Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam...

Tài liệu Luận án giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam

.PDF
200
208
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------------------------------------- TRỊNH THU THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2019 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------------------------------------- TRỊNH THU THỦY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Người hướng dẫn 1: PGS.TS Phan Văn Tính Người hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Võ Ngoạn Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận án này đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Trịnh Thu Thủy LỜI CẢM ƠN Luận án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Bên cạnh đó, để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, khích lệ của nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân. Trước hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, PGS.TS Phan Văn Tính và TS. Nguyễn Võ Ngoạn đã hướng dẫn, chỉ bảo và động viên nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Đặc biệt, PGS.TS Phan Văn Tính đã tạo mọi điều kiện, đóng góp những ý kiến quý báu, tạo động lực và nguồn cảm hứng cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, các cán bộ đang công tác tại Viện Đào tạo Sau đại học và Khoa Ngân hàng – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã động viên, hỗ trợ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ trong ban lãnh đạo, các cán bộ hiện đang công tác tại các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã hỗ trợ tác giả trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm và thực hiện trả lời câu hỏi phỏng vấn trong quá trình thực hiện khảo sát. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án./. Nghiên cứu sinh Trịnh Thu Thủy MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. V DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ VII DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... IX DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... IX LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3 5.1 Nhóm công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ............................................... 3 5.2 Nhóm công trình nghiên cứu về tài chính vi mô ....................................................... 5 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 10 7. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................... 11 8. Kết cấu của luận án ................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ........................................................................... 13 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ .............................................................. 13 1.1.1 Khái niệm tài chính vi mô..................................................................................... 13 1.1.2 Các chủ thể cung cấp tài chính vi mô ................................................................... 15 1.1.3 Đặc điểm của tài chính vi mô ............................................................................... 17 1.1.4 Dịch vụ tài chính vi mô ........................................................................................ 18 1.2 ĐÓI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ........................................................................................................................... 23 i 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đói nghèo ...................................................................... 23 1.2.2 Xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững ........................................ 30 1.2.3 Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ............................................. 32 1.2.4 Nhân tố tác động đến tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ........... 42 1.3 KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG............................................ 46 1.3.1 Kinh nghiệm thế giới ............................................................................................ 46 1.3.2 Bài học cho Việt Nam .......................................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 52 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM .................................................. 53 2.1 TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA NHÀ NƯỚC ................................................................. 53 2.1.1 Tình hình đói nghèo ở Việt Nam .......................................................................... 53 2.1.2 Chính sách giảm nghèo bền vững của Nhà nước Việt Nam ................................ 59 2.2 THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 71 2.2.2 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở Việt Nam .................................. 71 2.2.3 Thực trạng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô của các tổ chức tài chính vi mô ......... 74 2.3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ................................................................................................................... 75 2.3.1 Cơ sở chọn mẫu khảo sát ...................................................................................... 75 2.3.2 Mục tiêu khảo sát ................................................................................................ 76 2.3.3 Địa điểm khảo sát ................................................................................................ 76 2.3.4 Phương pháp khảo sát........................................................................................... 76 2.3.5 Nội dung khảo sát ................................................................................................. 77 ii 2.3.6 Kết quả khảo sát các tổ chức ................................................................................ 78 2.3.7 Kết quả thu thập ý kiến khách hàng tài chính vi mô ............................................ 93 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .................................................................................................. 98 2.4.1 Mặt được ............................................................................................................... 98 2.4.2 Tồn tại ................................................................................................................. 100 2.4.3 Nguyên nhân tồn tại............................................................................................ 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 116 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 117 3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ QUAN ĐIỂM VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ........................................ 117 3.1.1 Các định hướng cơ bản ưu tiên cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030 ..................................................................................... 117 3.1.2 Định hướng chính sách giảm nghèo giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ........... 120 3.2 ĐỊNH HƯỚNG VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 121 3.2.1 Tài chính vi mô cho giảm nghèo bền vững ........................................................ 121 3.2.2 Một số mục tiêu giảm nghèo bền vững .............................................................. 124 3.2.3 Quan điểm sử dụng tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ............ 125 3.3 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 127 3.3.1 Thiết lập và tăng cường tính liên kết trong hoạt động của tài chính vi mô ........ 127 3.3.2 Nhóm giải pháp phát triển các Tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô ....... 129 3.3.3 Nhóm giải pháp về sản phẩm và cung cấp sản phẩm tài chính vi mô ................ 146 3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ............................................................ 152 3.4.1 Điều kiện chung .................................................................................................. 152 iii 3.4.2 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô .................................. 153 3.4.3 Chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô của các Tổ chức ................................................................................................................. 157 3.4.4 Phối hợp giữa hoạt động xóa đói giảm nghèo bằng vốn ngân sách và hoạt động tài chính vi mô của các Tổ chức không sử dụng vốn ngân sách. ..................................... 158 3.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động tài chính vi mô ..................................... 160 3.4.6 Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo khác .................... 160 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 161 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................................................................................... 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 166 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt BĐLV Bưu điện Liên Việt BCTC Báo cáo tài chính BHVM Bảo hiểm vi mô BHXH Bảo hiểm xã hội Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm Thuật ngữ tiếng Anh CNTT Capital aid for employment of the poor microfinance institution (Ltd.) Coopération Internationale pour Tổ chức bảo trợ cho các cơ quan phát le Développement et la triển Công giáo Solidarité The Consultative Group to Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo Assist the Poor Công nghệ thông tin CP Cổ phần CSH Chủ sở hữu CTTC Cho thuê tài chính DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tư nhân ESCAP Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc FTA Hiệp định thương mại tự do HTX Hợp tác xã IFAD Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế KT-XH Kinh tế xã hội LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội LHPN Liên hiệp phụ nữ LHQ Liên hiệp quốc NGO Tổ chức phi chính phủ NH Ngân Hàng CEP CIDSE CGAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Free Trade Agreement International Fund for Agricultural Development fund None-governmental organization - NGO v Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN NHPT Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng phát triển NHTM Ngân hàng thương mại NHNo&PTNT Thuật ngữ tiếng Anh Oxford Committee for Famine Relief Oxfam PGD Phòng Giao dịch QLRR Quản lý rủi ro QTDND Quỹ Tín dụng nhân dân TCTC Tổ chức tài chính TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô TDND Tín dụng nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNFPA Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc USD Đô la Mỹ USUK Tổ chức cứu trợ trẻ em WB Ngân hàng Thế giới WOOCU Hội đồng tín dụng thế giới XĐNG Xóa đói giảm nghèo United Nations Development Programme United Nations Fund for Population Activities United Nations Population Fund United States Dollar Save Children United Kingdom vi World Bank World Council of Credit Unions DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Một số dịch vụ phi tài chính ......................................................................... 22 Bảng 1.2: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các thời kỳ .................................................... 26 Bảng 1.3: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam ........................................................... 31 Bảng 1.4: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Grameen bank .......................... 46 Bảng 2.1: Tình hình đói ở Việt Nam ............................................................................. 53 Bảng 2.2: Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (*) ............ 53 Bảng 2.3: 10 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước năm 2017 .................................. 55 Bảng 2.4: Diễn biến tái nghèo trong năm 2016-2017 ................................................... 55 Bảng 2.5: Số hộ nghèo phát sinh mới trong năm 2016-2017 ........................................ 56 Bảng 2.6: Quá trình hình thành chính sách về tổ chức tài chính vi mô ........................ 65 Bảng 2.7: Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng tại TCTCVM .................... 67 Bảng 2.8: Các TCTCVM chính thức ............................................................................. 72 Bảng 2.9: Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng ................................. 74 Bảng 2.10: Tổng quan về tiết kiệm vi mô chính thức ở Việt Nam ............................... 75 Bảng 2.11: Địa điểm khảo sát và đơn vị khảo sát ......................................................... 76 Bảng 2.12: Nội dung khảo sát ....................................................................................... 77 Bảng 2.13: Các đơn vị tham gia khảo sát về tín dụng vi mô cho xóa đói giảm nghèo ..... 78 Bảng 2.14: Tài sản của Quỹ TDND Thái Hòa (Nghệ An) ............................................ 83 Bảng 2.15: Đối tượng tham gia vay vốn tại các đơn vị khảo sát................................... 88 Bảng 2.16: Nguyên nhân các quỹ tín dụng nhân dân không cho vay người nghèo ...... 88 Bảng 2.17: Tiêu chí xác định hộ nghèo của các TCTCVM ....................................... 89 Bảng 2.18: Lãi suất cho vay tối đa khi cho vay người nghèo .................................... 90 Bảng 2.19: Điều kiện đảm bảo tiền vay khi cho vay người nghèo ............................ 90 Bảng 2.20: Kết quả cho vay người nghèo của tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa ...... 91 Bảng 2.21: Kết quả cho vay người nghèo của TCTCVM Tình Thương - TYM .......... 92 vii Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả khảo sát .......................................................................... 93 Bảng 2.23: Lý do khách hàng chưa hài lòng ................................................................. 94 Bảng 2.24: Những điểm không đồng bộ giữa Luật và Nghị định ............................... 106 Bảng 3.1: Vị thứ của Việt Nam các năm 2016 và 2030 tính theo PPP ....................... 119 Bảng 3.2: Một số kinh nghiệm của các tổ chức khi chuyển đổi mô hình hoạt động .. 132 Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng ......................................... 140 Bảng 3.4: Ví dụ về thang điểm xếp hạng tín dụng ...................................................... 141 Bảng 3.5: Một số dịch vụ phi tài chính có thể phục vụ cho khách hàng ..................... 148 Bảng 3.6: Phân khúc thị trường tài chính vi mô .......................................................... 150 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình nghèo đói theo khu vực ............................................................ 54 Biểu đồ 2.2: Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo năm 2017 (theo chuẩn nghèo đa chiều) ................................................................................. 56 Biểu đồ 2.3: Số hộ nghèo cả nước năm 2017 phân theo các nhóm đối tượng .............. 58 Biểu đồ 2.4: Nhân sự tại các Quỹ TDND cơ sở được khảo sát tính đến năm 2017 ...... 79 Biểu đồ 2.5: Nhân sự tại TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương – TYM ................... 80 Biểu đồ 2.6: Tổng tài sản của TCTCVM Tình Thương – TYM và Thanh Hóa ........... 82 Biểu đồ 2.7: Tổng tài sản của các Quỹ TDND cơ sở .................................................... 82 Biểu đồ 2.8: Vốn chủ sở hữu của TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương (TYM) ...... 84 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu vốn góp của TCTCVM Thanh Hóa .............................................. 85 Biểu đồ 2.10: Quy mô vốn chủ sở hữu của các quỹ TDND cơ sở trong khảo sát ........ 85 Biểu đồ 2.11: Dư nợ cho vay của TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương - TYM ...... 86 Biểu đồ 2.12: Dư nợ cho vay của các quỹ TDND cơ sở ............................................... 87 Biểu đồ 2.13: Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa ..................... 91 Biểu đồ 2.14: Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Tình thương - TYM ....... 92 Biểu đồ 2.15: Cấu trúc nguồn vốn của hệ thống TCTCVM Việt Nam ....................... 102 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ chế tác động của TCTVM đến xóa đói giảm nghèo............................... 38 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Đường giá trị hoàn trả biên giữa người nghèo và người giàu ....................... 36 Hình 1.2: Lợi ích của tài chính vi mô cho sản xuất ....................................................... 37 Hình 2.1: Bà Trần Thị Huệ - thành viên TCTCVM Tình Thương - TYM ................... 95 Hình 2.2: Bà Tô Thị Hương – thành viên TCTCVM Tình Thương – TYM................. 96 Hình 2.3: Bà Phạm Thị Hằng – Thành viên TCTCVM Thanh Hóa ............................. 97 Hình 2.4: Phân khúc thị trường tài chính vi mô Việt Nam hiện nay........................... 112 ix LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ. Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, nhiều chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo. Trong đó có thể kể đến: “Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005” trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm” (quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001); “Chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững đến năm 2020” (Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011); “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” (nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008); “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi” (chương trình 135); “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” (Chương trình 134). Ngoài ra, để tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 872/QĐ-TTg ngày 06/06/2014 về “Điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách”, bao gồm: chương trình cho vay hộ nghèo; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm; cho vay xuất khẩu lao động. Ngày 04/09/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 06/2009/TT-NHNN quy định chi tiết chính sách cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) ra đời năm 2002 đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngân hàng này là công cụ của Nhà nước truyền tải nguồn vốn ngân sách dành cho người nghèo và cho đối tượng chính sách thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo không thể không nhắc đến tài chính vi mô. Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980. Trong những năm qua, tài chính vi mô đã góp phần không nhỏ đưa hàng triệu khách hàng là người nghèo, phụ 1 nữ, đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm xuống so với những năm trước đây. Kể từ năm 2016, khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều để đo lường thực trạng đói nghèo ở Việt Nam và do thiên tai liên tiếp xuất hiện, tỷ lệ đói nghèo tăng lên so với những năm trước, khiến cho áp lực xóa đói giảm nghèo tăng thêm ở Việt Nam. Để cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả bền vững nghĩa là không tái nghèo, việc khai thác các nguồn lực trong nền kinh tế là cần thiết. Tài chính vi mô là một trong các nguồn lực đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về tài chính vi mô, làm rõ cơ chế tác động của loại hình tài chính này đến công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu xóa đói giảm nghèo bền vững với ý tưởng có những giải pháp để cho tài chính vi mô trở thành nguồn thật sự hiệu quả cho xóa đói giảm nghèo bền vững, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu về thực trạng hoạt động của tài chính vi mô thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô nhằm: Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính vi mô góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế còn tồn tại đối với xóa đói giảm nghèo bền vững. Đề xuất những giải pháp để tài chính vi mô thực sự là công cụ hữu hiệu để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là đói nghèo và tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững. Đối tượng đói và nghèo sẽ được tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn; trong đó có giai đoạn nghiên cứu đói nghèo và giai đoạn nghiên cứu về nghèo. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: tổ chức TCVM và quỹ TDND cơ sở hoạt động tại các tỉnh miền Trung có tỷ lệ nghèo đói cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Về giải pháp, các 2 giải pháp được xây dựng cho việc giảm nghèo bền vững giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 – 2017; đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Để thực hiện đề tài này, luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau: (i) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải về tài chính vi mô, mối liên hệ giữa tài chính vi mô với xóa đói giảm nghèo bền vững. (ii) Chính sách của Nhà nước quan điểm cơ bản về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo bền vững, hoạt động TCVM. (iii) Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án. Phương pháp nghiên cứu 4.2 Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, so sánh khi khảo sát thực trạng đói nghèo và hoạt động tài chính vi mô. - Phương pháp logic để phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo bền vững. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thực hiện khảo sát tại một số tỉnh về hoạt động tài chính vi mô, điều tra bằng phỏng vấn, thu thập thông tin trên các phương tiện truyền thông và các nghiên cứu đã công bố. 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài 5.1 Nhóm công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo 5.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước (1) Đào Tấn Nguyễn (2004), luận án tiến sĩ “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”, tác giả đã phân tích về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH, nghiên cứu sơ lược hoạt động của Quỹ Tình Thương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với vốn cho vay được lặp lại nhiều lần, mức cho vay tăng dần từ nhỏ tới lớn, lãi suất cho vay ngang bằng với lãi suất thị trường [65]. 3 (2) Nguyễn Thị Nhung (2012), luận án tiến sĩ “Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các Tỉnh Tây Bắc Việt Nam” đã phân tích thực trạng XĐGN ở một số tỉnh phía Tây Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất ý tưởng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa giảm nghèo với tiếp cận thị trường, chú trọng và phát huy vai trò XĐGN bằng việc khuyến khích người nghèo tích cực tham gia làm kinh tế [64]. (3) Lê Quốc Lý (2012), “Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp”, tác giả đã nêu lên thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, cập nhật những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới, công cuộc xóa đói giảm nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN [47]. (4) Giàng Thị Dung (2014), luận án tiến sĩ “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai”, luận án phân tích mối quan hệ của phát triển kinh tế cửa khẩu với XĐGN, tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tạo khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạch định [30]. (5) Nguyễn Đức Thắng (2016), luận án tiến sĩ “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020”. Luận án xoay quanh quá trình thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Tác giả phân tích, đánh giá tác hại của đói nghèo và vai trò của chính sách xóa đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 [75]. (6) Hoàng Thị Thảo (2017), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện các chính sách giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh”. Luận án phân tích đánh giá 08 chính sách giảm nghèo (chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo thuộc chương trình 135 và các xã vùng bãi ngang ven biển; chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo; chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo; chính sách khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề cho người nghèo; chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo – đây là các chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo) đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và những năm tiếp theo [76]. 5.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài (1) Hafiz A. Pasha và T.Palanivel trong ấn phẩm “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệm châu Á” cho rằng: Việc theo đuổi tăng tưởng phải đi kèm với nỗ lực đạt được tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc tái phân bổ tài sản, thu 4 nhập trong nền kinh tế, điều này đem lại ý nghĩa lớn trong xác định bản chất chiến lược chống đói nghèo [108]. (2) Michael P.Torado (1998), “Economics for a Third Word” (Tạm dịch “Kinh tế học cho thế giới thứ ba”) đã nghiên cứu về những nguyên tắc, chính sách phát triển. Cuốn sách đã nêu lên các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, về lực lượng lao động và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội, những vấn đề về dân số, nghèo đói và tấn công vào nghèo đói và bất công; di cư từ nông thôn ra thành thị; nông nghiệp trì trệ và các cơ cấu ruộng đất; nông nghiệp tự cung tự cấp và sự phát triển nông thôn. Đây là nghiên cứu rất chi tiết có liên quan đế việc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là trong khu vực nông thôn – nơi có tỷ lệ đói nghèo cao hơn thành thị rất nhiều [114]. (3) Bun Lý Thong Phết (2011), luận án “Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao dân tộc Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay”. Luận án đưa ra quan điểm và cách tiệm cận mới về vai trò của Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, những đặc điểm về kinh tế-xã hội cụ thể trong XĐGN ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [102]. (4) Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế - IFAD (2011), Báo cáo “Rural Poverty Report 2001. The Challenge of Ending Rural Poverty” (Tạm dịch “báo cáo tình hình đói nghèo ở nông thôn năm 2001. Những thách thức của việc xóa nghèo ở nông thôn) – báo cáo thực trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn trên thế giới, các nhu cầu thiết yếu của người dân nghèo nông thôn như đất canh tác, nước, dịch vụ tài chính, thông tin và công nghệ, các nguồn lực tự nhiên và việc giảm nghèo khổ ở nông thôn, thị trường cho người nghèo ở nông thôn, các thể chế và người nghèo ở nông thôn, những thách thức và cơ hội đối với chấm dứt nghèo khổ ở nông thôn [103]. 5.2 Nhóm công trình nghiên cứu về tài chính vi mô 5.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước (1) Mc. Carty năm 2001 với tác phẩm “Tài chính vi mô ở Việt Nam: Nghiên cứu các dự án và các vấn đề đặt ra” (Microfinance in Vietnam: A survey of schemes and issues) đã thực hiện đánh giá sơ bộ về mảng tài chính do các tổ chức phi chính phủ (NGOs) thực hiện tại VN và chỉ ra một số vấn đề liên quan đến TCVM tại VN như: (i) Chính phủ đã có những bước hỗ trợ ban đầu trong việc phân bổ nguồn kinh phí cho hệ thống ngân hàng nông thôn, (ii) chính phủ đang tiến hành phát triển các hình thức sản phẩm và dịch vụ cho HTX tín dụng và huy động tiết kiệm thông qua hệ thống bưu điện [49]. 5 (2) Ngân hàng thế giới (2006) “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận [của hộ nghèo] đối với các dịch vụ tài chính vi mô: Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững” (Vietnam: Developing a comprehensive strategy to expand access [for the poor] to microfinance services: Promoting outreach, efficiency and sustainability). Trong đó, tác giả đã khảo sát và đánh giá về bức tranh chung của tài chính nông thôn tại VN và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/3/2005 về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại VN [59]. (3) Citi Network (2008) “Báo cáo đánh giá về ngành tài chính vi mô Việt Nam” (2008) nhận thấy: Với thành công trong cải cách hành lang pháp lý tại VN, thị trường TCVM phát triển nhưng vẫn bị chi phối bởi cơ chế cho vay bao cấp. Để nâng cao khả năng tiếp cận và phát triển lĩnh vực TCVM đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ đẩy mạnh việc điều chỉnh, cải tiến sản phẩm, hệ thống phân phối thích ứng, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường [71]. (4) Nguyễn Đức Hải (2012), luận án tiến sỹ: “Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam”. Phân tích, đánh giá sự phát triển TCVM tại VN, tác giả nhận định: (i) ngành TCVM không ngừng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với các hộ nghèo, (ii) hoạt động của các tổ chức TCVM ngày càng bền vững, (iii) hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM ngày càng nâng cao, (iv) góp phần XĐGN, tạo thêm việc làm và thu nhập và (v) ngành TCVM góp phần củng cố hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội [43]. (5) Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm và cộng sự (2011), “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh” (Microfinance versus poverty reduction in Vietnam - diagnostic test and comparison”. Công trình đã khái quát về TCVM tại VN trong công cuộc giảm nghèo và phát triển với các đặc trưng của ba tổ chức chính trên thị trường: Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức TCVM [5]. (6) Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm (2013), “Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam – Thực trạng và một số khuyến nghị” (The sustainability of microfinance institutions in Vietnam – Circumstance and implications). Công trình đã đánh giá tổng quan về ngành TCVM Việt Nam, phân tích thực trạng mức độ bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam trên 3 mức độ: Bền vững về mặt hoạt động (OSS), bền vững về mặt tài chính (FSS) và bền vững về mặt thể chế (ISS) [4]. 6 (7) Lê Kiên Cường (2013), luận án tiến sĩ “Tài chính vi mô hỗ trợ XĐGN tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”. Luận án đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp về đề tài TCVM hoạt động hiệu quả, cung cấp những dịch vụ tài chính và phi tài chính thuận lợi, linh hoạt với chi phí thấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao – đa dạng của người nghèo [29]. (8) Nguyễn Kim Anh (2014), “Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” đã tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động TCVM tại VN dưới góc độ điều hành chính sách và thông qua hệ thống khuôn khổ pháp lý trong thời gian qua [1]. (9) Nguyễn Đức Hải và nhóm tác giả (2014) “Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức: thực trạng và khuyến nghị”. Nhóm tác giả nghiên cứu về nhóm các TCVM bán chính thức. Một xu hướng tất yếu trên thế giới mà Việt Nam cũng không loại trừ là việc các TCTCVM bán chính thức thường nâng cấp, chuyển đổi thành TCTCVM chính thức để có thể tiến tới cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, với đối tượng khách hàng mở rộng hơn. Đề tài đã phân tích một cách khá toàn diện và có hệ thống về hoạt động TCVM bán chính thức và việc quản lý của các cơ quan nhà nước đối với loại hình TCTCVM này [44]. (10) Phạm Bích Liên (2016), luận án tiến sĩ “Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam” đưa ra những nghiên cứu tổng thể về các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TCVM tại các tổ chức tín dụng và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động TCVM của các tổ chức tín dụng bằng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng trên góc nhìn của tổ chức và cảm nhận của khách hàng [46]. (11) Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Đức Hải với nghiên cứu “Hoạt động tài chính vi mô: Kinh nghiệm của thế giới và bài học cho Việt Nam”. Bài viết tổng hợp kinh nghiệm phát triển hoạt động tài chính vi mô ở các khu vực trên thế giới (bao gồm Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, Khu vực Mỹ La Tinh, Khu vực châu Phi, Khu vực châu Á) từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam [6]. (12) Nguyễn Kim Anh và nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2017), báo cáo nghiên cứu “Sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô: thực trạng và giải pháp phát triển”. Ấn phẩm là bức tranh tổng thể về những sản phẩm, dịch vụ TCVM cũng như những bài học đúc kết và rút ra được những kinh nghiệm khi phát triển sản phẩm TCVM nhằm đóng góp phần phát triển thị trường TCVM ở Việt Nam [3]. (13) Nguyễn Thái Hà (2016), luận án tiến sĩ “Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam”. Tác giả nêu lên những vấn đề pháp lý đặt ra đối với các TCTCVM Việt 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan