Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu...

Tài liệu Luận án tiến sĩ hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nam định đến năm 2020

.PDF
188
80
130

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TRẦN LÊ ĐOÀI HOµN THIÖN CHÝNH S¸CH PH¸T TRIÓN HµNG THñ C¤NG Mü NGHÖ XUÊT KHÈU ë NAM §ÞNH §ÕN N¡M 2020 Hµ Néi – 2014 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  TRẦN LÊ ĐOÀI HOµN THIÖN CHÝNH S¸CH PH¸T TRIÓN HµNG THñ C¤NG Mü NGHÖ XUÊT KHÈU ë NAM §ÞNH §ÕN N¡M 2020 Chuyªn ngµnh : KHOA HäC QU¶N Lý M· sè : 62340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS-TS ĐÀM VĂN NHUỆ Hµ Néi – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU ..........12 1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ..................................................... 12 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ...................12 1.1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa của địa phương ..................................................................17 1.1.3. Chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ............................18 1.1.4. Nội dung phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ...................... 21 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở địa phương ....................................................................................................23 1.2. Chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở địa phương .....................................................................................................................28 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 28 1.2.2. Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu...................................................................................................................30 1.2.3. Các hợp phần của chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu .......................................................................................................................... 32 1.2.4. Chu trình chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu .....37 1.3. Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ...................................................................................................................................38 1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách ..............................................38 1.3.2.Các bước hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu...........................................................................................................................39 1.4. Kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ........................................................................................................................49 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ...........................................................................49 1.4.2. Kinh nghiệm trong nước......................................................................53 1.4.3. Bài học kinh nghiệm ...........................................................................56 Kết luận chương 1 .......................................................................................58 Chương 2 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2006-2012 .........................59 2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định....................................................................................................59 2.1.1. Những nhân tố thuận lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định..................................................................................................................59 2.1.2. Những nhân tố bất lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định................................................................................................................. 62 2.2. Chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thực thi ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 .............................................................................64 2.2.1. Chính sách đất đai ...............................................................................65 2.2.2. Chính sách đầu tư tín dụng ...............................................................66 2.2.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ...................................................67 2.2.4. Chính sách phát triển công nghệ .........................................................69 2.2.5. Chính sách bảo vệ môi trường ............................................................70 2.2.6. Chính sách xúc tiến thương mại phát triển thị trường ........................71 2.3. Đánh giá chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 .............................................................................73 2.3.1. Đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 ...................................................................73 2.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 ............................................................................96 2.3.3. Đánh giá việc triển khai chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định .............................................................................................................. 98 2.3.4. Đánh giá mức tác động của các chính sách hợp phần đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định............................................................. 100 2.3.5. Các điểm mạnh và điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định .......................................................................................... 103 2.3.6. Nguyên nhân của các điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định ...........................................................................................107 Kết luận chương 2 ......................................................................................109 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU Ở NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 ....................................................................................................110 3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 .......................................................110 3.1.1. Quan điểm phát triển .........................................................................110 3.1.2. Phương hướng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định ........................................................................................................................111 3.1.3 Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nam Định đến năm 2020 ........................................................................................................................113 3.2. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định .........................................................115 3.2.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định ........................................................................................... 116 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định ..................................................................................117 3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định .........................................................................................120 3.3.1. Xây dựng Quy hoạch phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định ...........................................................................................120 3.3.2. Xây dựng chính sách sản phẩm .........................................................122 3.3.3 Xây dựng chính sách phát triển nguồn nguyên liệu ...........................125 3.3.4. Hoàn thiện chính sách đất đai ........................................................... 127 3.3.5. Hoàn thiện chính sách về đầu tư, tín dụng ........................................130 3.3.6. Hoàn thiện chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...........................................................................................................................134 3.3.7. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ ......138 3.3.8. Hoàn thiện chính sách bảo vệ và xử lý môi trường .........................140 3.3.9. Hoàn thiện chinh sách hỗ trợ xúc tiến thương mại ..........................142 3.4. Các điều kiện để đảm bảo triển khai thực thi chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở tỉnh Nam Định ........................................ 148 3.4.1. Trung ương tiếp tục hoàn thiện các chính sách vĩ mô về khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ..........................................................148 3.4.2. Các cơ quản lý nhà nước của tỉnh Nam Định có sự phối hợp, phân công trách nhiệm triển khai các giải pháp phát triển hàng TCMN xuất khẩu .....148 3.4.3. Sự nỗ lực từ các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh .....................................................................................................151 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 153 KẾT LUẬN .................................................................................................154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........xxx TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................xxx PHỤ LỤC ....................................................................................................xxx DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - Xã hội TCMN Thủ công mỹ nghệ UBND Ủy ban nhân dân TIẾNG ANH Association of South east Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nation Nam Á European Union Liên minh châu Âu Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Index tỉnh USD United States Dollar Đồng Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới ASEAN EU PCI DANH MỤC CÁC BẢNG Tên các bảng Trang Bảng 1.1 Khung logic của chính sách 46 Bảng 2.1 Phân loại làng nghề TCMN trên địa bàn tỉnh Nam Định 60 Bảng 2.2 Số lao động tỉnh Nam Định được đào tạo nghề TCMN từ nguồn kinh phí ngân sách giai đoạn 2006-2012 68 Bảng 2.3 Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách dành cho các dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 70 Bảng 2.4 Kinh phí từ ngân sách tỉnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010 72 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 74 Bảng 2.6 Số làng nghề, cơ sở, lao động, vốn, giá trị sản xuất, doanh thu trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 75 Bảng 2.7 Quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh ngành TCMN Nam Định bình quân theo lao động, vốn, giá trị sản xuất, doanh thu giai đoạn 2006-2012 76 Bảng 2.8 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN ở tỉnh Nam Định 77 Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 80 Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu bình quân cho một doanh nghiệp và một lao động trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 20062012 81 Bảng 2.11 Diện tích cây nguyên liệu sản xuất hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 81 Bảng 2.12 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu ở tỉnh Nam Định 82 Bảng 2.13 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 phân theo nhóm hàng 86 Bảng 2.14 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 87 Bảng 2.15 Bảng 2.16 Bảng 2.17 Bảng 2.18 Bảng 2.19 Bảng 2.20 Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh Nam Định vào thị trường EU giai đoạn 2006-2012 Kim ngạch XK các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh Nam Định vào thị trường Đông Bắc Á giai đoạn 2006-2012 Kim ngạch XK các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh NĐ vào thị trường Đông Âu, Nga giai đoạn 2006-2012 Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh Nam Định vào thị trường Mỹ giai đoạn 2006-2012 Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh Nam Định vào thị trường khác giai đoạn 2006-2012 Năng suất lao động bình quân trong ngành TCMN Nam Định theo giá trị sản xuất, doanh thu giai đoạn 2006-2012 89 90 91 91 92 93 Bảng 2.21 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 94 Bảng 2.22 Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 97 Bảng 2.23 Mức độ bao phủ chính sách phát triển ngành đối với các DN, hộ SXKD hàng TCMN ở tỉnh Nam Định 99 Bảng 2.24 Các kênh nhận thông tin về chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của các cơ sở SXKD ở tỉnh Nam Định 100 Bảng 2.25 Mức độ tác động của các chính sách đến sự phát triển ngành hàng TCMN ở tỉnh Nam Định 101 Bảng 2.26 Ma trận chính sách tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định 102 Bảng 3.1 Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN của Nam Định giai đoạn 2013-2020 114 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ T Tên các biểu đồ rang Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và doanh thu ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012 83 Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2012 84 Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2012 85 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên các hình Trang Hình 1.1 Chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu 18 Hình 1.2 Khung chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu 33 Hình 1.3 Chu trình chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu 37 Hình 1.4 Các bước hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu 39 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Việc phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của Việt Nam và các nước đang phát triển, các nước có thu nhập thấp. Ngành TCMN đòi hỏi ít vốn cho sản xuất, giá trị thực thu của hàng TCMN xuất khẩu rất cao do sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước. Phát triển sản xuất hàng TCMN xuất khẩu góp phần đa dạng hóa việc làm ở nông thôn, sử dụng các nguồn lực tại chỗ, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông thôn. Đối với Nam Định, là một tỉnh nông nghiệp với trên 80% dân số và lao động sống ở nông thôn thì phát triển hàng TCMN xuất khẩu càng có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian qua, cùng với việc triển khai các chính sách của Trung ương, tỉnh Nam Định đã ban hành và chỉ đạo triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có hàng TCMN xuất khẩu. Các chính sách này đã có tác động tích cực, góp phần đưa hàng TCMN thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,53 %/năm trong giai đoạn 2006-2012, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 24,95 triệu USD. Tuy nhiên, theo đánh giá kết quả đạt được còn thấp, chưa tương xứng và phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương có nhiều làng nghề TCMN truyền thống có danh tiếng, kết quả xuất khẩu hàng TCMN chưa hết khả năng, sản lượng sản xuất trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế trên, trước hết là do năng lực của các cơ sở kinh doanh, làng nghề TCMN còn hạn chế về năng lực tài chính, chất lượng lao động, kỹ thuật công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã sản phẩm, khai thác và phát triển thị trường xuất khẩu... Nhưng có nguyên nhân rất quan trọng là chính sách phát triển hàng TCMN XK của Nam Định còn thiếu và chưa đủ mạnh để hỗ trợ thực sự hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, theo thời gian, môi trường KT-XH mà hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN 2 xuất khẩu diễn ra luôn thay đổi làm xuất hiện những yếu tố mới tác động đến vấn đề chính sách, do đó chính sách phát triển cũng phải có sự thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy cần phải có sự phân tích, đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định hiện hành, rút ra những hạn chế để có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Mặt khác về mặt lý luận, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phân tích, đánh giá chính sách kinh tế- xã hội (KT-XH), các giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN (được hệ thống hoá ở mục Tổng quan các nghiên cứu trên hướng đề tài). Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở một địa phương. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và lý luận, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020" làm Luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên hướng đề tài 2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp phân tích, đánh giá chính sách phát triển KT-XH (chính sách công) và cũng đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có hàng TCMN xuất khẩu như: - Trong Luận văn Thạc sĩ "Expansion of Vietnamese Handicraft Industry: From Local to Global" do Rachael A. Szydlowski (trường Đại học Ohito- Nhật Bản) [67] thực hiện vào năm 2008 đã nghiên cứu sự phát triển và vai trò của các chính sách của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương đối với sự phát triển của ngành TCMN. Nghiên cứu này đã luận giải: (1) làm thế nào ngành TCMN ở Việt Nam đã phát triển trong những năm gần đây , (2) làm thế nào các nghệ nhân TCMN và dân làng đã mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của họ , và (3) các chính sách của chính phủ và chính quyền địa phương đã giúp hoặc cản trở sự phát triển 3 của ngành như thế nào trên cơ sở điều tra khảo sát tại hai làng nghề: Ngọc Động (Hà Nam), Đông Hồ (Bắc Ninh), ba doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN, tiến hành các cuộc phỏng vấn với đại diện của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nghiên cứu đã chỉ ra Chính phủ đã có các chính sách trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ ngành TCMN phát triển bao gồm chính sách phát triển kết cấu hạ tầng các làng nghề , xúc tiến thương mại và giảm thuế xuất khẩu các mặt hàng TCMN... Tuy nhiên đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển ngành TCMN như thế nào thì tác giả chưa đề cập đến. - Trong bài báo “Effectiveness and limitations of the “One Village One Product” (OVOP) approach as a government-led development policy: Evidence from Thai OTOP” đăng trên Tạp chí tập san của Nhật Bản, năm 2009 của Kurokawa Kiyoto [65] đã đánh giá hiệu quả và hạn chế tác động của chính sách phát triển “Mỗi làng một sản phẩm” của Chính phủ Thái Lan. Tác giả đã đưa ra ba đặc điểm của phong trào OTOP ở Thái Lan: Thứ nhất, phong trào OTOP hoàn toàn khác với mô hình OVOP của Nhật Bản. Phong trào xuất phát từ chính sách của Chính phủ chứ không phải xuất phát từ địa phương. Chính phủ Thái Lan đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Thứ hai, OTOP được thừa nhận rộng rãi qua hệ thống phân loại sản phẩm vô địch năm sao. Những nỗ lực nghiêm túc trong phát triển sản phẩm đã dẫn đến chất lượng sản phẩm. Thứ ba, phong trào OTOP được hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông. Tuy nhiên, tác giả cho rằng tính bền vững của phong trào phụ thuộc nhiều vào sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển. - Trong báo cáo "Challenges for the OVOP movement in Sub-Saharan Africa" do Ngân hàng Thế giới thực hiện vào năm 2010 [66] đã nghiên cứu về những thách thức trong vấn đề phát triển phong trào "mỗi làng một sản phẩm" tại các nước thuộc tiểu vùng hoang mạc Sahara (Châu Phi). Báo cáo đã nghiên cứu so sánh phong trào OVOP của Nhật Bản, Thái Lan, và Malawi để kiểm tra sự tương đồng và khác biệt của mỗi nước nhằm giúp các nước tiểu vùng Sahara các biện pháp cần thiết. Báo cáo đã đưa ra phương pháp và các chỉ số, trong đó bao gồm cả các chính sách của chính quyền để đánh giá và so sánh hiệu quả của các phương pháp tiếp cận OVOP trong ba quốc gia. Báo cáo đã nêu rõ OVOPs của Thái Lan và Malawi được thực hiện bởi chính quyền trung ương trong các chính sách phát triển 4 và nhấn mạnh về mục đích kinh tế, chứ không phải là mục đích xã hội nên có sự khác biệt với OVOP Nhật Bản được thực hiện bởi chính quyền địa phương. 2.1.2. Các nghiên cứu trong nước 2.1.2.1 Các tài liệu, nghiên cứu về phân tích, đánh giá chính sách kinh tế- xã hội (chính sách công) - Trong Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) [69] hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy (Hoa Kỳ) có nhiều bài giảng chuyên đề về phân tích, đánh giá chính sách trên cơ sở tham khảo các tài liệu nước ngoài có liên quan. Trong đó có các chuyên đề " Phân tích chính sách là gì?" và "Quy trình phân tích chính sách" nêu ra các định nghĩa về phân tích chính sách và các vấn đề liên quan đến quy trình phân tích chính sách. Tuy nhiên, đây chỉ là những vấn đề về phân tích, đánh giá chính sách chung mà chưa đi vào đánh giá chính sách phát triển đối với một ngành cụ thể. - TS. Đặng Ngọc Lợi với bài viết “Chính sách công ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn” [13] cũng chỉ mới dừng lại ở góc độ nhận thức bước đầu về lý luận và thực tiễn chính sách công ở nước ta. Tác giả đã nêu lại đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước về thực tiễn chính sách công ở Việt Nam còn thể hiện sự thiếu sót, sai lầm ở các góc độ sau: Xây dựng, hoạch định, đề ra chính sách chưa đúng thực tế, kỳ vọng quá cao; tổ chức thực thi, quản lý chính sách còn yếu kém; đánh giá hiệu quả, hiệu lực của chính sách chưa thuyết phục, khách quan. Tác giả đề xuất cần tiếp tục làm rõ nội hàm chính sách công cả từ khái niệm, các phạm trù, nội dung, các đặc điểm, các yếu tố tác động chi phối và cần xây dựng quy trình hoạch định chính sách mới. Trong bài viết này, tác giả cũng chưa đề cập đến vấn đề đánh giá, hoàn thiện chính sách công. - PGS.TS. Nguyễn Danh với “Chính sách và công cụ phân tích” [15] đã đề cập đến phân tích chính sách, nội dung và công cụ phân tích chính sách. Về công cụ phân tích và đánh giá chính sách công tác giả đã nêu ra các công cụ cơ bản: (1) Đánh giá dự báo tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment-RIA); (2) Phân tích chi phí và lợi ích (Cost & Benefit Analysis - CBA). Trong một số trường hợp khi lợi ích không thể tiền tệ hóa, có thể sử dụng phương pháp phân tích Chi phí - Hiệu quả (Cost Effectiveness Analysis: CEA) – tức là bao nhiêu chi phí bỏ ra để đạt 5 được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên phương pháp đánh giá tác động sau khi triển khai để hoàn thiện chính sách tác giả chưa đề cập đến. - Từ năm 2005 đến 2012, hàng năm có Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) [24] là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI). Nghiên cứu, đánh giá về PCI là một trong những điều tra xã hội học lớn và toàn diện nhất cả nước, được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo có thuyết minh về phương pháp xây dựng các chỉ số, phương pháp điều tra và xử lý tài liệu điều tra v.v.. - Năm 2011, 2012 có "Báo cáo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương" [61] thông qua một thang đo lường chung là "Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương" do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế thực hiện. Trong báo cáo đã đưa ra phương pháp nghiên cứu được sử dụng, xây dựng mô hình chỉ số riêng phục vụ cho công tác đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương dựa trên 8 trụ cột cấu thành mô hình chỉ số. 2.1.2.2 Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Trong thời gian qua, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động phát triển làng nghề và xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam được công bố, điển hình là: - Luận án tiến sĩ kinh tế "Chiến lược marketing cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thiên niên kỷ mới", năm 2005 của Trần Đoàn Kim, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [37] đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chiến lược marketing, đi sâu phân tích thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược marketing tại các làng nghề TCMN, đề xuất chiến lược marketing và một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các làng nghề TCMN Việt Nam nhưng chủ yếu trong phạm vi hỗ trợ công tác marketing. - Đề án " Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam” (tháng 8-2006) [12] do Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) và 6 Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD / WTO (ITC) phối hợp thực hiện đã đề cập đến các cơ chế chính sách hỗ trợ để thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ phát triển bao gồm: Các chính sách của nhà nước đối với ngành; vai trò điều hành và phối hợp của các cơ quan quản lý; mạng lưới hỗ trợ thương mại; các nguồn hỗ trợ tài chính; các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, Đề án chưa đi vào đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ cũng như các lĩnh vực hỗ trợ khác đối với sự phát triển của ngành TCMN, do đó Đề án chỉ đi vào các định hướng và giải pháp cụ thể để phát triển ngành mà không đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện chính sách. - Luận văn thạc sĩ kinh tế "Những giải pháp nhằm đẩy mạnh XK hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010", năm 2006 của Trần Lê Đoài, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng TCMN, phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định, đưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 nhưng đề cập rất ít đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nhà nước. - Luận văn thạc sĩ kinh tế "Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", năm 2008 của Nguyễn Văn Hùng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [21] đã nghiên cứu: (1) vai trò và công cụ của chính quyền tỉnh đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; (2) phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa, phân tích đánh giá các chủ trương, biện pháp tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu; (3) Đề xuất, kiến nghị với chính quyền tỉnh một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của Thanh Hóa. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến một số chính sách của tỉnh nhằm phát triển hàng TCMN xuất khẩu mà chưa đi vào đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa - Luận án tiến sĩ kinh tế "Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong quá trình hội nhập", năm 2009 của Nguyễn Hữu Thắng, Trường Đại học Ngoại thương [18] đã nghiên cứu: (1) hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề TCMN; (2) phân tích thực trạng phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề; (3) đề xuất giải pháp, chính sách phát triển làng nghề, doanh nghiệp để tăng nhanh xuất khẩu hàng 7 TCMN của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cả ở tầm vi mô và vĩ mô mà chưa đi sâu vào đánh giá, đề xuất hoàn thiện chính sách. - Luận án Tiến sĩ kinh tế "Hoàn thiện chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình", năm 2011 của Lê Thị Kim Hoa, Trường Đại học Thương mại [14] đã nghiên cứu: (1) lý luận cơ bản về chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm làng nghề; (2) đánh giá thực trạng triển khai chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở Thái Bình; (3) đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở Thái Bình thời kỳ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến cơ sở lý luận của việc đánh giá, hoàn thiện chính sách cũng như chưa đi sâu vào việc hoàn thiện chính sách của Thái Bình nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam”, năm 2012 của Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu thương mại [22] đã hệ thống hóa, bổ sung một số cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam theo quan điểm lợi thế so sánh và quản trị chiến lược marketing xuất khẩu; phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam từ năm 2005; đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam, trong đó có các chính sách và giải pháp từ phía Nhà nước nhưng chủ yếu trong phạm vi hỗ trợ xúc tiến thương mại. Qua việc tổng lược các công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài cho thấy: Một là, các công trình nghiên cứu, bài viết về phân tích, đánh giá chính sách mới chủ yếu đề cập đến phương pháp luận về phân tích, đánh giá chính sách phát triển KT-XH (chính sách công) nói chung mà chưa đề cập đến việc đánh giá và hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu dưới giác độ khoa học phân tích, đánh giá tác động của chính sách, cũng như ở mức độ thể chế hoá. Hai là, các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến hàng TCMN xuất khẩu đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển làng nghề, sản xuất, xuất 8 khẩu hàng TCMN và các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ở các cách tiếp cận và mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển đối với hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định cũng như ở một địa phương khác trong nước. 2.2. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Từ việc tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài và mục đích nghiên cứu của luận án, vấn đề đặt ra cho nghiên cứu sinh cần tiếp tục nghiên cứu là: - Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh gồm những nội dung gì? - Sử dụng phương pháp nào, các chỉ tiêu nào để đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh? - Cần phải hoàn thiện chính sách như thế nào để phát huy được tiềm năng lợi thế của tỉnh trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN? 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định hoàn thiện và ban hành chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn Nam Định. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu, xây dựng khung lý thuyết đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương. - Rà soát chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đã có của tỉnh Nam Định, đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân . - Đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách của tỉnh Nam Định có tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trong phạm vi địa bàn tỉnh Nam Định. - Về thời gian: + Nghiên cứu đánh giá tác động chính sách của tỉnh Nam Định đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định từ năm 2006-2012. + Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu - Xây dựng khung lý - Đánh giá tác động của Đề xuất nội dung thuyết đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hoàn thiện chính chính sách phát triển hàng hàng TCMN xuất khẩu sách phát triển TCMN xuất khẩu. của tỉnh Nam Định qua hàng TCMN xuất - Xây dựng các chỉ tiêu các chỉ tiêu. khẩu ở Nam Định đánh giá tác động của - Chỉ ra các điểm - Nội dung hoàn chính sách phát triển hàng mạnh, điểm yếu của thiện chính sách TCMN xuất khẩu. chính sách. - Các điều kiện - Kinh nghiệm xây dựng - Xác định nguyên đảm bảo triển và tổ chức thực thi chính nhân của các điểm yếu khai thực thi sách phát triển hàng của chính sách chính sách TCMN ở một số nước Nguồn: Tác giả thiết kế từ mục tiêu nghiên cứu 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu, luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như: Phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, dự báo. - Điều tra, khảo sát, thu thập thu thập thông tin, dữ liệu, lấy ý kiến của các nhà sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu, các nhà quản lý các cấp. + Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT; các Sở, ngành, cơ quan của tỉnh có liên quan đến hoạt động của ngành hàng TCMN xuất khẩu như: Sở Công Thương, 10 Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Nông nghiệp &PTNT, Cục Thống kê, UBND các huyện + Nguồn dữ liệu sơ cấp: / Luận án thu thập và khai thác dữ liệu sơ cấp từ một số báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành TCMN của tỉnh Nam Định. / Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học vào quý II năm 2013 thông qua 3 mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1: Mẫu phiếu 1 điều tra 100 hộ gia đình, mẫu phiếu 2 điều tra 50 doanh nghiệp ở các làng nghề TCMN nổi tiếng đại diện cho 5 nhóm mặt hàng TCMN như mây tre đan Vĩnh Hào, sơn mài Cát Đằng, gỗ mỹ nghệ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá, cói đan Hạ Đồng, ươm tơ dệt lụa Cổ Chất…. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, chọn mẫu, vừa phát phiếu, vừa gặp gỡ các chủ cơ sở phỏng vấn nhằm tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu và các vấn đề liên quan đến việc triển khai và thụ hưởng chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định. Mẫu phiếu 3 điều tra 50 nhà quản lý có liên quan đến hàng TCMN xuất khẩu bao gồm cán bộ xã, lãnh đạo và chuyên viên các phòng Công Thương huyện, UBND huyện, lãnh đạo và chuyên viên các Sở ngành có liên quan như: Sở Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & PTNT, Lao động Thương binh & Xã hội... theo phương pháp vừa liên hệ phát phiếu điều tra, vừa kết hợp phỏng vấn sâu. Kết quả thu được 200 phiếu đã được xử lý, tổng hợp vào các biểu bảng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá. - Tham khảo, xin ý kiến tư vấn chính sách các chuyên gia là các cán bộ xây dựng chính sách, chỉ đạo thực tiễn của tỉnh và một số nhà khoa học trong việc đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định. - Tham gia các hội thảo khoa học có liên quan đến đề tài. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Các số liệu, dữ liệu thu thập và điều tra được xử lý bằng Exel. 6. Các đóng góp của luận án: - Đã làm rõ được nội dung phát triển hàng TCMN xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng TCMN xuất khẩu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất