Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam tt...

Tài liệu Luận án giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam tt

.PDF
28
243
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------------------------------------- TRỊNH THU THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2019 Công trình được hoàn thành tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHAN VĂN TÍNH 2. TS. NGUYỄN VÕ NGOẠN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Vào hồi:……giờ…..phút Ngày…..tháng…..năm…… Có thể tìm hiểu tại: - Thư viện – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Thư viện Quốc gia 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là vấn đề của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, nhiều chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo. Ví dụ: “Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005” trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm” (quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001); “Chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững đến năm 2020” (Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011); “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” (nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008); “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi” (chương trình 135); “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” (Chương trình 134); chính sách cho vay ưu đãi của NHNN (Thông tư số 06/2009/TT-NHNN). Ngân hàng Người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) ra đời năm 2002 đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tài chính vi mô du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX đã góp phần không nhỏ đưa hàng triệu khách hàng là người nghèo thoát nghèo. Kể từ năm 2016, khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ đói nghèo tăng lên. Để cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả bền vững nghĩa là không tái nghèo, việc khai thác các nguồn lực trong nền kinh tế là cần thiết. Tài chính vi mô là một trong các nguồn lực đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về tài chính vi mô, làm rõ cơ chế tác động của loại hình tài chính này đến công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu xóa đói giảm nghèo bền vững với ý tưởng có những giải pháp để cho tài chính vi mô trở thành nguồn thật sự hiệu quả cho xóa đói giảm nghèo bền vững, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính vi mô góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế còn tồn tại đối với xóa đói giảm nghèo bền vững. Đề xuất những giải pháp để tài chính vi mô thực sự là công cụ hữu hiệu để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là đói nghèo và tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững. Đối tượng đói và nghèo sẽ được tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn; trong đó có giai đoạn nghiên cứu đói nghèo và giai đoạn nghiên cứu về nghèo. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 Phạm vi nội dung: tổ chức TCVM và quỹ TDND cơ sở hoạt động tại các tỉnh miền Trung có tỷ lệ nghèo đói cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Về giải pháp, các giải pháp được xây dựng cho việc giảm nghèo bền vững giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 – 2017; đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Để thực hiện đề tài này, luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau: (i) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải về tài chính vi mô, mối liên hệ giữa tài chính vi mô với xóa đói giảm nghèo bền vững. (ii) Chính sách của Nhà nước quan điểm cơ bản về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo bền vững, hoạt động TCVM. (iii) Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, so sánh khi khảo sát thực trạng đói nghèo và hoạt động TCVM. - Phương pháp logic để phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo bền vững. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thực hiện khảo sát tại một số tỉnh về hoạt động tài chính vi mô, điều tra bằng phỏng vấn, thu thập thông tin trên các phương tiện truyền thông và các nghiên cứu đã công bố 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau liên quan đến đề tài Luận án. Nghiên cứu sinh tiếp cận các công trình theo hai nhóm chính: Nhóm 1 là những công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo; Nhóm 2 là những công trình nghiên cứu về tài chính vi mô. Trong đó, mỗi nhóm công trình, tác giả đều chia ra các nhóm nhỏ là nhóm các công trình nghiên cứu trong nước và nhóm công trình nghiên cứu nước ngoài. 6. Giả thuyết khoa học Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy vai trò tích cực của TCVM đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo; một số nghiên cứu đã kiểm nghiệm mối tương quan giữa hoạt động TCVM với tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam bằng các mô hình hồi quy thông qua các biến số như tỷ lệ giảm nghèo, dịch vụ người nghèo tiếp cận được, vật chất của người nghèo có được… Thực tiễn cuộc sống cho thấy, nghèo đói là vấn đề không có thể giải quyết một sớm một chiều, vì giảm nghèo và tái nghèo là hai vấn đề thường phát sinh. Lý do có nhiều, trong đó có nguyên nhân cơ bản là chính sách XĐGN hiện nay của Nhà nước bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc cho vay vốn lãi suất thấp. Cách thức này làm cho người nghèo không có ý thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn, thậm chí không muốn thoát nghèo để được tài trợ. 3 Cho nên, XĐGN bền vững - hay nói cách khác, xóa đói giảm nghèo và không để tái nghèo là vấn đề cần thiết. Việc xóa đói giảm nghèo được tác giả quan tâm và có các nghiên cứu đã công bố từ năm 2010. Quá trình đó, cũng như trải nghiệm trong cuộc sống cho tác giả nhận thức rằng: - TCVM, xét trên phương diện sản phẩm và chủ thể cung cấp sẽ góp phần XĐGN nghèo bền vững. Để làm rõ nhận thức trên, trong nghiên cứu cần tìm lời giải cho các câu hỏi: i) chủ thể cung cấp TCVM là ai?; ii) Cơ chế tác động của TCVM như thế nào để xóa đói giảm nghèo trở nên bền vững? - Giữa giảm nghèo bền vững và hoạt động của TCVM có mối liên hệ nhân quả. Mối liên hệ đó có thể có thể nhìn nhận bằng suy đoán, hoặc trực quan, có thể đánh giá bằng các con số cụ thể thông qua mô hình toán học. Tuy nhiên, đói nghèo và các nhân tố tác động đến đói nghèo, cũng như xóa đói giảm nghèo để không tái nghèo là vấn đề không những là kinh tế, mà còn là văn hóa, xã hội phức tạp, nguồn số liệu đầu vào thiếu chuẩn xác, có thể phải ước tính, nên việc sử dụng con số, mô hình cứng nhắc có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu, dẫn đến các khuyến nghị không phù hợp. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sẽ xây dựng mô hình có tính chuyên biệt trong TCVM, vừa có yếu tố định tính, vừa có yếu tố định lượng. Để lượng hóa mối quan hệ nhân quả đó, số liệu phải dễ hiểu, rõ ràng, dễ tiếp cận. Thực nghiệm mối liên hệ giữa hoạt động TCVM và kết quả xóa đói giảm nghèo bền vững sẽ sử dụng mô hình này. - Muốn xóa đói giảm nghèo bền vững bằng TCVM, thì TCVM phải được phát triển ổn định và bền vững. Đây là một định đề. Tuy nhiên, vấn đề cần phải làm là xác định những nhân tố, giải pháp có thể làm cho TCVM phát triển bền vững trên hai phương diện (nội tại và ngoại lai), bao gồm mở rộng mạng lưới các tổ chức có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM. 7. Đóng góp mới về khoa học của luận án (i) Hệ thống trên phương diện lý luận về XĐGN; hình thành luận cứ về TCVM cho XĐGN bền vững, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo bền vững, lý thuyết về TCVM. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tác động của TCVM đối với xóa đói giảm nghèo bền vững có tính đặc thù trong hoạt động TCVM. (ii) Hình thành quan điểm về TCVM góp phần XĐGN bền vững. Về sản phẩm, TCVM không đóng khung trong hoạt động tín dụng, mà TCVM là việc cung cấp đa dạng về dịch vụ tài chính cho khách hàng. Về đối tượng khách hàng, dịch vụ TCVM không chỉ được cung cấp cho người nghèo, phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số; tài chính vi mô cần phải hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động, khi đã phát triển, những doanh nghiệp này sẽ giúp giải quyết việc làm cho người nghèo, từ đó gián tiếp góp phần giải quyết việc làm. (iii) Thay đổi tư duy về XĐGN. TCVM không những trực tiếp XĐGN, mà còn gián tiếp XĐGN thông qua viêc làm thay đổi nhận thức của người nghèo. TCVM sẽ tác động đến người nghèo như là công cụ của thị trường; qua đó, người nghèo sẽ chú ý đến tiết kiệm và sử dụng tiền có hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy người dân làm kinh tế; năng động hơn, dám nghĩ dám làm để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo và không tái nghèo. 4 (iv) Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống TCVM bền vững, mở rộng năng lực cung cấp TCVM cho các định chế khác đủ năng lực để XĐGN bền vững. (v) Khuyến nghị hoàn thiện các chính sách cho phát triển hoạt động của TCVM góp phần giảm nghèo bền vững. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng về tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1.1 Khái niệm tài chính vi mô “Tài chính vi mô là sản phẩm, dịch vụ do các chủ thể cung cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ. Chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mô là các tổ chức được thành lập chính thức theo luật pháp; các tổ chức bán chính thức và phi chính thức.” 1.1.2 Các chủ thể cung cấp tài chính vi mô Hiện nay, cách hiểu về TCVM về mặt tổ chức chưa có sự thống nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống các tổ chức TCVM bao gồm NHTM, các TCTD, các Tổ chức bán chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, Nghiên cứu sinh cho rằng trong tất cả các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mô nói trên, không phải tổ chức nào cũng có chức năng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Về lý thuyết, tất cả các TCTD đều có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM, tuy nhiên cần phân định rõ TCTD có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM và TCTCVM. Các TCTD có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM bao gồm các NHTM, hệ thống quỹ TDTD cơ sở, NHCSXH, TCTCVM, bên cạnh đó có các chương trình, dự án TCVM. Tuy nhiên, TCTCVM chỉ bao gồm các TCTCVM chuyên biệt hoạt động theo Luật các TCTD. 1.1.3 Đặc điểm của tài chính vi mô Về sản phẩm dịch vụ: càng ngày càng đa dạng. Về đối tượng khách hàng: TCVM phục vụ đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, những doanh nghiệp xuất phát là hộ nghèo hoặc sử dụng lao động là hộ nghèo. Về quy mô phục vụ. Những khoản vay hay những khoản tiết kiệm có giá trị thấp, sau đó sẽ là những món vay lớn hơn. Về phương thức phục vụ: cá nhân, tổ, nhóm. 1.1.4 Dịch vụ tài chính vi mô 1.1.4.1 Cho vay - Cho vay cá thể/cá nhân - Cho vay theo nhóm tương hỗ 5 - Cho vay theo nhóm tương hỗ qua trung gian - Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.4.2 Sản phẩm dịch vụ tiết kiệm - Tiết kiệm bắt buộc - Tiết kiệm tự nguyện - Tiền gửi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 1.1.4.3 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán Theo điều 2, Thông tư 23/2014/TT-NHNN, chỉ có các NH (bao gồm NHNN, NHTM, NH chính sách, NH HTX, Chi nhánh NH nước ngoài) mới là được phép cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán có thể đa dạng hơn, miễn là đảm bảo tất cả các điều kiện về QLRR, đảm bảo an toàn và bảo mật. 1.1.4.4 Bảo hiểm vi mô Các sản phẩm bảo hiểm vi mô như: Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm mùa màng, Bảo hiểm vật nuôi, Bảo hiểm tài sản. 1.1.4.5 Cho thuê tài chính 1.1.2.6 Dịch vụ phi tài chính Ngoài việc giúp đỡ bằng tài chính, kiến thức để xóa đói giảm nghèo, các TCTCVM, các tổ chức phi chính phủ như hội phụ nữ, hội nông dân còn có thể cung cấp dịch vụ phi tài chính…Nhờ có các tổ chức cung cấp dịch vụ phi tài chính, khách hàng được truyền đạt những kiến thức, kỹ năng để có thể lập nghiệp, phát triển sự nghiệp hay có bồi dưỡng thêm hiểu biết về xã hội, về cuộc sống (sức khỏe – y tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp…) 1.2 ĐÓI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đói nghèo 1.2.1.1 Khái niệm về đói nghèo o Quan điểm về đói nghèo của các nước Trên thế giới, có nhiều khái niệm đói nghèo được tiếp cận theo các giác độ khác nhau được các Tổ chức như Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế Giới (WB) đưa ra. Các khái niệm này xoay quanh việc thiếu hụt nguồn thu nhập và các nhu cầu thiết yếu mà con người không được tiếp cận. Việt Nam cũng có góc nhìn về đói nghèo tương đồng với thế giới, cốt lõi của đói nghèo là những nhu cầu cơ bản của con người không được hưởng và thỏa mãn. Nghèo đói đa chiều được đề cập trong Báo cáo phát triển con người năm 1997 của UNDP, đó là nghèo về vật chất, còn nghèo về con người và nghèo về xã hội. o Chuẩn nghèo của các nước Chuẩn nghèo của các quốc gia không giống nhau và không cố định. Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng. Tại Việt Nam, chuẩn nghèo qua các thời kỳ như sau: 6 Bảng 1.2: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các thời kỳ Giai đoạn 1993-1995 1996-1997 Thành thị Nông thôn - hộ đói: <13kg gạo/người/tháng - hộ đói: <8kg gạo/người/tháng - hộ nghèo: <20kg gạo/tháng - hộ nghèo: <15 kg gạo/người/tháng hộ đói: <13kg gạo/người/tháng - miền núi, hải đảo: < 15 kg/tháng < 25 kg gạo/tháng - đồng bằng, trung du: < 20 kg/tháng 1998 – 2000 (CV:1751/LĐTBXH) 2001 – 2005 hộ đói: <13kg gạo/người/tháng (~ 45.000đ) < 25 kg gạo/tháng (~ 90.000đ) - đồng bằng, trung du: < 20 kg/tháng (~70.000đ) < 150.000đ/người/tháng - miền núi, hải đảo: < 80.0000đ/người/tháng - đồng bằng, trung du: 100.000đ/người/tháng (QĐ:1143/2000/QĐ-LĐTBXH) 2006 – 2010 - miền núi, hải đảo: < 15 kg/tháng (~55.000đ) ≤ 260.000đ/người/tháng ≤ 200.000đ/người/tháng - hộ nghèo: ≤ 500.000 đ/người/tháng - hộ nghèo: ≤ 400.000 đồng/người/tháng - hộ cận nghèo: ≤ 501.000 – 650.000 - hộ cận nghèo: ≤ 401.000 – 520.000 đ/người/tháng đ/người/tháng - hộ nghèo: 900.000đ/người/tháng - hộ nghèo: 700.000đ/người/tháng - hộ cận nghèo: 1.300.000/người/tháng - hộ cận nghèo: 1.000.000/người/tháng (QĐ:170/2005/QĐ-TTg) 2011 – 2015 (QĐ:09/2011/QĐ-TTg) 2016 – 2020 (QĐ:59/2015/QĐ-TTg) Chuẩn nghèo đa chiều - Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: + Các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; + Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.2.1.2 Nguyên nhân của đói nghèo a. Sự hạn chế của các nguồn lực b. Thiên tai c. Bất bình đẳng giới d. Sức khỏe và dịch bệnh e. Sự yếu kém của các chính sách vĩ mô f. Tệ nạn xã hội 1.2.1.3 Hậu quả của đói nghèo a. Đối với nền kinh tế b. Đối với chính trị - xã hội c. Về văn hóa 1.2.2 Xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững Xóa đói giảm nghèo bền vững có thể hiểu là làm cho bộ phận dân cư đã thoát đói nghèo không bị tái nghèo. Nghèo theo quan niệm trong thời đại hiện nay là nghèo đa chiều, chính vì thế XĐGN cũng phải đa chiều. 7 1.2.3 Tài chính chi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững 1.2.3.1 Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo bền vững TCVM có vai trò quan trọng đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững đang được đặt ra: - TCVM là nguồn lực cho người nghèo - Tăng thu nhập hộ gia đình - Tăng quyền cho người phụ nữ 1.2.3.2. Các phương pháp tiếp cận xóa đói giảm nghèo  Phương pháp từ trên xuống dưới (top-down) và vai trò của Nhà nước. Nhà nước có vai trò hết sức quan quan trọng trong giảm nghèo bền vững, bởi vì nhà nước đề ra chính sách đúng và phù hợp sẽ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhờ đó mà sẽ bền vững hơn.  Phương pháp tiếp cận từ dưới lên và vai trò của người nghèo. Đối với phương pháp tiếp cận này, người dân nghèo có vai trò quan trọng. Nhà nước và các cơ quan chức hỗ trợ người nghèo để họ có thể tự lập trong tăng thu nhập và tăng mức độ hưởng thụ trong các dịch vụ xã hội khác, mà không phải dựa vào các biện pháp thoát nghèo nhanh như tặng nhà, tặng phương tiện sống.  Kết nối người nghèo với thị trường và vai trò của TCVM Tài chính vi mô rất đa dạng hoạt động và không phải là một hoạt động từ thiện. TCVM có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là giúp đỡ những người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho họ; chức năng thứ hai là duy trì, phát triển ổn định và an toàn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, lâu dài; bản chất của chức năng nầy là thu đủ bù chi, có tích lũy, thực thiện nghĩa vụ đối với ngân sách. Như vậy, quan hệ giữa người nghèo và TCTC VM là quan hệ theo cơ chế thị trường. 1.2.3.3 Cơ chế tác động của tài chính vi mô đối với xóa đói giảm nghèo bền vững a. Nhận thức chung Nghiên cứu sinh cho rằng vai trò của Nhà nước không thể thiếu được, nhưng Nhà nước không nên làm thay những thứ mà thị trường có thể tự thân vận động. TCVM là một trong những kênh hỗ trợ Nhà nước xóa đói giảm nghèo hiệu quả, giúp cho người nghèo có thể thoát nghèo bền vững thông qua hoạt động quan trọng của TCVM là cho vay. Thực tế cho thấy chương trình TCVM mang đến cơ hội cho hộ nghèo có thể vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập giúp họ có điều kiện vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. b. Cơ chế tác động TCVM thông qua hoạt động tín dụng của mình tác động đến việc XĐGN không phải nhất thời mà có tính chất lâu dài, vì vậy tạo ra được khả năng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. Tín dụng vi mô giảm nghèo vĩnh viễn là một tác động lâu dài, nó không phải là một khoản tài trợ ngắn hạn. Mục đích của nó là để dẫn đến sự tăng bền vững trong khả năng của gia đình để tạo ra sự giàu có. 1.2.3.4 Tiêu chí đánh giá tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững a. Cách tiếp cận của các nhà khoa học 8 Có nhiều cách xác định các tiêu chí đánh giá khác nhau về xóa đói giảm nghèo bền vững. Ví dụ: Phạm Ngọc Dũng (2015) cho rằng, đánh giá giảm nghèo bền vững có thể sử dụng các tiêu chí sau: - Khoảng cách nghèo - Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo - Quy mô nghèo - Quy mô thoát nghèo - Biến động tỷ lệ nghèo - Quy mô tái nghèo - Tỷ lệ tái nghèo - Tỷ lệ thoát nghèo bền vững b. Quan điểm và cách tiếp cận của tác giả Về mặt định lượng 1. Tốc độ tăng tài sản (H1) của TC TCVM: H1 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛 % 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑛−1) 2. Tỷ lệ tăng dư nợ cho vay người nghèo của TCVM (H2) H2 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ừơ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 (𝑛−1) % 3. Tỷ lệ tăng nợ quá hạn của khách hàng người nghèo (H3) 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛 H3 = % 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 (𝑛−1) 4. Tỷ lệ tăng dư nợ của từng khách hàng người nghèo (H4) 𝐷ư 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛 H4 = % 𝐷ư 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚(𝑛−1) 5. Tỷ lệ tăng số lượng người nghèo vay vốn (H5) H5 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛 % 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑛−1) 6. Tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm của người nghèo (H6) H6 = 𝑆ố 𝑑ư 𝑡𝑖ế𝑡 𝑘𝑖ệ𝑚 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛 𝑆ố 𝑑ư 𝑡𝑖ế𝑡 𝑘𝑖ệ𝑚 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑛−1) % 7. Sự phát triển mạng lưới chi nhánh của TCVM (H7) H7 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐶𝑁 𝑛ă𝑚 𝑛;ℎ𝑜ặ𝑐 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛 𝑚 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑛ℎá𝑛ℎ 𝑛ă𝑚 (𝑛−1);ℎ𝑜ặ𝑐 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛(𝑚−1) 8. Quy mô về nhân sự (H8) Về mặt định tính Các tiêu chí định tính đánh giá thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo của TCVM có thể gồm: - Sự hài lòng của khách hàng. - Mức độ gắn bó của khách hàng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM. Nếu khách hàng là người nghèo tiếp tục sử dụng dịch vụ TCVM nhiều chu kỳ, đến khi thoát nghèo vẫn sử dụng, đó là thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo của TCVM. - Khả năng phát triển khách hàng. 1.2.4 Nhân tố tác động đến tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững 9 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan - Nhận thức của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô - Số lượng, mạng lưới cung cấp dịch vụ - Mức độ bền vững của tổ chức - Danh mục sản phẩm dịch vụ, chất lượng cung ứng dịch vụ 1.2.4.2 Nhân tố khách quan - Cơ chế chính sách - Môi trường kinh tế - Mức độ hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài 1.3 KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.3.1 Kinh nghiệm thế giới 1.3.1.1 Bangladesh Ngân hàng Grameen của Bangladesh là TCTCVM đạt được nhiều thành công trong việc cung ứng dịch vụ TCVM cho người nghèo để sản xuất kinh doanh và làm nhà ở. Các khoản vay đều không cần thế chấp và không áp dụng các công cụ pháp lý. Bên cạnh đó, NH còn cho vay đối tượng là người ăn mày muốn kiếm sống ổn định và còn dành nhiều học bổng cho con em của thành viên. 1.3.1.2 Ấn Độ Ấn Độ có hai mô hình TCVM là Hiệp hội Phụ nữ tự doanh (SEWA) sau này là NH HTX Mahila Sewa và Tập đoàn SKS. Hai tổ chức này cung cấp tín dụng cho phụ nữ nghèo. SKS cho vay theo nhóm 5 thành viên, huy động vốn từ các doanh nghiệp và các cá nhân để hoạt động. 1.3.1.3 Indonesia Indonesia thành lập Bank Rakyat Indonesia (BRI) là NHTM nhà nước cung cấp TCVM. Tiết kiệm là chìa khóa thành công với hoạt động của BRI, NH này cho phép gửi tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, cơ chế rút vốn linh hoạt, đảm bảo lãi suất thực dương. BRI còn khuyến khích và thu hút khách hàng mới bằng cách tích lũy điểm khi gửi tiền và có thưởng cho khách hàng. 1.3.1.4 Malaysia Tổ chức Agensi Kaunseling Dan Pengurusan Kredit (AKPK) là một nhánh của NHTW Malaysia. AKPK tổ chức chương trình giáo dục tài chính nhằm thúc đẩy và thay đổi hành vuu của người đi vay thông qua hội thảo, các chương tình đào tạo, chương trình định hướng cộng đồng. 1.3.2 Bài học cho Việt Nam - Thay đổi nhận thức về tính hiệu quả, tính mục đích của các hoạt động tài chính vi mô - Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô đối với người nghèo - Hoàn thiện, đa dạng mô hình hoạt động - Đa dạng hóa sản phẩm tài chính vi mô - Xóa bỏ trợ cấp, khuyến khích tín dụng vi mô thương mại - Phát triển dịch vụ phi tài chính 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA NHÀ NƯỚC 2.1.1 Tình hình đói nghèo ở Việt Nam Bảng 2.1: Tình hình đói ở Việt Nam Đơn vị Nghìn lượt hộ Nghìn lượt Nghìn tấn Hỗ trợ hộ thiếu đói lương thực từ đầu năm Tỷ đồng (*) Số liệu ước tính Chỉ tiêu Hộ đói Số nhân khẩu đói 2012 450,3 1.911,8 2013 426,7 1.794 2014 319,9 1.340,4 2015 227,5 994 2016 265,5 1.099 2017 181,4 746,1 22,6 45,3 22,2 19,7 19,4 22,8 24,4 24 19,7 8,5 - 1,1 Nguồn: Tổng cục thống kê Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam có nhiều cải thiện trong nhiều năm trở lại đây. Tình trạng đói trong dân được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2012-2015. Tuy nhiên, năm 2016, số hộ thiếu đói tăng lên (do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán chủ yếu ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung) giảm mạnh vào năm 2017. Bảng 2.2: Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (*) 2012 Chỉ tiêu Số hộ 2013 Tỷ lệ (%) Số hộ 2014 Tỷ lệ (%) Số hộ 2015 Tỷ lệ (%) Số hộ 2016 Tỷ lệ (%) Số hộ 2017 Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ %) CẢ NƯỚC Tổng số hộ nghèo 2.149.110 9,60 1.797.889 7,80 1.442.261 5,97 233.569 9,88 1.986.967 8,23 1.642.489 6,70 Tổng số hộ cận nghèo 1.474.127 6,57 1.443.183 6,32 1.338.976 5,62 1.235.784 5,22 1.306.928 5,41 1.304.680 5,32 HỘ NGHÈO /CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN 64 HUYỆN NGHÈO THEO NQ 30A VÀ 02 HUYỆN NGHÈO THEO QĐ 1791) Tổng số hộ nghèo 299.032 43,89 265.857 38,20 234.743 32,59 371.990 50,43 338.428 44,93 303.782 39,56 Tổng số hộ cận nghèo 104.197 14,97 94.611 12,83 113.455 15,06 117.169 15,26 HỘ NGHÈO/CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BẢN 30 HUYỆN NGHÈO (THEO NQ 615, 293), NĂM 2018 LÀ 29 HUYỆN NGHÈO NHÓM 2 THEO QUYẾT ĐỊNH 275/QĐ-TTG NGÀY 07/03/2018 Tổng số hộ nghèo 156.296 30,21 141.260 34,48 119.888 28,49 161.178 38,29 151.371 35,02 138682 39,59 Tổng số hộ cận nghèo 56.400 13.77 46.563 11,06 52.946 12,25 49.444 14,12 (*) Năm 2012-2014 số liệu theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, từ năm 2015 áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Nguồn: Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo từ năm 2012-2017 của Bộ LĐTBXH Tình trạng nghèo đói đã được cải thiện, tuy nhiên hộ nghèo mới chỉ dừng lại ở mức sát ngưỡng cận nghèo mà chưa thực sự “thoát nghèo”, từ cận nghèo cũng dễ dàng quay trở lại nghèo, vì vậy xóa đói giảm nghèo vẫn chưa bền vững. (Bảng 2.2) Số lượng hộ nghèo năm 2017 phân theo khu vực Miền núi Số hộ nghèo các khu vực giai đoạn 2012-2017 Đông Nam Bộ, 2.0% 600000 400000 Đông Bắc, 24.1% Tây Nguyên, 10.7% 200000 0 Miền núiMiền Đôngnúi Bắc ĐB Tâysông BắcBắc Hồng Duyên Trung Hải Bộ miền Tây Trung Nguyên Đông ĐB Nam sông Bộ Cửu Long 2012 ĐB sông Cửu Long, 16.9% 2013 2014 2015 2016 2017 Duyên Hải miền Trung, 10.7% Miền núi Tây Bắc, 12.1% Bắc Trung Bộ, 14.6% ĐB sông Hồng, 8.8% Biểu đồ 2.1: Tình hình nghèo đói theo khu vực Nguồn: Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo từ năm 2012-2017 của Bộ LĐTBXH 11 Từ biểu đồ cho thấy tình trạng nghèo đói các khu vực là không giống nhau do điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng như tốc độ phát triển không giống nhau xét theo thời gian và vùng lãnh thổ, bảng 2.3 và 2.4 sau đây cho thấy như vậy. Bảng 2.4: Diễn biến tái nghèo trong năm 2016-2017 2017/2016 2016 2017 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1.333 120,42 Miền núi Đông Bắc 1.107 0,04 2.440 0,09 -2.046 -17,11 Miền núi Tây Bắc 11.956 1,71 9.910 1,39 -3.590 -46,36 ĐB sông Hồng 7.744 0,13 4.154 0,07 -1.617 -25,97 Bắc Trung Bộ 6.226 0,22 4.609 0,16 -1.492 -60,28 0,12 983 0,05 Duyên Hải miền Trung 2.475 24 2.88 Tây Nguyên 832 0,06 856 0,06 -81 -51,92 Đông Nam Bộ 156 0,00 75 0,00 448 62,57 ĐB sông Cửu Long 716 0,03 1164 0,03 -7,021 -22,49 Tổng số 31.212 0,13 24.191 0,1 Nguồn: Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo từ năm 2016-2017 của Bộ LĐTBXH Bảng 2.5: Số hộ nghèo phát sinh mới trong năm 2016-2017 2017/2016 2016 2017 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) -2.787 -0,11 Miền núi Đông Bắc 26.182 1,00 23.395 0,58 -3.024 -0,17 Miền núi Tây Bắc 17.486 2,50 14.462 2,04 -8.622 -0,35 ĐB sông Hồng 24.413 0,42 15.791 0,27 -7.870 -0,33 Bắc Trung Bộ 23.406 0,82 15.536 0,53 -3.273 -0,26 0,58 9.129 0,42 Duyên Hải miền Trung 12.402 -8.702 -0,38 Tây Nguyên 22.663 1,69 13.961 1,02 -2.451 -0,54 Đông Nam Bộ 4.538 0,11 2.087 0,05 -0,41 -9.309 ĐB sông Cửu Long 22.447 0,79 13.138 0,29 -0,30 Tổng số 153.537 0,64 107.499 0,44 -46.038 Nguồn: Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo từ năm 2016-2017 của Bộ LĐTBXH Nhìn tổng thể, người dân nghèo được tiếp cận dịch vụ y tế là tốt nhất trong 10 tiêu chí, tiếp đến là trẻ em được đến trường. Điều này chứng tỏ, người nghèo đã có ý thức chăm lo đến sức khỏe và giáo dục cho tương lai. Tuy nhiên, mức độ thiếu hụt về bảo hiểm y tế và trình độ giáo dục người lớn thì lại ở mức cao. Đáng chú ý nhất là mức độ thiếu hụt công trình vệ sinh (hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh) đang ở mức đáng báo động). Xét theo từng tiêu chí cụ thể, mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ của người nghèo giữa các vùng có sự khác biệt lớn (biểu đồ 2.2). Hộ nghèo cả nước theo đối tượng là dân tộc thiểu số, thu nhập, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, khu vực thành thị, khu vực nông thôn, thuộc chính sách bảo trợ xã hội và thuộc chính sách người có công (biểu đồ 2.3). 12 90 80 Đơn vị: % 70 60 50 40 30 20 10 0 Trình Tình Chất Diện Tiếp cận Bảo dịch vụ hiểm y độ giáo trạng đi lượng tích nhà dục học của nhà ở y tế tế ở người trẻ em lớn Nguồn Hố Sử dụng Tài sản nước xí/Nhà dịch vụ phục vụ sinh tiêu hợp viễn tiếp cận hoạt vệ sinh thông thông tin Biểu đồ 2.2: Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo năm 2017 (theo chuẩn nghèo đa chiều) Nguồn: Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo từ năm 2017 của Bộ LĐTBXH 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 Hộ nghèo Hộ nghèo về Hộ nghèo Hộ nghèo thiếu hụt dân tộc thiểu thu nhập khu vực tiếp cận các thành thị số dịch vụ xã hội cơ bản Hộ nghèo Hộ nghèo Hộ nghèo khu vực thuộc chính thuộc chính nông thôn sách bảo trợ sách ưu đãi người có xã hội công Biểu đồ 2.3: Số hộ nghèo cả nước năm 2017 phân theo các nhóm đối tượng Nguồn: Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo từ năm 2017 của Bộ LĐTBXH Như vậy có thể thấy được, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất ở ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số. 2.1.2 Chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững của Nhà nước Việt Nam 2.1.2.1 Chủ chương của Đảng Bắt đầu từ Đại hội VI (năm 1986) Nhà nước đã có nhận thức về sự phân hóa nhất định trong một số lĩnh vực giữa các tầng lớp nhân dân, đồng thời coi việc từng bước hạn chế sự phân hóa đó là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện. Từ thời kỳ đổi mới cho đến nay, mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ chính khi hoạch định chính sách phát triển của Việt Nam. 2.1.2.2 Chính sách của Nhà nước 13 Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính sách giảm nghèo của Việt Nam có thể chia làm các giai đoạn: giai đoạn 1998-2000, giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 20062010 và từ năm 2011 đến nay. 2.1.2.3 Chính sách tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951). Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách XĐGN, vào năm 1995 Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã ra đời. 2.1.2.4 Chính sách về tổ chức và cung ứng dịch vụ tài chính vi mô a. Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam Việc phát triển TCVM ở Việt Nam trải qua 03 giai đoạn: (i) Giai đoạn khởi đầu (thập niên 80) (ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1990 đến năm 2000) (iii) Giai đoạn phát triển chiều sâu (từ năm 2000 đến nay). b. Chính sách quản lý các Tổ chức tài chính vi mô Quá trình hình thành chính sách về TCTCVM ở Việt Nam được mô tả như sau: Bảng 2.5: Quá trình hình thành chính sách về tổ chức tài chính vi mô Thời gian Tên quy định NĐ số 28/2005NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ 09/03/2005 tại Việt Nam 15/11/2007 NĐ 165/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 28/2005/NĐ-CP Thông tư 02/2008/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện NĐ 28/2005/NĐ-CP và NĐ 02/04/2008 165/2007/NĐ-CP 10/12/2008 Hạn nộp giấy phép cho NHNN (12 kể từ ngày NĐ 165/2017/NĐ-CP có hiệu lực) 16/06/2010 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ 01/01/2011 Luật các TCTD số 27/2010/QH12 coi TCTCVM là một loại hình TCTD QĐ số 2195/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến 2020 TT số 33/2015/QĐ-NHNN Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động 31/12/2015 của TCTCVM Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg quy định về hoạt động của chương trình, dự án 12/06/2017 TCVM mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ Thông tư số 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động 23/02/2018 của TCTCVM Nguồn: tác giả tổng hợp 06/02/2011 2.2 THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM 2.2.2 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở Việt Nam 14 2.2.2.1 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô a. Các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép chính thức TCTCVM chính thức được NHNN cấp phép thành lập, hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng (2010) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD (2017). Tính đến 30/06/2018, Việt Nam có 04 TCTCVM chính thức là Tình Thương - TYM, M7, Thanh Hóa và CEP. b. Ngân hàng Hợp tác xã và hệ thống quỹ Tín dụng nhân dân Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013. Ngoài trụ sở chính, NH HTX có 32 Chi nhánh, 70 PGD và 1.200 Quỹ TDND thành viên trong phạm vi toàn quốc. (co-opbank.vn) 2.2.2.2 Các Tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức Hiện nay, tại Việt Nam đang có khoảng 3331 TCTCVM bán chính thức dưới dạng các tổ chức và chương trình/dự án TCVM. Cụ thể: - Chương trình/dự án TCVM - TCTCVM chuyên trách nhưng chưa đăng ký thành lập TCTCVM. - Quỹ các hội hoạt động trong lĩnh vực TCVM. - Các tổ chức xã hội dân sự (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên) 2.2.3 Thực trạng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô của các tổ chức tài chính vi mô Kết quả cung cấp dịch vụ TCVM được NH Phát triển Châu Á (ADB) tổng kết trong báo cáo ADB Việt Nam – Tăng tốc phát triển khu vực TCVM hướng tới tài chính toàn diện hơn – số liệu tính đến 31/10/2015, năm 2016 và 2017 chưa có tổ chức nào công bố kết quả, vì vậy, tác giả phân tích dựa trên số liệu của ADB. 2.2.3.1 Tín dụng Bảng 2.9: Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng Tổ chức Số lượng khách hàng vay vốn (triệu lượt) 2012 2013 2014 2015 Dư nợ cho vay (triệu USD) 2012 2013 2014 2015 QTDND/NHHTX 1,07 1,12 1,23 1,20 1.051 1.262 1.477 1.673 Các TC/CT/DA TCVM 0,73 0,77 0,80 0,80 180 189 198 198 Tổng 1,80 1,89 2,03 2,00 1.231 1.451 1.675 1.871 Nguồn: Báo cáo ADB Việt Nam – Tăng tốc phát triển khu vực TCVM hướng tới tài chính toàn diện hơn, Thanh Tâm [2015] Về số lượng khách hàng vay vốn. Số lượng khách hàng vay vốn tăng đều trong giai đoạn 2012-2015.Về dư nợ tín dụng, dư nợ trong giai đoạn 2012-2015 tăng trưởng đều đặn, trung bình 4%/năm. Về thị phần, xét về tỷ trọng dư nợ là có sự chênh lệch giữa các tổ chức. Hệ thống các quỹ TDND cơ sở và NHHTX phục vụ số lượng khách hàng lớn hơn các TCTCVM, dư nợ cũng lớn hơn rất nhiều. 1 Dữ liệu về TCTCVM của CSF 15 2.2.3.2 Tiết kiệm Bảng 2.10: Tổng quan về tiết kiệm vi mô chính thức ở Việt Nam Số lượng khách hàng tiết kiệm vi mô Dư nợ tiết kiệm (triệu lượt) (triệu USD) Tổ chức 2012 2013 2014 2015 2012 2013 2014 2015 QTDND/NHHTX 1,23 1,23 1,44 1,2 1.218 1.292 1.837 2.016 CácTC/CT/DATCVM 0,51 0,56 0,62 0,62 44 48 48 48 Tổng 1,74 1,79 2,06 1,82 1.262 1.340 1.885 2.064 Nguồn: Báo cáo ADB Việt Nam – Tăng tốc phát triển khu vực TCVM hướng tới tài chính toàn diện hơn, Thanh Tâm [2015] Về tiết kiệm vi mô chính thức ở Việt Nam (bảng 2.10). Số lượng khách hàng tham gia tiết kiệm vi mô tăng hàng năm trong giai đoạn 2012-2014 giảm mạnh trong năm 2015, tốc độ tăng trung bình 4%/năm. Về dư nợ tiết kiệm, dư nợ tiết kiệm tăng đều trong giai đoạn 20122015, năm 2014 quy mô dư nợ tiết kiệm tăng mạnh nhất trong bốn năm (tăng tới 545 triệu USD). Về thị phần, tính đến năm 2015, hệ thống quỹ TDND cơ sở/NHHTX chiếm thị phần lớn hơn cả. Các tổ chức, chương trình, dự án TCVM vẫn chỉ giữ thị phần nhỏ nếu so sánh với hệ thống quỹ TDND cơ sở. 2.3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 2.3.1 Kết quả khảo sát các tổ chức 2.3.1.1 Thời gian hoạt động và mạng lưới hoạt động Bảng 2.12: Các đơn vị tham gia khảo sát về tín dụng vi mô cho xóa đói giảm nghèo TC tham gia khảo sát Năm thành lập TT Ngày khảo sát 1 10/11/2017 TCTCVM Thanh Hóa 2014 2 25/12/2017 TCTCVM Tình thương -TYM 1992 3 10/12/2017 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh 2008 4 10/12/2017 Quỹ TDND Kỳ Anh – Hà Tĩnh 2011 5 11/12/2017 Quỹ TDND Thái Hòa – Nghệ An 1995 6 11/12/2017 Quỹ TDND xã Nghĩa Thuận – Nghệ An 1995 7 11/12/2017 Quỹ TDND Nghĩa Thái – Nghệ An 2015 Loại hình tổ chức TCTCVM chính thức TCTCVM chính thức Bán chính thức (Quỹ xã hội) Quỹ TDND Quỹ TDND Quỹ TDND Quỹ TDND Mạng lưới (tính đến 31/12/2017) 4 Chi nhánh, 6 PGD 65 CN, PGD (12 tỉnh/TP) 13 PGD thuộc 13 huyện của tỉnh Hà Tĩnh 1 Trụ sở chính 1 Trụ sở chính, 1 PGD 1 Trụ sở chính, 1 PGD 1 Trụ sở chính, 1 điểm GD Nguồn: Tác giả khảo sát 2.3.1.2 Tình hình cho vay người nghèo a. Một số vấn đề khi cho vay người nghèo ở các đơn vị khảo sát Đối tượng vay vốn 16 Bảng 2.14: Đối tượng tham gia vay vốn tại các đơn vị khảo sát TT Đơn vị 1 Trung tâm tài chính vi mô Thanh Hóa 2 3 4 5 6 7 Đối tượng vay vốn - Phụ nữ - Hộ có thu nhập thấp - Phụ nữ nghèo, cận nghèo có thu nhập thấp TCTCVM Tình thương TYM - Hộ chính sách: những gia đình có công với cách mạng - Doanh nghiệp siêu nhỏ Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Phụ nữ nghèo yếu thế Quỹ TDND Kỳ Anh – Hà Tĩnh Hội viên của quỹ Quỹ TDND Thái Hòa – Nghệ An Hội viên của quỹ Quỹ TDND xã Nghĩa Thuận – Nghệ An Hội viên của quỹ Quỹ TDND Nghĩa Thái – Nghệ An Hội viên của quỹ Nguồn: Tác giả tổng hợp Trong hai loại hình TCTD, các TCTCVM chính thức và bán chính thức đã thực hiện cho vay tới đúng đối tượng là người nghèo, phụ nữ nghèo yếu thế, DN siêu nhỏ. Ngược lại, các quỹ TDND lại không thực hiện cho vay người nghèo. Nguyên nhân là do: Bảng 2.15: Nguyên nhân các quỹ tín dụng nhân dân không cho vay người nghèo TT Đơn vị 1 Quỹ TDND Kỳ Anh – Hà Tĩnh 2 Quỹ TDND Thái Hòa – Nghệ An 3 Quỹ TDND xã Nghĩa Thuận – Nghệ An 4 Quỹ TDND Nghĩa Thái – Nghệ An Nguyên nhân - Quan ngại rủi ro lớn không thu hồi được nợ - Người nghèo không phải là thành viên của Quỹ - Do NHNN khống chế quỹ TDND chỉ cho vay người nghèo tối đa 5%, Quỹ cần tập trung vốn cho vay hội viên. - Người nghèo trên địa bàn chủ yếu vay NH Chính sách - Quỹ TDND mới thành lập, vốn chưa đủ lớn - Hiện tại Quỹ đang theo đuổi mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, cho vay người nghèo nhiều rủi ro, dễ mất vốn, không thu hồi được nợ. Quỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu quá lớn, Quỹ sẽ không thể mở rộng phát triển Nguồn: Tác giả tổng hợp Một nguyên nhân khác mà tất cả các Quỹ đều không cho vay người nghèo đó là các Quỹ không dám cho vay do thiếu kinh nghiệm, kiến thức quản lý và họ nghĩ người nghèo là những người sẽ không trân trọng cam kết của mình. b. Kết quả cho vay người nghèo  Tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa 20000 15000 10000 5000 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017(khái toán) 14687 15328 18264 20063 19378 21515 Số thành viên nghèo 11800 14044 11939 14271 Số thành viên nữ vay vốn 17676 17153 17816 19953 Số thành viên, khách hàng Biểu đồ 2.13: Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa Nguồn: BCTC của TCTCVM Thanh Hóa các năm 2012-2016, khái toán 2017 17 Biểu đồ 2.13 cho thấy số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa tăng vào năm 2015 và giảm nhẹ năm 2016, sau đó tăng trở lại năm 2017. Tính đến năm 2017, TCTCVM Thanh Hóa đã có 21.515 khách hàng. Nếu chỉ tính riêng năm 2016, trong 108.855 hộ nghèo tỉnh Thanh Hóa thì riêng TCTCVM Thanh Hóa đã đáp ứng được 17,8% nhu cầu vay vốn của người nghèo ở tỉnh này. TCTCVM Thanh Hóa cho vay khách hàng chủ yếu là phụ nữ và hộ nghèo trong đó, phụ nữ chiếm 93%. Bảng 2.19: Kết quả cho vay người nghèo của tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa Dư nợ Dư nợ trung bình/ người Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị Tr.đ 2012 2013 2014 2015 2016 2017 49.564 71.076 104.083 152.568 216.822 Tr.đ 3,3 4,6 5,6 7,6 Tr.đ - - - % 0,01 0,01 0,001 282.822 2015/ 2014 46,5% 2016/ 2015 42,1% 2017/ 2016 30,4% 11,1 13,6 35,7% 46,1% 22,5% 8,6 8,6 46,5 - 0 440,7% 0,001 0,001 0,019 0 0 0 Nguồn: BCTC của tổ chức TCVM Thanh Hóa giai đoạn 2012-2016, khái toán 2017 và tính toán của tác giả TCTCVM Thanh Hóa cho vay người nghèo với quy mô dư nợ tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trung bình 40%. Dư nợ trung bình/người cũng tăng đều đặn hàng năm. Nợ quá hạn rất nhỏ, trong năm 2015 và 2016, nợ quá hạn chỉ là 8,6 triệu đồng, đến năm 2017 tăng lên là 46,5 triệu đồng. Nợ quá hạn tuy tăng năm 2017 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn rất thấp trong thời kỳ khảo sát. Tỷ lệ nợ quá hạn của tổ chức này luôn ở mức dưới 1% trong giai đoạn 2012-2017.  Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương - TYM 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Số thành viên, khách hàng vay vốn 2012 2013 2014 2015 2016 2017 84090 96000 107507 113987 127274 144390 2431 3502 2659 2925 79484 92899 93812 96867 98623 123118 Số thành viên nghèo Số thành viên vay vốn Biểu đồ 2.14: Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Tình thương - TYM Nguồn: BCTN của TCTCVM Tình Thương – TYM các năm 2012- 2017 18 Số lượng thành viên, khách hàng vay vốn của TYM không ngừng tăng lên trong sáu năm trở lại đây. Số thành viên nghèo và thành viên vay vốn cũng tăng trưởng rất nhanh (chi tiết tại biểu đồ 2.14). Bảng 2.20: Kết quả cho vay người nghèo của TCTCVM Tình Thương - TYM Doanh số cho vay Dư nợ Dư nợ trung bình/ người Tỷ lệ hoàn trả Tỷ lê nợ quá hạn Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 Tr.đ - 1.087.000 1.381.428 1.652.838 2.065.997 2.318.900 19,6% 25,0% 12,2% Tr.đ 483.698 582.221 758.322 862.874 1.054.661 1.221.270 13,8% 22,2% 15,8% Tr.đ 6,1 6,2 7,1 7,6 8,3 8,4 7% 9% 1,2% % 99,97 99,96 99,98 99,98 99,99 99,99 0 0 -0,01 % 0,03 0,04 0,011 0,004 0,01 0,01 -0,007 0,006 0 Nguồn: BCTN của TYM các năm 2014-2017 và tính toán của tác giả Doanh số cho vay và dư nợ cho vay của TYM tăng trưởng cao trong giai đoạn 20122017, trung bình 17%/năm. Dư nợ trung bình/người cũng tăng đều đặn, từ mỗi khách hàng chỉ có dư nợ trung bình là 6,1 triệu đồng lên đến 8,4 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn trả cũng rất cao, nợ quá hạn cũng hầu như không có (dưới 1%). Đối với Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh, bà Tăng Linh Chi – Phó Giám đốc Quỹ cho biết: tính đến thời điểm tháng 12/2017, dư nợ của Quỹ là 130 tỷ với 22.000 khách hàng ở tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, quỹ không cho vay tiêu dùng. 2.3.2 Kết quả thu thập ý kiến khách hàng tài chính vi mô 2.3.2.1 Ý kiến của khách hàng của Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương – Chi nhánh Thanh Hóa Nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn 100 khách hàng tại TCTCVM Tình Thương – Chi nhánh Thanh Hóa để đánh giá tác động của TCVM đối với việc XĐGN. Kết quả khảo sát cho thấy: i/ Đa số khách hàng chọn sử dụng cả hai loại dịch vụ là tiết kiệm và vay vốn (60% số người được hỏi), chứng tỏ khách hàng rất tin tưởng, lựa chọn Chi nhánh là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cho mình; ii/ đời sống khách hàng được cải thiện rõ rệt (85% khách hàng thoát nghèo và thoát cận nghèo); iii/ khách hàng rất hài lòng với dịch vụ do Chi nhánh cung cấp (83% khách hàng hài lòng và rất hài lòng); iv/ Tất cả khách hàng được phỏng vấn cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với Chi nhánh trong thời gian tới và có tới 89% khách hàng sẽ giới thiệu cho người quen về dịch vụ TCVM do Chi nhánh Thanh Hóa cung cấp. 2.3.2.2 Một số ví dụ điển hình về thành công trong việc cung cấp vốn cho người nghèo Nghiên cứu sinh đưa ra các trường hợp điển hình tại các TCTCVM, TCTCVM Tình Thương là trường hợp của bà Trần Thị Huệ (Nghệ An) và bà Tô Thị Hương (Nghệ An). TCTCVM Thanh Hóa có bà Phạm Thị Hằng và bà Trần Thị Phượng. Các thành viên kể trên của hai tổ chức đều có xuất phát điểm là người nghèo, thu nhập bấp bênh, khi là thành viên của TCTCVM, các thành viên đã được vay vốn và hướng dẫn cách cải thiện thu nhập. Dần dần, từ vài ba triệu khoản vay đầu, các thành viên đã trả hết nợ và vay nhiều kỳ tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan