Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ hiệu quả hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp ...

Tài liệu Luận án tiến sĩ hiệu quả hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam

.PDF
20
125
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG VĂN KHÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG VĂN KHÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính, ngân hàng Mã ngành: 62 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: - Hướng dẫn 1: TS. Phan Ngọc Minh - Hướng dẫn 2: TS. Lâm Thị Hồng Hoa TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Trƣơng Văn Khánh. Sinh ngày 18 tháng 02 năm 1974. Quê quán: Xã Phổ Khánh, Huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi. Hiện công tác tại: Khoa Tài chính kế toán- Trƣờng Đại học Sài Gòn - Số 273 An Dƣơng Vƣơng, Quận 5- TP. HCM. Là nghiên cứu sinh khóa: 14 của Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh. Mã số nghiên cứu sinh: 010114090006. Cam đoan đề tài: “Hiệu quả hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Chuyên ngành: Tài chính, ngân hàng. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Minh và TS. Lâm Thị Hồng Hoa. Luận án đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2013 Tác giả TRƢƠNG VĂN KHÁNH ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. xi CHƢƠNG 1: QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ......................................................................... 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................. 1 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................... 1 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................. 2 1.1.2.1. Tham khảo cách phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới ............. 3 1.1.2.2. Theo cách phân loại của Việt Nam ............................................................... 5 1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 6 1.1.4. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế nhiều thành phần................................ 9 1.1.5. Cơ hội và thách thức đối với DNNVV khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. .......................................................................................................................... 9 1.1.5.1. Những cơ hội ............................................................................................... 10 1.1.5.1.1. Những thách thức ..................................................................................... 11 1.2. QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV ....................................... 14 1.2.1. Sự cần thiết hình thành và phát triển của Quỹ BLTD đối với DNNVV ........ 14 1.2.2. Khái niệm về Quỹ BLTD ............................................................................... 16 1.2.3. Mô hình hoạt động ......................................................................................... 17 1.2.4. Các khái niệm có liên quan đến hoạt động của Quỹ BLTD .......................... 18 1.2.5. Chức năng của Quỹ BLTD đối với DNNVV ................................................. 19 1.2.5.1. BLTD cho các DNNVV ................................................................................ 19 1.2.5.2. Tư vấn về đầu tư tài chính và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ các DNNVV phát triển..................................................................................... 20 1.2.5.3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay của bên được bảo lãnh .................................................................................... 21 iii 1.2.6. Vai trò của Quỹ BLTD đối với DNNVV ....................................................... 22 1.2.6.1. Góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước đối với DNNVV....................................................................................................... 22 1.2.6.2. Tạo điều kiện cho DNNVV tíêp cận vốn tín dụng tại các TCTD................. 23 1.2.6.3. Góp phần gián tiếp trong việc ổn định và thu hút lao động cho các DNNVV ....................................................................................................... 24 1.2.6.4. Góp phần tăng năng lực quản lý và điều hành cho các DNNVV ................ 24 1.2.7. Mối quan hệ giữa Quỹ BLTD, TCTD và DNNVV ....................................... 25 1.2.8. Hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD tác động đến DNNVV ......................... 26 1.3. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍNH DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV ........................................................................... 27 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả.................................................................................... 27 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả....................................................................... 28 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUỸ BLTD ĐỐI VỚI DNNVV ............................................................................................................ 33 1.4.1. Môi trƣờng chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội ................................................. 33 1.4.1.1. Môi trường chính trị .................................................................................... 33 1.4.1.2. Môi trường pháp lý ...................................................................................... 34 1.4.1.3. Môi trường kinh tế xã hội ............................................................................ 34 1.4.2. Chính sách bảo lãnh tín dụng hỗ trợ phát triển của DNNVV của nhà nƣớc.. 35 1.4.3. Năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 36 1.4.4. Năng lực của các ngân hàng thƣơng mại ....................................................... 37 1.4.5. Nhu cầu bảo lãnh tín dụng của các DNNVV ................................................. 37 1.4.5.1. Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu ............................................................ 38 1.4.5.2. Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ................................................... 42 1.5. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................................... 42 1.5.1. Quỹ bảo lãnh tín dụng ở một số nƣớc ............................................................ 42 iv 1.5.1.1. Quỹ BLTD tại Trung Quốc ......................................................................... 43 1.5.1.2. Quỹ BLTD tại Hàn Quốc............................................................................ 46 1.5.1.3. Quỹ BLTD tại Malaysia ............................................................................. 47 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................... 48 TÓM LƢỢC CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 51 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG THỜI GIAN QUA .................................................................. 52 2.1. SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỸ BLTD ĐỐI VỚI DNNVV Ở VIỆT NAM .......................................................................... 52 2.1.1. Vốn hoạt động ................................................................................................ 52 2.1.2. Mô hình hoạt động ......................................................................................... 54 2.1.3. Điều kiện thành lập ........................................................................................ 57 2.1.4. Cơ cấu tài chính.............................................................................................. 58 2.1.4.1. Đối với Quỹ BLTD hoạt động độc lập ......................................................... 58 2.1.4.2. Đối với trường hợp không thành lập Quỹ BLTD ......................................... 60 2.2. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU BLTD CỦA CÁC DNNVV TẠI VIỆT NAM .......................................................................................................................... 61 2.2.1. Qui trình nghiên cứu ...................................................................................... 61 2.2.2. Thiết kế thang đo ............................................................................................ 63 2.2.3. Thang đo của các nghiên cứu trƣớc ............................................................... 63 2.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 63 2.2.5. Nghiên cứu định lƣợng................................................................................... 64 2.2.5.1. Phương thức lấy mẫu ................................................................................. 64 2.2.5.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 64 2.2.5.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................... 64 2.2.6. Kiểm định và đánh giá thang đo .................................................................... 70 2.2.6.1. Phân tích Cronbach’s Alpha ....................................................................... 70 v 2.2.6.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 72 2.2.7. Kiểm định mô hình và các giả thuyết ............................................................ 75 2.2.8. Kết luận qua kiểm định mô hình .................................................................... 84 2.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BLTD TRONG THỜI GIAN QUA .......................................................................................... 85 2.3.1. Hiệu quả hoạt động ........................................................................................ 85 2.3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế .............................................................................. 85 2.3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội ................................................................................ 92 2.3.2. Những hạn chế của Quỹ BLTD đối với DNNVV.......................................... 94 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 96 2.3.3.1. Về phía chính sách và các cơ quan quản lý nhà nước ................................ 96 2.3.3.2. Về phía Quỹ bảo lãnh tín dụng.................................................................. 103 2.3.3.3. Về phía các tổ chức tín dụng ..................................................................... 108 2.3.3.4. Về phía bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 109 2.3.3.5. Về phía các tổ chức hiệp hội ..................................................................... 111 TÓM LƢỢC CHƢƠNG 2 .................................................................................... 113 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ............................................................................. 114 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NHÀ NƢỚC ........................................................ 114 3.1.1. Định hƣớng phát triển DNNVV của đất nƣớc ............................................. 114 3.1.2. Mục tiêu, yêu cầu và định hƣớng phát triển Quỹ Bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV của nhà nƣớc ................................................................................. 116 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ BLTD Ở VIỆT NAM ........................... 117 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ BLTD ĐỐI VỚI DNNVV Ở VIỆT NAM ................................................................................ 119 3.3.1. Giải pháp đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng ..................................................... 119 vi 3.3.2. Giải pháp đối với DNNVV .......................................................................... 122 3.3.3. Lộ trình hoàn thiện hoạt động Quỹ BLTD ................................................... 125 3.4. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ .......................................................................... 127 3.4.1. Đối với các tổ chức tín dụng ........................................................................ 127 3.4.2. Đối với các tổ chức hiệp hội ........................................................................ 129 3.5. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN.......... 130 3.5.1. Cải thiện môi trƣờng pháp lý ....................................................................... 130 3.5.2. Xây dựng mô hình hoạt động của Quỹ BLTD ............................................. 134 3.5.3. Chính sách hỗ trợ ......................................................................................... 135 3.5.4. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ ................................................................. 144 TÓM LƢỢC CHƢƠNG 3 .................................................................................... 144 KẾT LUẬN ........................................................................................... 146 Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả ............... 148 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................. 149 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng nƣớc ngoài Nghĩa Tiếng Việt BLTD Bảo lãnh tín dụng DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa UBND Uỷ ban nhân dân TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCHH Tổ chức hiệp hội NSNN Ngân sách nhà nƣớc TNDN Thu nhập doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc HTX Hợp tác xã CBTD Cán bộ tín dụng WTO World Trade Organization Tổ chức thƣơng mại thế giới EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO Cronbach’s Phƣơng sai trích Cronbach’s Alpha quan lẫn nhau Alpha Eigenvalue Phép kiểm định mức độ tƣơng Eigenvalue Giá trị phƣơng sai tách ra đƣợc của mỗi nhân tố Hỗ trợ phát triển chính thức ODA Official Development Assistance VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thƣơng mại và Công and Industry nghiệp Việt Nam viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Stt Số bảng, biểu đồ Tên bảng, biểu đồ Trang 1 Bảng 1.1 Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế 6 2 Bảng 2.1 Các Quỹ BLTD hoạt động trực thuộc Quỹ hỗ trợ phát 56 triển địa phƣơng 3 Bảng 2.2 Vốn điều lệ của các Quỹ BLTD hoạt động độc lập 56 tính đến thời điểm 31/12/2011. 4 Bảng 2.3 Các bƣớc thực hiện trong quá trình nghiên cứu 61 5 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát 243 DNNVV về nhu cầu BLTD. 67 6 Bảng 2.5 Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. 68 7 Bảng 2.6 Phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập và 71 biến phụ thuộc. 8 Bảng 2.7 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập. 72 9 Bảng 2.8 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc. 73 10 Bảng 2.9 Tổng kết mô hình hồi qui. 75 11 Bảng 2.10 Các hệ số hồi qui. 76 12 Bảng 2.11 Mức độ đánh giá loại hình doanh nghiệp. 80 13 Bảng 2.12 Mức độ đánh giá qui mô doanh nghiệp. 80 14 Bảng 2.13 Mức độ đánh giá thời gian hoạt động của doanh 81 nghiệp. 15 Bảng 2.14 Mức độ đánh giá giá trị tài sản cố định. 82 16 Bảng 2.15 Mức độ đánh giá động lực phát triển. 83 17 Bảng 2.16 Mức độ đánh giá nhận thức niềm tin. 83 ix 18 Bảng 2.17 Giá trị BLTD của các Quỹ BLTD so với nhu cầu vay 86 vốn của các DNNVV đã tiếp cận Quỹ từ năm 2008 đến năm 2011 19 Bảng 2.18 Bảng tính toán bội số BLTD so với vốn điều lệ Quỹ 87 BLTD. 20 Bảng 2.19 Số lƣợt các DNNVV đƣợc các Quỹ BLTD tƣ vấn, 89 hỗ trợ từ năm 2008 đến năm 2011. 21 Bảng 2.20 Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Quỹ BLTD 90 TP. HCM. 22 Bảng 2.21 Kết quả kinh doanh và sử dụng lao động qua các năm 91 của 107 DNNVV đƣợc Quỹ BLTD cấp BLTD. 23 Bảng 2.22 Kết quả khảo sát đánh giá chất lƣợng phục vụ của 92 Quỹ BLTD TP. HCM (107 doanh nghiệp đã đƣợc Quỹ BLTD cấp BLTD). 24 Bảng 2.23 Nhu cầu vốn của DNNVV và khả năng đáp ứng nhu 94 cầu của Quỹ BLTD trên địa bàn TP.HCM từ năm 2008 đến 2011. 25 Bảng 2.24 Kết quả khảo sát 107 DNNVV tiếp cận với Quỹ 96 BLTD TP. HCM 26 Biểu đồ 1.1 Mô hình hoạt động các Quỹ BLTD 17 27 Biểu đồ 1.2 Mối quan hệ giữa Quỹ BLTD, DNNVV và TCTD 25 28 Biểu đồ 1.3 Mô hình nghiên cứu định lƣợng về nhu cầu BLTD 41 của các DNNVV 29 Biểu đồ 2.1 Mô hình 1_ Quỹ BLTD hoạt động độc lập 55 30 Biểu đồ 2.2 Mô hình 2_ Quỹ BLTD trực thuộc Quỹ hỗ trợ phát 55 triển địa phƣơng 31 Biểu đồ 2.3 Qui trình nghiên cứu 62 x 32 Biểu đồ 3.1 Mô hình khu công nghiệp hỗ trợ 142 33 Biểu đồ 3.2 Cụm liên kết ngành trong trƣờng hợp các DNNVV 143 không nằm trong khu công nghiệp hỗ trợ xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm hơn 97% trong tổng số doanh nghiệp của cả nƣớc, thu hút một lƣợng lớn lao động, giải quyết công ăn việc làm, đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và duy trì các ngành nghề truyền thống. Đặc thù của DNNVV ở Việt Nam là trình độ quản lý yếu kém, sử dụng chủ yếu là lao động phỗ thông, máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là thiếu vốn hoạt động. DNNVV là đối tƣợng đang đƣợc quan tâm mật thiết của các tổ chức xã hội, các cấp quản lý. Chính vì vậy, nhằm gián tiếp hỗ trợ các DNNVV, Chính phủ đã chỉ đạo một trong những giải pháp để cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD. Thực tế, một số địa phƣơng đã thành lập các Quỹ BLTD DNNVV từ năm 2001. Tuy nhiên, hiện nay các Quỹ BLTD vẫn chƣa hoạt động hiệu quả, chƣa góp phần hỗ trợ các DNNVV phát triển. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Hiệu quả hoạt động Quỹ BLTD đối với DNNVV tại Việt Nam” đã đƣợc chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của nghiên cứu là phát triển sự hiểu biết về khoản vay có bảo đảm từ Quỹ BLTD đối với DNNVV cũng nhƣ vai trò của Quỹ BLTD trong phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. - Xác định nhu cầu đƣợc cấp BLTD để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. - Phân tích tìm ra những nguyên nhân và những hạn chế của Quỹ BLTD DNNVV hiện nay ở Việt Nam. Từ đó đƣa ra các giải pháp để các Quỹ BLTD đối với DNNVV hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam. xii 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng hoạt động của các Quỹ BLTD đối với DNNVV ở Việt Nam và những giới hạn của DNNVV ở Việt Nam để từ đó đƣa ra các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài giới hạn nghiên cứu sự phát triển của Quỹ BLTD DNNVV, những giới hạn của DNNVV; đề tài không nghiên cứu sự hình thành và phát triển của DNNVV. 4. Tình hình các nghiên cứu trƣớc đây Liên quan đến DNNVV, những vấn đề lý luận cũng nhƣ tín dụng hỗ trợ phát triển DNNVV đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu ở trong nƣớc và quốc tế. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu quan trọng gần nhất có liên quan đến Luận án này, nhƣ: - Trong Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tác giả Phạm Văn Hồng (2007) đã tập trung vào đánh giá những khó khăn cũng nhƣ thuận lợi khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại quốc tế, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV tại Việt Nam. - Trong Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ DNNVV”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2008) đã nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng và DNVVN, đề cập những vấn đề quản lý rủi ro, chi phí giao dịch và chi phí hành chính, sự cần thiết có hệ thống kế toán tài chính đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…, xem xét các DNVVN nhƣ là các khách hàng tiêu dùng cá nhân, phân loại các DNVVN thành nhóm đại chúng và nhóm có nhiều lợi nhuận. Đề tài đã đƣa ra các giải pháp chuyên sâu, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Phân tích kinh nghiệm quốc tế từ các nền kinh tế có mức độ phát triển khác nhau để định vị hệ thống các DNVVN Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên bản xiii đồ toàn cầu từ đó tạo điều kiện cho công tác hoạch định chiến lƣợc và định hƣớng đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam. - Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế: “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thƣơng mại Cổ phần trên địa bàn TP. HCM”, tác giả Võ Đức Toàn (2012) đã phân tích tìm ra những nguyên nhân và những hạn chế làm cho DNNVV khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng nói chung và của các NHTM Cổ phần trên địa bàn Tp.HCM nói riêng. Góp phần đƣa ra các giải pháp để các DNNVV có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn, đồng thời ngân hàng cũng có cái nhìn mới về các DNNVV trong hoạt động tín dụng của mình. - Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc”, tác giả Trần Công Hoà (2007) đã tập trung nghiên cứu về hệ thống các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của tín dụng nhà nƣớc đối với các chƣơng trình, dự án của Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nƣớc; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển của nhà nƣớc. - TS. Trƣơng Quang Thông (2010): “Tài trợ tín dụng ngân hàng cho doanh nghiêp nhỏ và vừa, một nghiên cứu thực nghiệm tại Khu vực TP. HCM”, tác giả đã nghiên cứu thực trạng về qui mô vốn, số lƣợng và sự đóng góp của các DNNVV trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, đồng thời đƣa ra những khó khăn của loại hình doanh nghiệp này trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. - Một số bài viết về DNNVV và Quỹ BLTD đối với DNNVV của các tác giả có uy tín trên cả nƣớc nhƣ PGS.,TS. Võ Văn Nhị, TS. Phạm Xuân Quang,... là những thông tin quý báu giúp tác giả có những nhận định và phân tích khoa học chính xác hơn trong Luận án. Tuy có nhiều nghiên cứu về DNNVV, về các dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào về Quỹ BLTD và các loại hình BLTD đối với những DNNVV có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội nhƣng lại thiếu tài sản thế chấp và những điều kiện khác để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. xiv 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tổng quan về hình thức hỗ trợ của Quỹ BLTD đối với DNNVV. Qua đó, giúp cho các Quỹ BLTD có thể dự đoán đƣợc tiềm năng trong việc mở rộng các hình thức hỗ trợ; đồng thời, giúp các Quỹ BLTD và DNNVV nhận thức đƣợc rằng hình thức hỗ trợ từ Quỹ BLTD là sự cần thiết để có hƣớng phát triển trong tƣơng lai, từ đó lan rộng ra cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ việc nhân rộng ứng dụng cho nhiều địa phƣơng thực hiện hiệu quả. 6. Những hạn chế trong nghiên cứu Nghiên cứu này đem lại kết quả và những đóng góp nhất định, phần nào giúp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc hiểu rõ đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu BLTD của DNNVV và mức độ tác động của các yếu tố đến nhu cầu vay hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn những điểm hạn chế. Thứ nhất, hầu hết những khái niệm cơ bản về DNNVV đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gian gần đây, cụ thể là những đặc điểm của DNNVV, khái niệm, vai trò, cơ hội và thách thức đối với DNNVV khi Việt Nam gia nhập WTO,... nên trong việc tiếp cận, tổng hợp lý luận chung trong nghiên cứu của Luận án không tránh khỏi những trùng lắp nhất định. Tuy nhiên, cần khẳng định dù có những khía cạnh trùng lắp khó tránh khỏi, song đó không phải là sự sao chép mà đƣợc trình bày với văn phong và cách tiếp cận riêng của tác giả. Thứ hai, việc chọn mẫu nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lƣợng thông tin trong nghiên cứu định lƣợng. Nếu kích cỡ mẫu nhỏ thì độ tin cậy của thông tin kém. Do số lƣợng các DNNVV ở Việt Nam là rất lớn (Theo kết quả rà soát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê đến 01/01/2012 số lƣợng doanh nghiệp trong cả nƣớc là 541.103 doanh nghiệp, nếu loại trừ 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh đƣợc, thì tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế là 448.393 doanh nghiệp; trong tổng số doanh nghiệp thì DNNVV chiếm khoảng 97%), trong khi đó số lƣợng các DNNVV tiếp cận với Quỹ BLTD còn rất ít (khoảng 200 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ khá nhỏ 0,04%) nên việc thu thập các biến độc lập tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD thông qua khảo sát các DNNVV không xv đồng nhất, khó có độ tin cậy cao trong khoa học (nếu khảo sát ngẫu nhiên trong 448.393 doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp không biết đến sự tồn tại của Quỹ BLTD, nếu khảo sát trong khoảng 200 doanh nghiệp đã đƣợc Quỹ BLTD thì các doanh nghiệp đều đánh giá là Quỹ BLTD hoạt động tốt vì các doanh nghiệp này đã đƣợc thoả mãn nhu cầu vốn tín dụng). Do đó việc dùng thuật toán trong mô hình kinh tế lƣợng trong Luận án sẽ không có ý nghĩa về mặt khoa học, việc khảo sát các doanh nghiệp còn bị hạn chế, kích thƣớc mẫu đại diện không đủ lớn để vận dụng mô hình định lƣợng hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD ở Việt Nam bằng các phần mềm nhƣ Eview, Amos, phần mềm SPSS,... đây là những hạn chế của Luận án. Luận án chỉ đạt đƣợc ở việc kiểm định mô hình về nhu cầu BLTD để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV bằng phần mềm SPSS (sử dụng công cụ phân tích Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA). Các nội dung khác trong Luận án chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để đƣa ra những nhận định, các kết quả nghiên cứu mang tính truyền thống. Thứ ba, do hạn chế về điều kiện nghiên cứu nhƣ thời gian, chi phí… nên nghiên cứu để thực hiện mô hình định lƣợng chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi những đơn vị Tp. Hồ Chí Minh do vậy có thể không phản ánh hết thực trạng nhu cầu BLTD ở những địa phƣơng khác. Đây là một hƣớng cho nghiên cứu tiếp theo. Thứ tư, phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện trong đề tài này là phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, số lƣợng mẫu nhỏ và phân bố không đồng đều giữa các nhóm. Nếu có thể lấy số lƣợng mẫu lớn hơn và phƣơng pháp lấy mẫu theo xác suất kết hợp với phƣơng pháp lấy mẫu theo tỉ lệ thì kết quả nghiên cứu sẽ sâu sắc hơn và đúng với thực tế hơn. Trong các nghiên cứu tiếp theo, khi số lƣợng các DNNVV tiếp cận Quỹ BLTD đủ kích cỡ mẫu thì có thể tiến hành khảo sát để vận dụng mô hình định lƣợng về hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD ở Việt Nam một cách toàn diện hơn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở của phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện Luận xvi án bao gồm: phƣơng pháp thống kê, phân tích thống kê, phƣơng pháp điều tra khảo sát, kiểm định mô hình định lƣợng, tham vấn ý kiến của các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng đối với các DNNVV. 8. Những đóng góp của Luận án Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BLTD đối với DNNVV. Đề tài đƣa ra những chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả của Quỹ BLTD đối với DNNVV. Đề tài này góp phần làm rõ những nguyên nhân dẫn đến hệ quả là các Quỹ BLTD DNNVV ở Việt Nam hoạt động không hiệu quả và chƣa góp phần đáng kể vào sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam. Đối với các DNNVV: giúp cho doanh nghiệp nhận thấy những điểm mạnh để tiếp tục phát huy và những hạn chế đáng kể của mình nhằm hoàn thiện để phát triển tốt hơn. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô: góp phần gợi ý để cơ quan quản lý các cấp có những chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD DNNVV trong thời gian tới. 9. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Quỹ BLTD đối với DNNVV Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD đối với DNNVV ở Việt Nam trong thời gian qua. Chƣơng 3: Giải pháp hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD ở Việt Nam trong thời gian tới. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự, hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế và chịu sự quản lý của Nhà nước bởi luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Nói cách khác, doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập và tổ chức sản xuất ra sản phẩm để kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ, kể cả những sản phẩm hàng hóa không do mình làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và kết quả thu về là lợi nhuận, tích lũy được vốn để tiếp tục tái đầu tư phát triển kinh doanh ngày càng cao hơn. Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh không kể thuộc sở hữu của thành phần kinh tế nào và nó không phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển khá phổ biến ở các nước đang phát triển, nhất là ở các nước trong khu vực ASEAN. Ở Việt Nam, nhóm doanh nghiệp này vị thế quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá_hiện đại hoá đất nước. Có nhiều định nghĩa khác nhau về DNNVV: Theo hầu hết các nước trên thế giới, DNNVV được định nghĩa là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thực hiện hoạt động kinh doanh với số vốn và lực lượng lao động có qui mô nhỏ và trung bình so với các doanh nghiệp có qui mô lớn khác. Ở Việt Nam, DNVVV được định nghĩa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ 2 đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 200 người (theo định nghĩa tại Công văn 681/CP – KTN ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ). Theo điều 3 của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV được định nghĩa như sau: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo định nghĩa này, các DNNVV ở Việt Nam bao gồm các DNNN có quy mô nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh theo Luật DNNN, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, cá nhân có hoạt động SXKD theo hình thức hộ kinh doanh cá thể được điều chỉnh bởi quy định của Chính phủ. Theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV, thì: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Tóm lại, DNNVV là những doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, xét trên tiêu chí doanh thu, số lượng lao động bình quân hoặc nguồn vốn kinh doanh xét trên các qui tắc phân loại qui mô của các loại hình doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp. Việc quy định tiêu thức như thế nào là doanh nghiệp lớn, DNNVV là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng nước trong từng giai đoạn cụ thể. Việc phân loại DNNVV cũng như các tiêu chí phân loại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; phải phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và mục đích phân loại của mỗi nước. Sau đây là một số cách phân loại doanh nghiệp:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất