguyễn Bích Lâm). Qua nghiên cứu khái niệm, định nghĩa và nội dung các loại giá dùng trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm; Qua so sánh sự khác biệt giữa các loại giá, đề tài đã làm rõ ưu điểm của việc dùng giá cơ bản trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm; đề xuất phương pháp đánh giá chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm theo giá cơ bản, từ đó áp dụng thử nghiệm trong việc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành Công nghiệp theo giá cơ bản. Ở đề tài này, nhóm nghiên cứu mới chỉ đề cập đến khả năng về mặt lý thuyết tính giá trị sản xuất và giá trị gia tăng theo giá cơ bản chung cho các ngành kinh tế; chưa tính đến đặc thù của mỗi ngành. Mặt khác, đề tài mới dừng ở mức tính thí điểm tính giá trị sản xuất ngành Công nghiệp theo giá cơ bản, chưa thí điểm tính giá trị gia tăng. (6) Đề tài khoa học “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê vận tải đường bộ nước ta hiện nay”, mã số 09TC2005 của Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (nay là Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ) - Tổng cục Thống kê (đề tài cấp Tổng cục, chủ nhiệm đề tài: TS Lý Minh Khải). Qua nghiên cứu và chỉ ra những ưu - nhược điểm của hệ thống thống kê giao thông vận tải đường bộ một số nước trên thế giới (Cannada, Inđônêsia) và thực trạng ở Việt nam, đề tài đã đề xuất một số hướng cải tiến và hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê giao thông vận tải đường bộ ở nước ta bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu báo cáo nhanh hàng tháng; Hệ thống chỉ tiêu thống kê chính thức năm; Chế độ báo cáo thống kê của các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước; Chế độ báo 6 cáo của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố vv...Do giới hạn bởi mục tiêu nghiên cứu, đề tài mới dừng lại ở chỗ giới thiệu nguồn thu tập thông tin một số chỉ tiêu mà chưa đưa ra được qui trình thu thập thông tin thống kê ngành Vận tải. Mặt khác, đề tài cũng chưa chỉ ra được phương pháp thống kê vận tải đường bộ một cách cụ thể, chi tiết và thực sự khoa học. (7) Đề tài khoa học “Nghiên cứu cải tiến chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với tỉnh, thành phố”, mã số 2.1.13-TC7 của Tổng cục Thống kê (đề tài cấp Tổng cục, chủ nhiệm đề tài: CN.Đào Thị Kim Dung). Trên cơ sở đánh giá thực trạng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Cục Thống kê tỉnh, thành phố (chế độ báo cáo thống kê cấp Tỉnh) các chuyên ngành (Công nghiệp - Xây dựng; Thương mại, Dịch vụ và Giá cả; Lao động - Dân số; Xã hội - Môi trường; Tài khoản quốc gia; Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản); Trên cơ sở phân tích nội dung thông tin thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đối với cấp tỉnh, thành phố, đề tài đã đề xuất các nguyên tắc hoàn thiện và đã tiến hành hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê cấp Tỉnh. Tuy nhiên ở đề tài này, tác giả chưa nghiên cứu, đề xuất các biểu mẫu báo cáo áp dụng cho từng ngành, nhóm ngành, chưa hệ thống hóa quá trình thu thập thông tin của các cục Thống kê tỉnh/ thành phố cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. (8) Đề tài khoa học “Xác định các chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh và những thông tin cần cài đặt trong điều tra và chế độ báo cáo của Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ Giá cả để sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh”, mã số 2.1.1-BO9 của Tổng cục Thống kê, người thực hiện Nguyễn Thị Xuân Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (nay là Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ). Mục tiêu của đề tài là xác định rõ những chỉ tiêu cần tính theo giá so sánh của các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả, cũng nhưnhững thông tin cần cài đặt trong chế độ báo cáo thống kê của Vụ để sử dụng năm 2010 làm năm gốc so sánh. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến chỉ tiêu giá trị sản xuất (bao gồm vận tải hàng không, vận tải đường sắt, đường thuỷ 7 nội địa, đường biển, đường bộ) và phương pháp tính chỉ tiêu doanh thu của ngành Vận tải. Tuy nhiên, như chúng ta biết, chỉ trong các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm, chỉ tiêu doanh thu mới được thống kê riêng cho từng ngành cũng như cho các doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành. Trong lĩnh vực Vận tải, đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành người ta không tách riêng theo từng ngành đường mà sử dụng chỉ tiêu sản lượng vận tải. Vì vậy đối với các cuộc điều tra doanh nghiệp ngành Vận tải hàng năm cần bổ sung chỉ tiêu doanh thu cho từng hoạt động vận tải của doanh nghiệp. (9) Đề tài khoa học “Nghiên cứu cải tiến phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu thống kê vận tải hàng tháng ở Việt Nam”, mã số 12-CS-2010, đề tài cấp Cơ sở, chủ nhiệm đề tài:Nguyễn Thị Xuân Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (nay là Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ) Ở đề tài này, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn của công tác thống kê vận tải (bao gồm hệ thống chỉ tiêu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp); qua việc đánh giá thực trạng công tác thống kê vận tải hiện nay (bao gồm 3 vấn đề: hệ thống chỉ tiêu; phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp), đề tài đã đề xuất phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu thống kê vận tải (bao gồm: các nội dung thông tin, biểu mẫu báo cáo, bảng hỏi cụ thể cho các đơn vị điều tra và hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo tháng của các doanh nghiệp nhà nước đáp ứng yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia). Những bài viết, đề tài nêu trên là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Những bài viết, đề tài này đã đề cập và làm sáng tỏ một số vấn đề ít nhiều có liên quan đến việc tính VA nói chung và VA ngành Vận tải nói riêng như: Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất trong chế độ báo cáo tài khoản quốc gia; Khả năng áp dụng giá cơ bản trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất; Phương pháp tính giá trị sản xuất ngành Vận tải theo giá hiện hành ở Việt Nam; Khả năng tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của các ngành kinh tế theo giá cơ bản; Hệ thống thông tin thống kê vận tải đường bộ nước ta; Phương 8 pháp thu thập và tổng hợp số liệu thống kê vận tải hàng tháng ở Việt Nam vv...Mặt khác, qua các nghiên cứu này, có thể thấy, cho đến nay ở Việt nam chưa có đề tài/công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tạo cơ sở cho việc đánh giá chính xác sự đóng góp của hoạt động vận tải qua việc nghiên cứu và đề xuất phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt nam. Với mong muốn thiết thực góp phần nâng cao tính chính xác, độ tin cậy của chỉ tiêu giá trị gia tăng ngành Vận tải, từ đó góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin thống kê ngành Vận tải nói riêng và thông tin thống kê kinh tế nói chung, tác giả luận án chọn vấn đề“Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành vận tải Việt Nam, cụ thể gồm: (1) Làm rõ phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) . (2) Đánh giá phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải hiện đang áp dụng tại Việt Nam. (3) Hoàn thiện phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam (4) Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam. (5) Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê phục vụ tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam. (6) Thử nghiệm tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2008-2012. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam. 9 Phạm vi nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu phương pháp tính giá trị giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Tổng cục Thống kê theo ngành đường cho phạm vi cả nước, cụ thể cách tính giá trị gia tăng của các ngành: ngành Vận tải Đường sắt, ngành Vận tải Hàng không, ngành Vận tải Đường bộ, ngành Vận tải Đường thủy cho phạm vi cả nước. Nghiên cứu thực trạng phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải cho phạm vi cả nước ở Việt Nam hiện nay. - Hoàn thiện cách tính giá trị gia tăng ngành Vận tải theo ngành đường hiện nay của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Tổng cục Thống kê theo phương pháp sản xuất. - Hoàn thiện phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam theo ngành đường. - Hoàn thiện nguồn thông tin phục vụ cho tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam theo hướng được hoàn thiện của tác giả. - Thử nghiệm tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt giai đoạn 2008-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, Luận án sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp: (1) Phương pháp tổng quan tài liệu: Nghiên cứu sinh thu thập các bài viết, các công trình có liên quan đến đề tài của Luận án làm cơ sở để kế thừa và phát triển nghiên cứu của mình, đồng thời chứng minh đề tài của Luận án không có sự nghiên cứu trùng lắp và là nghiên cứu mới. (2) Phương pháp thu thập thông tin: Để có được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và nguồn số liệu phục vụ cho việc tính VA ngành Vận tải, nghiên cứu sinh thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Thống kê nói chung và Thống kê ngành Vận tải nói riêng; các tài liệu (bao gồm: sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu) về phương pháp tính và phân tích VA ngành Vận tải; các số liệu có liên quan từ các báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và của ngành Vận tải từ các cuộc điều tra chuyên đề, điều tra mẫu. Bên cạnh đó nghiên cứu 10 sinh có tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia đang công tác tại Tổng cục Thống kê, cục Thống kê có liên quan đến vận tải, cũng như các cán bộ trực tiếp làm công tác thống kê tại Bộ Giao thông vận tải, tại các doanh nghiệp vận tải để thấy được thực trạng công tác thông tin thống kê, thực trạng việc tính toán các chỉ tiêu chủ yếu của ngành Vận tải nói chung và của ngành Vận tải Đường sắt nói riêng, cũng như những bất cập trong tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải trên phạm vi cả nước hiện nay mà Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia Tổng cục Thống kê đang gặp phải. (3) Các phương pháp thông kê mô tả, phân tích thống kê: kỹ thuật bảng, đồ thị thống kê, phân tổ thống kê, phân tích cơ cấu, phân tích nhân tố, phân tích biến động theo thời gian, phương pháp mô hình hóa- sơ đồ được sử dụng trong Luận án để tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải. 5. Những đóng góp của Luận án Luận án có một số đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận như sau: (1) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận có liên quan đến phương pháp luận tính VA ngành Vận tải theo SNA. (2) Phân tích thực trạng phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay cho phạm vi cả nước theo ngành đường của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Tổng cục Thống kê. (3) Làm rõ thực trạng phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay của Tổng cục Thống kê. (4) Phân tích thực trạng hệ thống thông tin phục vụ việc tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay của Tổng cục Thống kê. (5) Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Tổng cục Thống kê. (6) Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải theo hướng đã được hoàn thiện. 11 (7) Thử nghiệm tính và phân tích VA ngành Vận tải Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2008-2012 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần nói đầu, Luận án đề cập đến sự cần thiết, tổng quan nghiên cứu của đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của Luận án bao gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan phương pháp tính giá trị gia tăng ngành Vận tải theo Hệ thống Tài khoản quốc gia Chương 2: Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam hiện nay Chương 3: Thử nghiệm tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2008 -2012 Kết luận và kiến nghị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất