Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quâ...

Tài liệu Luận án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực

.DOC
252
114
112

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THANH HÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Đặng Bá Lãm 2. PGS. TS Phạm Minh Thụ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Nguyễn Thanh Hà MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1. 1.2. 1.3. Những cơ sở lý luận về cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội Những cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực Những yếu tố tác động đến phát triển cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 5 13 35 35 57 75 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 82 82 85 Đặc điểm các trường đại học trong quân đội Khái quát chung về tổ chức đánh giá thực trạng Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội hiện nay 88 Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội hiện nay 98 Những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay 122 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 126 3.1. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 126 3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 131 Chương 4 KHẢO SÁT VÀ THỬ NGHIỆM 169 4.1. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 169 4.2. Thử nghiệm 175 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 187 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 190 191 203 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chữ viết đầy đủ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại học Sư phạm Điểm trung bình Độ lệnh chuẩn Giáo dục, đào tạo Nhà xuất bản Quản lý giáo dục Quản lý đào tạo Quân đội nhân dân Số thứ tự Chữ viết tắt CNH, HĐH ĐHSP ĐTB ĐLC GD, ĐT Nxb QLGD QLĐT QĐND STT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TT 01 Tên bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ Nội dung Bảng 4.1 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các Trang 170 TT Tên bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ Nội dung Trang biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các 02 Bảng 4.2 trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các 03 trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 172 Bảng 4.3 Tiêu chí và những chỉ số cụ thể đánh giá tác động trong việc tổ chức xây dựng đề cương chi tiết các chuyên đề bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa và thực hiện áp dụng quy trình bồi dưỡng năng lực cho đội 04 ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại trong quân đội. 176 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả tổ chức xây dựng đề cương các chuyên đề bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa trước 05 và sau thử nghiệm 179 Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả áp dụng quy trình bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ QLĐT trước và sau thử nghiệm 180 06 Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ phát triển năng lực của cán bộ QLĐT trước và sau tác động thử nghiệm 184 07 Biểu đồ 2.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội hiện nay 08 Biểu đồ 2.2 Nhận thức của các chủ thể quản lý về phát triển đội 90 ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học quân đội hiện nay 09 Biểu đồ 2.3 Thực trạng về việc lập quy hoạch, kế hoạch phát 99 triển đội ngũ cán bộ QLĐT 101 10 Biểu đồ 2.4 Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo 106 11 Biểu đồ 2.5 Thực trạng về phương thức phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT 110 12 Biểu đồ 2.6 Thực trạng hoạt động chỉ đạo phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT 112 TT Tên bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ Nội dung Trang 13 Biểu đồ 2.7 Thực trạng về kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT 116 14 Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 171 15 Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 172 16 Biểu đồ 4.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 173 17 Biểu đồ 4.4 So sánh kết quả tổ chức xây dựng đề cương các chuyên đề bồi dưỡng trước và sau thử nghiệm 179 18 Biểu đồ 4.5 So sánh việc áp dụng quy trình bồi dưỡng năng lực 19 cho đội ngũ cán bộ QLĐT trước và sau thử nghiệm 182 Biểu đồ 4.6 Kết quả kiểm tra nhận thức và thực hành sau khi kết 20 thúc quy trình bồi dưỡng 183 Biểu đồ 4.7 Mức độ phát triển năng lực của cán bộ quản lý đào tạo sau tác động thử nghiệm 184 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Cán bộ QLGD ở các trường đại học trong quân đội nói chung, ở các cơ quan quản lý GD, ĐT nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định đến việc đảm bảo chất lượng GD, ĐT của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là phải làm tốt công tác xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực cho cán bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT. Với mong muốn đưa ra những luận giải khoa học, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức trách; trong quá trình học tập, công tác nghiên cứu sinh đã quan tâm, tìm hiểu, sưu tầm tài liệu và luôn gắn những nghiên cứu của mình với vấn đề này. Kết quả nghiên cứu đề tài luận án “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực” góp phần làm phong phú lý luận và thực tiễn của khoa học quản lý giáo dục; bổ sung, phát triển lý luận quản lý, nhất là cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nguồn tài liệu nghiên cứu còn ít; luận án khó tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Nghiên cứu sinh mong nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ giảng dạy cùng các lực lượng giáo dục khác, giúp nghiên cứu sinh hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án của mình. 6 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong xu thế phát triển chung của đất nước, lĩnh vực giáo dục đại học trong quân đội đang được đổi mới sâu sắc trên nhiều phương diện. Trong bối cảnh đó QLGD không chỉ là nhân tố tác động đến chất lượng mà còn là nhân tố của chất lượng, hiệu quả GD, ĐT. Do đó, vai trò của cán bộ QLĐT ngày càng tăng, tính nghề nghiệp, tính chuyên môn hoá ngày một cao, có thể nói vai trò, trách nhiệm của người cán bộ QLĐT ở các cơ quan quản lý GD, ĐT là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của GD, ĐT ở các trường đại học trong quân đội. Thực tiễn quá trình GD, ĐT đã chứng tỏ những yếu kém, hạn chế, bất cập của nó bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân mà quan trọng nhất là sự yếu kém, hạn chế của công tác quản lý và con người làm công tác QLGD. Trong tổng thể chất lượng cán bộ, thì năng lực của cán bộ ở cơ quan quản lý GD, ĐT có vai trò then chốt trong việc tham mưu, đề xuất, quản lý, điều hành hoạt động dạy học và quản lý chất lượng GD, ĐT của nhà trường. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định quan điểm chỉ đạo: “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[35]. Chính vì vậy, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết, đòi hỏi các chủ thể quản lý nhà trường quan tâm thực hiện. Cùng với xu thế phát triển của GD, ĐT trên thế giới, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"[34, tr.130 - 131]. Đến Đại hội XII Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”[36, tr.117]. Đây là chủ trương, định hướng lớn khẳng định vị trí, vai trò tầm quan 7 trọng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay. Trước yêu cầu đổi mới cơ chế và “chuẩn hoá” đội ngũ cán bộ QLGD, vấn đề đặt ra với công tác quản lý ở các nhà trường đại học là phải xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có trình độ năng lực chuyên môn cao, có năng lực tổng hợp, đánh giá, có khả năng quan sát, tư duy sáng tạo cùng hệ thống phẩm chất đạo đức và giá trị nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ chức trách, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp GD, ĐT trong thời kỳ mới. Về vấn đề này, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã xác định yêu cầu: “Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý” [35, tr.137]. Một trong những vấn đề then chốt hiện nay được Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng cũng như cấp uỷ chỉ huy các nhà trường quan tâm là phát triển đội ngũ cán bộ QLGD nói chung, cán bộ QLĐT nói riêng cả về số lượng và chất lượng, chuẩn hoá về trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp và kỹ năng làm việc. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các trường đại học trong quân đội là phải thường xuyên quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn hiện nay. Nghiên cứu thực tế cho thấy, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thuộc cơ quan quản lý GD, ĐT ở các trường đại học trong quân đội hiện nay đã đạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD, ĐT của nhà trường. Song bên cạnh đó, chất lượng cán bộ QLĐT còn có những hạn chế, bất cập như: một bộ phận cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa toàn diện, kiến thức, kỹ năng quản lý còn nhiều hạn chế, phong cách làm việc thiếu tính sáng tạo, hiệu quả làm việc chưa cao. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do công tác tổ chức, chỉ đạo phát triển về năng lực cho đội ngũ cán bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT của chủ thể nhà trường còn thiếu đồng bộ; chưa xây dựng và thực hiện theo quy trình quản lý khoa học; chưa vạch được kế hoạch chiến lược phát triển, chưa chuẩn hóa được năng lực cán bộ QLĐT để 8 có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp; cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; việc tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong một bộ phận cán bộ còn thiếu tính tích cực chủ động. Do đó, phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực là yêu cầu tất yếu, là vấn đề cấp thiết và lâu dài đang đặt ra hiện nay. Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD đã được một số tác giả trong và ngoài quân đội ở nước ta nghiên cứu dưới các mức độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực. Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn trên, tác giả lựa chọn: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực” làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực. - Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ QLĐT và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội hiện nay. - Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực. - Tiến hành khảo sát, kiểm nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp. 9 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường đại học trong quân đội trước xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. * Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ thuộc cơ quan quản lý GD, ĐT (cán bộ quản lý đào tạo) ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực; trọng tâm là phát triển về chất lượng cán bộ QLĐT. Cấp quản lý: Cấp nhà trường đại học trong quân đội. Chủ thể quản lý: Thủ trưởng nhà trường. Đối tượng chịu tác động trọng tâm: Cán bộ thuộc các cơ quan chức năng (cơ quan đào tạo đại học, sau đại học, khảo thí và đảm bảo chất lượng GD, ĐT). Các số liệu điều tra, khảo sát: Giới hạn trong 5 năm gần đây (2013 - 2017). Địa bàn khảo sát gồm: Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan lục quân 1. * Giả thuyết khoa học Cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng GD, ĐT; thực tiễn phát triển đội ngũ này hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập về công tác tổ chức chỉ đạo. Nếu thực hiện tốt các khâu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cán bộ hợp lý; thực hiện tốt công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ; chuẩn hóa năng lực của cán bộ QLĐT; đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát; phát huy tính tích cực chủ động trong tự 10 bồi dưỡng của cán bộ QLĐT nhà trường... thì chất lượng đội ngũ và năng lực của mỗi cán bộ QLĐT sẽ được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách được giao; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD, ĐT, về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giáo dục. Cách tiếp cận: Dựa trên các tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu khoa học QLGD như: tiếp cận hệ thống - cấu trúc, tiếp cận lịch sử - lôgic, tiếp cận thực tiễn; tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp tài liệu thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài như các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các tài liệu về lý luận quản lý và QLGD của các tác giả trong và ngoài nước; các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết về GD, ĐT, về đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT của Đảng, Nhà nước, Quân đội; các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu, sách có liên quan đến đề tài; các văn bản tổng kết về GD, ĐT, về QLGD, nhất là công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD của Quân uỷ Trung ương và một số trường đại học trong quân đội; từ đó rút ra những kết luận có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu. 11 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục Tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu về kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến công tác quản lý, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD ở các trường đại học trong quân đội; từ đó rút ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội hiện nay. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát phong cách làm việc, phương pháp quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch của cán bộ QLĐT cũng như công tác phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT của các chủ thể ở một số trường đại học trong quân đội như: Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1. Phương pháp đàm thoại Trò chuyện, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ QLGD các cấp, cán bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT, đội ngũ giáo viên và học viên của một số trường đại học trong quân đội để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các cơ quan chức năng nhà trường hiện nay theo hướng tiếp cận năng lực. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Đề tài sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến đối với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu (216 cán bộ QLGD các cấp, 168 giảng viên, và 142 học viên ở Học viện Lục quân, Học Viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1. Phương pháp chuyên gia Tiến hành trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động quản lý GD, ĐT hiện nay ở trong và ngoài quân đội. 12 Phương pháp thử nghiệm Lựa chọn một biện pháp để thử nghiệm trong thực tiễn trường đại học trong quân đội. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Số liệu khảo sát thu thập được từ phiếu điều tra thực trạng, từ thử nghiệm được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package for the Social Sciences 20.0). 6. Những đóng góp mới của luận án Đề tài luận giải có hệ thống khoa học một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội. Xây dựng chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT và nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực, khái quát được những yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Về mặt lý luận Luận án đưa ra cơ sở khoa học phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực ở các trường đại học trong quân đội hiện nay, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nhân lực QLGD ở các nhà trường đại học trong quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. * Về mặt thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác quản lý, phát triển, xây dựng nâng cao chất lượng nhân lực quản lý giáo dục ở các trường đại học trong quân đội, phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các học viện, nhà trường trong quân đội hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 13 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD là vấn đề mấu chốt đã được các học giả, chuyên gia QLGD ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu. Dưới đây là tổng hợp, phân tích, khái quát kết quả chủ yếu các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 1.1. Những nghiên cứu về cán bộ quản lý giáo dục Trung Hoa thời cổ - trung đại, Khổng Tử (551- 479 TCN) đã đưa ra học thuyết Lễ trị. Theo Ông, làm gì muốn thành công phải có chính danh, phải biết chọn người hiền tài, phải thu phục lòng người, phải đúng đạo. Với việc đúc kết các yếu tố nhân và lễ, nhân và nghĩa, nhân và trí, nhân và dũng, nhân và tín, nhân và lợi, lợi và nghĩa, lợi và thành để đi đến các hình mẫu về phẩm chất và năng lực của người quản lý xã hội. Ông đã chỉ dẫn về tư cách, kiến thức, thái độ, tài năng và nêu rõ những yêu cầu tự học đối với người quản lý. Cuối thế kỷ XVIII ở Phương Tây, Robert Owen (1771 - 1858) đã sớm nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực, tư tưởng của Ông đã đặt nền móng cho cách tiếp cận “quan hệ con người” trong quản lý; Charles Babbage (1792 - 1871) có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển các tư tưởng quản lý, với ý tưởng chuyên môn hóa công tác cả trong lao động chân tay và lao động trí óc. Ở Hoa Kì, Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) và các cộng sự của ông đã đưa ra bốn nguyên tắc quản lý khoa học liên quan đến vai trò, trách nhiệm và chất lượng của người quản lý. Trên cơ sở các nguyên tắc quản lý, Ông 14 đã đưa ra các chế độ và những phương pháp về quản lý tác nghiệp và tổ chức quản lý; bước đầu đã cải tạo các quan hệ quản lý, tiêu chuẩn hóa được công việc và chuyên môn hóa lao động [Dẫn theo 51, tr.19 - 20]. Henri Fayol (1841 - 1925) người Pháp, đã đưa ra năm chức năng cơ bản của quản lý và mười bốn nguyên tắc quản lý hành chính [Dẫn theo 51, tr.20 21]. Ông cho rằng, để thực hiện mục tiêu quản lý và mục tiêu của tổ chức, người quản lý phải có đủ phẩm chất và năng lực và biết kết hợp nhuần nhuyễn với các chức năng và nguyên tắc quản lý. Vì vậy, Ông nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và đào tạo, trước hết là đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy và có hệ thống, nhằm nâng cao chất lượng người cán bộ quản lý cả về đức và tài. Ở Nhật Bản vào những thập kỷ 60 - 80 của thế kỷ XX, xuất hiện thuyết J của William Ouchi và lý thuyết Kaijen của Massaakiimai. Trường phái này tiếp cận về quản lý trên cơ sở xem xét những yếu tố văn hoá, tính nhân đạo và tính hiện đại; những nét văn hoá của quản lý được thể hiện ở phẩm chất và năng lực của người quản lý. Khi phân tích về đội ngũ quản lý trong lý thuyết về sơ đồ 7S, cho thấy giá trị về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong việc đạt tới mục tiêu của tổ chức [Dẫn theo 26, tr.239 - 243]. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, cách mạng khoa học và công nghệ thông tin bùng nổ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới; vì vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quản lý và người quản lý. Tiêu biểu nhất là công trình của ba tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich với tác phẩm nổi tiếng là cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”[72]; công trình này đã luận giải cụ thể, chi tiết các chức năng quản lý, các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng của người quản lý và người làm công tác quản lý. Trong đó, tác giả giành một chương nói về người quản lý và việc phát triển về tổ chức, luận giải nhu cầu bức thiết về việc phát triển thực sự cán bộ 15 quản lý, làm rõ quá trình phát triển cán bộ quản lý và đào tạo; và đưa ra các phương pháp phát triển cán bộ quản lý là sự đào tạo tại chỗ [72, tr. 506 -514]. Ở Malaysia, rất trú trọng nguồn lực giáo viên và huấn luyện cán bộ quản lý trường học. Tất cả các hiệu trưởng, cán bộ quản lý của tất cả các cấp học đều được bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn tại Viện Quản lý và lãnh đạo giáo dục quốc gia Malaysia (IAB - Intstitut Aminuddin Baki). Toàn bộ kinh phí khóa học bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý đều được Chính phủ tài trợ. Trong quá trình học, các học viên được cập nhật các tri thức mới về chuyên môn và quản lý, đồng thời họ được đi thực tế tham quan và khảo sát các cơ sở giáo dục [Dẫn theo 48, tr.82]. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1947) với tác phẩm Vấn đề cán bộ [90] đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ QLGD nói riêng, Người nói: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [90, tr.269 - 273], “có cán bộ tốt, việc gì cũng xong” [89, tr.240]. Vì vậy, Người luôn quan tâm đến huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cho rằng: “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [90, tr.269]. Đối với cán bộ quản lý ở các nhà trường trong quân đội, họ vừa là nhà chỉ huy, lãnh đạo, vừa là nhà giáo dục; do đó, Người đặt ra yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ này, nhất là về phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực dạy học, năng lực giáo dục và tổ chức quá trình GD, ĐT, về phong cách làm việc, tác phong công tác, về sự tự học, tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân mỗi người cán bộ. Tác giả Trần Kiểm với tài liệu “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”[66] đã đề cập tới nhiều khía cạnh quan trọng của vấn đề QLGD ở tầm vĩ mô và vi mô, trong đó có bàn về vấn đề chất lượng cán bộ QLGD. Tác giả Phạm Minh Hạc và các tác giả khác với công trình nghiên cứu Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI [44] đề cập tương đối toàn 16 diện những vấn đề về đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD. Trên cơ sở luận giải rõ vị trí, vai trò, những hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ QLGD, tác giả đã đưa ra phương hướng xây dựng và xác định phải từng bước đạt chuẩn đội ngũ này. Trong bài viết Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định trong quản lý giáo dục [76] tác giả Đặng Bá Lãm đã luận giải rõ vai trò của quyết định trong quản lý, mối quan hệ giữa quyết định và chính sách; cơ sở lý thuyết của việc ra quyết định; quy trình; mô hình; phong cách; công cụ và kỹ thuật, các hệ thống hỗ trợ ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định... và khẳng định ra quyết định là trách nhiệm trung tâm của những người QLGD. Đây là một trong những yếu tố có vai trò hết sức quan trọng đối với năng lực của người cán bộ QLGD. Tác giả Nguyễn Thành Vinh với bài Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay [124] đã cho rằng: Để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay, tất yếu phải tập trung đào tạo hình thành một đội ngũ cán bộ QLGD đồng bộ, có phẩm chất và năng lực quản lý tương xứng vì đội ngũ cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt, là điều kiện tiên quyết để biến những mục tiêu giáo dục thành những kết quả cụ thể. Theo tác giả, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ QLGD được thể hiện ở mục đích: “Cập nhật và nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; bổ sung cập nhật kiến thức về khoa học quản lý nói chung, quản lý ngành, quản lý nhà trường nói riêng; bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản trong quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế” [124, tr.72]. Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về cán bộ quản lý và cán bộ QLGD; luận giải vai trò của người quản lý trong tổ chức bộ máy nói chung, bộ máy quản lý giáo dục nói riêng. Từ đó, xác định các 17 giải pháp chủ yếu tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD cả về phẩm chất và năng lực đáp ứng mục tiêu của tổ chức, yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.2. Những nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Ở Mỹ, chính phủ Liên bang không QLGD đại học, mà có thể chỉ quan sát chung, giao cho chính quyền mỗi bang chịu trách nhiệm QLGD đại học thuộc bang mình. Vì vậy, chuẩn cho lãnh đạo trường học liêng bang là cơ sở để mỗi bang xây dựng chuẩn riêng cho từng bang của mình [133]. Như ở bang Wisconsin đưa ra chuẩn phải đạt được của mỗi cá nhân nhận bằng QLGD là: Nhà quản lý phải có sự hiểu biết và thể hiện năng lực trong các chuẩn của một giảng viên; lãnh đạo bằng cách tạo điều kiện cho sự phát triển; đảm bảo quản lý tổ chức, hoạt động tài chính và nguồn lực khác; hợp tác với gia đình và các thành viên của cộng đồng; hành động với sự trung thực, ngay thẳng, công bằng; hiểu, đáp ứng, tương tác với các nhà chính trị, kinh tế, luật pháp...[134]. Ở Anh, việc chuẩn bị cho các vị trí lãnh đạo quản lý trường học được các cấp quan tâm chú trọng. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng tiến hành rất bài bản theo đúng quy trình, nhằm giúp cho mỗi cá nhân đảm nhiệm cương vị quản lý, lãnh đạo có đầy đủ kiến thức, năng lực, tự tin, bản lĩnh trong quản lý điều hành theo nhiệm vụ chức trách của mình [130]. Nhìn chung các nước Anh, Mỹ cũng như các nước khác trên thế giới luôn quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, nhất là các cương vị quản lý, lãnh đạo trường học. Trên cơ sở đề ra chuẩn để hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn với một quy trình rất chặt chẽ. Ở Việt Nam, Bùi Minh Hiền và các tác giả khác trong cuốn Quản lý giáo dục [51] đã đề cập một chương về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD; trong đó làm rõ tầm quan trọng, xác định những vấn đề chính về xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD; đặc biệt xác định một số giải pháp thực tiễn nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ QLGD đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. 18 Tác giả Nguyễn Lộc chủ biên sách Cơ sở lý luận về quản lý trong tổ chức giáo dục [82, tr.219 - 220], đã đánh giá rõ thực trạng về ưu, nhược điểm của đội ngũ cán bộ QLGD Việt Nam, đi sâu vào đánh giá trình độ nghiệp vụ QLGD trên cơ sở việc thực hiện các chức năng QLGD. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như: Cần xúc tiến xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLGD; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ QLGD; đồng thời cần xây dựng và triển khai dự án tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ QLGD, thông qua dự án này để bồi dưỡng cấp tốc cho đội ngũ cán bộ QLGD các cấp về kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại. Tác giả Nguyễn Phúc Châu trong tài liệu Quản lý nhà trường [22] về nội dung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trường học, đã xác định một trong các nhiệm vụ chủ yếu là phải rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đủ số lượng, cơ cấu cân đối, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ này. Trong những công việc cần làm ngay, tác giả xác định phải tổ chức bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực cho cán bộ về trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ được đảm nhận [22, tr.104]. Trong cuốn sách Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục [67, tr.172, 173], tác giả Trần Kiểm đã trích dẫn hướng đào tạo lãnh đạo nhà trường của Thụy Sĩ gồm những năng lực: Năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân, năng lực giáo dục, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức quản lý. Tác giả Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức trong tài liệu Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục [70] đã đề cập đến các kỹ năng lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng nhà trường. Về kỹ năng lãnh đạo trước hết phải có tầm nhìn (vision) là cái bên trong của nhà lãnh đạo, nhà lãnh đạo có trách nhiệm vạch ra tầm nhìn cho toàn tổ chức hướng tới điểm đến, phải có chiến lược và kế hoạch cụ thể để hiện đại hóa tầm nhìn; thứ hai, là nhìn thấy được vấn đề và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo thông qua giải quyết vấn đề theo quy trình; thứ ba, là coi việc phát triển con người, yếu tố quyết định thành công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan