Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam

.PDF
294
68
78

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Hµ thÞ ph­¬ng dung Hoµn thiÖn kÕ to¸n c«ng cô tµi chÝnh trong c¸c doanh nghiÖp phi tµi chÝnh t¹i viÖt nam Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n (kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch) M· sè: 62.34.30.01 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. PGS.ts. nguyÔn thÞ ®«ng 2. pgs.TS. nguyÔn h÷u ¸nh Hµ néi, n¨m 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 201 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Thị Phương Dung ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Kinh tế quốc dân đã góp ý cho tác giả chỉnh sửa luận án. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, nhà quản lý, kế toán trong các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM đã giúp đỡ tác giả trong quá trình phỏng vấn, thu thập Phiếu điều tra. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, anh chị em, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn ! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Thị Phương Dung iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ...................................................................... vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ................1 1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu .........................................................................1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................2 1.2.1 Tình hình nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trên thế giới ......................2 1.2.2. Tình hình nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam .......................................................................................9 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................10 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 11 1.5 Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................12 1.6 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................12 1.7 Ý nghĩa của luận án ........................................................................................14 1.8 Kết cấu của luận án ........................................................................................14 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH ....................................................................................15 2.1 Nhận diện, phân loại công cụ tài chính ........................................................15 2.1.1 Nhận diện công cụ tài chính ........................................................................15 2.1.2 Phân loại công cụ tài chính ..........................................................................18 2.2 Đo lường công cụ tài chính ............................................................................29 2.2.1 Đo lường công cụ tài chính cơ sở ................................................................29 2.2.2 Đo lường công cụ tài chính phái sinh ..........................................................34 2.3. Ghi nhận công cụ tài chính ...........................................................................35 2.3.1. Ghi nhận công cụ tài chính cơ sở................................................................35 iv 2.3.2 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh...........................................................42 2.4 Trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính ...................................44 2.4.1 Trình bày công cụ tài chính .........................................................................44 2.4.2 Công bố thông tin về công cụ tài chính .......................................................46 2.5. Bài học kinh nghiệm quốc tế về kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính. .............................................................................................52 2.5.1 Kế toán công cụ tài chính tại một số nước ..................................................52 2.5.2 Bài học kinh nghiệm kế toán công cụ tài chính cho doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ................................................................................................56 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM..................59 3.1 Tổng quan về doanh nghiệp phi tài chính và công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ............................................................59 3.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp phi tài chính ....................................................59 3.1.2 Công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ........64 3.1.3 Tổng quan về khung pháp lý kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam .........................................................................70 3.1.4 Mối quan hệ giữa kế toán công cụ tài chính với quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ..............................................74 3.2 Thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ................................................................................................75 3.2.1 Thực trạng nhận diện và phân loại công cụ tài chính ..................................76 3.2.2 Thực trạng đo lường công cụ tài chính ........................................................83 3.2.3 Thực trạng ghi nhận công cụ tài chính ........................................................90 3.2.4 Thực trạng trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ..............................................................95 3.3 Đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam...........................................................................................98 3.3.1 Nhận diện và phân loại công cụ tài chính ...................................................98 3.3.2 Đo lường công cụ tài chính .........................................................................99 v 3.3.3 Ghi nhận công cụ tài chính .......................................................................100 3.3.4 Trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính ................................103 3.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ...................................................104 3.4.1 Do sự bất cập về khung pháp lý về kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ............................................................104 3.4.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp ...........................................................108 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM.. 113 4.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam .......................................................... 113 4.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ....................................................................... 113 4.1.2 Yêu cầu trong việc hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ....................................................................... 116 4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ..................................................................... 119 4.2.1 Về nhận diện và phân loại công cụ tài chính ............................................. 119 4.2.2 Về đo lường công cụ tài chính ...................................................................122 4.2.3 Về việc ghi nhận công cụ tài chính ............................................................129 4.2.4 Về việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính.....................141 4.3 Các điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ..............................142 4.3.1 Về phía cơ quan Nhà nước ........................................................................142 4.3.2 Về phía doanh nghiệp ................................................................................144 4.3.3 Về phía các cơ sở đào tạo ..........................................................................145 KẾT LUẬN ............................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................151 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ASB Ủy ban chuẩn mực kế toán Anh quốc ASBE Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DN (Trung Quốc) ASU Các thông tin nhằm cập nhật chuẩn mực kế toán BCTC Báo cáo tài chính CAS Chuẩn mực kế toán Trung Quốc CCTC Công cụ tài chính DN Doanh nghiệp DQ Mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính FASB Hội đồng kế toán tài chính Hoa Kỳ FAV Kế toán giá trị hợp lý FSB Hội đồng ổn định tài chính HĐ Hợp đồng IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế NHNN Ngân hàng nhà nước NN Nhà nước NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định SFAS Các chuẩn mực kế toán tài chính VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VN Việt Nam TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1: Các loại công cụ tài chính trên Bảng cân đối kế toán ..............................19 Bảng 2.2: Phân loại công cụ tài chính theo yêu cầu đo lường ..................................20 Bảng 2.3: Công cụ tài chính phát sinh và các biến gốc liên quan.............................28 Bảng 2.4: Đo lường Tài sản tài chính .......................................................................30 Bảng 2.5: Đo lường Nợ phải trả tài chính .................................................................31 Bảng 2.6: Ghi nhận sau ban đầu công cụ tài chính cơ sở .........................................38 Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế tính đến 31.12.2011 ..............60 Bảng 3.2 So sánh HOSE và HNX .............................................................................62 Bảng 3.3 Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2008-2012 ...................68 Bảng 3.4 Giá trị vốn hóa thị trường các Sở GDCK trong khu vực (8/2011) ............68 Bảng 3.5 Thống kê mô tả ..........................................................................................96 Bảng 3.6 Báo cáo ma trận tương quan Pearson ........................................................96 Bảng 3.7 Kết quả hồi quy tương quan ......................................................................97 Bảng 3.8: So sánh chế độ kế toán công cụ tài chính tại Việt Nam với thông lệ quốc tế 105 Bảng 3.9: So sánh cơ sở đo lường Công cụ tài chính giữa thông lệ quốc tế và Việt Nam ..106 Bảng 3.10: So sánh VAS10; TT201/2009/TT-BTC; TT179/2012/TT-BTC ...........107 Bảng 4.1: Đo lường giá trị tài sản tài chính ............................................................124 Bảng 4.2: Đo lường giá trị nợ phải trả tài chính .....................................................125 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 Loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005-2012 .......................................59 Biểu đồ 3.2 Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX ..........................62 Biểu đồ 3.3 Giá trị vốn hóa (nghìn tỷ đồng) trên HOSE và HNX ............................63 Biểu đồ 3.4 Giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa trên HOSE, giai đoạn 2005-2012 ...64 Biểu đồ 3.5 Thông tin trên thị trường chứng khoán (đến cuối tháng 6/2013) ..........66 Biểu đồ 3.6 Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2006-2009 ...67 viii Biểu đồ 3.7 Thực trạng nhận diện tài sản tài chính ...................................................77 Biểu đồ 3.8 Thực trạng nhận diện nợ phải trả tài chính ............................................78 Biểu đồ 3.9 Thực trạng phân loại tài sản tài chính....................................................80 Biểu đồ 3.10 Thực trạng phân loại Nợ phải trả tài chính ..........................................80 Biểu đồ 3.11 Thực trạng nhận diện công cụ tài chính phái sinh ...............................81 Biểu đồ 3.12 Sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong doanh nghiệp. ..................82 Biểu đồ 3.13 Đo lường ban đầu tài sản tài chính .....................................................83 Biểu đồ 3.14 Đo lường sau ban đầu tài sản tài chính ................................................85 Biểu đồ 3.15 Đo lường ban đầu Nợ phải trả tài chính ..............................................87 Biểu đồ 3.16 Đo lường sau ghi nhận ban đầu Nợ phải trả tài chính .........................88 Biểu đồ 3.17: Đo lường ban đầu Công cụ vốn chủ sở hữu .......................................89 Biểu đồ 3.18 Thời điểm ghi nhận công cụ tài chính cơ sở........................................90 Biểu đồ 3.19 Thực trạng ghi nhận Trái phiếu chuyển đổi .........................................91 Biểu đồ 3.20 Thực trạng ghi nhận Cổ phiếu ưu đãi .................................................92 Biểu đồ 3.21 Thực trạng ghi nhận tài sản tài chính .................................................93 Biểu đồ 3.22 Độ phức tạp của nghiệp vụ kế toán công cụ tài chính cơ sở .............109 Biểu đồ 3.23 Độ phức tạp của nghiệp vụ kế toán công cụ tài chính phái sinh .......109 Biểu đồ 3.24 Nguyên nhân gây nên những hạn chế trong kế toán công cụ tài chính .. 110 Biểu đồ 3.25 Mức độ hài lòng với kế toán công cụ tài chính ................................. 111 Biểu đồ 4.1 Thông tin chủ đạo giúp kế toán công cụ tài chính. ..............................143 Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Trình tự xác định giá hợp lý.....................................................................30 Sơ đồ 2.2 Ghi nhận công cụ tài chính phái sinh........................................................43 Sơ đồ 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính .......................................................................................................51 Sơ đồ 4.1 Mối quan hệ giữa thông tin kế toán công cụ tài chính với việc ra quyết định kinh doanh ....................................................................................................... 115 Sơ đồ 4.2 Đặc điểm của Trái phiếu chuyển đổi ......................................................126 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới biểu hiện qua dòng chảy mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật và hàng hóa. Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và lập Báo cáo tài chính cho tập đoàn theo thông lệ quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu và thiết lập các hoạt động ở nước ngoài và do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và phải lập Báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin, kế toán phải liên tục đổi mới. Với vai trò là một công cụ quản lý, kế toán cũng đang chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình hội nhập. Đổi mới kế toán theo hướng hội nhập không chỉ đem đến cho doanh nghiệp một công cụ quản lý hữu ích mà còn tạo khả năng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chất lượng cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trước yêu cầu của quản lý doanh nghiệp, thực trạng nghề nghiệp đòi hỏi phải phát triển khoa học kế toán tương thích với thực trạng hoạt động kinh doanh và yêu cầu quốc tế. Hiện nay theo thông lệ quốc tế, kế toán công cụ tài chính phải tuân thủ theo các chuẩn mực: IAS32 “Trình bày công cụ tài chính”; IAS 39 “Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính”; IFRS7 “Công bố thông tin về công cụ tài chính” Về phía Việt Nam, hiện nay chưa có chuẩn mực riêng về kế toán công cụ tài chính: Kế toán công cụ tài chính đã được quy định rải rác trong các chuẩn mực VAS01, VAS10, VAS16... thực tế đó dẫn đến nhiều khó khăn cho việc quản lý, chuẩn hóa thông tin cũng như việc thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Công cụ tài chính chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán: Đối với nhà đầu tư- công cụ tài chính nằm trong khoản mục tiền, phải thu, đầu tư ; Đối với người phát hành- công cụ tài chính nằm trong khoản mục vay, trái phiếu 2 phát hành, phải trả, vốn cổ phần. Sự thay đổi giá trị của khoản mục này ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với thực trạng kế toán công cụ tài chính hiện nay dẫn đến số liệu trên Báo cáo tài chính không đáp ứng được yêu cầu hữu ích và có thể so sánh được của thông tin kế toán. Đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế có nhiều nghiệp vụ về công cụ tài chính phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn. Trong khi đó Chế độ Kế toán doanh nghiệp phi tài chính chưa đề cập đến đã gây lúng túng, thiếu nhất quán trong việc phản ánh, báo cáo tình hình tài chính, ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính so sánh của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính đã có văn bản: Quyết định 29/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng; Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN quy định chế độ Báo cáo tài chính về việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên các doanh nghiệp phi tài chính khi ký các hợp đồng phái sinh với ngân hàng, tổ chức tài chính thì kế toán theo các cách khác nhau vì chưa có văn bản hướng dẫn kế toán từ Bộ Tài chính. Do đó cần khảo sát thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính để giúp cho việc xây dựng, ban hành chế độ, hướng dẫn khuôn mẫu kế toán cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp, yêu cầu cung cấp thông tin hữu ích của nhà đầu tư, từ thực tế hội nhập nghề kế toán, sau một thời gian nghiên cứu tác giả lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam ” để làm luận án tiến sĩ của mình. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Tình hình nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trên thế giới 1.2.1.1. Về nhận diện công cụ tài chính Có nhiều công trình nghiên cứu về bản chất, đặc điểm cũng như các quy định kế toán của từng loại công cụ tài chính nhưng hiếm khi đưa ra định nghĩa chung : Theo Lanny G. Chasteen, Richard E. Flaherty, Melvin C.O'Connor(1998): 3 Intermediate accounting, 6th ed, thì công cụ tài chính bao gồm: Tiền mặt, bằng chứng về lợi ích của chủ sở hữu trong tổ chức, hợp đồng mà theo thỏa thuận một bên có trách nhiệm chuyển giao tiền mặt hoặc công cụ tài chính khác [27, tr608]. Với P.T. Lopes, L.L. Rodrigues(2007), công cụ tài chính bao gồm cả quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng giúp trao đổi trực tiếp hay gián tiếp các công cụ thanh toán [53]. Theo H.S Houthakker và P.J Williamsen, người sở hữu công cụ tài chính có quyền theo thỏa thuận đối với lãi và gốc khi nắm giữ trái phiếu, quyền đối với cổ tức có thể được hoàn trả trong tương lai [45]. Như vậy hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất với các đặc điểm của công cụ tài chính: là một hợp đồng giữa các bên; công cụ tài chính bao gồm cả quyền (tài sản) hoặc nghĩa vụ (nợ phải trả) theo hợp đồng; theo hợp đồng này có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các công cụ thanh toán. 1.2.1.2. Về đo lường công cụ tài chính Các tác giả M.E Barth, W.H. Beaver, W. Landman trong bài viết “The Relevance of the Value Relevance Literature for Financial Accounting Standard Setting: Another View” trên báo Jounal of Accounting and Economics, năm 2001 đã chỉ rõ cần phải có sự phù hợp trong việc kế toán công cụ tài chính đặc biệt phải sử dụng kế toán theo giá trị hợp lý[18]. Tác giả Karen K. Nelson trong bài viết “ Fair Value Accounting for Commercial Bank: An Empirical Analysis of SFAS No.107”, đăng trên The Accounting Review (1996) đã chỉ rõ việc cần phải kế toán theo giá trị hợp lý và các nguyên tắc trong việc kế toán theo giá trị hợp lý tại các ngân hàng thương mại, từ đó làm cơ sở cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế [58]. Các nghiên cứu về cơ sở đo lường công cụ tài chính theo giá trị hợp lý của tác giả Morris và Selon(1991)[57]; Nelson(1996)[58]; Burkhardt(2006)[15]; Aslanertik (2009)[13]. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các tác giả trên đều ủng hộ đo lường công cụ tài chính theo giá trị hợp lý đồng thời chỉ ra điểm yếu của cơ sở đo lường này là độ tin cậy của dữ liệu sử dụng trong các ước tính giá trị hợp lý trên thực tiễn. 4 Theo Bradbury(2003) có 3 vấn đề liên quan đến sử dụng giá trị hợp lý: các thuộc tính để đo lường giá trị, ý nghĩa của giá trị hợp lý, phương pháp kế toán các chi phí giao dịch mua tài sản[14]. Hague(2004) và Bradbury(2003) cho rằng đo lường công cụ tài chính theo giá trị hợp lý là thích hợp nhất, đặc biệt với công cụ tài chính phái sinh. Hague và Bradbury lý giải, công cụ tài chính phái sinh có giá gốc rất nhỏ hoặc không có nhưng lợi ích và tổn thất chúng gây ra cũng như giá trị thanh toán các công cụ này phụ thuộc vào giá trị hợp lý của chúng. Do vậy, không đo lường giá trị hợp lý của công cụ tài chính này đồng nghĩa với việc không trình bày chúng trên Bảng cân đối kế toán trong khi chúng có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng tài chính của tổ chức. Ngoài ra, thông tin về giá trị hợp lý của công cụ phái sinh giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất rủi ro và cách thức doanh nghiệp quản trị rủi ro có thể phát sinh từ công cụ này[42]. Giá trị hợp lý là cơ sở phù hợp nhất của việc ghi nhận các công cụ tài chính phái sinh. Theo kết luận của nhóm nghiên cứu các vấn đề về kế toán công cụ tài chính phái sinh (JWG, 2000), giá trị hợp lý là cơ sở ghi nhận và đo lường các tài sản và khoản nợ tài chính, bao gồm các công cụ tài chính phái sinh. Lý do của sự lựa chọn này là do giá trị hợp lý đem lại sự đánh giá trung thực, khách quan về các công cụ tài chính trên cơ sở các yếu tố thị trường và không bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của tổ chức áp đặt lên cách tính toán giá trị tài sản. Theo Jemarkowicz và Gornik Tomaszewski(2006) một vấn đề liên quan đến phương pháp giá trị hợp lý là tính thiếu ổn định trong nguyên tắc của kế toán. Trong khi các công cụ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý, các tài sản tài chính được ghi theo giá vốn. Mặt khác, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi trình bày thông tin do IAS32, IAS 39 yêu cầu cập nhật thường xuyên sự thay đổi về giá trị hợp lý trên Báo cáo tài chính. Phương pháp giá trị hợp lý cũng khó áp dụng trong thực tiễn do thiếu các mô hình đánh giá rủi ro và phương pháp xác định giá trị đối với những công cụ tài chính khó xác định giá thị trường[40]. Đồng thời có ý kiến cho rằng giá trị hợp lý là một phần nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 5 suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới[12], [39], [56]. Tại Hoa Kỳ, suy thoái kinh tế vào cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010, nhiều ngành kinh tế của Hoa Kỳ thu hẹp sản xuất. Và thực tế này đã khiến cho các nhà hoạch định thị trường tín dụng, thị truờng chứng khoán cũng như các nhà quản lí đặt ra câu hỏi “Hệ thống tài chính Mỹ đổ vỡ có phải do lỗi của kế toán giá trị hợp lý?” Một trong các vấn đề trung tâm của kế toán công cụ tài chính đó là cơ sở đo lường và áp dụng kế toán giá trị hợp lý. Trong quá trình cải tổ hệ thống kế toán tại Trung Quốc, vấn đề được tranh cãi nhiều nhất là áp dụng kế toán giá trị hợp lý. WenJing Li, Xiaoyan Lu, Minghai Wei(2007) đã đánh giá quá trình cải tổ kế toán của Trung Quốc thông qua nghiên cứu việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý qua ¼ thế kỷ và đưa đến kết luận: Mô hình này được chấp nhận và từng bước áp dụng vào Hệ thống kế toán Trung Quốc [52]. Trong số ít các nghiên cứu tại các quốc gia đang chuyển đổi phải kể đến nghiên cứu của Songlan Peng (2005) về hài hòa của chuẩn mực kế toán Trung Quốc với IAS/ IFRS[58]; Công trình của Zeghal và Mhedbi (2006) về các nhân tố tác động đến áp dụng IAS/ IFRS tại các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi[71]. Dựa vào quan điểm của Tay & Parker (1990), thành công của quá trình hài hòa kế toán được đánh giá ở cả hai khía cạnh là hài hòa về chuẩn mực và hài hòa trong thực hành kế toán tại các DN, Songlan Peng đã tổng kết các nghiên cứu về hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Trung quốc (CAS) với IAS/ IFRS và đi đến kết luận: sự hài hòa về chuẩn mực của CAS với IAS/ IFRS là cao nhưng việc thi hành các chuẩn mực này trên thực tế còn nhiều vấn đề, đặc biệt là việc áp dụng cơ sở đo lường giá trị hợp lý trên thực tiễn. Nếu những thay đổi trên không chỉ nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh kế toán Trung Quốc để thu hút đầu tư nước ngoài, thì đây sẽ là một mốc đánh dấu một sự chuyển dịch toàn diện của các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, nền kinh tế cũng như Chính phủ Trung Quốc nói chung. 6 Như vậy hầu hết giới khoa học nhấn mạnh ưu điểm của phương pháp kế toán giá trị hợp lý- điều này còn là mới mẻ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đặc biệt là trong kế toán công cụ tài chính. Chính vì vậy tác giả luận án muốn nghiên cứu kế toán giá trị hợp lý nhằm tìm ra giải pháp để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghệp phi tài chính tại Việt Nam. 1.2.1.3. Về ghi nhận công cụ tài chính Ghi nhận công cụ tài chính phụ thuộc vào việc phân nhóm công cụ tài chính Công cụ tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp tạo lập vốn, sử dụng vốn, đem lại cơ hội kinh doanh mà còn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đến rủi ro thị trường. Vai trò của công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết, bên cạnh đó còn có mục tiêu đầu cơ của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận. L.EC.Wilson & Bryan(1997) cho rằng cần thiết xây dựng các quy định kế toán cho công cụ tài chính phái sinh theo mục đích sử dụng thay vì theo từng loại để có thể vận dụng các công cụ phái sinh mới để đảm bảo nguyên tắc tính hữu ích của thông tin đồng thời giảm thiểu chi phí xây dựng nguyên tắc cho công cụ tài chính phái sinh mới[69]. Chính vì vậy kế toán công cụ tài chính phái sinh theo US.GAAP và IAS/ IFRS đều xây dựng trên cơ sở mục đích sử dụng các công cụ này bao gồm: Nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh Nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Các nghiên cứu về kế toán phòng ngừa rủi ro và công cụ tài chính phái sinh của Wilson và Bryan (1997); Heranandez (2003): các nhà nghiên cứu cho rằng kế toán phòng ngừa rủi ro và công cụ tài chính phái sinh là cần thiết, nhưng điều kiện áp dụng trên thực tế không dễ dàng vì có những lựa chọn khác nhau dẫn đến kết quả xử lý khác nhau của cùng một loại công cụ phái sinh[44]. 1.2.1.3. Về trình bày công cụ tài chính Các công cụ tài chính ngày càng phức tạp bởi sự kết hợp của nhiều công cụ tài chính khác nhau, điển hình như: trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi (vừa có 7 đặc điểm của nợ phải trả vừa có đặc điểm của vốn chủ sở hữu); công cụ tài chính phái sinh mới (kết hợp từ các giao dịch phái sinh khác nhau), công cụ phức hợp có công cụ phái sinh đi kèm... Vì vậy, việc nhận biết và trình bày công cụ tài chính ngày càng trở nên khó khăn hơn. Theo Young (1996), cổ phiếu ưu đãi thường được trình bày thiếu rõ ràng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Và Young(1996) đã chỉ ra khó khăn trong việc phân biệt các công cụ tài chính mới khi chúng kết hợp giữa giao dịch quyền chọn với giao dịch tương lai, hay kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ tài chính[70]. IAS 32 yêu cầu khi trình bày công cụ tài chính, do chính tổ chức phát hành kế toán cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng nội dung hơn hình thức; Cổ phiếu quỹ do doanh nghiệp mua vào phải ghi giảm trực tiếp vốn chủ sở hữu; Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính chỉ được bù trừ cho nhau và ghi giá trị ròng trên báo cáo khi và chỉ khi doanh nghiệp có quyền pháp lý bù trừ hoặc có ý định thanh toán trên cơ sở ròng do tài sản và nợ phải trả được thanh toán cùng lúc. 1.2.1.4. Về công bố thông tin về công cụ tài chính Công cụ tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp do vậy đối tượng sử dụng thông tin yêu cầu ngày càng khắt khe hơn việc công bố thông tin về công cụ tài chính. Theo Caedo và Tirado (2004) thông tin về rủi ro mà doanh nghiệp đang gánh chịu có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai nên cần công bố cho người sử dụng báo cáo tài chính. Đồng thời Caedo và Tirado (2004) cho rằng các thông tin về rủi ro tác động đến DN, việc đo lường các rủi ro này sẽ cải thiện tính hữu ích của báo cáo tài chính đối với người sử dụng[22] IFRS 7 yêu cầu công bố đủ thông tin về công cụ tài chính để người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá được: Tầm quan trọng của công cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất, quy mô rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính tác động đến doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh và vào ngày lập báo cáo cùng với cách thức quản trị rủi ro của doanh nghiệp. 8 Các nghiên cứu về mức độ trình bày và công bố thông tin liên quan đến các công cụ tài chính phái sinh được tiến hành bởi các học giả người Úc như Hassan, Percy and Goodwin-Stewart(2006-2007), Chalmers và Godfrey(2000 and 2004) và Chalmers(2001). Tuy nhiên, phần lớn chỉ đánh giá được mức độ trình bày và công bố thông tin (DQ) trong quá trình công bố tự nguyện. Chalmers and Godfrey(2000) đã chỉ ra sự khác biệt giữa kế toán kế toán các công cụ phái sinh (theo tiêu chuẩn AASB 1033: Trình bày và công bố về công cụ tài chính phát hành năm 1996) và thực tại công tác kế toán tại các DN dựa vào BCTC ngày 30/6/1998 của 500 DN lớn nhất nước Úc. Nghiên cứu của Chalmers and Godfrey(2000) đã cho thấy mức độ trình bày và công bố thông tin không như mong đợi[24,27,41]. Riêng Hassan, Percy and Goodwin-Stewart (2006-2007) lại tập trung vào tính minh bạch của các công bố về công cụ tài chính phái sinh giữa các DN trong ngành công nghiệp khai khoáng trước khi áp dụng Các chuẩn mực kế toán quốc tế tại Úc. Ông đánh giá tính minh bạch dựa vào Bộ tiêu chuẩn AASB 1033. Các DN lớn và có tỷ lệ giá trên lợi nhuận cao và tỷ lệ Tổng nợ trên vốn CSH sẽ công bố rõ ràng hơn về các công cụ tài chính phái sinh. Một nghiên cứu gần đây về công cụ tài chính của Lopes và Rodrigues(2007) cũng tập trung xác định các tiêu chuẩn công bố tự nguyện về công cụ tài chính ở các DN Bồ Đào Nha, Bảng Hạng mục Công bố được phát triển dựa vào các quy định ở IAS 32: Công bố và trình bày và IAS 39: Ghi nhận và Đo lường. Quy mô của DN, lĩnh vực kinh doanh và DN kiểm toán có quan hệ mật thiết với mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính[53] Ở Malaysia, Norkhairul Hafiz(2003) đã chứng minh được sự liên kết giữa các công bố tự nguyện về công cụ tài chính phái sinh với 2 đặc điểm của DN là quy mô và mức độ hoạt động ở nước ngoài. MASB ED 24 Các công cụ tài chính: Công bố và trình bày được sử dụng để kiểm tra chất lượng của việc công bố tự nguyện[60]. K. Ahmed và D. Nicholls (1994) trong tạp chí The International Journal Accounting số 29 (1), đã chỉ ra ảnh hưởng những đặc tính riêng lên mức độ công bố 9 thông tin của doanh nghiệp phi tài chính tại các nước đang phát triển, trường hợp tại Bangladesh[10]. Việc nghiên cứu về mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính trong các DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM trước và sau khi áp dụng Thông tư 210/2009/TT-BTC là rất quan trọng bởi nó cung cấp những bằng chứng xác thực về DQ của các DN niêm yết từ đó giúp cho nhà quản lý, nhà soạn thảo tiêu chuẩn kế toán trong việc ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính tại Việt Nam. Do đó trong luận án này tác giả muốn đo lường chất lượng thông tin về công cụ tài chính được công bố trên Báo cáo tài chính năm được kiểm toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam Các công trình nghiên cứu khoa học về kế toán công cụ tài chính đã công bố tại Việt Nam: Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Đại học Kinh tế thành phố HCM trong luận án tiến sỹ “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong NHTM tại Việt Nam” (2010) đã đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp kế toán cơ bản nhằm phản ánh các nghiệp vụ về công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính có những điểm khác biệt so với Ngân hàng thương mại vẫn chưa được xem xét, nghiên cứu [1]. Tác giả Đinh Thanh Lan, Đại học Hoa Sen với luận văn thạc sỹ “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là IAS32, IAS39, IFRS 7 mà không đề cập đến IFRS 9 [4]. Đề tài cấp bộ của Phạm Thị Thu Thủy, mã số B2006-07-09, lĩnh vực: Kế toán, kiểm toán, tên đề tài: Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay. Năm bảo vệ đề tài: 2006. Đề tài tập trung khảo sát việc kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp và tìm các giải pháp nhằm hoàn 10 thiện việc kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, trên quan điểm hoàn thiện phải phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế [5]. ThS. Hà Thị Tường Vy trong đề tài cấp ủy ban chứng khoán NN “Kế toán công cụ tài chính của thị trường chứng khoán Việt Nam”(năm 2008) đã trình bày khá đầy đủ các nguyên tắc, quy định về định giá, ghi nhận và trình bày công cụ tài chính theo thông lệ quốc tế IAS30, IAS32, IFRS7. Đồng thời tác giả đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu kế toán các công cụ tài chính phục vụ cho thị trường chứng khoán, bỏ qua các công cụ tài chính khác trong doanh nghiệp[6]. Tác giả Đào Y (2003; 2005) đã có những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với bối cảnh thực trạng phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay, đồng thời chú trọng đến việc hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc tế [8], [9]. Như vậy, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam tập trung khai thác việc vận dụng thông lệ kế toán quốc tế về kế toán công cụ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu riêng cho các doanh nghiệp phi tài chính, chưa có công trình nào nghiên cứu các nguyên tắc chung của kế toán công cụ tài chính một cách hoàn chỉnh từ: nhận diện, đo lường, ghi nhận, trình bày, công bố thông tin về công cụ tài chính. Đặc biệt, chưa có công trình nào đánh giá mức độ trình bày và công bố thông tinvề công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và tìm ra mối liên hệ giữa mức độ trình bày và công bố thông tinvới các đặc điểm riêng của doanh nghiệp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chung đó, luận án đề ra các mục tiêu cụ thể sau: 11 Hoàn thiện việc nhận diện, phân loại công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Hoàn thiện đo lường công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Hoàn thiện việc ghi nhận công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Hoàn thiện việc trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam. Xác định mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam (lấy số liệu khảo sát là các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) giai đoạn 2010-2012. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính với các đặc điểm riêng của doanh nghiệp bằng việc xây dựng mô hình với 6 biến số, lấy số liệu 2010, 2011, 2012. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là kế toán công cụ tài chính, bao gồm công cụ tài chính cơ sở và công cụ tài chính phái sinh. Khi nghiên cứu công cụ tài chính cơ sở và công cụ tài chính phái sinh, đối tượng nghiên cứu là các vấn đề cơ bản của kế toán kế toán: Nhận diện, đo lường, ghi nhận, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính. Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp phi tài chính. Nếu xét trên một góc độ cung cầu vốn trong nền kinh tế thì doanh nghiệp được chia thành: Doanh nghiệp tài chính kinh doanh tiền tệ và Doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hoá dịch vụ thông thường. Doanh nghiệp tài chính là: Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm... không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án. Luận án nghiên cứu kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính (các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và lấy các hoạt động này làm hoạt động kinh doanh chính của mình).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất