Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Luận án hát trống quân

.PDF
251
480
122

Mô tả:

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM PHẠM MINH HƯƠNG HÁT TRỐNG QUÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM PHẠM MINH HƯƠNG HÁT TRỐNG QUÂN CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỤY LOAN HÀ NỘI, NĂM 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận án Phạm Minh Hương ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÁT TRỐNG QUÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu về Hát Trống quân…………………………………. 5 1.1.1. Khái quát về các tài liệu liên quan đến Hát Trống quân được tìm hiểu trong luận án 5 1.1.2. Phân kỳ các giai đoạn nghiên cứu……………………………………………. 8 1.1.3. Những vấn đề đã được đề cập tới trong các tài liệu……………………………. 16 1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu………………………………………………… 20 1.2. Một số vấn đề liên quan đến luận án.............................................................. 29 1.2.1. Về những vấn đề sẽ được giải quyết trong luận án…………………………… 29 1.2.2. Về nguồn tư liệu được sử dụng………………………………………………. 30 1.2.3. Về cơ sở lý thuyết và các thuật ngữ được sử dụng…………………………… 30 Tiểu kết……………………………………………………………………………. 36 CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO CỦA HÁT TRỐNG QUÂN………………………... 37 2.1. Diện mạo của các sinh hoạt Hát Trống quân xét từ góc độ mục đích diễn xướng 37 2.1.1. Các sinh hoạt Hát Trống quân mang mục đích giao duyên, vui chơi giải trí, thi tài……………………………………………………... 38 2.1.2. Các sinh hoạt Hát Trống quân mang mục đích tín ngưỡng……………….. 48 2.2. Diện mạo của Hát Trống quân xét từ góc độ âm nhạc……………………. 58 2.2.1. Thang âm và âm vực………………………………………………………. 59 2.2.2. Giai điệu…………………………………………………………………… 61 2.2.3. Cấu trúc - hình thức………………………………………………………... 65 2.2.4. Nhạc cụ đi kèm…………………………………………………………….. 68 2.2.5. Mối quan hệ giữa âm nhạc và lời ca……………………………………….. 73 Tiểu kết……………………………………………………………………………. 92 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG ÂM NHẠC CHUNG VÀ ĐẶC TRƯNG ÂM NHẠC MANG TÍNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA HÁT TRỐNG QUÂN……………………….. 93 3.1. Đặc trưng âm nhạc chung của Hát Trống quân………………………......... 94 3.2. Đặc trưng âm nhạc của Hát Trống quân vùng Đất Tổ……………………... 95 3.2.1. Đặc trưng âm nhạc chung của Hát Trống quân vùng Đất Tổ………………….. 96 3.2.2. Đặc trưng âm nhạc mang tính địa phương của Hát Trống quân trong vùng Đất Tổ.. 105 3.3. Đặc trưng âm nhạc của Hát Trống quân vùng đồng bằng Bắc bộ………… 118 3.3.1. Đặc trưng âm nhạc chung của Hát Trống quân vùng đồng bằng Bắc bộ……….. 118 3.3.2. Đặc trưng âm nhạc riêng của Hát Trống quân tiểu vùng 1……………………... 128 3.3.3. Đặc trưng âm nhạc riêng của Hát Trống quân tiểu vùng 2……………………... 132 3.4. Các bảng nhận diện làn điệu Hát Trống quân ở các vùng/tiểu vùng/địa phương 134 Tiểu kết……………………………………………………………………………. 139 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….. 140 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 146 Phụ lục……………………………………………………………………………. 150 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ KÝ HIỆU HOẶC CHỮ VIẾT TẮT Đi lên k Đi xuống m Đúng Đ Phụ lục PL Quãng q. Thứ t Tiết tấu lời ca TTLC Trang tr. Trưởng T iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang * Bảng 1.1. So sánh mức độ nghiên cứu về khía cạnh nguồn gốc và lời ca của Hát Trống quân ở hai giai đoạn trước năm 1980 13 * Bảng 2.1. So sánh Hát Trống quân giao duyên, vui chơi giải trí, thi tài và Hát Trống quân tín ngưỡng về mặt diễn xướng 57 * Bảng 2.2. Bảng thống kê các thang âm được sử dụng trong Hát Trống quân 60 * Bảng 2.3. Bảng quy luật tiến hành quãng với các thanh điệu nối tiếp tương ứng được sử dụng trong một số bài Hát Trống quân 76 * Bảng 3.1. Các nhóm cao độ tạo nên đường nét cơ bản của giai điệu Hát Trống quân vùng Đất Tổ 98 * Bảng 3.2. So sánh âm vực của các bài Hát Trống quân vùng Đất Tổ và vùng đồng bằng Bắc bộ 119 * Bảng 3.3. So sánh thang âm của các bài Hát Trống quân ở vùng Đất Tổ và vùng đồng bằng Bắc bộ 120 * Bảng 3.4. Các nhóm cao độ tạo nên đường nét cơ bản của giai điệu Hát Trống quân vùng đồng bằng Bắc bộ 121 * Bảng 3.5. Kết cấu quãng nòng cốt và sự hình thành các dạng cấu trúc quãng được dùng nhiều nhất trong Hát Trống quân vùng đồng bằng Bắc bộ 125 * Bảng 3.6. Bảng nhận diện âm nhạc của Hát Trống quân ở các vùng khác nhau 136 * Bảng 3.7. Bảng nhận diện âm nhạc của Hát Trống quân ở các địa phương/nhóm địa phương thuộc vùng Đất Tổ 137 * Bảng 3.8. Bảng nhận diện âm nhạc của Hát Trống quân ở các tiểu vùng thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ 138 v DANH MỤC CÁC VÍ DỤ ÂM NHẠC Số ví dụ Nội dung ví dụ Trang Ví dụ 1: Nội dung lời ca về chủ đề tình yêu mang tính hóm hỉnh, hài hước 46 Ví dụ 2: Nội dung lời ca phản ánh cuộc sống lao động 46 Ví dụ 3: Nội dung lời ca bài hát gọi 46 Ví dụ 4: Nội dung lời ca bài hát giao hẹn 47 Ví dụ 5: Nội dung lời ca phản ánh mục đích hát thờ Thánh 54 Ví dụ 6: Nội dung lời ca phản ánh sự mong ngóng của trai làng Đức Bác 54 Ví dụ 7: Nội dung lời ca phần hát trao trống 55 Ví dụ 8: Nội dung lời ca giao duyên trong Hát Trống quân tín ngưỡng 55 Ví dụ 9: Nội dung chặng cuối trong Hát Trống quân Đức Bác 56 Ví dụ 10: Một số kiểu kết hợp bước nhảy với bước đi bình ổn 62 Ví dụ 11: Nối tiếp hai hay nhiều bước nhảy liên tiếp gấp khúc 63 Ví dụ 12: Nối tiếp hai hay nhiều bước nhảy liên tiếp cùng chiều 63 Ví dụ 13: Nối tiếp hai hay nhiều bước nhảy liên tiếp ngược chiều và cùng chiều 63 Ví dụ 14: Mô hình tiết tấu đồng độ 64 Ví dụ 15: Đảo phách chỉ trong giai điệu âm nhạc 64 Ví dụ 16: Một đoạn đơn có câu nhạc thứ nhất ngắn hơn câu nhạc thứ hai 65 Ví dụ 17: Một đoạn đơn có câu nhạc thứ nhất dài hơn câu nhạc thứ hai 66 Ví dụ 18: Một đoạn đơn có hai câu nhạc cân phương 66 Ví dụ 19: Một đoạn đơn có ba câu nhạc không cân phương 67 Ví dụ 20: Các âm thanh của trống đất và vị trí phổ biến của chúng trong tiết nhịp 71 Ví dụ 21: Các vị trí khác trong tiết nhịp được dùng phân biệt với hai âm thanh của trống đất. 71 Ví dụ 22: Mối tương quan giữa cao độ âm nhạc và thanh điệu lời ca (trường hợp thứ nhất) 74 Ví dụ 23: Mối tương quan giữa cao độ âm nhạc và thanh điệu lời ca (trường hợp thứ hai) 75 Ví dụ 24: Quy luật tương ứng giữa tiến hành quãng và nối tiếp thanh điệu lời ca 77 Ví dụ 25: Quy luật tương ứng giữa tiến hành quãng và nối tiếp thanh điệu lời ca 77 Ví dụ 26: Quy luật tương ứng giữa tiến hành quãng và nối tiếp thanh điệu lời ca 77 vi Ví dụ 27: Khoảng cách quãng 4Đ, quãng 5Đ giữa các âm kết câu, kết đoạn 78 Ví dụ 28: Ca từ cùng một nhóm thanh điệu xuất hiện liên tiếp ở các cao độ khác nhau 79 Ví dụ 29: Trường hợp ngược dấu giọng 80 Ví dụ 30: Mô hình tiết tấu lời ca đồng độ 80 Ví dụ 31: Mô hình tiết tấu lời ca dị độ 1 80 Ví dụ 32: Mô hình tiết tấu lời ca dị độ 2 81 Ví dụ 33: Mô hình tiết tấu lời ca dị độ 3 81 Ví dụ 34: Đảo phách chỉ trong tiết luật của ca từ 81 Ví dụ 35: Đảo phách cả trong giai điệu âm nhạc và tiết luật của ca từ 82 Ví dụ 36: Phân ngắt các trổ bằng tiết tấu trống lưu không 83 Ví dụ 37: Phân ngắt các trổ bằng dấu hiệu ngân dài ca từ cuối trổ 83 Ví dụ 38: Phân ngắt các trổ bằng cụm ca từ phụ cố định cuối trổ 84 Ví dụ 39: Phân ngắt các trổ bằng điệp lại 4 ca từ chính và phụ cuối trổ 84 Ví dụ 40: Phân ngắt các trổ bằng đảo vay trả ca từ thứ 8 của vế 8 cuối trổ 85 Ví dụ 41: Phân ngắt các trổ bằng nét láy cố định cuối trổ 85 Ví dụ 42: Thủ pháp đảo cụm 4 ca từ làm mở rộng khuôn khổ câu nhạc 87 Ví dụ 43: Mô hình tiết tấu trống cơ bản (mô hình 1, 2) 88 Ví dụ 44: Mô hình tiết tấu trống cơ bản (mô hình 3, 4) 89 Ví dụ 45: Mô hình tiết tấu trống mở rộng 89 Ví dụ 46: Mô hình tiết tấu trống rút gọn 89 Ví dụ 47: Tiết tấu trống trùng với tiết tấu lời ca 90 Ví dụ 48: Tiết tấu trống không trùng với tiết tấu lời ca (mang tính giữ nhịp) 91 Ví dụ 49: Tiết tấu trống không trùng với tiết tấu lời ca (có mô hình tiết tấu cụ thể) 91 Ví dụ 50: Kết cấu 3 cao độ nòng cốt của Hát Trống quân vùng Đất Tổ 100 Ví dụ 51: Ảnh hưởng của kết cấu 3 cao độ nòng cốt đến tiến hành giai điệu Hát Trống quân vùng Đất Tổ 101 Ví dụ 52: Mối quan hệ quãng tương đối cố định giữa các nhóm thanh điệu lời ca của Hát Trống quân vùng Đất Tổ 101 Ví dụ 53: Điệp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của câu 8 cuối trổ 103 Ví dụ 54: Nét nhạc điệp gần như cố định ở cuối mỗi trổ 104 Ví dụ 55: Vị trí tiết tấu đảo phách tương đối cố định trong Hát Trống quân Đức Bác 105 Ví dụ 56: Đảo phách tương đối cố định ở từ thứ 6/vế 8 trong Hát Trống quân Đức Bác 106 Ví dụ 57 Mô hình tiết tấu lời ca phổ biến trong Hát Trống quân Đức Bác 106 vii Ví dụ 58: Ba nhân tố hạt nhân tạo nên giai điệu Hát Trống quân Đức Bác 107 Ví dụ 59: Ba trổ Hát Trống quân Đức Bác của ba nghệ nhân khác nhau 107 108 Ví dụ 60: Mô hình tiết tấu lời ca đặc trưng của Hát Trống quân Hữu Bổ 109 Ví dụ 61: Bộ phận 1 trong mô hình giai điệu kết trổ đặc trưng của Hát Trống quân Hữu Bổ 111 Ví dụ 62: Bộ phận 2 trong mô hình giai điệu kết trổ đặc trưng của Hát Trống quân Hữu Bổ 112 Ví dụ 63: Bộ phận 2 trong mô hình giai điệu kết trổ đặc trưng của Hát Trống quân Hữu Bổ 113 Ví dụ 64: Cách sử dụng chất liệu trong một trổ Hát Trống quân ở làng Hiền Quan 115 Ví dụ 65: Chuyển nhóm cao độ trong bài Hát Trống quân (hát ở sân chùa) 117 Ví dụ 66: Phân bố tương ứng với các nhóm thanh điệu lời ca trong nhóm 5 cao độ ở Hát Trống quân vùng đồng bằng Bắc bộ 126 Ví dụ 67: Phân bố tương ứng với các nhóm thanh điệu lời ca trong nhóm 6, 7 cao độ ở Hát Trống quân vùng đồng bằng Bắc bộ 126 Ví dụ 68: Chuyển nhóm cao độ trong bài Hát Trống quân “Họa cá” 129 Ví dụ 69: Tiết tấu lời ca đồng độ trong Hát Trống quân tiểu vùng 1 129 Ví dụ 70: Câu kết bài trong Hát Trống quân tiểu vùng 1 130 Ví dụ 71: Thủ pháp đảo 2 ca từ cuối câu 6 mở đầu trong Hát Trống quân tiểu vùng 1 132 Ví dụ 72: Nét láy kết trổ đặc trưng trong Hát Trống quân tiểu vùng 2 134 Ví dụ 73: Nét luyến cao độ phổ biến trong Hát Trống quân tiểu vùng 2 134 Ví dụ 74: Nét kết trổ tương đối cố định khi ca từ kết có thanh không dấu trong Hát Trống quân tiểu vùng 2 134 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hát Trống quân là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt, phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trước đây. Các cuộc Hát Trống quân với mục đích giao duyên hay vui chơi giải trí thường hay được tổ chức vào khi nông nhàn rỗi rãi hay trong các dịp vui, hội hè, đình đám và được giới trẻ nông thôn cũng như thành thị Bắc bộ xưa đặc biệt yêu thích. Ngoài ra, ở một số nơi thuộc vùng trung du Bắc bộ còn có lối Hát Trống quân mang đậm yếu tố tín ngưỡng, được diễn ra trong các lễ hội mùa xuân và mùa thu hàng năm. Ngoài Hát Trống quân, ở vùng Quảng Trị (miền Trung Việt Nam), người ta cũng tìm thấy điệu nhạc mang tên gọi Trống quân với những đặc điểm riêng, độc đáo. Có thể nói, Hát Trống quân có một diện mạo khá phong phú với nhiều khác biệt về hình thức sinh hoạt, mục đích diễn xướng, âm nhạc… cũng như những nét riêng mang tính địa phương. Tuy nhiên, giống với đa phần các thể loại âm nhạc truyền thống khác, do tác động của hoàn cảnh lịch sử, do cuộc sống xã hội đổi thay, Hát Trống quân ngày nay đã mai một đi nhiều. Mặc dù có không ít các hoạt động bảo tồn, các dự án khôi phục được Nhà nước đầu tư khuyến khích, song loại hình nghệ thuật này sau khi được phục hồi ở một số nơi đã có những biến đổi, không còn giữ được diện mạo và vai trò như trước nữa. Bởi vậy, dù có nhiều công trình, bài viết về Hát Trống quân dưới góc độ này hay góc độ khác, nhưng việc tiếp cận nghiên cứu để có một cái nhìn tổng quan, mang tính hệ thống về một đối tượng văn hóa có diện mạo đa dạng như Hát Trống quân và tìm những đặc trưng nhằm nhận diện thể loại âm nhạc này vẫn là một đề tài đầy sức hấp dẫn đối với người viết luận án. Thêm vào đó, chọn đề tài “Hát Trống quân”, chúng tôi hy vọng rằng sau khi nghiên cứu, nhận diện đầy đủ về Hát Trống quân có thể góp một phần vào việc bảo vệ, gìn giữ vốn di sản nghệ thuật này của cha ông. 2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phác thảo được diện mạo tổng quát của Hát Trống quân, đồng thời tìm ra đặc trưng âm nhạc chung và các đặc trưng âm nhạc mang tính địa phương của thể loại dân ca này nhằm phân biệt nó với các thể loại dân ca khác cũng như để nhận diện các phong cách địa phương khác nhau của Hát Trống quân. 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm: giải quyết một phần các khoảng trống chưa được đề cập tới hoặc tìm hiểu chưa sâu kỹ trong các tài liệu của các tác giả đi trước, đóng góp thêm vào việc nhận diện một cách đầy đủ hơn về Hát Trống quân một thể loại dân ca phổ biến của người Việt ở Bắc bộ. Từ đó, góp phần vào việc bảo tồn thể loại dân ca này một cách đúng đắn và phù hợp theo từng vùng/địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể loại Hát Trống quân của người Việt ở Bắc bộ, trong đó tập trung nhiều hơn vào các lối Hát Trống quân hiện diện với tư cách là một sinh hoạt văn hóa độc lập. Tuy nhiên, do điều kiện còn nhiều hạn chế, nên chúng tôi chưa đủ khả năng khảo sát, sưu tầm về Hát Trống quân trên tất cả các địa phương có lối hát này ở Bắc bộ, mà chỉ có thể thực hiện công việc điền dã tại một số địa phương đồng bằng và trung du Bắc bộ ven sông Lô, sông Hồng, những nơi xưa kia thường xuyên có các cuộc Hát Trống quân. Đó là các tỉnh thành: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), Hải Dương. Ngoài ra, địa giới nghiên cứu của luận án còn mở rộng thêm một số địa phương mà chúng tôi không có điều kiện sưu tầm trực tiếp tại chỗ nhưng lại có tư liệu âm thanh về Hát Trống quân ở những nơi đó trong kho lưu trữ của Viện Âm nhạc, bao gồm: Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Bắc cũ (nay là Bắc Ninh). Mặc dầu phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án sẽ là tất cả các khía cạnh liên quan đến Hát Trống quân như: thời điểm, không gian, địa điểm diễn xướng; phương thức, hình thức và đối tượng tham gia diễn xướng; nội dung diễn xướng…, nhưng trong đó trọng tâm hướng đến khía cạnh âm nhạc học. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khi thực hiện đề tài luận án bao gồm: - Phương pháp khai thác tư liệu thành văn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 nhằm mục đích kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, định hướng cho việc tìm ra những điểm mới cho luận án; đồng thời góp phần vào việc tổng hợp, hệ thống hóa các khía cạnh liên quan đến Hát Trống quân. 3 - - Phương pháp điền dã, khảo sát, phỏng vấn (bao gồm cả hồi cố). Đây là phương pháp được dùng để thu thập thêm tư liệu và thẩm tra lại trong chừng mực có thể, một số thông tin đã có trước đây liên quan đến Hát Trống quân. Các kết quả thu được sẽ là dữ liệu để sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận án. Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh và quy nạp, tổng hợp, hệ thống hóa. Phương pháp này được áp dụng trong toàn bộ luận án để tìm ra những điểm chung và riêng trong diện mạo, đặc biệt là trong các khía cạnh âm nhạc học của Hát Trống quân. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa âm nhạc học và văn hóa học, trong đó trọng tâm là âm nhạc học. 5. Những đóng góp của đề tài Mặc dù nguồn tư liệu chưa thật đầy đủ, song dựa trên các tư liệu hiện có, chúng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra những nhận xét, đánh giá, đúc kết mang tính tổng thể bước đầu về thể loại Hát Trống quân ở Bắc bộ trong luận án này. Những đóng góp cụ thể của đề tài bao gồm: - - - - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện và sâu kỹ hơn về thể loại Hát Trống quân trên mọi khía cạnh, đặc biệt là phần âm nhạc, từ đó đưa ra được một cái nhìn bao quát, tổng thể, đầy đủ hơn, có hệ thống về loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống này. Dựa trên những khác biệt trong âm nhạc của Hát Trống quân ở các địa phương, luận án lần đầu tiên đề xuất việc phân vùng/tiểu vùng Hát Trống quân từ góc độ âm nhạc học. Việc đúc kết đặc trưng âm nhạc của Hát Trống quân nói chung cũng như các đặc trưng âm nhạc mang tính địa phương của thể loại dân ca này sẽ là cơ sở giúp cho người đọc phân biệt âm nhạc của Hát Trống quân với các thể loại dân ca khác, và nhận diện các phong cách âm nhạc của Hát Trống quân ở các vùng/tiểu vùng/địa phương được rõ ràng hơn. Những đúc kết về khía cạnh âm nhạc của Hát Trống quân trong luận án sẽ đóng góp một phần vào hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng lý thuyết âm nhạc truyền thống Việt Nam sau này. 4 - Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam trong các trường học, đồng thời sẽ là những thông tin khoa học hữu ích cho công tác bảo tồn và khôi phục thể loại Hát Trống quân ở các địa phương. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về Hát Trống quân và một số vấn đề liên quan đến luận án Chương 2: Diện mạo của Hát Trống quân Chương 3: Đặc trưng âm nhạc chung và đặc trưng âm nhạc mang tính địa phương của Hát Trống quân 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÁT TRỐNG QUÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Trong chương 1, dựa trên các tài liệu thu thập được, chúng tôi sẽ tìm hiểu về tình hình nghiên cứu Hát Trống quân từ trước đến nay, đồng thời đưa ra những đánh giá về nội dung cũng như mức độ nghiên cứu về Hát Trống quân trong các tài liệu của các tác giả đi trước. Trên cơ sở đó, xác định những khoảng còn trống trong việc nghiên cứu thể loại âm nhạc này, đòi hỏi sự bổ khuyết để có được một cái nhìn tương đối đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống về Hát Trống quân, đặc biệt là từ góc độ âm nhạc học. Một phần trong số những khoảng trống đó sẽ được giải quyết trong luận án. Cũng trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến việc triển khai đề tài của luận án. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÁT TRỐNG QUÂN Cho đến nay đã có không ít công trình, bài viết tìm hiểu về Hát Trống quân ở nhiều vùng (nhưng chưa phải là toàn bộ các địa phương có Hát Trống quân) với những khía cạnh khác nhau, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Những nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu thể loại Hát Trống quân trong các tài liệu của các tác giả đi trước sẽ được trình bày cụ thể trong các tiểu mục sau đây. 1.1.1. Khái quát về các tài liệu liên quan đến Hát Trống quân được tìm hiểu trong luận án Có thể phân chia các tài liệu có đề cập đến Hát Trống quân thành hai khối: tài liệu văn bản giấy và tài liệu được đăng tải trên mạng internet, trong đó: * Khối tài liệu văn bản giấy: Khối này bao gồm các sách xuất bản, các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí phát hành. Số lượng văn bản của khối tài liệu này không nhiều với nội dung bao chứa cả những bài viết (thường là các bài báo ngắn) mang tính giới thiệu khái quát về diện mạo Hát Trống quân nói chung, hoặc Hát Trống quân ở một vùng/địa phương cụ thể; và những công trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về Hát Trống quân. 6 * Khối tài liệu được đăng tải trên mạng internet: Đây là khối tài liệu có số lượng tương đối lớn1, bao gồm các tài liệu văn bản và tài liệu âm thanh, hình ảnh. Nội dung của các tài liệu văn bản đăng tải trên internet chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát về sinh hoạt Trống quân nói chung hay của một vùng/địa phương; hoặc mang tính cập nhật, đề cập đến những vấn đề văn hóa, xã hội… hiện có liên quan đến loại hình nghệ thuật này. Với những đặc điểm vừa trình bày về các tài liệu liên quan đến Hát Trống quân, chúng tôi thấy các tài liệu văn bản giấy có sự chuyên sâu và phong phú hơn hẳn trong các vấn đề được nghiên cứu so với khối tài liệu được đăng tải trên internet. Do vậy, trong chương này chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu, phân loại, phân kỳ, tổng hợp và đánh giá khối tài liệu văn bản giấy. Các tài liệu này được thu thập và thống kê từ nhiều nguồn, bao gồm: tài liệu văn bản nguyên gốc; những nội dung liên quan được trích lục/đề cập tới trong các công trình, bài viết; tên các tài liệu có trong danh sách tài liệu tham khảo của các công trình, bài viết. Cho đến hết thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, chúng tôi đã thu thập và biết đến 45 tài liệu văn bản giấy có đề cập đến Hát Trống quân (sẽ được giới thiệu ở tiểu mục 1.1.2. Phân kỳ các giai đoạn nghiên cứu). Trong số 45 tài liệu này, chúng tôi được tiếp cận trực tiếp với 33 tài liệu; 12 tài liệu còn lại chỉ được biết đến một cách gián tiếp thông qua 33 tài liệu nói trên. Có thể vẫn còn những tài liệu khác liên quan đến Hát Trống quân mà chúng tôi chưa có điều kiện được biết đến hoặc tiếp cận. Do đó, những đánh giá, nhận định về tình hình nghiên cứu Hát Trống quân được đưa ra trong luận án sẽ chủ yếu chỉ dựa trên những tài liệu văn bản giấy chúng tôi được tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những nhận xét, thông tin của các tác giả khác về những tài liệu mà chúng tôi chưa có trong tay. Ở khối tài liệu này, thời điểm sớm nhất xuất hiện các bài viết đề cập đến thể loại Hát Trống quân là từ những năm cuối thế kỷ XIX. Sau đó, số lượng các tài liệu có đề cập tới Hát Trống quân ngày một nhiều hơn, chuyên sâu hơn với sự góp mặt của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu và sưu tầm trong và ngoài nước. Cho đến nay chúng ta có được một vốn liếng các tài liệu có liên quan đến Hát Trống quân cũng khá dày dặn. 1 Nếu chỉ cần đánh từ “Hát Trống quân” vào công cụ tìm kiếm trên trang Google, chúng ta sẽ nhận được 576.000 kết quả tìm kiếm liên quan đến ba chữ này, trong đó có một số lượng không nhỏ kết quả liên quan trực tiếp đến thể loại Hát Trống quân được ưu tiên liệt kê trong 10 trang đầu/tổng số 27 trang hiện kết quả tìm kiếm. 7 Theo tìm hiểu của chúng tôi, Hát Trống quân lần đầu tiên được nhắc tới từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trong một số bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam như: Notes sur l’origine des chants Annamites (A.Chéon, Hanoi, 1889), Les chants et les traditions des Annamites (H.Dumoutier, Hanoi, 1890), Chrestomathie Annamite (Nordemann, Hanoi, 1914)... Tuy nhiên, chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám, các công trình nghiên cứu về Hát Trống quân mới xuất hiện ngày một nhiều và đi sâu hơn về các khía cạnh liên quan đến hát Trống quân - từ những bài viết nhỏ cho đến những sách chuyên khảo, và gần đây là một vài công trình liên quan tới các dự án khôi phục, bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Trong số các công trình đã công bố từ sau Cách mạng Tháng Tám, có khá nhiều công trình tổng hợp bao chứa trong đó những phần viết về hát Trống quân, chẳng hạn như: - “Tuyển tập văn học Việt Nam” (phần Văn học dân gian, tập I) (NXB Văn học, Hà Nội, 1972). “Tục ngữ dân ca Việt Nam” (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980). “Cấu trúc bài bản một số thể loại dân ca người Việt vùng châu thổ sông Hồng” (Công trình khoa học cấp Bộ năm 2009 của Viện Âm nhạc do PGS.TS Lê Văn Toàn làm chủ nhiệm đề tài) v.v… Ngoài ra, còn có các bài viết và công trình mang tính chuyên khảo tìm hiểu về thể loại âm nhạc này mà chúng tôi đã được tiếp cận như: - Sơ khảo về hát Trống quân, dân ca Bắc Việt của Lê Văn Hảo (Tập san Đại học Huế số 31/1963). Hát Trống quân, hình thức diễn xướng dân gian của người Việt của Nguyễn Hữu Thu (Tạp chí Dân tộc học số 2/1981). Hát Trống quân của Trần Việt Ngữ (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002). v.v… Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu về Hát Trống quân thường đề cập tới những khía cạnh liên quan đến các lối Hát Trống quân mang mục đích giao duyên, vui chơi giải trí. Riêng về lối Hát Trống quân thờ mang tính tín ngưỡng, chỉ có Trống quân Đức Bác được thấy nhắc đến trong một vài bài viết, công trình ở mức độ miêu thuật về phương thức diễn xướng hoặc nói qua về làn điệu âm nhạc như 8 Những bài hát giao duyên, Dân ca người Việt, Hát Xoan của Tú Ngọc; Ca nhạc dân gian Vĩnh Phú của Phạm Khương; Văn hóa dân gian/ Địa chí Vĩnh Phú do Ngô Quang Nam chủ biên… Công trình nghiên cứu có thể xem khá toàn diện và đầy đủ mọi khía cạnh về Trống quân Đức Bác là công trình khoa học cấp cơ sở Trống quân Đức Bác ở vùng Đất Tổ của người viết luận án này. Để có được một cái nhìn tổng quát, có hệ thống về tình hình nghiên cứu Hát Trống quân, chúng tôi đã tiến hành phân loại, phân kỳ các giai đoạn nghiên cứu và đưa ra những đánh giá sơ bộ về các nội dung được tìm hiểu trong các tài liệu này. 1.1.2. Phân kỳ các giai đoạn nghiên cứu Việc phân kỳ các giai đoạn nghiên cứu trong khối tài liệu liên quan đến Hát Trống quân này được dựa trên các tiêu chí: thời điểm công bố, góc độ tiếp cận, phạm vi nội dung nghiên cứu, mức độ nông/sâu của vấn đề nghiên cứu, tính mới của các nội dung nghiên cứu… Theo đó, chúng tôi tạm chia thành 3 giai đoạn: 1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1950 Ở thời kỳ này, các tài liệu đề cập đến Hát Trống quân chỉ có 12/45 tài liệu. Các tài liệu được biết đến dưới dạng sách in hoặc bài viết đăng trên các báo, tạp chí, trong đó đa số là những sản phẩm của các nhà nghiên cứu nước ngoài viết bằng tiếng nước ngoài (7/12 tài liệu). Ngoài 3 tài liệu của A. Cheon (1889), H.Dumoutier (1890) và Nordemann (1914) đã nêu ở tiểu mục 1.1.1., 4 tài liệu còn lại của các tác giả nước ngoài gồm: - A. Cheon (1905): Recueil des 100 textes annamites (Tuyển tập 100 bài văn thơ của người An Nam) M. Gaston Knops (1913): Histoires de la musique dans l’Indochine (Lịch sử âm nhạc Đông Dương) George Cordier (1920): Essai de la littérature annamite. La chanson (Sơ khảo về văn chương An Nam. Các loại hát) A.Schaeffner (1936): Origine des instruments de musique (Nguồn gốc các nhạc khí) Đáng tiếc, đối với các tài liệu này, chúng tôi không có điều kiện tiếp cận trực tiếp, mà chỉ được biết thông qua phần trích dẫn, đánh giá hay tài liệu tham khảo của các tài liệu khác bằng tiếng Việt như Nguyễn Văn Huyên toàn tập - Văn hóa và giáo 9 dục Việt Nam [4]; Hát hội [8], Sơ khảo về Hát Trống quân dân ca Bắc Việt [5], Hát Trống quân - hình thức diễn xướng dân gian của người Việt [38]. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra những đánh giá được một cách đầy đủ, chuẩn xác về nội dung của các tư liệu này theo tiêu chí đã đề ra ở trên. Tuy nhiên, theo như tiêu đề của các tài liệu cho thấy chúng dường như đều có nội dung nghiên cứu mang tính tổng hợp, trong đó có thể có một phần nhắc tới Hát Trống quân. Trong bài nghiên cứu Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam [4, tr.63,64] có chi tiết trích dẫn liên quan đến nhạc cụ có tên là “Trống quân” từ hai tài liệu của Nordemann và G. Cordier và có nhắc đến một nguồn tư liệu nữa nói về nhạc cụ Trống quân là của tác giả Cheon. Như thế, có thể biết một phần nội dung đề cập đến Hát Trống quân trong 3 tài liệu này là mô tả về nhạc cụ Trống quân. Trong bài Hát hội [8], tác giả Trần Văn Khê cũng có nhắc tới một số nội dung được đề cập trong tài liệu của các tác giả nước ngoài như H. Dumoutier (Hà Nội, 1890), M. Gaston Knops (Paris, 1913), G. Cordier (1920), A.Schaeffner Payot (Paris, 1936). Ngoài vấn đề nhạc cụ, còn có hai nội dung khác thấy được giới thiệu trong các tài liệu này. Đó là nguồn gốc và thời điểm diễn xướng của Hát Trống quân. Một thành tố nữa liên quan đến Hát Trống quân được mô tả trong Recueil des 100 textes annamites (Tuyển tập 100 bài thơ văn của người An Nam) theo trích dẫn của Lê Văn Hảo [5] là hình thức diễn xướng. Để thông tin thêm, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến đánh giá về các tài liệu của tác giả nước ngoài của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thu trong bài viết Hát Trống quân - hình thức diễn xướng dân gian của người Việt: Năm 1889, A.Cheon, Ghi chép về nguồn gốc những bài hát của người An Nam (Note sur l’origine des chants annamites) có đề cập đến lối hát Trống quân, nhưng hết sức sơ sài, nhiều vấn đề khác của lối hát này không được nhắc tới. Năm 1890, Dumoutier, Les chant et les traditions des annamites, có bàn tới bài hát và truyền thống, nhưng cũng không tiến xa hơn là mấy. Năm 1914, Nordemann, Cổ văn tuyển tập của người An Nam (Chrestomathie Annamite), trong đó có nói đến dân ca Trống quân, nhưng tựu trung đối với những tác giả đó cũng chỉ nhắc tới như một “sự lạ”, hoặc chủ yếu sưu tập lời ca để tìm hiểu đánh giá nó theo quan niệm 10 riêng của mình. Và có lẽ, họ cũng không thể hiểu được thế nào là tâm hồn, là trí tuệ người Việt [38, tr.133]. Vì không được tiếp cận trực tiếp với văn bản, nên những điều trình bày trên đây về các tài liệu của các tác giả nước ngoài chỉ dừng lại ở những thông tin gián tiếp qua lăng kính của một vài tác giả khác. Ngoài phần tìm hiểu của các tác giả nước ngoài, cũng trong giai đoạn này đã có 5 tài liệu có đề cập đến Hát Trống quân của các tác giả Việt Nam. Trong số này, chúng tôi chỉ được tiếp cận trực tiếp với duy nhất một tài liệu là: Les chants alternés des garçons et des filles en Annam (Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam- tên tài liệu bằng tiếng Việt theo cách dịch trong bộ sách Nguyễn Văn Huyên toàn tập - Văn hóa và giáo dục Việt Nam do Phạm Minh Hạc và Hà Văn Tấn chủ biên [4]) của Nguyễn Văn Huyên được ấn hành bằng tiếng Pháp tại Pháp năm 19342. Đây cũng là một phần viết nghiên cứu tổng hợp về thể loại hát đối đáp nam nữ nói chung ở Việt Nam, gồm các khía cạnh: phong tục, tập quán, diễn xướng, âm nhạc, văn học, ngôn từ lời ca…, trong đó tác giả chủ yếu tìm hiểu đối tượng nghiên cứu từ góc độ văn học và ngôn ngữ học xã hội. Tác giả Nguyễn Hữu Thu trong bài viết Hát Trống quân - hình thức diễn xướng dân gian của người Việt đã nhận định về tài liệu này như sau: Năm 1934, Nguyễn Văn Huyên, Hát đối đáp gái trai, Hát Trống quân được miêu tả như một tài liệu dân tộc học, phong tục học. Đây là một công trình đáng chú ý, ông đã có một quan niệm mới trong việc khảo cứu dân ca. Tuy nhiên, riêng phần hát Trống quân, ông cũng chỉ dành cho nó một số trang ít ỏi [38, tr.134]. Đúng như tác giả Nguyễn Hữu Thu đã viết, trong tài liệu Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam, phần viết liên quan trực tiếp đến Hát Trống quân chỉ có 3/149 trang (chiếm 2% dung lượng của tài liệu). Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy tên gọi Hát Trống quân với tư cách là một thể loại âm nhạc được nhắc đến trong tài liệu, mà thông qua hình thức trình diễn được tác giả mô tả3, chúng tôi đoán định nó gần với cách diễn xướng của Hát Trống quân. Trong tài liệu, tác giả Nguyễn Văn Huyên chỉ ghi chú thích một loại hát 2 Nguyễn Văn Huyên: Les chants alternés des garçons et des filles en Annam. Paris, Librairie Orientaliste Paul Gautiiner, t3, Rue Jacob, 1934. 3 “…Người ta kê trong sân hai chiếc chõng tre cách nhau một cái trống đệm… Một chàng trai bắt đầu hát. Rồi, cô gái đáp lại… Nếu một trong hai người không trả lời được nữa, thì bị loại. Khi đã bị loại khỏi nhóm, thì người đó không được ngồi trên chõng nữa mà ngồi xuống cùng công chúng. Hội kéo dài suốt đêm…” [4, tr.53] 11 có liên quan tới hình thức diễn xướng được mô tả là hát Trông giăng. Ở đây, từ “Trống quân” chỉ thấy xuất hiện là tên gọi của một nhạc cụ độc đáo được sử dụng trong thể loại hát đối (mục Nhạc cụ, chương 1 “Âm nhạc của các bài hát đối”). Như thế, nội dung liên quan trực tiếp đến thể loại Hát Trống quân trong “một số trang ít ỏi” của tài liệu kể trên chỉ đề cập tới khía cạnh nhạc cụ dưới dạng mô tả các loại trống đất khác nhau. Mặc dù vậy, nội dung này mang một ý nghĩa không nhỏ. Đây là những nghiên cứu tìm hiểu về một thể loại âm nhạc cổ truyền Việt Nam qua lăng kính của một người Việt Nam thuộc nền văn hóa Việt Nam. Do đó, cách nhìn và nhận định của tác giả với tư cách là người “trong cuộc”, ngấm sâu văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam hẳn là sẽ có những điểm ít nhiều khác biệt với cách nhìn của người nước ngoài. Đồng thời, đoạn nội dung này cũng cho thấy phạm vi vấn đề và mức độ tìm hiểu về Hát Trống quân giai đoạn này. 4/5 tài liệu của các tác giả Việt Nam còn lại có tiêu đề cho thấy đối tượng tìm hiểu của bài viết chính là Hát Trống quân, đó là: - Vũ Hy Tố (1927): Chống quân đối ca - Sự tích Hát Trống quân (đăng trên Trung Bắc chủ nhật số 29, 1940) Anh Ngẫn (báo Tri Tân, số 19, 1941): Trống quân giữa trai Xuân Cầu và - gái Khúc Lộng Vì cái tội sính chữ của mấy ông đồ Hà Thành mất hẳn bài Hát Trống quân (đăng trên Trung Bắc chủ nhật số 164, 1943) Cho đến nay chúng tôi chưa có điều kiện được đọc các văn bản tài liệu này nên chưa thể có những bình luận về chúng. Riêng về tài liệu Chống quân đối ca của Vũ Hy Tố, tác giả Nguyễn Văn Huyên có viết đây là một trong những cuốn sách của các tác giả Việt Nam lượm lặt những tục ngữ, ngạn ngữ và khúc hát [4, tr.43, 44]. Như vậy, các bình luận chúng tôi có thể đưa ra về việc nghiên cứu Hát Trống quân giai đoạn này chủ yếu mang tính phán đoán. Tuy thế, dựa trên những thông tin có được, chúng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về tình hình nghiên cứu Hát Trống quân ở giai đoạn này như sau: - Phần lớn các tài liệu được tiếp cận từ góc độ của những người nước ngoài theo cách nhìn của những người bên ngoài nền văn hóa Việt Nam trong thời điểm lịch sử Việt Nam đang nằm trong sự đô hộ của nhà nước thực dân phương Tây. - Đã có những tìm hiểu nghiên cứu của người Việt Nam về thể loại Hát Trống quân cho dù số lượng còn khiêm tốn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan