Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu...

Tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại hà nội

.PDF
176
40
112

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------ ------ TRẦN NGHĨA HÒA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP - NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã chuyên ngành : 62340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đình Hương HÀ NỘI, NĂM 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Nghĩa Hòa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP ................................................................ vi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ TRONG HỘI NHẬP .......................................... 13 1.1. Đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập ....................................................... 13 1.1.1. Khái niệm đối ngoại kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................................................................ 13 1.1.2. Vai trò, chức năng của đối ngoại kinh tế .................................................... 21 1.1.3. Các hoạt động đối ngoại kinh tế cơ bản...................................................... 25 1.1.4. Phân cấp hoạt động đối ngoại kinh tế ......................................................... 28 1.2. Chính sách đối ngoại kinh tế ........................................................................... 30 1.2.1. Khái niệm chính sách đối ngoại kinh tế...................................................... 30 1.2.2. Mục tiêu và các tiêu chí chính sách đối ngoại kinh tế ................................ 34 1.2.3. Các bộ phận cơ bản của chính sách đối ngoại kinh tế ................................ 36 1.2.4. Tổ chức thực thi chính sách đối ngoại kinh tế ............................................ 42 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại kinh tế ............................ 45 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách ĐNKT .................................. 50 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc và thủ đô Bắc Kinh ................................... 50 1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore........................................................................ 55 1.3.3. Kinh nghiệm Thái Lan và thủ đô Băng Cốc ............................................... 57 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam và thủ đô Hà Nội ................ 61 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 63 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP ............................ 65 2.1. Chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam giai đoạn hội nhập .................. 65 2.1.1. Đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam ............ 65 2.1.2. Thực thi chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam ................................. 69 2.2. Chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội giai đoạn hội nhập ...................... 75 2.2.1. Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội ........................................................... 75 iv 2.2.2. Thực thi chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội ..................................... 77 2.3. Đánh giá chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội ..................................... 102 2.3.1. Kết quả khảo sát nhận thức và đánh giá tác động của chính sách đối ngoại kinh tế ................................................................................................................. 102 2.3.2. Thành công và tác động của chính sách ĐNKT Thủ đô ........................... 103 2.3.3. Hạn chế yếu kém của CSĐNKT Thủ đô và nguyên nhân ........................ 106 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 113 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 .................................................... 114 3.1. Dự báo và phương hướng hoàn thiện chính sách đối ngoại kinh tế .............. 114 3.1.1. Dự báo các nhân tố quốc tế, trong nước ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại kinh tế ................................................................................................................. 114 3.1.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn tới năm 2020 ........................................................................... 120 3.2. Giải pháp hoàn thiện các chính sách đối ngoại kinh tế cơ bản .................. 123 3.2.1. Thúc đẩy việc tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế ................................................................................................................. 123 3.2.2. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ đối ngoại126 3.2.3. Tăng cường chính sách thu hút viện trợ, đầu tư nước ngoài .................... 128 3.2.4. Hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ ............... 131 3.2.5. Đổi mới vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế Thủ đô ............... 133 3.2.6. Tăng cường tổ chức thực thi CSĐNKT .................................................... 135 3.3. Các kiến nghị và khuyến nghị ....................................................................... 141 3.3.1. Kiến nghị đối với chính quyền Hà Nội ..................................................... 141 3.3.2. Kiến nghị với chính quyền trung ương ..................................................... 143 3.3.3. Khuyến nghị với các doanh nghiệp và tổ chức ở Thủ đô ......................... 145 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperation) ASEM Diễn đàn hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting) ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations) BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Vietnam-United States Bilateral Trade Agreement) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức (Official Development Assistance) CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CSĐNKT Chính sách đối ngoại kinh tế KHCN Khoa học công nghệ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế CHTL Cửa hàng tiện lợi HTPPBL Hệ thống phân phối bán lẻ HTBLHĐ Hạ tầng bán lẻ hiện đại TPP Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental Organization) SAARC Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (South Asia Association for Regional Cooperation) FEALAC Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ La tinh (Forum of East AsiaLatin America Cooperation) TNC Công ty xuyên quốc gia, Công ty đa quốc gia (Transnational Company ) MNC Công ty đa quốc gia (Multinational corporation) vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP Bảng 1: Phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các bộ ngành ........................................... 28 Bảng 2: Thu hút FDI trên địa bàn Hà Nội (1989-2012)............................................ 94 Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu CSĐNKT cấp địa phương....................................10 Hình 2: Cây đối ngoại kinh tế ...................................................................................15 Hình 3: Cây quyết định ngoại giao kinh tế ...............................................................25 Hình 4: Phối hợp hoạt động đối ngoại kinh tế địa phương .......................................29 Hình 5: Cây mục tiêu chính sách đối ngoại kinh tế ..................................................35 Hình 6: Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT ..............................43 Hình 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy đối ngoại kinh tế ....................................................70 Hình 8: Top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội năm 2014 .........................89 Hộp 1: Chức năng của nhà nước thông qua đối ngoại kinh tế ..................................24 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Sau gần 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới và cải cách mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tình hình kinh tế - xã hội đi dần vào ổn định và có bước phát triển; từ một nước nghèo và thu nhập thấp Việt Nam đã vươn lên hàng ngũ các nước thu nhập trung bình; nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và vững chắc vào nền kinh tế thế giới. Trong đó, phải kể việc chúng ta chủ động tham gia các cam kết song phương và đa phương với các đối tác là những quốc gia và định chế kinh tế thế giới. Việt Nam lần lượt gia nhập khối ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA); ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) năm 2004; là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Hiện Việt Nam đang tích cực đàm phán các Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái bình Dương (TPP), Hiệp định khu vực mậu dịch tự do với Liên minh hải quan Nga - Belaruxia - Kazakstăng, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015… Cùng với quá trình này, công tác đối ngoại kinh tế cũng được đẩy mạnh, nội dung đối ngoại kinh tế ngày càng sâu sắc, với những hình thức hoạt động phong phú, hiệu quả, nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Trong giai đoạn mới, đối ngoại kinh tế được Đảng và Nhà nước ta coi là ưu tiên hàng đầu, một trong 3 trụ cột chính của công tác đối ngoại là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Chỉ thị của Ban Bí thư số 41- CT/TW ngày 15/04/2010 “về tăng cường công tác đối ngoại kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” đã nhấn mạnh: công tác đối ngoại kinh tế là ưu tiên hàng đầu, nhằm phục vụ nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển, đưa quan hệ giữa nước ta với thế giới đi vào chiều sâu; tham mưu cho Đảng và Nhà nước, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc vận động viện trợ, thu hút đầu tư và công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, du lịch, đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương đi tiên phong trong cả nước thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa hội nhập, đã đạt được những thành tựu ban 2 đầu đáng khích lệ, kinh tế tăng trưởng cao và cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Việc địa giới hành chính của Thủ đô được điều chỉnh năm 2008 với diện tích tăng lên 3,6 lần và dân số tăng gấp 2 lần (với 3.340 km2 và 6,5 triệu người) đã đem lại cho Hà Nội vị thế mới, không gian - địa chính trị mở rộng. Hà Nội lúc này có những tiềm năng và lợi thế lớn về nguồn lực đất đai, nhân lực, tiềm lực KHCN và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, các yếu tố xã hội, nhân văn, tự nhiên đa dạng, phong phú… Những điều kiện này cho phép Hà Nội phát triển một cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững, đẩy nhanh thực hiện CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên, Hà Nội cũng đứng trước những thách thức phải vượt qua: đó là mức thu nhập GDP/đầu người phải tính toán lại, từ 2.300 USD giảm xuống chỉ còn khoảng 1.800 USD (thời điểm trước và sau khi sáp nhập năm 2008); các vấn đề chậm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, bức xúc xã hội và ô nhiễm môi trường, đô thị hóa quá nóng và người dân mất đất thiếu việc làm, nhất là thiếu việc làm ở vùng nông thôn ngoại thành đang trở nên nan giải; mục tiêu Hà Nội phải cơ bản hoàn thành CNH-HĐH về trước cả nước và thu hẹp khoảng cách tụt hậu, đuổi kịp các thủ đô trên thế giới càng khó khăn hơn. Thách thức của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội sau khi thoát khỏi ngưỡng nước thu nhập thấp hiện đang phải đối diện với “bẫy thu nhập trung bình” và “bẫy thương mại tự do”*; nguy cơ tụt hậu so với thế giới, mà trước tiên là so với Trung Quốc, một số nước trong khu vực Đông Nam Á… đang trở nên hiện hữu! Trong khi đó, trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa kết hợp với cuộc cách mạng KHCN mới và sự hình thành nền kinh tế tri thức đang tạo ra những thay đổi nhẩy vọt về chất trong các mặt đời sống kinh tế - xã hội - chính trị quốc tế. Quan hệ đối ngoại kinh tế cũng ngày càng phát triển sâu sắc và mở rộng, thu hút được sự tham gia của các định chế quốc tế và khu vực, các chủ thể quốc gia truyền thống có chủ quyền, đồng thời xuất hiện các chủ thể mới cấp địa phương - đó là các thành phố, các chính quyền địa phương ở những cấp độ và phương diện khác nhau. Chính việc triển khai chính sách và hoạt động đối ngoại kinh tế cấp địa phương, với nội * Bẫy thương mại tự do và bẫy thu nhập trung bình, được nêu lên bới Trần Văn Thọ, GS Đại học Waseda, Nhật Bản; GS. Kenichi Ohno, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF); và những người khác. Theo đó, các nước đi muộn vào toàn cầu hóa có nguy cơ cao sa vào các bẫy này một khi bị lệ thuộc, cố định và không có khả năng nâng cấp cơ cấu kinh tế - công nghệ trong quan hệ kinh tế - thương mại với thế giới. 3 dung, hàm lượng kinh tế và tầm quan trọng đang gia tăng, sự lớn mạnh, chuyên nghiệp hóa của đội ngũ công chức và tổ chức bộ máy thừa hành, đã bổ sung cho hoạt động đối ngoại trở nên phong phú, thiết thực và hiệu quả, đặc biệt, phản ứng linh hoạt, kịp thời trước một thế giới đang chuyển động nhanh chóng và liên tục không ngừng. Có thể coi đây là đặc điểm mới của quan hệ đối ngoại và toàn cầu hóa kinh tế, giúp thắt chặt mối quan hệ tương tác và sự phụ thuộc lẫn nhau không chỉ giữa các định chế quốc tế và khu vực, giữa các quốc gia mà ngay cả ở cấp độ giữa các địa phương, thậm chí là giữa các doanh nghiệp và công dân trên toàn cầu cũng trở nên gần gũi, gắn bó mật thiết. Mặt khác, trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình hội nhập của Việt Nam thì công tác đối ngoại Thủ đô cũng ngày càng gia tăng cả về số lượng, chất lượng, mức độ sâu sắc và tần suất hoạt động đối ngoại, trong đó có hoạt động đối ngoại kinh tế. Công tác đối ngoại địa phương nói chung và đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển mở rộng, đi vào chiều sâu và có yêu cầu phải gia tăng hàm lượng kinh tế, gắn với triển khai nhiều hình thức hoạt động đối ngoại kinh tế phong phú, đa dạng hóa, đa phương hóa. Với vị thế và vai trò Thủ đô của cả nước, Hà Nội vừa triển khai thực thi chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối ngoại kinh tế của Trung ương, đồng thời vừa chủ động nghiên cứu vận dụng sáng tạo, linh hoạt chính sách chung vào phù hợp với những điều kiện cụ thể của địa phương. Vấn đề đặt ra với Hà Nội là phải tổ chức thực thi một chính sách đối ngoại kinh tế năng động và hiệu quả, theo hướng vừa khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế đặc thù của Thủ đô về địa chính trị, nhân văn, KHCN; đồng thời tranh thủ được các cơ hội và hạn chế các bất lợi của toàn cầu hóa, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, thực hiện thành công CNH-HĐH và phát triển bền vững Thủ đô trong thế kỷ mới; phấn đấu đưa Hà Nội trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước và trong khu vực. Từ đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là “Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập - nghiên cứu tại Hà Nội”. Đề tài mang tính cấp thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn đối với phát triển đối ngoại kinh tế nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về đối ngoại kinh tế và chính sách đối ngoại kinh tế ở nước ngoài chủ yếu được tiến hành ở những nước có đặc điểm chính trị-kinh tếxã hội và trình độ phát triển khác biệt so với Việt Nam. Nicolas Bayne và Stephen Woolcock (2007) trong cuốn “Ngoại giao kinh tế mới: Đàm phán và ra quyết định trong quan hệ kinh tế quốc tế” đã phân tích và đưa ra cách tiếp cận về đối ngoại kinh tế, cho rằng ngoại giao kinh tế là quá trình hoạch định các chính sách liên quan đến các vấn đề kinh tế quốc tế. Thông qua việc mô tả và phân tích mẫu các quan hệ trong nhóm các nước G8, G20, các NGOs và chính sách đối ngoại kinh tế của Mỹ đối với Châu Á; sự tác động và ảnh hưởng của ngoại giao thông qua kênh Liên hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế với kinh tế toàn cầu, vấn đề nông nghiệp và tổ chức thương mại quốc tế, những bài học được rút ra cho đầu tư và dịch vụ. Công trình “Ngoại giao kinh tế mới: Đàm phán và ra quyết định trong quan hệ kinh tế quốc tế” là một trong những công trình tiêu biểu nghiên cứu về đối ngoại kinh tế, đề cập đến chính sách và những quyết sách trong nước (domestic decision making) liên quan đến các vấn đề kinh tế quốc tế. Nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo đối với chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam đã tham gia nhiều sân chơi khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu là cho trường hợp của Mỹ, các nước G8, G20 có trình độ phát triển cao trong khi Việt Nam là nước đang phát triển và bắt đầu quá trình hội nhập. Công trình nói về chính sách đối ngoại kinh tế vĩ mô nói chung mà chưa đề cập ở cấp độ địa phương. Bộ ngoại giao Hà Lan (2013) trong báo cáo “Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn: đánh giá ngoại giao kinh tế Hà Lan tại châu Mỹ la tinh” khẳng định ngoại giao kinh tế là nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Nghiên cứu xem xét tác động của ngoại giao kinh tế đối với vị trí cạnh tranh của các công ty Hà Lan hoạt động trong các lĩnh vực hàng hóa, vận tải biển và hải cảng ở châu Mỹ la tinh. Phân tích cho thấy ngoại giao kinh tế có tác động ảnh hưởng lên sản lượng xuất khẩu của Hà Lan vào khu vực Mỹ la tinh. Nghiên cứu kết luận sử dụng ngoại giao kinh tế có thể hỗ trợ và đóng góp điều chỉnh hoàn thiện chính sách kinh tế, cho phép bộ ngoại giao và bộ phát triển hợp tác kinh tế Hà Lan, khi phối hợp thực thi nhiệm vụ không chồng chéo nhưng vẫn đảm bảo lợi ích chung cho sự phát triển. Ở đây là sự hỗ trợ các công ty Hà Lan có sử dụng dịch vụ ngoại giao kinh tế 5 giúp đạt được hiệu quả và hiệu lực trong hợp tác kinh doanh với khu vực Mỹ La tinh. Công trình này nghiên cứu ngoại giao kinh tế trong trường hợp cụ thể của Hà Lan trợ giúp các công ty có cách đặt vấn đề và phương pháp tiếp cận đánh giá đối ngoại kinh tế có ý nghĩa tham khảo về lý luận và thực tiễn. Joynal Abdin (2013) trong báo cáo “Sử dụng ngoại giao kinh tế làm công cụ hiệu quả phát triển kinh tế” phân tích các mục tiêu, chức năng cơ bản của ngoại giao nói chung, tác giả phân tích ngoại giao dưới góc độ kinh tế nói riêng. Theo tác giả, ngoại giao kinh tế được sử dụng như một công cụ phát triển kinh tế. Trong trường hợp của Bangladest, nước thuộc nhóm các nước chậm phát triển, chính sách đối ngoại chung là phát triển và duy trì quan hệ hữu nghị với các nước, tăng cường hợp tác với các nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển ở các khu vực, các tiểu khu vực, các nhóm chính trị và kinh tế. Trên cơ sở đó, chính sách đối ngoại kinh tế nhằm phát triển và duy trì quan hệ kinh tế/thương mại thân thiện với các quốc gia và thúc đẩy hợp tác mậu dịch, thương mại, hợp tác lao động với các nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển,với các vùng, tiểu vùng, các nhóm chính trị và kinh tế. Để tổ chức thực thi hiệu quả chính sách đối ngoại kinh tế, tác giả cho rằng cần chuyên gia hóa các nhà ngoại giao, các nhà đàm phán với tư cách là các chuyên gia cho từng lĩnh vực chuyên sâu khác nhau như: (i) nhà đàm phán thương mại song phương; (ii) nhà đàm phán thương mại khu vực; (iii) nhà đàm phán thương mại đa phương chuyên sâu về các thỏa thuận khác nhau của WTO; (iv) tách riêng bộ phận các chuyên gia đàm phán chuyên đàm phán với các nhà tài trợ/các đối tác phát triển; (v) cán bộ ngoại giao trong sứ mệnh thúc đẩy thương mại tại nước ngoài và (vi) thành lập Hội đồng tối cao các nhà đàm phán để điều phối chung các nhóm và bộ phận nêu trên. Công trình rất có ý nghĩa trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên công trình không đề cập đến đến nội dung chính sách đối ngoại kinh tế thực thi bởi chính quyền cấp tỉnh. Rogier van der Pluijm và Jan Melissen (2007) “Đối ngoại thành phố: Vai trò ngày càng lớn của các thành phố trong đời sống chính trị quốc tế” không nghiên cứu đối ngoại do các chủ thể ở cấp trung ương, quốc gia thực hiện mà nghiên cứu đối ngoại ở cấp độ thành phố, chính quyền địa phương. Sự tham gia của chủ thể là các thành phố và các chính quyền địa phương vào đời sống chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và trực tiếp. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận định: 6 (i) trên sân khấu chính trị quốc tế xuất hiện ngoài các đại diện quốc gia theo truyền thống đã có thêm chủ thể tham gia, đó là các thành phố, các chính quyền địa phương ở những cấp độ và phương diện khác nhau; (ii) sự lớn mạnh và chuyên nghiệp hóa ngày càng tăng của đối ngoại thành phố cũng là sự gia tăng lớn mạnh các hoạt động quốc tế của các thành phố; (iii) nhiều thành phố đã có đội ngũ công chức chuyên nghiệp làm việc toàn phần với chức trách đối ngoại, tham mưu xây dựng và tổ chức thực thi chính sách đối ngoại cấp địa phương. Công trình có giá trị tham khảo cho công tác đối ngoại kinh tế của một địa phương như Thủ đô Hà Nội. Các nghiên cứu trong nước chủ yếu là về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế nói chung. Nội dung đối ngoại kinh tế chỉ được đề cập không trực diện và chưa tập trung, còn mờ nhạt; lại càng ít các công trình nghiên cứu sâu về chính sách đối ngoại kinh tế, cũng như về đối ngoại kinh tế ở cấp địa phương. Có một số công trình liên quan sau đây liên quan đến đối ngoại kinh tế. Bộ Ngoại giao (2002) trong sách “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”, Nxb Chính trị Quốc gia, tập trung đề cập đặc điểm, tính chất của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, các thành tựu chủ yếu của hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân, rút ra các bài học kinh nghiệm về thành công cũng như tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, đánh giá ngoại giao phục vụ công cuộc đổi mới, cải thiện quan hệ với các nước Đông nam Á và gia nhập ASEAN, đấu tranh xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, đổi mới quan hệ Nga và Đông Âu, cải thiện quan hệ với các nhà nước TBCN, mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương, chủ động hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại kinh tế. Nhấn mạnh, từ giữa những năm 80 Việt Nam cùng với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã coi trọng vai trò đối ngoại kinh tế, coi đây là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, theo đó, đổi mới chủ trương, phương thức và biện pháp hoạt động đối ngoại kinh tế. Chúng ta đã mở rộng xuất nhập khẩu, có nhiều hình thức vận động viện trợ, vay vốn dài hạn, thu hút nguồn lực Việt kiều, đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở ngoài nước, đẩy mạnh dịch vụ và phát triển du lịch... Nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao làm kinh tế (phục vụ cho kinh tế): tích cực góp phần hình thành khung khổ pháp lý cho kinh tế đối ngoại, tham gia hoạch định đường lối chính sách kinh tế đối ngoại; nghiên cứu và cung cấp thông tin về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, kinh nghiệm phát triển kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, tích cực mở rộng đa dạng hóa thị 7 trường và đối tác, góp phần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật cản trở xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài... Có thể coi đây là công trình nghiên cứu, tổng kết có hệ thống khá sớm về nền ngoại giao Việt Nam, trong đó đề cập vấn đề phát triển chính sách và hoạt động đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập ở nước ta. Bộ Ngoại giao (2007), đề tài khoa học “Ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, đã nêu được một số vấn đề lý thuyết về ngoại giao và hội nhập quốc tế; khái quát các giai đoạn ngoại giao Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (1986-2006); kiến nghị chính sách trong đó xác định mục tiêu ưu tiên và phương châm chỉ đạo trong hoạt động ngoại giao; kiến nghị ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế. Ngoại giao cần coi các địa phương, doanh nghiệp, chính phủ và các bộ ngành là đối tượng phục vụ, hỗ trợ địa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ các bộ ngành trong quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực chuyên môn của bộ ngành, góp phần xử lý tốt công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhất là sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Sách “Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội - Định hướng phát triển đến năm 2010”, Nxb Hà Nội, 2005, Chương trình nghiên cứu của Thành uỷ Hà Nội: tổng kết 20 năm phát triển trên các khía cạnh kinh tế-xã hội của Thủ đô dưới ánh sáng của đường lối đổi mới; trong đó có đánh giá tổng quát các thành tựu và bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế, mở cửa và hội nhập, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại kinh tế của Thành phố Hà Nội. Nhấn mạnh, nhờ thực hiện chính sách đối ngoại kinh tế rộng mở đã góp phần giúp cho Thủ đô có được xung lực mới và đạt được các thành tích tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn đổi mới. Sách “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy, đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam”, Tô Xuân Dân và Nguyễn Thành Công chủ biên, Nxb CTQG 2006, nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác động của hội nhập kinh tế quôc tế tới Việt Nam; trong đó tập trung vào các ảnh hưởng của hội nhập đến Thủ đô Hà Nội trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống người dân cũng như một số khía cạnh của chính sách đối ngoại và đối ngoại kinh tế trong bối cảnh hội nhập; đề xuất các giải pháp ứng phó để giảm thiểu tác động tiêu cực từ bên ngoài và chủ động hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sách“Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng long – Hà Nội”, Phạm Xuân Hằng (Ch.biên), Nxb Hà Nội 2010, đề tài cấp Nhà nước KX.09: tổng kết hoạt động 8 đối ngoại, trong đó có đối ngoại kinh tế của Thăng Long Hà Nội với tư cách là Thủ đô 1000 năm tuổi. Bài học rút ra là: đối ngoại của cha ông ta đã có chính sách mềm dẻo, thực tế để bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; mở mang giao lưu kinh tế - văn hóa - chính trị; góp phần tích cực làm nên thành tựu phát triển rực rỡ của Thăng Long trong lịch sử giữ nước và dựng nước. Sách“Kinh tế hàng hóa Thăng Long – Hà Nội: Đặc trưng và Kinh nghiệm phát triển”, Nguyễn Chí Dĩnh (Ch.biên), Nxb Hà Nội 2010, đề tài cấp Nhà nước KX.09: đã tổng kết các bài học kinh nghiệm và đặc trưng của phát triển kinh tế hàng hóa Thăng Long qua 1000 năm; trong đó có các kinh nghiệm hoạt động đối ngoại kinh tế quý báu của ông cha trong lịch sử như: mở mang giao thương buôn bán, thu hút thương nhân nước ngoài, phát triển đội ngũ doanh nhân và các thợ thủ công tài ba khéo léo, du nhập công nghệ và kỹ năng tiên tiến bên ngoài… Báo cáo khoa học “Giải pháp thu hút nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”, đề tài cấp Thành phố, Nguyễn Minh Phong (2010): nghiên cứu đặc điểm, biến động và các tiềm năng to lớn của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài; từ đó đề xuất các giải pháp và cơ chế nhằm thu hút, huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Việt kiều vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Báo cáo khoa học “Công tác đối ngoại Thủ đô Hà Nội thời kỳ đổi mới và định hướng tới năm 2010”, đề tài cấp Thành phố trực thuộc Chương trình 01X-13, Nguyễn Quang Thư (2005): nghiên cứu tổng kết thành tựu đối ngoại những năm đổi mới của Thủ đô Hà Nội trước khi sáp nhập mở rộng địa giới hành chính; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác đối ngoại, phân tích nguyên nhân và đề ra định hướng phát triển công tác đối ngoại cho thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Báo cáo khoa học "Nghiên cứu thế mạnh của một số thủ đô thành phố lớn trên thế giới và đề xuất thứ tự ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các đối tác này trong giai đoạn 2005-2010", thuộc Đề tài cấp Thành phố, Trần Nghĩa Hòa (2005): đã nghiên cứu hệ thống các đối tác phân theo khu vực địa lý, thế mạnh của các thủ đô, thành phố trên thế giới để tìm hiểu, tiếp cận những đối tác, thị trường và những cơ hội hợp tác trong các mối quan hệ quốc tế của Thủ đô. Đề xuất thứ tự ưu tiên hợp tác và lựa chọn đối tác, dự án phù hợp. 9 Các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chủ lực, ngành dịch vụ chất lượng cao của Hà Nội theo hướng hội nhập; hoặc đề cập đến hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô nói chung nhằm phục vụ cho các chuyển dịch cơ cấu và ngành kinh tế theo hướng hội nhập trên đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đặt trong bối cảnh Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính và Việt Nam là thành viên WTO với tất cả những thuận lợi và khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện thế giới diễn ra khủng hoảng và suy thoái kinh tế kéo dài, nẩy sinh các xung đột địa chính trị căng thẳng giữa các khu vực, các quốc gia và trong vùng Châu Á - Đông Nam Á. Ngoài ra, các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá các hoạt động đối ngoại chính trị và đối ngoại văn hóa; chưa có những nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về hoạt động đối ngoại kinh tế và chính sách đối ngoại kinh tế cấp địa phương cũng như tác động của chính sách đối ngoại kinh tế đến quá trình mở cửa hội nhập, CNH, HĐH và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội giai đoạn tới năm 2020. Do vậy, luận án “Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập nghiên cứu tại Hà Nội” sẽ bổ sung bằng các nghiên cứu về đối ngoại kinh tế và chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh, yêu cầu phát triển mới của Thủ đô. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất với Chính quyền Hà Nội các giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách và tổ chức thực thi chính sách đối ngoại kinh tế nhằm nâng cao mạnh mẽ vai trò của đối ngoại kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. b) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về CSĐNKT; xây dựng khung lý thuyết cho phân tích, đánh giá, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT cấp địa phương. - Phân tích thực trạng chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội; xác định những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội đến 2020. 10 c) Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu, nội dung nghiên cứu trên đây, Luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau: (1) CSĐNKT là gì, mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng tới CSĐNKT? (2) Các CSĐNKT cơ bản, quy trình thực thi và đánh giá CSĐNKT? (3) Tổ chức thực thi, điểm mạnh và hạn chế của CSĐNKT Thủ đô? (4) CSĐNKT của Thủ đô thời gian tới cần được hoàn thiện như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nội dung chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của chính quyền địa phương và Thủ đô Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung đánh giá thực trạng giai đoạn từ năm 2008 đến nay, sau khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và Thủ đô được mở rộng địa giới hành chính thông qua Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội; đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới năm 2020 khi Việt Nam và Hà Nội cơ bản hoàn thành CNH theo hướng hiện đại. - Nội dung nghiên cứu của luận án là: Chính sách đối ngoại kinh tế theo cách tiếp cận hướng tới mục tiêu của ĐNKT, với năm chính sách cơ bản: chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ, chính sách vận động thu hút đầu tư và viện trợ, chính sách hợp tác khoa học và công nghệ, chính sách thu hút kiều bào tham gia xây dựng Thủ đô; Tổ chức thực thi CSĐNKT được xem xét theo quá trình tổ chức thực thi chính sách với các nội dung cơ bản của chuẩn bị triển khai, chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá sự thực hiện chính sách. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu chính sách đối ngoại kinh tế địa phương Các nhân tố ảnh hưởng tới CSĐNKT địa phương - Bối cảnh quốc tế - Bối cảnh quốc gia - Bối cảnh địa phương Chính sách đối ngoại kinh tế Mục tiêu CSĐNKT - Các CSĐNKT theo cách tiếp cận tới mục tiêu - Quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT - Mục đích CSĐNKT - Mục tiêu của CSĐNKT - Mục tiêu của từng chính sách bộ phận Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu CSĐNKT cấp địa phương 11 5.2. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu - Quan điểm tiếp cận hệ thống: vấn đề đối ngoại kinh tế được xem xét trong tổng thể của quá trình đổi mới, hội nhập KTQT và phát triển kinh tế tri thức; giữa phát triển Thủ đô gắn với sự phát triển chung của cả nước và bối cảnh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá. - Quan điểm tiếp cận liên ngành: sử dụng cách tiếp cận của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm nghiên cứu các mối quan hệ đa chiều và phức tạp của đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại kinh tế. - Quan điểm phát triển bền vững: dựa trên mối liên hệ biện chứng giữa 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường, chính sách đối ngoại kinh tế được xem xét trong bối cảnh phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước nhằm đạt hiệu quả kinh tế-xã hội tối ưu, phù hợp với xu hướng phát triển KHCN, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế của thời đại. 5.3. Thu thập và xử lý dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để có thông tin cần thiết. Luận án thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua 500 phiếu điều tra gửi đến các nhà quản lý và công chức thực hiện hoạt động ĐNKT, các doanh nghiệp tham gia vào kinh tế đối ngoại và các chuyên gia, để đánh giá nhận thức và tác động của CSĐNKT, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và tổ chức thực thi chính sách, cũng như các giải pháp hoàn thiện. Cơ cấu phiếu điều tra như sau: 100 phiếu xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học; 100 phiếu phỏng vấn nhà quản lý, nhà doanh nghiệp; 200 phiếu phỏng vấn nhân dân; 100 phiếu điều tra doanh nghiệp. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Luận án đã vận dụng các kỹ thuật thống kê, ứng dụng phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu thu thập được. 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 6.1. Về lý luận - Luận án làm rõ các nội dung liên quan đến CSĐNKT như mục tiêu chính sách, các CSĐNKT cơ bản theo cách tiếp cận tới mục tiêu của ĐNKT; quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT; các nhân tố ảnh hưởng tới CSĐNKT. 12 - Rút ra bài học kinh nghiệm về CSĐNKT ở một số nước, vận dụng vào hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của Việt Nam và Hà Nội. 6.2. Về thực tiễn - Phân tích, đánh giá CSĐNKT của Hà Nội giai đoạn 2008-2014; chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, tổ chức thực thi chính sách và nguyên nhân các điểm yếu. - Khẳng định quan điểm hoàn thiện CSĐNKT của Hà Nội; đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ, chính sách vận động thu hút đầu tư và viện trợ, chính sách hợp tác khoa học và công nghệ, chính sách thu hút kiều bào tham gia xây dựng đất nước; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi CSĐNKT; đưa ra kiến nghị để thực hiện các giải pháp thành công. 6.3. Ý nghĩa của luận án - Cung cấp cơ sở khoa học của chính sách đối ngoại kinh tế cấp địa phương trong hội nhập; phân tích đánh giá tổng quan về thực trạng chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô và giải pháp hoàn thiện chính sách tới năm 2020. - Công trình luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, hoạch định và thực thị chính sách đối ngoại kinh tế trên địa bàn, cho công tác học tập, nghiên cứu về chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ Lục, Luận án được cấu trúc thành 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách đối ngoại kinh tế trong hội nhập Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn hội nhập Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ TRONG HỘI NHẬP 1.1. Đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập 1.1.1. Khái niệm đối ngoại kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế - Khái niệm đối ngoại kinh tế Mọi quốc gia đều thực hiện hai chức năng cơ bản: đối nội và đối ngoại. Đối ngoại chính là sự nối dài tiếp tục của đối nội ra thế giới bên ngoài, phục vụ đối nội vì mục tiêu chung của quốc gia. Ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện chức năng đối ngoại thì được gọi là ngoại giao. Đảng CSVN thực hiện chức năng đối ngoại được gọi là đối ngoại đảng. Các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân hoạt động đối ngoại được gọi là đối ngoại nhân dân. Bên cạnh đối ngoại đảng, đối ngoại nhà nước, chính quyền địa phương các cấp cũng thực hiện chức năng đối ngoại và được gọi là đối ngoại địa phương. Nhưng cũng có khi đối ngoại nhân dân lại được gọi là ngoại giao nhân dân, đối ngoại thành phố cũng được gọi là ngoại giao thành phố. Tuy tên gọi có khác nhau nhưng đối ngoại và ngoại giao về bản chất đều phản ánh mối quan hệ với quốc tế, trong đó đối ngoại có nghĩa rộng, bao hàm cả ngoại giao (Hình 2). Luận án sử dụng hai thuật ngữ đối ngoại kinh tế và ngoại giao kinh tế với nghĩa tương đồng. Khái niệm ngoại giao kinh tế (economic diplomacy) đã được một số học giả trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Gi Kappon và Kappiep (2003), tiếp cận ngoại giao kinh tế theo nghĩa rộng cho rằng: “Ngoại giao kinh tế là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng kinh tế như là đối tượng và phương tiện để cạnh tranh và hợp tác trong quan hệ quốc tế” [63;45]. Ghi Karon và Karen (2003) cho rằng: “Ngoại giao kinh tế là đạt mục đích kinh tế bằng phương pháp ngoại giao...” [64;25]. Một số học giả, chính phủ lại tiếp cận ngoại giao kinh tế theo nghĩa hẹp. Theo Ruerd Ruben (2013): “Ngoại giao kinh tế là việc sử dụng các mối quan hệ và ảnh hưởng của nhà nước để tăng cường lợi ích kinh tế (thương mại, sản xuất, đầu tư, khoa học kỹ thuật) của các chủ thể kinh tế (nhà nước, doanh nghiệp, người dân) 14 trong mối quan hệ với nước ngoài” [66;92]. Chính phủ Bồ Đào Nha (2006) quan niệm: “Ngoại giao kinh tế được hiểu là hoạt động được nhà nước và các định chế công triển khai bên ngoài lãnh thổ Bồ Đào Nha nhằm mục đích đóng góp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước, tạo dựng môi trường thuận lợi cho đổi mới và phát triển công nghệ cũng như tạo thị trường mới và tạo ra nhiều công ăn việc làm có chất lượng tại Bồ Đào Nha” [37;29]. Theo Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (2013): “Ngoại giao kinh tế là một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam, đó là ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa. Ngoại giao kinh tế hiểu đơn giản là các hoạt động ngoại giao đóng góp vào việc phát triển kinh tế đất nước, từ việc xây dựng quan hệ tốt với các nước, mở rộng hợp tác kinh tế đến hỗ trợ cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế cụ thể” [8;17]. Trong khi đó, quan niệm đối ngoại kinh tế được Nguyễn Văn Phúc (2012) nêu: “Hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại kinh tế nói riêng là nỗ lực hành động của chủ thể (bao gồm các cấp độ quốc gia, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân), nhằm tham gia hội nhập một cách chủ động, tích cực và hiệu quả vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, với các mức độ và hình thức phù hợp, nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu cao nhất của quốc gia, ở đây là lợi ích và mục tiêu về kinh tế”[40;3]. Luận án sử dụng khái niệm đối ngoại kinh tế theo nghĩa hẹp, có nội dung gần với quan niệm về ngoại giao kinh tế của chính phủ Bồ Đào Nha. Theo đó, đối ngoại kinh tế được hiểu là hoạt động do nhà nước và các định chế công triển khai trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích đóng góp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước, tạo dựng môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Như vậy, đối ngoại kinh tế là hoạt động đối ngoại của một quốc gia hay địa phương nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tổng thể các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực kinh tế hoặc phục vụ cho kinh tế; do nhà nước và các định chế công triển khai, gồm chính quyền các cấp và cơ quan nghiệp vụ của nó thực hiện nhằm hỗ trợ và tác động vào các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia vào kinh tế đối ngoại; vừa tuân theo nguyên tắc - thể thức ngoại giao vừa đáp ứng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất