Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án thực trạng và hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa ...

Tài liệu Luận án thực trạng và hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh

.PDF
183
1
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH  NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC THÁI BÌNH - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH  NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62 72 01 64 Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Phong Túc 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái THÁI BÌNH - 2023 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy giáo, cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, UBND Thành phố Vinh, Ban Giám đốc bệnh viện cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài, thu thập xử lý số liệu và hoàn thành luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Phong Túc và PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái - Những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp của tôi - Những người luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Bình, tháng 2 năm 2023 Nguyễn Hồng Trường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chính xác, chấp hành đầy đủ các quy định về y đức trong nghiên cứu Y sinh học và chưa được ai công bố trên bất kỳ tài liệu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Hồng Trường DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch) BAĐT : Bệnh án điện tử BHYT : Bảo hiểm y tế BGĐ : Ban giám đốc BYT : Bộ Y tế CBNV : Cán bộ nhân viên CNTT : Công nghệ thông tin CSSK : Chăm sóc sức khỏe CLS : Cận lâm sàng CTXH : Công tác xã hội CSHQ : Chỉ số hiệu quả EMR : Electronic Medical Records - Bệnh án điện tử HIS : Hospital Information System -Hệ thống thông tin bệnh viện HSBA : Hồ sơ bệnh án KCB : Khám chữa bệnh KHTH : Kế hoạch tổng hợp LIS : NVYT : Laboratory Information System (Hệ thống thông tin xét nghiệm) Nhân viên y tế PACS : TQM : UBND : WHO : Picture Archiving and Communication System (Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh) Total Quality Management (Quản lý chất lượng toàn diện) Ủy ban nhân dân World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4 1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu .............................................................. 4 1.2. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh .......... 5 1.3. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh.............................................................................................. 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 34 2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu ............................................... 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 34 2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 35 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 36 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu .......................... 37 2.2.3. Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu................................................. 41 2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin ......................................... 43 2.3. Các giai đoạn nghiên cứu và biện pháp can thiệp ..................................... 48 2.3.1. Các giai đoạn nghiên cứu: ..................................................................... 48 2.3.2. Biện pháp can thiệp: .............................................................................. 48 2.4. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................... 52 2.5. Sai số và biện pháp hạn chế sai số .............................................................. 53 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 54 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 56 3.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án tại bệnh viện ...................................... 56 3.1.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án theo đánh giá của nhân viên y tế ... 56 3.1.2. Nhận xét của người bệnh về một số hoạt động của bệnh viện liên quan đến HSBA. ...................................................................................................... 64 3.2. Hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh ...... 67 3.2.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế ............. 67 3.2.2. Hiệu quả can thiệp về thời gian làm thủ tục liên quan tới bệnh án của nhân viên y tế .................................................................................................. 80 3.2.3. Đánh giá của người bệnh về bệnh án điện tử đã áp dụng ..................... 84 Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................ 90 4.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh đa khoa thánh phố Vinh............................................................................ 90 4.1.1. Thực trạng sử dụng hồ sơ, bệnh án theo đánh giá của nhân viên y tế .. 90 4.1.2. Thực trạng sử dụng hồ sơ, bệnh án theo đánh giá của người bệnh....... 96 4.2. Hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh ...... 97 4.2.1. Xây dựng, ứng dụng các biện pháp can thiệp về BAĐT ...................... 97 4.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế ........... 103 4.2.3. Hiệu quả can thiệp về thời gian làm thủ tục liên quan tới bệnh án..... 109 4.2.4. Đánh giá của người bệnh về hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử ....... 113 4.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử ...... 117 4.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 119 KẾT LUẬN .......................................................................................... 121 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 123 DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Trình độ học vấn, chuyên môn và vị trí công tác của NVYT ........ 56 Bảng 3.2. Phân bố về độ tuổi của nhân viên y tế ........................................... 57 Bảng 3.3. Thâm niên trong ngành y tế của nhân viên y tế.............................. 57 Bảng 3.4. Tỷ lệ NVYT đưa ra nhược điểm ứng dụng bệnh án giấy và khó khăn trong thủ tục khám chữa bệnh .............................................. 58 Bảng 3.5. Tỷ lệ NVYT đánh giá tính cần thiết ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh ............................................................................ 59 Bảng 3.6. Ý kiến của NVYT theo nhóm tuổi về khó khăn của Bệnh viện khi đổi mới quản lý khám chữa bệnh.................................................. 59 Bảng 3.7. Đề xuất của nhân viên y tế về việc cần làm để đổi mới quản lý khám chữa bệnh và công nghệ thông tin ...................................... 61 Bảng 3.8. Hiểu biết và thái độ của nhân viên y tế về ứng dụng bệnh án điện tử ........ 62 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa việc ủng hộ ứng dụng bệnh án điện tử với một số đặc điểm của của nhân viên y tế .............................................. 62 Bảng 3.10. Tỷ lệ nhân viên y tế cho ý kiến về việc cần làm và đối tượng cần tập huấn để ứng dụng bệnh án điện tử .......................................... 63 Bảng 3.11. Phân bố về giới tính và độ tuổi của người bệnh ........................... 64 Bảng 3.12. Thủ tục hành chính đối với lý do chọn lựa bệnh viện để khám chữa bệnh ...................................................................................... 65 Bảng 3.13. Điểm trung bình người bệnh đánh giá về thủ tục hành chính và một số lĩnh vực hoạt động của bệnh viện ..................................... 66 Bảng 3.14. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử đối với bệnh viện, trước và sau can thiệp .......................................................... 68 Bảng 3.15. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử đối với người bệnh, trước và sau can thiệp ............................................... 69 Bảng 3.16. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử về cận lâm sàng, trước và sau can thiệp .......................................................... 70 Bảng 3.17. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bênh án điện tử trong chẩn đoán, trước và sau can thiệp ......................................................... 71 Bảng 3.18. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử về kê thuốc điều trị, trước và sau can thiệp ...................................................... 72 Bảng 3.19. Tỷ lệ nhân viên y tế biết ưu điểm của bệnh án điện tử trong việc xuất viện, trước và sau can thiệp .................................................. 73 Bảng 3.20. Tỷ lệ nhân viên y tế biết hiệu quả kinh tế của bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ................................................................... 74 Bảng 3.21. Điểm trung bình về kiến thức tự đánh giá của nhân viên y tế trong ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ........................ 75 Bảng 3.22. Điểm trung bình về thái độ của nhân viên y tế trong ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ........................................ 76 Bảng 3.23. Điểm trung bình tự đánh giá về thực hành của nhân viên y tế trong ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ........................ 79 Bảng 3.24. Thời gian (số phút) thực hiện hoạt động của NVYT liên quan tới bệnh án tại Khoa khám bệnh trước và sau can thiệp .................... 81 Bảng 3.25. Thời gian làm thủ tục của NVYT cho người bệnh khi vào Khoa điều trị nội trú trước và sau can thiệp ........................................... 82 Bảng 3.26. Thời gian làm thủ tục xuất viện của NVYT cho người bệnh ....... 82 Bảng 3.27. Tiếp cận thông tin khám chữa bệnh của người bệnh.................... 84 Bảng 3.28. Hình thức người bệnh được thông báo thông tin về tình trạng bệnh của mình ........................................................................................ 85 Bảng 3.29. Đánh giá của người bệnh về nội dung thông tin tiếp cận và sự hài lòng trong lần KCB trước và sau can thiệp .................................. 86 Bảng 3.30. Đánh giá của người bệnh về thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh và sự tiếp cận thông tin so với một năm trước điều tra ................ 88 Bảng 3.31. Khó khăn của người bệnh khi ứng dụng bệnh án điện tử............. 89 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người bệnh .............................................. 65 Biểu đồ 3.2. Mức độ thuận lợi về thủ tục hành chính khi khám chữa bệnh theo đánh giá của người bệnh ............................................................. 66 Biểu đồ 3.3. Sự hài lòng của người bệnh về hoạt động khám chữa bệnh....... 67 Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình về thái độ của nhân viên y tế theo khối công tác về tầm quan trọng ứng dụng BAĐT, trước và sau can thiệp ...... 77 Biểu đồ 3.5. Điểm trung bình về thái độ của nhân viên y tế theo khối công tác về ứng dụng bệnh án điện tử, trước và sau can thiệp ................. 78 Biểu đồ 3.6. Mức điểm đánh giá về kỹ năng soạn thảo, nhập liệu bệnh án điện tử của nhân viên y tế trước và sau can thiệp .............................. 80 Biểu đồ 3.7. Mức điểm đánh giá của người bệnh về tiếp cận thông tin liên quan tới KCB trước và sau can thiệp .......................................... 87 Biểu đồ 3.8. Mức điểm đánh giá về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh của người bệnh sau 1 năm ............................... 87 DANH MỤC HỘP Trang Hộp 3.1. Khó khăn từ NVYT trong việc ứng dụng bệnh án điện tử .............. 60 Hộp 3.2. Khó khăn về kinh phí đầu tư và phía người bệnh trong ứng dụng bệnh án điện tử .................................................................................. 60 Hộp 3.3. Hiệu quả về mặt thời gian khi ứng dụng bệnh án điện tử ................ 83 Hộp 3.4. Hiệu quả đối với việc hỗ trợ cho NVYT trong tra cứu, tham chiếu dữ liệu của bệnh án điện tử .................................................................... 83 Hộp 3.5. Hiệu quả đối với nguồn lực đầu tư và chất lượng hồ sơ khi ứng dụng bệnh án điện tử .................................................................................. 84 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách góp phần vào công tác cải cách thủ tục hành chính và giảm chi phí trong cung cấp dịch vụ y tế, là một trong các chiến lược cải thiện việc cung cấp hiệu quả, chất lượng và sự an toàn trong chăm sóc sức khỏe nhân dân [1]. Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 của Việt Nam [2] thì mỗi người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án phải được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục. Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật theo quy định và thời gian lưu trữ từ 10 đến 20 năm tùy từng trường hợp. Tại Việt Nam, việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử đã được coi là xu thế bắt buộc và cũng là những mục tiêu chiến lược trong việc phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành Y tế nói chung, các bệnh viện nói riêng. Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào năm 2017 để giúp cho các cơ sở khám chữa bệnh có cơ sở áp dụng triển khai [3]. Bộ tiêu chí quy định 8 nhóm tiêu chí cụ thể gồm: Hạ tầng, phần mềm quản lý điều hành, bệnh án điện tử, hệ thống thông tin bệnh viện, hệ thống thông tin xét nghiệm, hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh, hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh, phi chức năng, bảo mật và an toàn thông tin. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác định mức ứng dụng công nghệ thông tin và có văn bản báo cáo cơ quan quản lý Y tế cấp trên trực tiếp định kỳ vào tháng 12 hằng năm. 2 Năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành quy định về hồ sơ Bệnh án điện tử với lộ trình thực hiện như sau: 1) Giai đoạn từ năm 2019-2023: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định. 2) Giai đoạn từ năm 2024-2028: Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử như vậy nhưng các bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030 [4]. Trong xu hướng việc bệnh án điện tử đã và đang trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh nói chung, các bệnh viện nói riêng, để thực hiện được nhiệm vụ ứng dụng bệnh án điện tử một cách có hiệu quả, các bệnh viện cần có được các cơ sở khoa học áp dụng cho việc triển khai. Vấn đề đặt ra hiện nay là: thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong khám chữa bệnh hiện nay ở các bệnh viện như thế nào? và việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, bệnh án điện tử nói riêng tại các bệnh viện cần thực hiện những gì để có hiệu quả? Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An, là một trong những bệnh viện có quy mô khám chữa bệnh lớn trong hệ thống các bệnh viện hạng 2 của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, bệnh viện có số người đến khám bệnh ngày càng đông, tình trạng quá tải, khó khăn trong công tác quản lý khám chữa bệnh đã trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân được tiếp nhận dịch vụ có chất lượng cao, thủ tục khám chữa bệnh nhanh chóng đã và đang trở thành phổ biến. Điều này đặt ra nhu cầu cần cải thiện việc quản lý khám chữa bệnh trong đó có việc ứng dụng bệnh án điện tử. Trong bối cảnh và nhu cầu thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh" với các mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1) Mô tả thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2019. 2) Đánh giá một số hiệu quả ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu Khám bệnh, chữa bệnh: Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [2]. Chất lượng khám chữa bệnh: Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) là mức độ các dịch vụ y tế được cá nhân và cộng đồng sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức khỏe mong đợi và phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại [5]. Nhân lực y tế: Nhân lực y tế là toàn bộ những người đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ [6]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, khái niệm nhân viên y tế bao gồm các chức danh: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ, hộ lý, cử nhân … thuộc biên chế hoặc hợp đồng trực tiếp đang công tác tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viện. Hồ sơ sức khỏe điện tử: Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập 5 nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Đối với người dân, hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình KCB một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc. Đối với người thầy thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí KCB của mỗi người dân [7]. Bệnh án điện tử: Bệnh án điện tử (BAĐT) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án (HSBA), được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh. BAĐT là nơi lưu trữ, quản lý toàn bộ thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh từ khi sinh ra đến khi mất đi. BAĐT giúp bác sĩ, người bệnh chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và chuẩn đoán, điều trị tại bất kỳ nơi đâu [8]. 1.2. Thực trạng sử dụng hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh 1.2.1. Vai trò của hồ sơ bệnh án trong quản lý khám chữa bệnh Trong quản lý bệnh viện và công tác KCB, việc quản lý tốt sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ y tế, tạo được công bằng trong KCB. Quá trình quản lý là quá trình giải quyết các mâu thuẫn để đạt được mục tiêu mà cơ sở y tế đã đề ra [9]. Trong khám chữa bệnh, việc ứng dụng bệnh án 6 điện tử giúp cho người thầy thuốc có thể truy cập một cách nhanh chóng về thông tin của người bệnh phục vụ cho chẩn đoán và điều trị [10]. Trong điều kiện hiện nay, nhờ có việc tiếp cận dễ dàng với các thông tin về bệnh tật, về phương pháp chẩn đoán, điều trị mới, người dân luôn mong muốn và đòi hỏi được chẩn đoán, điều trị bằng các kỹ thuật tốt hơn, được chăm sóc vào thời điểm thuận lợi hơn, Bên cạnh đó người dân cũng đòi hỏi bệnh phòng đầy đủ tiện nghi hơn, phương thức chi trả viện phí thuận tiện hơn, thái độ phục vụ của nhân viên y tế (NVYT) ân cần, chu đáo hơn. Người dân cũng sẵn sàng từ chối những dịch vụ y tế mà hiệu quả không rõ ràng, lựa chọn các sơ sở khám, chữa bệnh mà bản thân cho là tốt hơn. Vì thế việc nâng cao chất lượng bệnh viện ngày càng đóng vai trò quan trọng [11]. Trên thế giới: Hiện nay, ở các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, không còn dùng đến khái niệm "hospital bệnh viện" mà đã đề cập đến một quan điểm mới "hospital - bệnh viện kiểu khách sạn". Bên cạnh đó, người ta quan tâm nhiều đến chất lượng y tế của cộng đồng thông qua chỉ số bác sỹ cũng như giường bệnh trong mối liên quan tới chất lượng chăm sóc sức khỏe đang đòi hỏi ngày càng nâng cao như hiện nay [12], [13]. Tác giả Lonnie Wilson đã giới thiệu một tập hợp toàn diện các kỹ thuật, khi các kỹ thuật này được kết hợp và hoàn thiện thì sẽ giúp công ty làm giảm và loại bỏ được 7 loại lãng phí trong sản xuất [14]. Farrokhi (2013) đã cho thấy mô hình Lean 5S đã giúp giảm các dụng cụ không cần thiết cho phòng mổ, giảm số lượng dụng cụ phẫu thuật xâm lấn, các chất thải y tế, thủ tục được đơn giản hóa, cải thiện chất lượng và giảm chi phí mỗi năm [15]. Kết quả tương tương tự cũng được phát hiện trong một số nghiên cứu như của các tác giả Chalice, Kumar và Naidoo và cộng sự [16], [17], [18]. 7 Tác giả Kumar đã kết luận chất lượng trong việc cải tiến quá trình, sản phẩm và kết quả chất lượng dịch vụ từ việc áp dụng Quản lý chất lượng toàn diện (Total quality management - TQM) [19], tác giả Abdullah đã nhấn mạnh rằng hiệu suất của tổ chức tăng lên khi áp dụng quản lý chất lượng toàn diện [20]. Một nghiên cứu của tác giả Lashgari (2015) tại một bệnh viện quân sự ở Iran cho thấy việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện đã làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên y tế từ 55,4% lên 71,3% [21]. Áp dụng chu trình Kế hoạch - Thực hiện - Đánh giá - Áp dụng (Plan Do - Chek -Act, viết tắt là PDCA) trong cải tiến chất lượng là phương pháp cơ bản được áp dụng ở tất cả các mô hình chất lượng, có thể áp dụng được ở mọi tổ chức, cơ sở KCB ở các cấp độ khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chu trình này cải thiện các vấn đề trong KCB tại các cơ sở y tế, Gonçalves (2015) đã chứng minh việc áp dụng chu trình PDCA làm cải thiện tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của bác sĩ từ 35,2% lên 54,6% [22]. Nhiều nước đang phát triển và một số quốc gia trong khu vực từ những năm 1990 đã và đang triển khai chương trình bảo đảm chất lượng bệnh viện trong đó có hoạt động KCB [23]. Bên cạnh đó là việc các bệnh viện cần thiết tìm ra các giải pháp quản lý trong đó có quản lý hồ sơ bệnh án để góp phần giảm thiểu chi phí hành chính trong hoạt động KCB. Một nghiên cứu cho thấy chi phí hành chính chiếm 25,3% tổng chi tiêu của các bệnh viện Hoa Kỳ, tiếp theo là Hà Lan (19,8%) và Anh (15,5%), cả hai đều đang chuyển sang các hệ thống thanh toán theo định hướng thị trường. Scotland và Canada, có hệ thống thanh toán cho các hoạt động của bệnh viện bằng ngân sách, với các khoản tài trợ riêng cho chi phí hoạt động, trong đó có chi phí hành chính thấp nhất [24]. Tại Việt Nam: 8 Ở Việt Nam, Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị mình, củng cố, tăng cường hệ thống y tế theo hướng công bằng, có hiệu quả là điều kiện cốt lõi để đạt được các mục tiêu chăm sóc sức khỏe [25]. Năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành bản cập nhật “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam”, bao gồm 83 tiêu chí chất lượng [26]. Quan điểm chủ đạo của các bộ tiêu chí là nhằm khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh và nhân viên y tế, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhiều bệnh viện trong cả nước đã bước đầu áp dụng mô hình, phương pháp quản lý chất lượng theo bộ tiêu chí chất lượng Việt Nam đã ban hành năm 2013 và được cập nhật phiên bản 2.0 vào năm 2016; tuy nhiên, trên thực tế nhiều bệnh viện vẫn đang triển khai từng tiêu chí theo cách hiểu riêng của mỗi đơn vị [26] [27], [28]. Một số bệnh viện đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho một số khoa, phòng; tuy nhiên, việc áp dụng này mang lại kết quả gì cho các bệnh viện thì rất ít được công bố [29]. Nghiên cứu của tác giả Dương Đình Chỉnh (2015) tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh về công tác quản lý chất lượng bệnh viện, kết quả cho thấy: Hầu hết NVYT (98,7%) cho rằng quản lý chất lượng bệnh viện đóng vai trò quan trọng [30]. Một trong những giải pháp cần quan tâm trong quản lý chất lượng bệnh viện đó là cần nâng cao quản lý chất lượng an toàn người bệnh và việc lấy người bệnh làm trung tâm [31]. Ngoài việc đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn; tính chuyên nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường, nhận thức, thực hành y đức của nhân viên y tế bệnh viện cũng là yếu tố đảm bảo tới chất lượng KCB của bệnh viện. Nghiên cứu 9 của Đỗ Mạnh Hùng về thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy yếu tố ảnh hưởng đến thái độ phục vụ bệnh nhi của NVYT là kinh nghiệm, lòng yêu nghề, kiến thức y đức, phải làm thêm giờ và số lượng người bệnh phải chăm sóc [32]. Việc tinh gọn lại bộ máy tổ chức của bệnh viện, xác định đúng các nội dung cần can thiệp cũng đã được được chứng minh mang lại kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng KCB tại Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [33]. Nghiên cứu của Lại Đức Trí (2020) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho thấy cần tăng cường công tác đào tạo liên tục cho NVYT để đảm bảo chất lượng KCB [34]. Nghiên cứu hiệu quả áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong nâng cao chất lượng KCB của Nguyễn Anh Tuấn (2011) tại Bệnh đa khoa tỉnh Hưng Yên, đã ghi nhận sự phù hợp và cải thiện trong việc ghi chép hồ sơ bệnh án trong hoạt động KCB của bệnh viện [35]. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cần thiết phải có sự cải tiến thủ tục hành chính, hồ sơ bệnh án trong KCB nhằm nâng cao hiệu quả KCB cũng như sự hài lòng của người bệnh, có thể kể đến như: tác giả Nguyễn Minh Quân (2019) nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả mô hình can thiệp nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: Người bệnh làm trung tâm còn chưa được quan tâm với thời gian chờ đợi điều trị ngoại trú kéo dài, đặc biệt ở thời gian chờ chụp X quang là 44,72±8,40 phút; thời gian chờ đợi điều trị nội trú kéo dài, đặc biệt là phẫu thuật cấp cứu là 566,01±1790,27 phút và sự hài lòng của người bệnh ngoại trú thấp, chiếm tỷ lệ 65,4% [36]. Một trong những hoạt động nâng cao hiệu quả KCB tại bệnh viện phải kể đến là triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên QR code trong y tế mang lại lợi ích có thể kể đến như: Phục vụ người bệnh tốt hơn, không còn phải xếp hàng đợi thanh toán.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất