Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác của a.chekhov (tt)...

Tài liệu Luận án hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác của a.chekhov (tt)

.PDF
27
605
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG HIỆN TƯỢNG GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA A.CHEKHOV (Qua khảo sát kịch và truyện ngắn) Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số: 62.22.02.45 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2016 1 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO TUẤN ẢNH PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH Phản biện 1: PGS.TSKH. Nguyễn Đức Hân Phản biện 2: GS.TS. Lộc Phương Thủy Phản biện 2: PGS.TS. La Khắc Hòa Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc: .... giờ, ngày ..... tháng ..... năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện khoa học xã hội Thư viện Quốc gia Việt Nam NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2014), Đổi mới phương pháp giảng dạy truyện ngắn và kịch trong chương trình Ngữ Văn THCS, In trong Kỉ yếu Hội thảo cấp thành phố Đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình THCS, trang: 81 - 85, Đại học Sài Gòn. 2. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, (2014), Tính kịch trong cốt truyện trong truyện ngắn A.Chekhov, Tạp chí Nguồn Nhân lực, Học viện KHXHVN, số 7/2014, trang 71 – 78. 3. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2014), Hình tượng nhân vật trẻ thơ trong truyện ngắn A.Chekhov, Tạp chí khoa học Đại học Phú Yên, số 9/2014, trang 75 – 81. 4. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2014), Kịch hóa nhân vật trong truyện ngắn A.Chekhov, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, số 9/2014, trang 91 – 95. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Không chỉ đóng vai trò là người khép lại một cách xuất sắc chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX, Anton Pavlovich Chekhov (1860 - 1904) được thế giới thừa nhận là một nhà cách tân vĩ đại trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Thống nhất trong cùng một phong cách nghệ thuật, giới nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam đã bước đầu chỉ ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau giữa kịch và truyện ngắn của ông ở nhiều bình diện như: đề tài - chủ đề; nhân vật trung tâm; cốt truyện khung, nhãn quan hiện thực, nghệ thuật phân tích tâm lí... Trong xu hướng giao hòa của văn học - sân khấu - điện ảnh - vũ đạo, các tác phẩm kịch, truyện và cả đời tư, quá trình sáng tạo của A.Chekhov còn được biểu hiện trong những hình thức hoàn toàn mới của nghệ thuật đương đại. Kịch và truyện ngắn của ông (ở giai đoạn chín muồi) đóng vai trò gạch nối, bản lề, phản ánh sâu sắc những biến động mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật; gián tiếp truyền tải yêu cầu cấp thiết thay đổi tư duy hình tượng và ý thức thẩm mĩ ở nút thắt giao thời văn hóa - văn học. Dự cảm nhạy bén của một người dẫn đầu đã giúp Chekhov tạo nên sự chuyển dịch đó ngay trong các tác phẩm nghệ thuật của mình (biểu hiện ở sự thay đổi trong các giai đoạn sáng tạo), dịch chuyển trong tính chất của từng thể loại (truyện ngắn trào phúng - truyện ngắn trữ tình, hài kịch - bi kịch), dịch chuyển theo dòng chảy của các loại hình văn học (tự sự - kịch - trữ tình). Những tìm tòi thử nghiệm để hoàn tất quá trình chuyển dịch đồng thời ghi nhận sự xâm nhập, ảnh hưởng, thẩm thấu lẫn nhau giữa truyện và kịch đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của văn hào Chekhov. Sự phân loại văn học là bước đầu tiên nhận thức các quy luật thể loại. Các nhà nghiên cứu thống nhất chia loại ra các thể và xem thể như là một tiểu loại. Yếu tố ổn định truyền thống cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của từng loại thể. Yếu tố giao thoa, tương tác được xem là ngoại biên của thể loại vẫn còn gây nhiều tranh cãi về vai trò, tần suất, mức độ ảnh hưởng... Luận án không chỉ đặt mục tiêu chỉ rõ những đặc tính ổn định, bất biến cùng những yếu tố xâm lấn lẫn nhau giữa các thể loại (tự sự, trữ tình, kịch) trong sáng tác của Chekhov mà còn có ý nghĩa trong việc nối kết các vấn đề thuần túy lý thuyết với thực tiễn sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, gắn kết các vấn đề lí luận với tiến trình phát triển thể loại văn học. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Xác định vị trí bản lề: kết thúc trào lưu văn học cũ và khơi dòng, góp phần đặt nền móng cho nền văn học Nga hiện đại của văn hào A.Chekhov. Đồng thời, nhấn mạnh khả năng thiên tài cùng những cơ sở thực tiễn sáng tạo giúp A.Chekhov có được sự gắn kết các thể loại văn học để tạo nên những cách tân đột phá. 2.2. Phân tích, hệ thống những tín hiệu - yếu tố kịch và trữ tình đặc sắc và nổi trội để làm nên sự giao thoa, xuyên thấm của chúng sang truyện ngắn (đặc biệt chú trọng đến sự ảnh hưởng của từng loại hình tương ứng với các giai đoạn sáng tạo). Đó là sự biểu hiện của những tiếp thu truyền thống và đối thoại về thể loại mới của văn hào. 2.3. Chỉ rõ và phân tích những yếu tố tự sự và trữ tình cùng những tìm tòi mới mẻ tương đồng của kịch và truyện trong giai đoạn chín muồi thể hiện tư tưởng dung hợp ở tầm mức cao trong sáng tác của Chekhov. Theo đó, khuynh hướng mạch ngầm và tính chất liên văn bản giữa các thể loại văn học đã được thiết lập tạo nên những cách tân độc đáo của văn nghiệp A.Chekhov. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung phân tích những yếu tố, tính chất của các thể loại văn học đã được vận dụng, xuyên thấm lẫn nhau có tính hệ thống trong các sáng tác của A.Chekhov. Những bàn thảo về lí thuyết thể loại sẽ được lồng ghép trong quá trình phân tích cứ liệu. Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề nghiên cứu ở ba góc độ chính yếu, đó là: cơ sở của sự giao thoa thể loại qua việc khảo sát vị trí của A.Chekhov trong giao thời thế kỉ XIX - XX; “cuộc cách mạng thể loại” của A.Chekhov và hiện tượng giao thoa được biểu hiện cụ thể ở hai thể loại là truyện ngắn và kịch của ông. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của luận án là các sáng tác truyện ngắn và kịch của A.Chekhov đã được tuyển chọn dịch thuật và giới thiệu bằng tiếng Việt. Chúng tôi sử dụng những bản dịch ưu tú nhất (nếu có nhiều bản dịch cho cùng một tác phẩm). Bên cạnh đó, luận án còn tham khảo thêm các thông tin về các sáng tác được trích dẫn, tóm tắt, bàn thảo trong các bài viết - công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam mà chưa được dịch thuật. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án đề cập tới sự giao thoa thể loại trong sáng tác của A. Chekhov, do vậy lí thuyết thể loại chính là cơ sở để triển khai những vấn đề 2 đặt ra. Trong luận án, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm: thi pháp lịch sử, phương pháp loại hình. Về mặt thao tác, chúng tôi sử dụng các biện pháp như so sánh, thống kê, khảo sát, phân tích tổng hợp theo đặc trưng thể loại. 5. Đóng góp mới của luận án Truyện và kịch A.Chekhov đã được dịch, giới thiệu, nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam, nhưng đây là công trình đầu tiên khảo sát hai thể loại trong một trường khai thác, đối sánh, tổng hợp để nhận diện những điểm tương đồng, cộng hưởng, phát triển trên nền tảng của những dung nạp và biến hóa các đặc tính tiêu biểu của các thể loại văn học ngoài chúng. Điểm nhìn của luận án còn hướng đến sự kế tục truyền thống và hiện đại mà A.Chekhov đã đóng vai trò gạch nối. Với những tài năng thiên bẩm như A.Chekhov, việc xóa nhòa đường biên các thể loại trong các văn phẩm tiếp tục đưa đến những ngạc nhiên cho các nhà lí luận, do đó, sự bí ẩn và kì thù của quá trình sáng tạo lại thôi thúc việc giải mã và công cuộc “tái cấu trúc” lại lí thuyết. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Vận dụng thi pháp học lịch sử cùng phương pháp loại hình, luận án tiến hành nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác của một trong những tài năng vĩ đại của nền văn học Nga, để hoàn thiện chân dung A.Chekhov - kịch tác gia xuất sắc bên cạnh chân dung A.Chekhov - bậc thầy truyện ngắn; đồng thời thực thi sự gắn kết các vấn đề thuần túy lý thuyết với thực tiễn sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, gắn kết các vấn đề lí luận với tiến trình phát triển thể loại văn học. Vì thế, luận án có giá trị khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu văn học ở trường đại học. 7. Cơ cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Những tiền đề cách tân và giao thoa thể loại trong sáng tác A.Chekhov. Chương 3. Giao thoa thể loại trong truyện ngắn A.Chekhov. Chương 4. Giao thoa thể loại trong kịch A.Chekhov. Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở chương này, bên cạnh nội dung trọng tâm là lịch sử nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác của Chekhov, những phác thảo về thành tựu của lí thuyết loại hình và thể loại văn học cũng được triển khai ở mức độ khái lược để tạo nên điểm tựa lí luận cho luận án. 1.1. Sơ lược những thành tựu của lí thuyết loại hình và thể loại văn học 1.1.1. Ngay từ thời cổ đại, Aristotle trong công trình Nghệ thuật thi ca đã đặt nền móng tách chia văn học thành ba phương thức phản ánh: tự sự, trữ tình, kịch; trở thành một lí thuyết tiên phong định hướng cho hoạt động sáng tạo. Từ những hạt nhân quan niệm của triết học và mĩ học, G.Hegel đã làm sáng rõ thêm những tiêu chí phân định thể loại, tính chất và các thành phần của chúng. Trong lí luận văn học phương Tây thế kỉ XX, thể loại trở thành một trong những phạm trù gây tranh cãi nhiều nhất. Vấn đề xác định thể loại, theo nhận định chung, là một trong những vấn đề quan trọng nhất, song cũng là vấn đề phức tạp, không rõ ràng. Nhà nghiên cứu A.Fowler cho rằng trên mọi cấp độ của mình thể loại chống lại mọi loại định nghĩa. Từ đây nảy sinh hai loại quan niệm. Quan niệm thứ nhất cho đó là một phạm trù già cỗi, lỗi thời cần loại bỏ (F.de Man, U.B.Michell…). Ngược lại với quan niệm cực đoan nêu trên là khuynh hướng khẳng định vị trí, vai trò của thể loại trong lí luận và lịch sử văn học. Dường như các nhà thể loại học thế hệ hiện nay không thỏa mãn với các quan niệm có uy tín có vẻ bền chắc về thể loại của các tiền bối, chẳng hạn như quan niệm về thể loại của R.Wellek và A.Waren, trong đó nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các hình thức bên trong và bên ngoài của nhóm tác phẩm. Họ cố gắng tìm tòi nhằm đưa ra sự xác định chính xác về một khái niệm luôn biến đổi này. 1.1.2. Trường phái Hình thức Nga là một tiếng nói mới mẻ, độc đáo, mang đến nhiều góc tiếp cận về vấn đề hình thức của tác phẩm, thay đổi toàn diện cách nhìn đối với vấn đề văn học phản ánh hiện thực cũng như lí giải bản chất của văn học. Iu.Tynianov đã đưa ra lí thuyết về sự vận động, tiến triển của văn chương bao hàm trong đó là sự tiến triển, biến đổi các thể loại văn học. Hệ quả từ lí thuyết chức năng, Tynianov đi khẳng định: “không có thể loại văn học có sẵn” và rằng mỗi thể loại, trong khi thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác, lúc mang ý nghĩa lớn khi tiến vào trung tâm, hoặc ngược lại, lùi xuống hàng thứ yếu hay thậm chí chấm dứt sự tồn 4 tại của mình. Tranh luận với các nhà hình thức chủ yếu gắn sự tồn tại của thể loại với sự đối lập của các trào lưu trường phái bên trong thời đại, M.Bakhtin cho rằng thể loại có những yếu tố cổ mẫu mang tính bền vững, và tôn vinh nó là nhân vật chính quá trình phát triển văn học. V.E.Khalizev chú ý tới các hình thức “liên loại hình” và hình thức “ngoài loại hình”. V.Tomasevsky cho rằng những dấu hiệu thể loại rất đa dạng và không thể đưa ra sự phân loại logic về thể loại theo một cơ sở nào đó. 1.1.3. Thực tiễn sáng tác văn học đương đại Việt Nam đã dẫn lối các nhà lí luận tiếp tục khảo cứu về loại hình và thể loại trong văn học hiện đại, thậm chí là cả văn học trung đại của nước nhà. Các vấn đề nghiên cứu liên tiếp xuất hiện với các định ngữ như: khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn, tính chất tiểu thuyết trong truyện ngắn, chất thơ trong văn xuôi, tính kịch trong văn xuôi tự sự, tính tự sự trong trường ca, màu sắc kí trong tiểu thuyết…đã cho thấy những hình thức biến tấu thể loại vô cùng phong phú trong văn học Việt Nam. 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác Chekhov 1.2.1. Các bài viết, công trình ở nước ngoài 1.2.1.1. Cách tân thể loại của Chekhov trong các công trình nghiên cứu Khi đề cập tới tiến trình biến đổi loại - thể loại giao thời văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, một số nhà lí luận thường lấy sáng tác của Chekhov chứng minh cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như G.Pospelov, trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, khi xây dựng lí thuyết về cốt truyện đã phát hiện những điểm khác biệt so với những mô thức chung trong truyện ngắn A.Chekhov, trong Lí luận văn học, khi phân tích độ nén và tính xung đột của hành động kịch, người viết đã chỉ rõ đặc trưng kịch Chekhov trong sự khác biệt với kịch cổ điển. V.Khalizev trong chuyên luận Kịch như một hiện tượng của nghệ thuật (1978) nghiên cứu sâu và cụ thể hơn về sự biến đổi thể loại kịch giao thời thế kỉ XIX - XX dựa vào sáng tác của Ibsen, Chekhov và các kịch gia khác. Với trục quy chiếu là nghệ thuật trần thuật mà trung tâm là vấn đề người kể chuyện - công trình Thi pháp Chekhov của A.Trudakov đã tạo được tiếng vang lớn với nhiều luận điểm khái quát sâu sắc, tinh tế, khoa học, giàu sức thuyết phục. Trong cuốn Về thi pháp Chekhov nhà Chekhov học kì cựu E.Poloskaia đã dành một chương với tiêu đề Những bức thư và tài năng nhà viết kịch để nghiên cứu sự tương tác giữa nghệ thuật thư tín của Chekhov với kịch của ông với tư cách một loại hình 5 văn học. Trong bài viết Anton Chekhov, khi tổng kết toàn bộ sáng tác của Chekhov, Poloskaia khẳng định sự cách tân thi pháp trong lĩnh vực văn xuôi tự sự (truyện ngắn, truyện vừa) và kịch gắn với sự cách tân thể loại của Chekhov, cho phép nói tới “thi pháp thể loại” của ông. 1.2.1.2. Giới sáng tác bàn về cách tân của văn xuôi tự sự và kịch Chekhov Nhà văn lão thành Nga D.Grigorovich là người đầu tiên có công phát hiện và dự báo về tài năng viết truyện ngắn độc đáo của A.Chekhov. L.Tolstoy đã nhắc đến ông như một người kế tục và thừa hưởng đầy đủ truyền thống văn hóa - tinh thần tốt đẹp của văn học Nga. V.Mayakovsky, V.Grossman, Bondarep, V.Nabokov… bày tỏ sự trân trọng trước những sáng tạo hình thức và nội dung phong phú nhưng vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị, chân thực. Các thế hệ nhà văn đương thời hay kế tục trên thế giới cũng thể hiện sự khâm phục tài năng nghệ thuật của ông như T.Man - nhà văn Đức, O.Connor - nhà văn Ireland, nữ văn sĩ Anh Virginia Woolf, cây bút truyện ngắn Mĩ Raymond Carver… Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu, phê bình và các nhà văn Nga hầu như đã nhận ra tầm vóc lớn lao và những cách tân táo bạo của A.Chekhov trong nghệ thuật kịch, tiêu biểu là các ý kiến đánh giá của K.Arabadin, A.Souvrine, M.Gorki, A.Belyi... Về cơ bản, họ đã nắm bắt rất tinh nhạy những phương diện sáng tạo của ông trong nghệ thuật kịch như: cốt truyện kịch thiếu vắng xung đột, sự lơi lỏng đầy dụng ý trong cấu trúc đối thoại, tính trữ tình. Trong các tác phẩm kịch, Chekhov muốn truyền đạt những cảnh của đời thường, thoát ra khỏi truyền thống motif chủ đạo và cách diễn đạt kịch tính. Đáng chú ý là những trân trọng, ngợi ca của E.Olbea, Bernard Shaw, M.Gorki, Stanislavski, G.Berdnikov, L.Sophie, Jean Louis Barrault… Các vở kịch của ông rất được ưa thích trong thập niên 1920, và đã trở thành những dàn dựng kinh điển trên sân khấu nước Anh. Ảnh hưởng của ông sau đấy lan đến Mỹ, những kịch tác gia như Tennessee Williams, Arthur Miller và Clifford Odets, đã sử dụng kỹ thuật kịch nghệ của ông. Có thể nói có rất ít nhà văn trong thế kỷ XX hoàn toàn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Chekhov. 1.2.2. Các bài viết, công trình trong nước 1.2.2.1. Bàn về truyện ngắn Chekhov Luận án chủ yếu điểm diện những ý kiến trực tiếp bàn về tính chất hòa kết và giao thoa trong thể loại này. Khởi đầu là cảm nhận của Nguyễn 6 Tuân về tiếng nói hiện thực kết hợp với nhịp thơ lãng mạn trong truyện ngắn của nhà văn, các nhà nghiên cứu đã dần dần khám phá, thẩm bình các sáng tác Chekhov trong sự giao thoa thể loại cùng cái nhìn đối sánh thú vị. Đáng chú ý là các bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Hải Hà (Cái mới trong truyện ngắn Chekhov), Phạm Vĩnh Cư (Chekhov nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch), Đào Tuấn Ảnh (Cách tân nghệ thuận Anton Chekhov), Đỗ Hải Phong (Mạch ngầm văn bản trong truyện ngắn Chekhov) Trần Thị Quỳnh Nga (Dấu ấn văn xuôi Nga thế kỉ XIX trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam), Phạm Thị Phương, Trần Thị Phương Phương… Trong đó, luận án nhấn mạnh tới những kết luận của nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư (khi đã diễn giải và chứng minh tính “song trùng” kịch truyện Chekhov ở mọi cấp độ) và nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh (phác họa và lí giải ngọn nguồn cách tân và giao thoa thể loại trong sáng tác Chekhov từ bối cảnh văn hóa - văn học kỉ nguyên Bạc) đã trở thành những gợi ý để luận án xây dựng và triển khai các luận điểm. Kịch của Chekhov vừa được giới thiệu muộn, vừa ít về số lượng vừa không có được những tiếp xúc rộng rãi với bạn đọc Việt Nam so với truyện ngắn của ông. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các học giả nước ngoài, nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đã bàn thảo và khai thác khá nhiều góc cạnh trong kịch A.Chekhov. Từ Lời giới thiệu của dịch giả Nhị Ca, một số phương diện nổi trội trong thi pháp kịch của ông đã được định hình, tiếp tục được triển khai qua một số bài viết của các nhà nghiên cứu như: Tất Thắng (Kịch Nga ở Việt Nam – sự tiếp nhận thi pháp), Võ Công Liêm (Chekhov với sân khấu cuộc đời), Lê Nguyên Cẩn (Vấn đề kịch tính trong Vườn anh đào của A.Chekhov), Đỗ Hải Phong (Phức điệu trong kết cấu “Hải âu” của Chekhov), Trần Thị Phương Phương (Đọc Chekhov - sự tiếp nhận đa diện), Jennifer Trần (Khế ước của Chekhov và Kafka).. Tuy nhiên, phải đến chuyên luận Những vấn đề thi pháp kịch Chekhov của Hoàng Sự thì những cấp độ kết cấu kịch của Chekhov mới được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng vẫn chưa đáp ứng trọn vẹn nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu ở Việt Nam. 1.3. Đánh giá tổng quan Thứ nhất, vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác của Chekhov dựa trên cơ sở lí thuyết về loại hình và thể loại đã được triển khai trên nhiều khuynh hướng khác nhau. Điều đó có nghĩa là những tiền đề lí luận đã đi 7 trước khai sáng, tạo cơ sở cho luận án bổ sung và hoàn thiện bằng hệ thống luận điểm cụ thể và dẫn chứng minh xác. Thứ hai, những vấn đề các nhà nghiên cứu đi trước đã làm được: xác định rõ vị trí và đóng góp của A.Chekhov trong nền văn học Nga; vận dụng nhiều hướng tiếp cận đã nghiên cứu toàn diện truyện ngắn của ông trên rất nhiều bình diện; phân tích kĩ lưỡng những cách tân độc đáo của các sáng tác kịch; bước đầu nêu rõ một số điểm chung giữa hai thể loại kịch và truyện ngắn; phân tích sâu sắc khá nhiều văn bản kịch và truyện ngắn để bày tỏ cảm thụ văn học hoặc minh chứng cho những vấn đề lí thuyết. Đó là những đóng góp quan trọng, là điểm tựa tư liệu chủ yếu để chúng tôi tham khảo, tiếp thu và phát triển luận án. Chương 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ CÁCH TÂN VÀ GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG SÁNG TÁC A.CHEKHOV Giao thoa thể loại trong sáng tác của A.Chekhov không phải là một hiện tượng tự phát, tình cờ, ngẫu nhiên mà đã có một quá trình khởi động, tích lũy, dịch chuyển trên nền tảng những biến đổi mạnh mẽ của lịch sử văn hóa - xã hội. Việc phục dựng bối cảnh nước Nga chuyển biến dữ dội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, điểm diện những giao tranh về văn hóa - tư tưởng giữa các trường phái, trào lưu cùng sự hình thành các quan điểm nghệ thuật tác giả, chương viết có cơ sở để tham chiếu vấn đề tiếp biến và đối thoại về thể loại của truyện ngắn và kịch Chekhov trong thế kỉ XIX thế kỉ vàng của văn học Nga. 2.1. “Kỉ nguyên Bạc” – thời đại mới của văn học nghệ thuật Văn học kỉ nguyên Bạc (văn học thập niên cuối thể kỉ XIX - hai thập niên đầu thế kỉ XX) được coi là gạch nối chuyển giao của hai thời đại. Nó có vai trò đặc biệt trong việc tổng kết giai đoạn cổ điển và khơi nguồn một nền văn học hiện đại, chảy chung vào đời sống nghệ thuật thế giới thế kỉ XX. Đây là thời kì văn học phát triển đặc biệt bởi sự đua tranh của các tài năng và các khuynh hướng nghệ thuật. 2.1.1. Khủng hoảng chính trị và bước ngoặt tư tưởng của các giai tầng xã hội Về bối cảnh chính trị, cuối những năm 70 của thế kỉ XIX, trong xã hội Nga đã hình thành những đối nghịch tác động rất lớn đến tư tưởng của các giai tầng trong xã hội, tạo nên các thái cực trong đời sống tinh thần cũng như việc sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật: về lực lượng xã hội (quý tộc 8 phong kiến - giai cấp tư sản mới) về xu hướng cách mạng (hướng cải cách dân chủ tư sản - hướng cách mạng vô sản), về quan điểm chính trị của giới trí thức (cải cách điều hòa xã hội mang tính cải lương - cách mạng bạo động)… Chiến tranh và cách mạng khiến nước Nga lạc hậu rơi vào khủng hoảng chính trị xã hội sâu sắc. Sau một thế kỉ “giao lưu” tự do với châu Âu, văn học nghệ thuật Nga, như một đứa trẻ sinh sau đẻ muộn, đã hấp thu những tinh tuý của văn hóa châu Âu, tạo đà phát triển tăng tốc gia nhập vào quỹ đạo chung của phát triển văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, xã hội Nga với những biến đổi đến tận “hố móng” đã không còn thoả mãn chỉ với một cách thức phản ánh của chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỉ XIX, nó đòi hỏi phải được lí giải, phản ánh trên tầm cao triết học văn hóa, triết học lịch sử, với những quan niệm mới về thực tại và con người cùng những thủ pháp nghệ thuật đa dạng. 2.1.2. Sự đối lập trong thống nhất giữa các trào lưu văn học nghệ thuật giai đoạn “kỉ nguyên Bạc” Những tiếp biến văn hóa châu Âu vào nửa cuối thế kỉ XIX có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển văn học kỉ nguyên Bạc, trong đó có cuộc cách mạng thể loại. Đi sâu vào bản chất của giai đoạn văn học kỉ nguyên Bạc, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh về sự đối lập “gay gắt” giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tượng trưng, là chiến trường giao tranh giữa hai hệ thống triết học: duy vật và duy tâm; hai quan điểm về nghệ thuật: phản ảnh hiện thực đương thời hay chỉ là sự chuyên chú vào chính bản thân nghệ thuật rời xa các vấn đề xã hội và cách mạng. Trên thực tế, trong cuộc tìm kiếm những con đường mới của các khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, xu hướng xích lại gần nhau của hai mặt đối lập này đã làm nên một “chỉnh thể phức tạp” của văn học kỉ nguyên Bạc, tạo nền móng cho những chuyển giao, giao thoa tự nhiên giữa tư tưởng nghệ thuật và loại hình văn học. 2.1.3. Dấu ấn cách tân của văn học “kỉ nguyên Bạc” Không thể phủ nhận sự bùng dậy của cái tôi bản ngã một cách mạnh mẽ trong hầu hết sáng tác của các nhà văn tượng trưng Nga. Các khái niệm như mẫu gốc, sự viết tiếp về một kiểu hình tượng được bãi miễn, thể hiện sự đối lập sâu sắc giữa yếu tố cá nhân và siêu cá nhân, giữa tự do tinh thần và quy phạm xã hội, giữa cái đột biến và cái bất biến. Hệ quả từ việc đề cao biểu đạt các vấn đề bản ngã là sự gia tăng mối quan tâm tới số phận cá nhân. Cảm quan về một thế giới đứt gãy, một xã hội xáo trộn tới hỗn 9 loạn và sự phản ánh thế giới ấy cùng sự khắc phục nó bằng những cách tân nghệ thuật táo bạo, những liên kết thể loại, liên văn bản, gia tăng tính trữ tình ... thể hiện vô cùng sáng rõ trong sáng tác của Chekhov - một nghệ sĩ tinh tế, nắm bắt nhanh nhạy những biến đổi dẫu ở mức tế vi của thời cuộc và tâm hồn con người. 2.2. Vị trí của A.Chekhov trong văn học “kỉ nguyên Bạc” 2.2.1. Chekhov và các khuynh hướng sáng tác đương thời Đồng tình với quan niệm về kỉ nguyên Bạc do N.Bogomolov đề xướng mà theo diễn giải của V.Keldysn là: tính hiện đại của nhà văn trong tư tưởng và hình thức không lệ thuộc vào khuynh hướng sáng tác, luận án xác lập A.Chekhov có thể không phải là một tác gia điển hình nhất, nhưng lại là người khởi đầu của mọi mầm mống cách tân và có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất đến giai đoạn văn học này. Có hai xu hướng song hành tồn tại trong đánh giá sáng tác của Chekhov: truyền thống dân chủ Nga từ những năm 60 không thừa nhận quy luật và cách tân trong hệ hình thi pháp tác giả; ngược lại tác phẩm của văn hào lại được các nhà văn thuộc nhóm phái hiện đại chủ nghĩa nồng nhiệt tiếp nhận. 2.2.2. Nguyên tắc sáng tạo. Cái mới từ những tương tác nghệ thuật A.Chekhov đã sớm xác định rõ nguyên tắc sáng tạo với nhiều tiêu chí như ngắn gọn, khách quan, giản dị.. Phá bỏ ranh giới và những bế tắc của chủ nghĩa hiện thực cổ điển, các tác phẩm của A.Chekhov đã tạo được một mô hình thẩm mĩ mà mẫu số chung của nó là cái nhìn thế giới của một thời đại mới. Sáng tác của Chekhov là hệ quả trực tiếp và biểu hiện sinh động nhất của những gắn kết chặt chẽ giữa văn học, triết học, tôn giáo và các bộ môn nghệ thuật khác. Đó là sự lĩnh hội cách biểu đạt của trường phái ấn tượng hội họa trong tạo hình, tả cảnh với những nét chấm phá tinh diệu để tác tạo nên những phức điệu giữa tự sự và trữ tình, giữa hài và bi, giữa cái nghiêm và cái bình thường. Sự đổi mới trong nghệ thuật viết kịch đã được các thế hệ sau học hỏi như kết hợp giữa hài kịch và bi kịch , tính chất phi cốt truyện của Chekhov, sự ưu tiên cho hành động bên trong so với hành động bên ngoài, tính tiền định của các số phận nhân vật, những đối thoại câm lặng, kết thúc mở, sự dư thừa những yếu tố phi sân khấu, tính tổng hòa mà nhờ đó tác phẩm 10 không chỉ dùng để dàn dựng trên sân khấu kịch mà còn để đọc. Những quy luật sáng tác của Chekhov không hình thành từ hư vô, mà là kết quả của sự tiếp nhận, quá trình liên văn bản phức tạp, kết hợp và biến đổi các kiểu diễn ngôn của văn học hiện thực truyền thống. 2.3.1. Truyện ngắn 2.3.1.1. Các hình thức truyện ngắn Nga thế kỉ XIX Trước Chekhov, truyện ngắn không phải là một thể loại có vị trí quan trọng trong văn học Nga nhưng vẫn luôn được các nhà văn Nga thử nghiệm sáng tạo. Luận án tiến hành phân chia truyện ngắn thành các dạng thức cụ thể là: hình thức novella truyền thống (truyện ngắn khung); hình thức truyện – kí; truyện ngắn tâm lí. 2.3.1.2.Tiếp biến và “đối thoại” thể loại từ truyện ngắn A.Chekhov Kế tục A.Puskin, N.Gogol trong việc lựa chọn đề tài - chủ đề, con người bình dân vẫn là trung tâm phản ánh trong tác phẩm A.Chekhov. Vận dụng những kĩ thuật novella điêu luyện của N.Gogol, A.Chekhov đã viết nên những truyện ngắn đúng quy cách, đúng trình tự, đúng tính chất. Sau đó, truyện của ông đã trở thành hiện tượng “lật đổ”, phản novella rất độc đáo: Cô đào hát, Người báo thù, Que diêm Thụy Điển… Hình thức truyện kí từ Turgenev cũng đã được tái hiện trong nhiều sáng tác những năm 90 của A.Chekhov như Thảo nguyên, Phòng 6, Nhà tu hành vận đồ đen, Trong khe núi. Sự bãi miễn kịch tính của cốt truyện, thay thế chúng bằng những ghi chép tưởng như tản mạn và gia tăng phân đoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên, A.Chekhov đã tỏ rõ sự đồng điệu với Turgenev về cái nhìn mới đối với thế giới, tạo nên những trang viết đậm chất trữ tình. Khước từ những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình theo kiểu L.Tolstoy hay những nhân vật biểu tượng có tính cực đoan của Dostoevsky, A.Chekhov đã “hạ độ cao” cho hình tượng và sự quan tâm của độc giả Nga đến môi trường mưu sinh thiết thân, đã diễn tả những ba động dữ dội hoặc chỉ lăn tăn gợn sóng trong tâm hồn từ những ý nghĩ bất chợt, những tình cảm thoáng qua, những dư âm tiềm thức. Đó mới là những nét tâm lí chính yếu, thường trực, phổ quát và vĩnh cửu trong tâm hồn nhân loại. Kĩ thuật truyện ngắn đến A.Chekhov vì thế cũng đã tự tháo dỡ đi những phần khung xơ cứng, dồn sức hướng đến lay động các giác quan, khơi gợi sự đồng điệu đến tối đa để có thể nắm bắt sự mênh mông của vũ trụ và tìm cách khám phá bản thân. 11 2.3.2. Kịch 2.3.2.1. Các trường phái kịch Nga cổ điển Tiếp nối cảm quan cuộc sống hiện thực được đưa vào trong vở kịch Boris Godunov từ A.Puskin, sáng tác kịch của N.Gogol đã tiễn biệt hai xu hướng kịch merlodrama và vaudeville, xoá sổ hình bóng của những nhân vật kì quặc lai căng từ Pháp và Đức để đưa đời sống xã hội Nga lên chiếm lĩnh sân khấu đương đại. Các trường phái phát triển tuần tự, liền mạch vừa dung hợp vừa không ngừng tìm sự đột phá như: trường phái kịch của N.Gogol; trường phái kịch Turgenev; trường phái kịch A.Ostrovsky. 2.3.2.2. Kịch A.Chekhov: tiếp nhận và cải biến A.Chekhov đã nắm bắt tinh tường dự cảm về việc phải đổi mới hình thức và nguyên tắc kịch từ thập niên cuối thế kỉ XIX. Thế nhưng, sự thất bại của vở kịch Chim hải âu trong lần đầu công diễn được lí giải trước hết thậm chí không phải do khán giả chưa được chuẩn bị, mà là sự thiếu chuẩn bị của bản thân các diễn viên. Cốt truyện trong cách hiểu truyền thống, tức là cốt truyện - tình tiết không phải là cái chính trong kịch của Chekhov: ông không chú ý tới những hoàn cảnh bên ngoài như những điều kiện hình thành tính cách, không chú ý tới các hành vi của nhân vật. Đối với Chekhov, “động cơ” hành động trong tác phẩm nghệ thuật là cuộc sống nội tâm của các nhân vật. Chính cốt truyện bên trong này đã lí giải đặc thù của xung đột trong các tác phẩm Chekhov: xung đột giữa mơ ước và thực tại trở thành yếu tố nổi trội, chủ đạo, chính yếu nhất của kịch Chekhov. Sự tác động qua lại và sự đối lập giữa hai phương diện này tạo nên không khí căng thẳng của thế giới nghệ thuật. Kiểu nói lấp lửng, sự im lặng và lời bóng gió tiếp tục văn bản ngầm - là cái có ý nghĩa duy nhất trong kịch Chekhov. Tác động qua lại giữa văn bản và văn bản ngầm, cũng như tác động qua lại giữa xung đột bên trong và bên ngoài đã tạo nên không khí căng thẳng thường xuyên biến đổi, và cái không khí này mới chính là cốt truyện đích thực của kịch Chekhov. Chương 3 GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN A.CHEKHOV 3.1.Tính kịch trong truyện ngắn Chekhov 3.1.1. Nhan đề tác phẩm - những tín hiệu dự báo kịch tính Tiêu đề truyện ngắn Chekhov tưởng như cực kì đơn giản, tùy hứng, ngẫu nhiên nhưng lại đưa đến cho người đọc những hình dung sơ khởi, gơi khợi sự tò mò cùng những tưởng tượng vô hạn làm nên ấn tượng về tính 12 kịch. Hầu hết tên gọi các truyện ngắn Chekhov có điểm chung đó là trực tiếp nhấn mạnh vào nhân vật, đồ vật, thuộc tính hoặc những tình huống tạo nên xung đột hoặc gây đột biến trong tác phẩm. Khi tiếp tục thâm nhập vào nội dung, từng sự định danh, định tính ấy trở thành điểm mấu chốt tạo dựng mâu thuẫn hoặc chuyển tải thông điệp tạo nên độ “căng” cho cốt truyện và sự bất ngờ khi kết thúc. 3.1.2. Tính kịch trong kết cấu cốt truyện truyện ngắn Chekhov 3.1.2.1. Kết cấu cốt truyện hoạt cảnh Đây là kiểu cốt truyện có mâu thuẫn và xung đột nổi trội, phân tuyến nhân vật rõ rệt, được tổ chức như màn kịch một hồi (có cao trào và có hạ màn) thuận theo thời gian tuyến tính hầu hết được Chekhov lựa chọn xây dựng ở giai đoạn đầu văn nghiệp. Tổ chức cốt truyện bị chi phối và tập trung vào một sự kiện trọng đại, tất cả các nhân vật đều xuất hiện từ đầu, các đối thoại đều hướng đến giải quyết sự kiện đó, kết thúc truyện các cực bị đảo lộn, tạo nên tiếng cười châm biếm sâu sắc. Trên cái nền của những truyện kể tưởng như sẽ bùng nổ bởi những xung đột đậm kịch tính, Chekhov đã rất tài tình bẻ chệch hướng của khối mâu thuẫn để đọng lại cuối cùng là những mảnh đời, bộc lộ những ấn tượng và tư tưởng sâu sắc. Do khai thác triệt để các xung đột tạo nên kịch tính của cốt truyện cho nên rất dễ chuyển thể những câu chuyện có tính kịch này sang kịch nói. 3.1.2.2. Tính kịch trong mở đầu và kết thúc tác phẩm * Mở đầu trực tiếp, tiến thẳng vào mạch truyện Chekhov thường chọn cách đi thẳng vào vấn đề trung tâm của tác phẩm bằng những lời trần thuật trực tiếp để đưa độc giả gia nhập vào không khí truyện. Kết cấu tiến thẳng vào trung tâm truyện với nhịp điệu linh hoạt, chuyển đổi tinh tế bằng những đối thoại khiến quá trình biến đổi tâm lí nhân vật diễn ra tự nhiên, tạo cảm giác về sự chân thực. Ấn tượng câu chuyện vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại gợi cho người đọc về cái “chưa thể hoàn tất”, mở ra khả năng đồng sáng tạo, thâm nhập sâu vào kết cấu truyện ngắn Chekhov. * Kết thúc truyện ngắn nhanh chóng, đột biến, bất ngờ Truyện ngắn A.Chekhov giai đoạn những năm 80 thường có kết cục đột biến, bất ngờ, rẽ lối sang một hướng khác thật ngoạn mục, nhanh chóng. Điểm kết cũng chính là thời điểm cao trào cốt truyện được đẩy đến đỉnh điểm với cảm giác “thắng gấp” không ngờ. Cảm xúc và tính cách nhân vật được bóc trần đến tận cùng. Người đọc có lúc ngỡ ngàng với sự thay đổi 13 chóng vánh ấy. Kết thúc mở cũng là một hình thức sáng tạo của Chekhov nhằm tạo nên những bất ngờ, đột biến. Đọc chúng, độc giả luôn phải tiếp tục suy nghĩ về những gì mà nhà văn chưa nói. 3.1.3. Tính kịch trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1.3.1. Nhân vật - những vai kịch đặc sắc Trong truyện ngắn A.Chekhov giai đoạn đầu, các nhân vật đi đứng, nói năng, hành động mang tính chất “sắm vai” có phần cường điệu. Nhân vật tự phô diễn, đối thoại, tự gây dựng mâu thuẫn rồi bị bóc mẽ tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay khi kết thúc tác phẩm. Tính chất sắm vai của các nhân vật nổi bật với sự cố tình che đậy ý đồ, tư tưởng, bản chất khá vụng về. Ở một hướng khai thác khác, nhà văn đã tạo dựng kiểu hình thức “sắm vai” khác của các nhân vật là tình trạng con người không được sống thật với tình cảm, suy nghĩ, khát vọng, mong ước của bản thân; cố gắng giấu diếm, “đào sâu chôn chặt” tâm tư của mình xuống tận đáy lòng để chạy trốn những mối nguy hiểm, hiện trạng ghẻ lạnh của xã hội hoặc một nỗi lo sợ mơ hồ vu vơ không thể nào xác định. Các nhân vật này vẫn là những vai kịch tự tạo, tuy không gây hại cho ai, không phải là những nhân cách suy đồi nhưng số phận cũng thật đáng thương, thảm hại. 3.1.3.2. Tính kịch trong ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật Trong cấu trúc ngôn ngữ truyện ngắn thời kì đầu của Chekhov, ngôn ngữ đối thoại chiếm một dung lượng lớn, có vai trò kết nối hệ thống sự kiện và nhân vật. Lời thoại của các nhân vật không chỉ nhằm tự phô diễn tính cách, nội tâm mà còn mang chức năng thúc đẩy kịch tính lên cao trào. Qua đối thoại, bóng dáng người kể chuyện hầu như biến mất mà chỉ trưng lên trên bề mặt văn bản tổng thể tâm tư, hành động của các nhân vật. Đối thoại trong truyện ngắn Chekhov mang tính trực khởi và tính khuynh hướng nhằm biểu đạt nhiều đối nghịch, góp phần thúc đẩy cốt truyện đến giai đoạn thắt nút, cao trào. 3.1.4. Kiến tạo không gian mang đậm tính kịch Tổ chức không gian trong truyện ngắn Chekhov thường mang tính xác định. Không gian được giới thiệu, miêu tả sống động bởi hàng loạt các chi tiết cụ thể và hệ thống đồ vật. Không gian ít có sự dịch chuyển gợi ấn tượng về một sự duy nhất, tĩnh tại, không thay đổi. Tính chất của không gian nổi trội với hai đặc điểm như sau: không gian hẹp, khép kín, mang tính cản trở với motif không gian căn phòng và motif không gian ngôi làng, thị trấn, bãi chợ thường được miêu tả có vị trí biệt lập như cắt rời với thế giới 14 xung quanh, cuộc sống như ngưng đọng, người dân nhẵn mặt nhau; tồn tại những mảnh đời và cuộc sống thật đáng sợ. Thứ hai, không gian luôn hiện ra như một trở ngại ghê gớm mà con người không thể vượt qua được là những thử thách mà con người rất khó vượt qua. Chỉ trong bối cảnh bức bối, ngột ngạt và yếm khí này, mọi mâu thuẫn càng lúc càng tăng tiến tạo nên không khí đặc trưng của các lớp kịch. 3.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn A.Chekhov 3.2.1. Từ cốt truyện ý thức mang tính kịch tới cốt truyện trữ tình men theo dòng tâm lí nhân vật Khảo sát 19 truyện ngắn của Chekhov viết trong giai đoạn những năm 90, cốt truyện nổi trội với đặc tính tản mạn, dàn trải, thiếu vắng các tình huống gây đột biến, không theo mô thức của những thắt nút li kì và mở nút hồi hộp, có sự đảo lộn trật tự thời gian khi chêm xen các đoạn mạch hồi tưởng - hoài niệm. Đó là kiểu cốt truyện tâm lí - trữ tình lấy diễn biến tình cảm - cảm xúc làm trục kết nối mọi sự kiện. Dòng cảm xúc của nhân vật chi phối mạnh mẽ đến mở đầu hoặc kết thúc thiên truyện, đến việc lựa chọn chi tiết - đồ vật miêu tả, cảnh tượng chứng kiến, ấn tượng về con người ... Vì thế, cốt truyện không theo quy luật tuyến tính - nhân quả, điểm dừng của truyện vẫn mở ra những suy tư không ngừng nghỉ. 3.2.2. Cảm xúc trữ tình từ hệ thống nhân vật 3.2.2.1. Thuật kể hồi ức và mạch ngầm tâm trạng nhân vật Hầu hết nhân vật trong truyện ngắn của A.Chekhov ở giai đoạn này được xây dựng ở hai phương diện tưởng chừng đối lập: phần tính cách nổi lên trong đối đãi và mưu sinh, phần tâm lí chìm đi trong sự tự vấn và cô đơn. Đó là những dòng viết giàu giá trị, đong đầy cảm xúc tạo nên bước ngoặt lớn trong nhận thức bản tính con người và tạo nên tính trữ tình cho thiên truyện. Không ít nhân vật chỉ thực sự sống với những kí ức và hoài niệm và cho đó là phần đời đáng sống của mình. Giọng điệu sôi nổi, xúc động là dấu hiệu của một thái độ trân trọng dĩ vãng làm nên những trang viết đậm chất thơ. 3.2.2.2. Cảm xúc trữ tình từ lời người kể chuyện Dẫu chỉ đóng vai trò người quan sát, dẫn dắt, nhưng người kể chuyện đã thể hiện rõ sự thâm nhập sâu sắc, thường xuyên bộc lộ tâm tình, thái độ, trở thành một điểm nhìn quan trọng, độc lập, đúc kết chân lí và thông điệp. Tuy không lấn át các nhân vật chính thức của truyện ngắn nhưng giọng điệu và phát ngôn ẩn tàng của người trần thuật cũng trở thành 15 một điểm sáng hội tụ và kết nối dòng cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm. 3.2.3. Yếu tố trữ tình trong kiến tạo không gian và miêu tả thiên nhiên Tiếp nối motif không gian các thị trấn, ngôi làng, thành phố như ở giai đoạn trước, không gian của những truyện ngắn có dung lượng dài hơi này vẫn chẳng có gì thay đổi, vẫn mang màu sắc ảm đạm, buồn tẻ bao trùm. Đặc tính này hoàn toàn tương thích với dòng cảm xúc buồn bã, bế tắc, tạo nên dư vị trữ tình đượm buồn ở hầu hết các sáng tác. Ở một phương diện khác, tính chất cao rộng, khoáng đạt là thiết kế không gian đặc trưng trong sáng tác của Chekhov những năm cuối đời. Không gian này gắn bó chặt chẽ với những bức tranh thiên nhiên hoang sơ, tinh khiết giúp tác giả bộc bạch những suy nghĩ, ưu tư của con người về cuộc đời, về những vấn đề mang tính triết lí xã hội lớn lao, về khát vọng thay đổi và đi đến tương lai. Không gian tâm lí là kiểu không gian được tạo ra do dòng ý thức bên trong của nhân vật, thường gắn liền với những hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ; in dấu ấn sâu sắc trạng thái tinh thần, đặc điểm tính cách, số phận của từng cá nhân cụ thể. 3.2.4. Yếu tố trữ tình từ điểm nhìn nội tâm và ngôn ngữ độc thoại Điểm nhìn nội tâm là một hướng dịch chuyển vào tầng sâu của cấu trúc tâm lí nhân vật và chuyện kể được Chekhov liên tiếp vận dụng để khám phá các trạng thái tâm lí, tình cảm nhân vật. Từ đây, truyện ngắn Chekhov được xếp vào kiểu dạng những truyện ngắn tâm và là truyện ngắn dường như không có cốt truyện. Tính chưa hoàn tất của việc xét đoán nhân vật diễn tiến theo chiều dọc của tác phẩm như là một quá trình săn đuổi ý thức của chúng. Cũng ở điểm nhìn nội tâm, người trần thuật dễ dàng thoải mái nhập vào tâm trạng của nhân vật, thể hiện những trăn trở bên trong của nhân vật ấy. Thủ pháp độc thoại nội tâm chính là cách thức trực tiếp để tiến thẳng vào trung tâm tình cảm, tâm lí nhân vật. Về mặt hình thức và kĩ thuật, A.Chekhov thường đặt nó trong dấu nháy (“..”) để phân định. Có lúc dòng độc thoại nội tâm được nhấn mạnh bằng những từ ngữ băt đầu như: “nghĩ rằng”, “nhớ lại”, “cảm giác rằng”, “cảm tưởng rằng”. Độc thoại nội tâm rất phong phú về kiểu dạng đưa đến những góc nhìn thú vị và khai thác toàn 16 diện tâm tư các nhân vật với nhiều hình thức như: độc thoại nội tâm liên tưởng, độc thoại nội tâm hồi tưởng,độc thoại nội tâm so sánh. Chương 4 GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG KỊCH CHEKHOV 4.1. Tính tự sự trong kịch Chekhov 4.1.1. Sự tương đồng của văn xuôi tự sự và kịch trong lựa chọn đề tài - chủ đề 4.1.1.1. Đời thường – chất liệu đề tài kịch Chekhvov Kịch mới của Chekhov đã chính thức đưa cuộc sống đời thường với tất cả những sinh hoạt bình dị, đơn giản, quen thuộc, thậm chí là tẻ nhạt, dung tục, tầm thường vào sáng tác kịch. Không gian sống lặng lẽ, buồn tẻ, thậm chí hẻo lánh ở những thị trấn, vùng quê vô danh là phông cảnh, chứng tích cho cuộc sống tù đọng, héo mòn của những kiếp nhân sinh, khơi gợi cảm quan ban đầu về tính tự sự ở nhịp sống lặng lẽ, chậm chạp, trì trệ đã được kéo lê từ quá khứ đến hiện tại. 4.1.1.2. Sự tương đồng hoặc viết lại các motif đề tài – chủ đề từ văn xuôi tự sự Kịch và văn xuôi tự sự Chekhov đều là sự khúc xạ hình ảnh của một cuộc sống tù đọng, các nhân vật bị sa lầy, nhân cách con người bị bào mòn dần bởi nhịp điệu sinh hoạt tẻ nhạt, những ước mơ tuổi trẻ bị vùi lấp theo thời gian, sự trống rỗng tâm hồn - tư tưởng. Có thể lược thuật một số motif đề tài - chủ đề từ truyện ngắn sang kịch là: motif tình yêu trong nghịch cảnh, motif hôn nhân “đôi đũa lệch, cọc cạch”, motif chủ đề sự tàn lụi ước mơ - khát vọng - nhân cách, chủ đề sự thất bại trong nghề nghiệp của đội ngũ nhà văn, họa sĩ đã cho thấy sự gắn kết hoàn toàn “không tình cờ” giữa tự sự và kịch của Chekhov. 4.1.2. Tính tự sự trong xây dựng cốt truyện kịch 4.1.2.1. Tính chất “giải thể”,“giải trung tâm” thay thế cho tính tập trung cao độ trong kịch truyền thống Từ sự lựa chọn các đề tài về cuộc sống đời thường, kịch Chekhov thiếu vắng hẳn hệ thống sự kiện liền mạch, tập trung, căng thẳng, gây đột biến như cốt truyện kịch truyền thống. Các nhân vật trong kịch ưa đàm luận, bộc bạch, thuật kể những câu chuyện cá nhân. Sự phân tuyến dường như biến mất, không ai đấu tranh với ai nên không có kẻ thắng, người thua và không đưa đến những kết cục tang thương hoặc thăng hoa tổng thể, những bùng phát mạnh mẽ. Cốt truyện được hợp thành bởi những câu 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất