Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học để trồng rừng sấu tía (sandoricum indicum cav....

Tài liệu Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học để trồng rừng sấu tía (sandoricum indicum cav.) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh lâm đồng

.PDF
194
1
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN KIÊN CƯỜNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TRỒNG RỪNG SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN KIÊN CƯỜNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TRỒNG RỪNG SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG Ngành: Lâm sinh Mã số: 9.62.02.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn Khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh 2. GS.TS. Võ Đại Hải Hà Nội, 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh và GS.TS. Võ Đại Hải. Luận án có sử dụng một phần số liệu của 2 đề tài khoa học công nghệ: - Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ” giai đoạn 2011-2015. NCS đã theo dõi, thu thập và phân tích các số liệu thí nghiệm bổ sung vào các năm 2017, 2019 và 2021. - Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam” giai đoạn 2019-2023. Bản thân tác giả là chủ nhiệm của 2 đề tài này, là người trực tiếp bố trí các thí nghiệm, xử lý số liệu và viết báo cáo. Phần số liệu và kết quả này đã được đơn vị chủ trì đề tài - chủ sở hữu trí tuệ và những người tham gia đồng ý cho sử dụng vào luận án. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Nguyễn Kiên Cường ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Lâm sinh, khóa 2017 - 2022, tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp và các thầy, cô giáo của Khoa Lâm học, trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự quan tâm và giúp đỡ qúy báu đó. Luận án này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh và GS.TS. Võ Đại Hải. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn khoa học. Tôi xin trân trọng cám ơn đơn vị chủ trì và các cộng tác viên của 2 đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ” giai đoạn 2011 - 2015 và “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam” giai đoạn 2019 - 2023 đã hỗ trợ tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu cũng như cho phép tôi sử dụng một phần số liệu điều tra thực địa của đề tài vào luận án. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám đốc và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai, những người thân trong gia đình và các bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ nhiệt tình này. Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Kiên Cường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................6 1.1. Trên thế giới ...................................................................................................6 1.1.1. Tên gọi, phân loại và giá trị sử dụng ......................................................6 1.1.2. Đặc điểm sinh học ..................................................................................9 1.1.3. Chọn giống, nhân giống và trồng rừng.................................................14 1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................17 1.2.1. Tên gọi, phân loại và giá trị sử dụng ....................................................17 1.1.2. Đặc điểm sinh học ................................................................................20 1.1.3. Chọn giống, nhân giống và trồng rừng.................................................23 1.3. Nhận xét và đánh giá chung .........................................................................26 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................28 2.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................................28 2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Sấu tía ........................28 2.1.2. Nghiên cứu chọn giống cây Sấu tía ......................................................28 2.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía ........................................28 2.1.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía cung cấp gỗ lớn..........................................................................................28 2.1.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh cây Sấu tía cung cấp gỗ lớn ............................................................................28 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................28 2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận ....................................................28 iv 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................30 2.3. Khái quát đặc điểm khu vực bố trí thí nghiệm ............................................47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................50 3.1. Một số đặc điểm sinh học của loài cây Sấu tía ............................................50 3.1.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu ..............................................................50 3.1.2. Một số đặc điểm lâm học của loài cây Sấu tía .....................................55 3.2. Kết quả chọn giống cây Sấu tía ...................................................................71 3.2.1. Chọn cây trội Sấu tía ............................................................................71 3.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ và khảo nghiệm hậu thế cây Sấu tía .................73 3.3. Kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía ..................................................................79 3.3.1. Một số đặc điểm sinh lý hạt Sấu tía......................................................79 3.3.2. Kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía bằng hạt ............................................83 3.3.3. Kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía bằng hom ..........................................94 3.4. Một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cây Sấu tía cung cấp gỗ lớn .103 3.4.1. Ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sấu tía 103 3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sấu tía104 3.4.3. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây Sấu tía ...........................................................................................................106 3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sấu tía107 3.4.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa thưa đến sinh trưởng của cây Sấu tía .....110 3.5. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu .........................................................112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................115 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ............................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................118 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên gọi đầy đủ ANOVA Phân tích phương sai CT Công thức CTLN Công ty Lâm nghiệp CTTN Công thức thí nghiệm CTTT Công thức tổ thành CV(%) Hệ số biến động D00 (mm) Đường kính gốc D1,3 (cm) Đường kính thân cây ngang ngực DT (m) Đường kính tán cây HDC (m) Chiều cao dưới cành HVN (m) Chiều cao vút ngọn IVI% Chỉ số giá trị quan trọng (%) KTST Chất kích thích sinh trưởng LSD Khoảng sai dị đảm bảo M (m3/ha) Trữ lượng lâm phần MAE Sai lệch tuyệt đối trung bình MAPE Sai lệch tuyệt đối trung bình phần trăm N (cây/ha) Mật độ cây rừng ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn P-value Giá trị xác suất Pα Mức ý nghĩa thống kê. r và R2 Hệ số tương quan và hệ số xác định RCBD Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên. S/Sd Độ lệch tiêu chuẩn SCI Chỉ số phức tạp về cấu trúc SSR Tổng sai lệch bình phương vi ST Sinh thái TB Trung bình TBTN Trung bình thí nghiệm TLCS (%) Tỷ lệ che sáng TLS (%) Tỷ lệ sống TN Thí nghiệm VQG Vườn quốc gia vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Địa điểm, tọa độ và chiều dài tuyến điều tra một số đặc điểm lâm học cây Sấu tía ...............................................................................................................32 Bảng 2.2. Địa điểm và số lượng cây trội lấy hạt giống khảo nghiệm xuất xứ và khảo nghiệm hậu thế ...............................................................................................36 Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm loại chất và nồng độ chất kích thích sinh trưởng giâm hom Sấu tía .........................................................................................41 Bảng 2.4. Một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu ..........................................48 Bảng 3.1. Thông tin về cây tiêu chuẩn Sấu tía nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu tại một số địa điểm quan sát .......................................................................50 Bảng 3.2. Đặc điểm vật hậu của cây Sấu tía ở các khu vực nghiên cứu .................54 Bảng 3.3. Các pha vật hậu của cây Sấu tía ở các khu vực nghiên cứu ...................54 Bảng 3.4. Đặc điểm cơ bản trạng thái rừng tự nhiên nơi có cây Sấu tía phân bố ...57 Bảng 3.5. Chỉ số đa dạng tầng cây cao ở các trạng thái rừng của ba khu vực ........58 Bảng 3.6. Tổ thành tầng cây cao trong các trạng thái rừng tại ba khu vực.............60 Bảng 3.7. Nhóm loài đồng ưu thế với loài Sấu tía ở các trạng thái rừng của 3 khu vực ...........................................................................................................................63 Bảng 3.8. Tổ thành loài cây tái sinh trong các trạng thái rừng ở ba khu vực .........64 Bảng 3.9. Đặc điểm cấu trúc mật độ cây tái sinh ở các trạng thái rừng..................66 Bảng 3.10. Nguồn gốc cây Sấu tía tái sinh ở các trạng thái rừng của ba khu vực ..67 Bảng 3.11. Số lượng cây Sấu tía tái sinh theo chất lượng (cấp chiều cao) .............68 Bảng 3.12. Mật độ cây Sấu tía tái sinh theo cấp chiều cao (Hvn) ............................69 Bảng 3.13. Đặc trưng sinh trưởng của cây trội đã chọn lọc ở 7 xuất xứ ................71 Bảng 3.14. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sấu tía 18 tháng tuổi tại khảo nghiệm xuất xứ ........................................................................................................73 Bảng 3.15. Tỷ lệ sống và sinh trưởng cây Sấu tía 18 tháng tuổi của 12 gia đình tốt nhất tại khảo nghiệm hậu thế ..................................................................................75 Bảng 3.16. Tỷ lệ sống và sinh trưởng cây Sấu tía 18 tháng tuổi của 12 gia đình kém nhất tại khảo nghiệm hậu thế...........................................................................77 Bảng 3.17. Kích thước quả và hạt Sấu tía ...............................................................79 Bảng 3.18. Khối lượng 1000 quả và 1000 hạt cây Sấu tía ......................................80 Bảng 3.19. Khối lượng và độ ẩm của hạt Sấu tía ....................................................82 viii Bảng 3.20. Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm hạt Sấu tía ..........................................83 Bảng 3.21. Tỷ lệ nảy mầm hạt Sấu tía trong thí nghiệm bảo quản hạt ...................84 Bảng 3.22. Tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con Sấu tía tại thí nghiệm che sáng......87 Bảng 3.23. Tăng trưởng bình quân theo tháng về D00 và Hvn của cây Sấu tía ........88 Bảng 3.24. Tỷ lệ sống của cây con Sấu tía trong thí nghiệm thành phần ruột bầu .90 Bảng 3.25. Sinh trưởng của cây Sấu tía tại thí nghiệm thành phần ruột bầu ..........92 Bảng 3.26. Tăng trưởng bình quân theo tháng về D00 và Hvn của cây Sấu tía tại thí nghiệm thành phần ruột bầu ....................................................................................93 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ chất kích thích đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom Sấu tía ........................................................................95 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chất kích thích đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom Sấu tía.........................................................................................98 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của tuổi cây lấy hom đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom Sấu tía ..............................................................................................................99 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của mùa vụ giâm hom đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom Sấu tía ............................................................................................................101 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom Sấu tía ............................................................................................................102 Bảng 3.32. Tỷ lệ sống và sinh trưởng D1.3, Hvn của cây Sấu tía 18 tháng tuổi tại thí nghiệm tuổi cây con trồng rừng ............................................................................103 Bảng 3.33. Tỷ lệ sống và sinh trưởng D1.3, Hvn của cây Sấu tía theo tuổi tại thí nghiệm mật độ .......................................................................................................104 Bảng 3.34. Tỷ lệ sống và sinh trưởng D1.3, Hvn của cây Sấu tía theo tuổi tại thí nghiệm phương thức trồng ....................................................................................106 Bảng 3.35. Tỷ lệ sống và sinh trưởng D1.3, Hvn của cây Sấu tía theo tuổi tại thí nghiệm phân bón ...................................................................................................108 Bảng 3.36. Tỷ lệ sống và sinh trưởng D1.3, Hvn của cây Sấu tía theo tuổi tại thí nghiệm tỉa thưa ......................................................................................................110 Bảng 3.37. Tăng trưởng bình quân hàng năm về D1.3, Hvn của cây Sấu tía theo tuổi tại thí nghiệm tỉa thưa............................................................................................111 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát của đề tài ....................................................30 Hình 2.2. Hình ảnh phẫu diện đất OTC3, OTC5, OTC7 ........................................49 Hình 3.1. Hình thái thân và cành lá ở cây Sấu tía ...................................................51 Hình 3.2. Hình thái lá của cây Sấu tía .....................................................................52 Hình 3.3: Hình thái nụ và hoa ở cây Sấu tía ...........................................................52 Hình 3.4. Hình thái quả và hạt ở cây Sấu tía...........................................................53 Hình 3.5. Mật độ cây gỗ và cây Sấu tía ở các trạng thái rừng của 3 khu vực.........56 Hình 3.6. Chỉ số IVI% của loài cây Sấu tía ở các trạng thái rừng của 3 khu vực...61 Hình 3.7. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của cây trội Sấu tía giữa các xuất xứ ................72 Hình 3.8. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của 7 xuất xứ sau 18 tháng khảo nghiệm .........74 Hình 3.9. Sinh trưởng D1,3 và Hvn của 8 gia đình tốt nhất sau 18 tháng khảo nghiệm .....................................................................................................................78 Hình 3.10. Mô hình khảo nghiệm giống cây Sấu tía 18 tháng tuổi ........................79 Hình 3.11. Kích thước quả và hạt ở cây Sấu tía......................................................80 Hình 3.12. Khối lượng quả và khối lượng hạt ở cây Sấu tía...................................81 Hình 3.13. Hạt Sấu tía trước và sau khi sấy ............................................................82 Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm của các công thức xử lý hạt ...84 Hình 3.15. Tỷ lệ nảy mầm theo thời gian của thí nghiệm bảo quản hạt Sấu tía .....85 Hình 3.16. Biểu đồ sinh trưởng D00 và Hvn cây con Sấu tía ở thí nghiệm che sáng89 Hình 3.17. Sinh trưởng D00 và Hvn cây Sấu tía ở thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu .....93 Hình 3.18. Thí nghiệm che sáng và thành phần ruột bầu gieo ươm Sấu tía ...........94 Hình 3.19. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom Sấu tía ở thí nghiệm loại chất và nồng độ chất kích thích ........................................................................96 Hình 3.20. Hom ra rễ ở các công thức chất kích thích và nồng độ chất kích thích 97 Hình 3.21. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom Sấu tía ở thí nghiệm thời gian xử lý chất kích thích .................................................................................98 Hình 3.22. Hom ra rễ ở các công thức thí nghiệm thời gian xử lý chất kích thích .99 Hình 3.23. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom Sấu tía ở các tuổi cây lấy hom khác nhau ..........................................................................................100 x Hình 3.24. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom Sấu tía ở thí nghiệm mùa vụ giâm hom ..................................................................................................101 Hình 3.25. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom Sấu tía thí nghiệm giá thể giâm hom ...................................................................................................102 Hình 3.26. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 và Hvn của cây Sấu tía theo tuổi ở thí nghiệm mật độ trồng rừng ..................................................................................................105 Hình 3.27. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 và Hvn của cây Sấu tía theo tuổi tại thí nghiệm phương thức trồng rừng ........................................................................................107 Hình 3.28. Biểu đồ sinh trưởng D1,3 và Hvn của cây Sấu tía theo tuổi ở thí nghiệm phân bón ................................................................................................................109 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo Quyết định số 1656/QĐBNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [5], diện tích rừng trồng cả nước đã có sự phát triển tốt, năm 2021 đạt 4.573.444 ha (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2022) [9]), năng suất rừng trồng được nâng lên gần 20 m3/ha/năm, chất lượng rừng từng bước được cải thiện; kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,87 tỷ USD năm 2021. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, ngành Lâm nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về giá trị gia tăng của ngành thấp do gỗ rừng trồng của Việt Nam chủ yếu là các loài cây mọc nhanh trồng với chu kỳ ngắn để sản xuất gỗ nhỏ như dăm, giấy và viên nén, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu gỗ lớn có chứng chỉ với giá trị gần 3 tỷ USD. Để giải quyết được vấn đề này, trong những năm qua Bộ NN&PTNT đã có hàng loạt các chính sách để từng bước tháo gỡ khó khăn này, cụ thể: Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) [6]); Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 về ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) [7]). Theo đó, những nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên là: nghiên cứu chọn tạo và phát triển sản xuất các giống cây bản địa, gỗ lớn mọc nhanh, có lợi thế cạnh tranh; kỹ thuật tổng hợp trồng rừng gỗ lớn thâm canh có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu,.... Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu hệ thống từ chọn giống, trồng rừng gỗ lớn thâm canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến là một nhu cầu khách quan và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ (2021) [40]). Sấu tía có tên khoa học là Sandoricum indicum Cav., tên đồng nghĩa là 2 Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr., thuộc họ Xoan (Meliaceae), là cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, ưa sáng, tái sinh tốt ở độ tàn che thấp. Thân cây lớn, đơn trục, chiều cao của Sấu tía có thể đạt tới 30m, đường kính thân đạt trên 100cm. Gỗ được dùng để đóng đồ mộc gia dụng, gỗ ốp trần và gỗ trang trí bề mặt rất đẹp. Ngoài giá trị về gỗ, quả, vỏ cây và lá cây Sấu tía cũng có khá nhiều công dụng. Quả ăn được và dùng để làm thực phẩm và chế biến mứt kẹo, vỏ cây được dùng trong y học và lá cây được dùng để chữa các bệnh mẩn ngứa ngoài da cho người và động vật. Ở Việt Nam, cây Sấu tía có phân bố rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam từ các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam trở vào. Cây chịu hạn tốt, là loài cây ưa sáng, tái sinh hạt dưới tán rừng khá nhiều, do đó giúp cho việc trồng rừng có nhiều thuận lợi (Phạm Hoàng Hộ (2003) [19]); Nguyễn Hoàng Nghĩa (2012) [30]). Trong những năm qua, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng thử nghiệm bước đầu loài cây này tại một số khu vực ở Đông Nam Bộ cho kết quả rất khả quan (Nguyễn Kiên Cường và cs (2017) [12]; Phí Hồng Hải (2015) [17]). Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ tập trung chủ yếu vào phân loại thực vật, mô tả đặc điểm hình thái, phân bố theo vùng địa lý, hầu như chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học, chọn giống, nhân giống và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Chính vì vậy còn thiếu cơ sở khoa học phát triển loài cây bản địa đa tác dụng này cho khu vực nghiên cứu nói riêng và vùng phân bố tự nhiên nói chung. Xuất phát từ những tồn tại trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học để trồng rừng Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Lâm Đồng”, đặt ra là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác định được một số cơ sở khoa học để trồng rừng Sấu tía cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của loài Sấu tía; 3 + Chọn được xuất xứ, gia đình tốt và xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống Sấu tía bằng hạt và bằng hom; + Xác định và đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía cung cấp gỗ lớn tại Lâm Đồng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) ở rừng tự nhiên và rừng trồng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: - Về đặc điểm sinh học đề tài giới hạn trong nghiên cứu: i) Đặc điểm hình thái và vật hậu; ii) Đặc điểm sinh thái và iii) Đặc điểm lâm học (cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên có Sấu tía phân bố). - Về chọn giống: Đề tài tập trung vào nội dung chọn cây trội, khảo nghiệm xuất xứ và hậu thế. - Về nhân giống: giới hạn trong nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hạt (đặc điểm sinh lý hạt giống, phương pháp bảo quản hạt, kỹ thuật xử lý hạt, ảnh hưởng của ánh sáng và thành phần ruột bầu); nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom (ảnh hưởng của chất kích thích, nồng độ chất kích thích, thời gian xử lý, tuổi cây lấy hom, mùa vụ giâm hom, giá thể giâm hom đến tỷ lệ ra rễ của cây con Sấu tía). - Về kỹ thuật trồng rừng thâm canh: Đề tài giới hạn trong nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi cây con, mật độ trồng, phương thức trồng, phân bón và biện pháp tỉa thưa đến sinh trưởng và chất lượng rừng Sấu tía, trong đó thí nghiệm về tuổi cây con là xây dựng mới, các thí nghiệm về mật độ, phương thức trồng, bón phân và tỉa thưa đề tài kế thừa hiện trường thí nghiệm của đề tài: “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ” kết thúc năm 2015, các số liệu thí nghiệm đã được thu thập và đánh giá bổ sung vào các năm 2017, 2019 và 2021. 4 3.3. Giới hạn về địa điểm nghiên cứu + Các nội dung nghiên cứu về đặc điểm lâm học được thực hiện tại VQG Cát Tiên, Đồng Nai, VQG Bù Gia Mập, Bình Phước và rừng phòng hộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai, Lâm Đồng. + Các nội dung nghiên cứu về đặc điểm hình thái và vật hậu được thực hiện ở Trảng Bom và Tân Phú (tỉnh Đồng Nai); Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương); Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng). + Các nội dung nghiên cứu về chọn cây trội được thực hiện ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh. + Các nội dung nghiên cứu về nhân giống được thực hiện ở phòng thí nghiệm và vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Trảng Bom, Đồng Nai. + Các nội dung nghiên cứu về khảo nghiệm giống và trồng rừng được thực hiện lô a, b khoảnh 2 và lô c khoảnh 12, tiểu khu 577 xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai, Lâm Đồng. 3.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu + Thí nghiệm về bảo quản hạt giống được thực hiện trong thời gian 06 tháng (từ tháng 5 - 10/2019). + Thí nghiệm về gieo ươm được theo dõi từ khi gieo cấy hạt đến khi cây con đạt 11 tháng tuổi (từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2020). + Thí nghiệm về giâm hom được theo dõi từ khi cấy hom đến khi hom ra rễ hoàn toàn sau 1 tháng tuổi (từ tháng 1/2018 đến tháng 2/2020). + Thí nghiệm về trồng rừng: Khảo nghiệm giống và thí nghiệm tuổi cây con trồng rừng được theo dõi từ lúc trồng đến khi rừng đạt 1,5 tuổi (tháng 6/2020 đến tháng 12/2021), các thí nghiệm trồng rừng khác được theo dõi từ lúc trồng đến khi rừng đạt 9,5 tuổi (tháng 6/2012 đến tháng 12/2021). 5 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án - Về khoa học: Luận án đã bổ sung các thông tin về đặc điểm sinh học và xác định được một số cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển Sấu tía cung cấp gỗ lớn tại tỉnh lâm Đồng. - Về thực tiễn: Luận án đã chọn được một số xuất xứ và gia đình có triển vọng để cung cấp giống, đồng thời đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Sấu tía cung cấp gỗ lớn tại Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. 5. Những đóng góp mới của luận án (1) Đã lựa chọn được 03 xuất xứ và 08 gia đình Sấu tía có triển vọng để làm nguồn giống tại tỉnh Lâm Đồng. (2) Đã xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng hạt, hom và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía cung cấp gỗ lớn ở tỉnh Lâm Đồng. 6. Bố cục của luận án Luận án dài 127 trang, ngoài lời cam đoan, cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, bảng biểu, hình vẽ và các phụ lục, được kết cấu thành các phần sau đây: - Phần mở đầu - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Kết luận, tồn tại và kiến nghị - Tài liệu tham khảo 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Tên gọi, phân loại và giá trị sử dụng 1.1.1.1. Tên gọi và phân loại Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) là loài cây có hoa thuộc chi Sandoricum, họ Xoan (Meliaceae), bộ Bồ hòn (Sapidales). Theo thống kê thì hiện nay chi Sandoricum chỉ có 2 loài là Sandoricum indicum Cav. và loài Sandoricum vidalii Merr. - một loài thực vật đặc hữu của Philippines (Mabberley D. J. (1985) [62], Ramos A. H. (1972) [73]. Sấu tía được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1789 và được đặt tên khoa học là Sandoricum indicum Cav. Tuy nhiên, đến năm 1912, (Burm. f.) Merr sau khi nghiên cứu về đặc điểm hình thái của loài cây này, so sánh với bản mô tả năm 1789 đã nhận thấy các đặc điểm mô tả về hình thái của loài Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr. trùng khớp với các đặc điểm về hình thái của các loài trong chi Sandoricum và từ đó Sấu tía được sử dụng đồng thời với 2 tên khoa học là Sandoricum indicum Cav. và Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr (Mabberley D. J. (1985) [62]. Hiện nay, theo hệ thống phân loại cũng như sắp xếp lại tên khoa học của các loài thực vật trên thế giới, tên khoa học được sử dụng cho loài cây Sấu tía là Sandoricum indicum Cav., các tên còn lại như Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr. và Sandoricum nervosum Blume. được coi là tên đồng nghĩa. Sấu tía còn có một số tên khoa học cũng như các tên thương phẩm khác nhau như Sandoricum harmandii Pierre. (1879); Sandoricum harmandianum Pierre ex Laness, (1886). Tên khác: Sấu đỏ, Mậy tong (Thái) (Smitinand T. (1980) [74]); tên thương phẩm: Santol, Sentol, Kechapi (Anh) (Yaacob O. và Subhadrabandhu S. (1995) [84]); Faux mangoustan, mangoustan sauvage (Pháp). Sentul, kecapi, ketuat (Indonesia) (Sotto R. C. (1992) [76], toongz (Lào) (Moncur M.W. (1988) [65]); katul, kantol (Philippines) (Morton J. F. (1987) [66]), kechapi (Singapore), setul, sentoi và setia (Malaysia) (Sotto R. C. (1992) [76]. 7 1.1.1.2. Giá trị sử dụng Cây Sấu tía là loài cây cho nhiều quả, quả ăn được. Lõi gỗ màu hồng, rất đẹp, giác gỗ màu hồng nhạt, gỗ nặng trung bình (tỷ trọng 0,55), sử dụng để sản xuất vỏ bút chì, ván cuộn tròn và trong xây dựng (Martin F. W. và cs (1987) [63], Moncur M.W. (1988) [65], Sotto R. C. (1992) [76]). Chutichudet P. và cs (2008) [53] cho biết thời điểm thu hái quả thích hợp nhất là sau khi ra hoa 145 ngày. Lúc này vỏ quả có màu chín vàng đều, kích thước và chất lượng quả là tốt nhất. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Sấu tía là loài cây đa tác dụng nên giá trị sử dụng của cây Sấu tía đã được nghiên cứu ở một số nước trên thế giới. Yaacob O. và Subhadrabandhu S. (1995) [84] cho biết một số nơi trồng cây Sấu tía với mục đích để lấy quả (Indonesia, Malaysia, Sri-Lanca, Thailand, Singapore, Philippin). Quả có vỏ mỏng hoặc dày với cùi ngọt nhẹ hoặc hơi chua tùy thuộc vào giống (Chutichudet P. và cs (2008) [53]). Quả Sấu tía có thịt trắng mềm, có vị ngọt, hơi chua dịu, thường được ăn tươi, làm mứt hoặc chế biến thành các món ăn đặc biệt được người địa phương ưa chuộng như nấu canh chua (có thể dùng lá non thay quả). Cả lớp vỏ ngoài và cơm quả đều có thể ăn. Lớp cơm quả có thể dính hoặc tách rời với hạt tuỳ từng giống Sấu tía khác nhau. Quả Sấu tía có thể ăn được ngay hoặc có thể sấy khô, ướp đường hoặc làm mứt. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trong y học như lá, rễ, vỏ,… Hạt và thân cây Sấu tía đang được nghiên cứu tách chiết các hợp chất có khả năng chống ung thư. Rễ cây Sấu tía có thể ngâm vào giấm và nước để sử dụng như một bài thuốc chữa ỉa chảy và bệnh lý (Barwick M. (2004) [51]). Theo Morton J. F. (1987) [66], cho biết gỗ lõi Sấu tía thường có màu sẫm (đậm) hơn nên rất dễ phân biệt so với gỗ dác (Desch E. H. (1941) [56]). Gỗ lõi khá cứng, nặng, mịn và bóng hơn so với phần gỗ dác. Gỗ Sấu tía có độ bền không tốt khi tiếp xúc với môi trường ẩm và côn trùng (sâu, nấm, mối mọt) (Keating W. G. và Bolra. E. (1982) [60]). Tuy nhiên, gỗ Sấu tía vẫn là loại vật liệu được sử dụng phổ biến bởi hàng loạt các ưu điểm như: vân thớ đẹp, dễ gia công, chế biến. Nếu được sấy đến độ ẩm thích hợp, gỗ có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như làm đồ nội - ngoại thất trong gia đình; tạo các khung nhẹ làm vách ngăn, thùng 8 đựng; sản xuất thuyền, xe đẩy và chạm khắc. Appanah S. và Gerd W. (1993) [50], cho biết gỗ Sấu tía có thể sử dụng để sản xuất đồ mộc, đồ mỹ nghệ, gia dụng, nội thất, panel, sản xuất ván mỏng, boong tàu, trong nghệ thuật trạm khắc, công cụ nông nghiệp, gỗ dán, bột giấy và được sử dụng trong xây dựng các nhà và tàu thuyền truyền thống. Gỗ có thể làm nhiên liệu (than) chất lượng tốt và khi đốt thì tỏa ra mùi thơm, do gỗ Sấu tía có mùi thơm nên được dùng trong công nghệ chế biến nước hoa (Meniado J. A. và cs (1981) [64], Sosef M. S. M. và cs (1998) [75], Vogel E. F. (1980) [79], Wong T. M. (1976) [81]). Cây Sấu tía là cây cung cấp gỗ lớn và cho bóng mát đẹp. Với tán lá có hình dáng và màu sắc đẹp, cây Sấu tía đã được trồng làm cây bóng mát ở nhiều đô thị của các nước Đông Nam Á; cây thường được trồng ở trong công viên, cây đường phố (Barwick M. (2004) [51]). Ở Trung Quốc, Australia và đôi khi ở Hunduras, cây Sấu tía được trồng trong vườn nhà. Ở Myanmar và Malaysia cây Sấu tía được trồng làm cây che bóng. Trên đất dốc, cây Sấu tía là loài cây quan trọng trong bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng (Sosef M. S. M. và cs (1998) [75]). Ở châu Á, trong đó có Malaysia, cây Sấu tía không chỉ có giá trị cung cấp quả mà còn có giá trị trong việc cung cấp gỗ phục vụ chế biến, sử dụng làm cây che bóng mát dọc đường, là loài cây chịu được gió và không gây bẩn đường phố (Corner E. J. H. (1988) [54]). Quả Sấu tía với hàm lượng các thành phần trong 100 g gồm: nước 83,9 g, protein 0,7 g, chất béo 1 g, carbohydrate 13,7 g, chất xơ 1,1 g, tro 0,7 g, canxi 11 mg, phốt pho 20 mg, sắt 1,2 mg, kali 328 mg và vitamin C 14 mg, giá trị năng lượng là 247 kJ/100 g, quả thường được ăn tươi, chế biến thành kẹo, tương ớt, mứt, thạch, mứt cam hoặc dùng làm hương liệu cho các món ăn bản địa kể cả vỏ và cùi (Coronel R. E. (1986) [55]). Ở Thái Lan và Philippines, cây Sấu tía được chọn giống và trồng phổ biến để lấy quả cho mục đích thương mại xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út,..., một số giống được công nhận ở Thái Lan như "Barngklarng", "Eilar", "Tuptim", "Teparod", Pui Fai” và ở Philippines với giống "Bangkok", cho quả có trọng lượng trung bình 250 g so với 80 g đối với quả từ những cây không được chọn lọc cải thiện giống (Chutichudet P. và cs (2008) [53]).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất